Kính Hòa, RFA - 14.5.2013: Sự bao trùm của bộ máy an ninh được thấy rõ trong việc đàn áp đối kháng trong những năm vừa qua. Bên cạnh đó, sự mất lòng tin lẫn nhau trong cộng đồng dân chúng, cộng đồng bất đồng chính kiến có thể nảy sinh do sự bao trùm của chế độ công an trị ấy.
Bạo lực và đàn áp
Trong thời gian qua, việc công an Việt Nam sử dụng bạo lực để ngăn cấm biểu tình (dù là để chống ngọai xâm), bắt bỏ tù các nhà họat động đối kháng, và nhiều trường hợp dẫn đến thương tích, chết chóc cho người dân không phải là chuyện hiếm hoi. Gần đây nhất là cô Nguyễn Hoàng Vi bị đánh đập trong cuộc dã ngọai vì nhân quyền. Để thực hiện tất cả các hành động trên, bộ máy công an mật vụ trong xã hội Việt Nam hiện nay, cũng như các xã hội cộng sản tương tự, cần một qui mô đồ sộ.
Chị Phạm Thanh Nghiên mô tả sự bố trí của lực lượng công an mật vụ xung quanh nhà như sau,
Nhà tôi chỉ cách tòa án nhân dân Hải Phòng khoảng chừng hơn ba cây số. Trước đó vào ngày 27 tháng Ba, thì tư gia của tôi đã bị công an bao vây bằng một lực lượng rất đông. Hầu hết là mặc thường phục, chỉ một vài người lác đác mặc sắc phục mà thôi. Có mấy xe ô tô, có cả xe trưng dụng của cảnh sát nữa.
Ví dụ tôi đứng trên gác nhìn xuống phía tay trái thì có khoảng ba cái ô tô và một chốt canh gác luôn có năm bảy công an thanh niên. Còn phía tay phải của tôi, trước ngõ đó, trong hình chụp của tôi thì đếm được chín người.
Đó là tầm nhìn của tôi, còn chung quanh thì hàng xóm cho biết là chung quanh còn mấy chốt nữa mà mỗi chốt là năm bảy người. Những nhân viên an ninh này còn trang bị cả máy bộ đàm. Ngoài việc canh gác thì họ cũng đã cấm không cho xe tắc xi đến gần khu vực nhà tôi. Thậm chí mẹ tôi, anh trai và các cháu tôi ra vào họ còn dùng máy quay phim, chụp ảnh dí sát vào mặt.
Theo ông Michael Bristow, ký giả người Anh, thì ở một quốc gia tương đồng với Việt Nam về thể chế chính trị là Trung Quốc thì bộ máy Công an Mật vụ tiêu tốn ngân sách nhiều hơn cả bộ quốc phòng
Hệ thống an ninh nội bộ của Trung Quốc được cho là tiêu tốn tới 624 tỷ Nhân dân tệ (tương đương 99 tỷ đôla Mỹ, hay 63 tỷ bảng Anh) chỉ trong năm ngoái, hơn một chút so với tổng chi phí 601 tỷ Nhân dân tệ chi cho quân đội.
Ở Việt Nam, số liệu tương tự vẫn chưa được tìm thấy, nhưng việc sử dụng lực lượng công an trang bị tốt vào những xung đột dân sự như vụ “cưỡng chế” khu đầm nuôi hải sản của nông dân Đoàn văn Vươn đã được nhiều người biết đến. Và ngay cả cơ quan phản gián quốc gia cũng được huy động để thực hiện công tác cho bộ Công An, sau đây là lời một nhà giáo bất đồng chính kiến bị bắt,
"Sáng ngày hôm qua, có một ô tô nó dừng lại rồi sau đó mấy người bước xuống bắt anh ấy về trụ sở ở đường Âu Cơ. Tại Âu Cơ nó có một cơ quan chống phản gián, chống lật đổ của Bộ Công an Việt Nam. Có một số anh em cũng bị công an câu lưu đưa lên trên ấy cho nên nhiều người biết và nói chuyện về cái cơ quan ấy.”
Sự hiện diện của bộ máy đàn áp của công an bao trùm tòan bộ xã hội cộng sản như vậy chính là xuất phát từ ý thức hệ được đảng cộng sản áp đặt lên xã hội này. Ông Milovan Djilas, từng là nhân vật số hai của đảng cộng sản Nam Tư viết trong tác phẩm Giai cấp mớicủa ông xuất bản vào năm 1957 như sau,
Nhà nước cộng sản được xây dựng trên cơ sở bạo lực và đàn áp, luôn luôn xung đột với nhân dân, cho nên ngay cả khi không có tác nhân bên ngoài thì vẫn là một bộ máy nhà nước quân phiệt. Không ở đâu sự tôn sùng sức mạnh, đặc biệt là sức mạnh quân sự, lại được đề cao như trong các nhà nước cộng sản. Chủ nghĩa quân phiệt là nhu cầu nội tại của giai cấp mới, là một trong những hình thức tồn tại của nó và đồng thời cũng là tác nhân củng cố đặc quyền đặc lợi của nó.
Và theo ông, Lenin, người sáng lập ra nhà nước cộng sản đầu tiên quan niệm rằng,
Nhà nước chỉ là biện pháp cưỡng chế, đúng hơn là cơ chế đàn áp của một giai cấp đối với các giai cấp khác trong xã hội. Lenin từng đưa ra định nghĩa ngắn gọn: “Nhà nước-dùi cui” (Djilas trích Lenin)
Djilas viết tiếp về nguồn gốc của chế độ công an trị như sau,
Ai cũng hiểu rằng quyền lực, bất chấp luật pháp, nằm trong tay các tổ chức đảng và cảnh sát mật.
Vì giai cấp mới (tức là những người cộng sản) không thoát thai từ cội nguồn của các tiến trình kinh tế-xã hội hiện thực, ta chỉ có thể tìm thấy mầm mống của nó bên trong một tổ chức đặc biệt, một tổ chức dựa trên kỷ luật sắt và sự thống nhất về mặt tư tưởng. Họ phải lấy những nhân tố chủ quan, đấy là sự thống nhất về nhận thức và kỷ luật sắt để bù vào những khiếm khuyết khách quan trong lĩnh vực kinh tế và các lĩnh vực khác trong đời sống xã hội.
Vậy nếu không có bộ máy công an trị thì cũng không có nhà nước cộng sản. Các hình thức cực đoan của bộ máy ấy như Angkar ở Cam Pu Chia, hay chủ nghĩa Duy quân đội của Kim Nhật Thành ở Bắc Triều Tiên phải chăng cũng chỉ là hình thái khốc liệt nhất của xã hội công an trị mà thôi.
Bộ máy chuyên nghiệp không thể đủ để phủ trùm lên xã hội, vì vậy chế độ công an cần sự hợp tác của dân chúng. Theo nghiên cứu của Tiến sĩ Cynthia M. Horn tại Đại học Western Washington, thì trong xã hội Đông Đức trước đây, cứ tám người dân thì có một người hợp tác với bộ máy mật vụ.
Qua lời cô Huỳnh Thục Vi, Tiến sĩ Hà sĩ Phu nói về cộng đồng dân chúng xung quanh nhà ông là “Mỗi người dân là một công an”
Để tạo sự hợp tác với công an, bộ máy cai trị cộng sản tìm mọi cách gieo mất lòng tin lẫn nhau trong cộng đồng dân chúng.
Để kết thúc, chúng tôi mượn lời nhà sọan kịch Vaclav Havel, người khởi nguồn cho cuộc cách mạng nhung tại Tiệp khắc hồi năm 1989,
Niềm tin trong chế độ Cộng sản đã hoàn toàn không tồn tại và tất cả mọi người đều biết điều đó, ngay cả nhà cầm quyền.
Bạo lực và đàn áp
Trong thời gian qua, việc công an Việt Nam sử dụng bạo lực để ngăn cấm biểu tình (dù là để chống ngọai xâm), bắt bỏ tù các nhà họat động đối kháng, và nhiều trường hợp dẫn đến thương tích, chết chóc cho người dân không phải là chuyện hiếm hoi. Gần đây nhất là cô Nguyễn Hoàng Vi bị đánh đập trong cuộc dã ngọai vì nhân quyền. Để thực hiện tất cả các hành động trên, bộ máy công an mật vụ trong xã hội Việt Nam hiện nay, cũng như các xã hội cộng sản tương tự, cần một qui mô đồ sộ.
Chị Phạm Thanh Nghiên mô tả sự bố trí của lực lượng công an mật vụ xung quanh nhà như sau,
Nhà tôi chỉ cách tòa án nhân dân Hải Phòng khoảng chừng hơn ba cây số. Trước đó vào ngày 27 tháng Ba, thì tư gia của tôi đã bị công an bao vây bằng một lực lượng rất đông. Hầu hết là mặc thường phục, chỉ một vài người lác đác mặc sắc phục mà thôi. Có mấy xe ô tô, có cả xe trưng dụng của cảnh sát nữa.
Ví dụ tôi đứng trên gác nhìn xuống phía tay trái thì có khoảng ba cái ô tô và một chốt canh gác luôn có năm bảy công an thanh niên. Còn phía tay phải của tôi, trước ngõ đó, trong hình chụp của tôi thì đếm được chín người.
Đó là tầm nhìn của tôi, còn chung quanh thì hàng xóm cho biết là chung quanh còn mấy chốt nữa mà mỗi chốt là năm bảy người. Những nhân viên an ninh này còn trang bị cả máy bộ đàm. Ngoài việc canh gác thì họ cũng đã cấm không cho xe tắc xi đến gần khu vực nhà tôi. Thậm chí mẹ tôi, anh trai và các cháu tôi ra vào họ còn dùng máy quay phim, chụp ảnh dí sát vào mặt.
Theo ông Michael Bristow, ký giả người Anh, thì ở một quốc gia tương đồng với Việt Nam về thể chế chính trị là Trung Quốc thì bộ máy Công an Mật vụ tiêu tốn ngân sách nhiều hơn cả bộ quốc phòng
Hệ thống an ninh nội bộ của Trung Quốc được cho là tiêu tốn tới 624 tỷ Nhân dân tệ (tương đương 99 tỷ đôla Mỹ, hay 63 tỷ bảng Anh) chỉ trong năm ngoái, hơn một chút so với tổng chi phí 601 tỷ Nhân dân tệ chi cho quân đội.
Ở Việt Nam, số liệu tương tự vẫn chưa được tìm thấy, nhưng việc sử dụng lực lượng công an trang bị tốt vào những xung đột dân sự như vụ “cưỡng chế” khu đầm nuôi hải sản của nông dân Đoàn văn Vươn đã được nhiều người biết đến. Và ngay cả cơ quan phản gián quốc gia cũng được huy động để thực hiện công tác cho bộ Công An, sau đây là lời một nhà giáo bất đồng chính kiến bị bắt,
"Sáng ngày hôm qua, có một ô tô nó dừng lại rồi sau đó mấy người bước xuống bắt anh ấy về trụ sở ở đường Âu Cơ. Tại Âu Cơ nó có một cơ quan chống phản gián, chống lật đổ của Bộ Công an Việt Nam. Có một số anh em cũng bị công an câu lưu đưa lên trên ấy cho nên nhiều người biết và nói chuyện về cái cơ quan ấy.”
Sự hiện diện của bộ máy đàn áp của công an bao trùm tòan bộ xã hội cộng sản như vậy chính là xuất phát từ ý thức hệ được đảng cộng sản áp đặt lên xã hội này. Ông Milovan Djilas, từng là nhân vật số hai của đảng cộng sản Nam Tư viết trong tác phẩm Giai cấp mớicủa ông xuất bản vào năm 1957 như sau,
Nhà nước cộng sản được xây dựng trên cơ sở bạo lực và đàn áp, luôn luôn xung đột với nhân dân, cho nên ngay cả khi không có tác nhân bên ngoài thì vẫn là một bộ máy nhà nước quân phiệt. Không ở đâu sự tôn sùng sức mạnh, đặc biệt là sức mạnh quân sự, lại được đề cao như trong các nhà nước cộng sản. Chủ nghĩa quân phiệt là nhu cầu nội tại của giai cấp mới, là một trong những hình thức tồn tại của nó và đồng thời cũng là tác nhân củng cố đặc quyền đặc lợi của nó.
Và theo ông, Lenin, người sáng lập ra nhà nước cộng sản đầu tiên quan niệm rằng,
Nhà nước chỉ là biện pháp cưỡng chế, đúng hơn là cơ chế đàn áp của một giai cấp đối với các giai cấp khác trong xã hội. Lenin từng đưa ra định nghĩa ngắn gọn: “Nhà nước-dùi cui” (Djilas trích Lenin)
Djilas viết tiếp về nguồn gốc của chế độ công an trị như sau,
Ai cũng hiểu rằng quyền lực, bất chấp luật pháp, nằm trong tay các tổ chức đảng và cảnh sát mật.
Vì giai cấp mới (tức là những người cộng sản) không thoát thai từ cội nguồn của các tiến trình kinh tế-xã hội hiện thực, ta chỉ có thể tìm thấy mầm mống của nó bên trong một tổ chức đặc biệt, một tổ chức dựa trên kỷ luật sắt và sự thống nhất về mặt tư tưởng. Họ phải lấy những nhân tố chủ quan, đấy là sự thống nhất về nhận thức và kỷ luật sắt để bù vào những khiếm khuyết khách quan trong lĩnh vực kinh tế và các lĩnh vực khác trong đời sống xã hội.
Vậy nếu không có bộ máy công an trị thì cũng không có nhà nước cộng sản. Các hình thức cực đoan của bộ máy ấy như Angkar ở Cam Pu Chia, hay chủ nghĩa Duy quân đội của Kim Nhật Thành ở Bắc Triều Tiên phải chăng cũng chỉ là hình thái khốc liệt nhất của xã hội công an trị mà thôi.
Bộ máy chuyên nghiệp không thể đủ để phủ trùm lên xã hội, vì vậy chế độ công an cần sự hợp tác của dân chúng. Theo nghiên cứu của Tiến sĩ Cynthia M. Horn tại Đại học Western Washington, thì trong xã hội Đông Đức trước đây, cứ tám người dân thì có một người hợp tác với bộ máy mật vụ.
Qua lời cô Huỳnh Thục Vi, Tiến sĩ Hà sĩ Phu nói về cộng đồng dân chúng xung quanh nhà ông là “Mỗi người dân là một công an”
Để tạo sự hợp tác với công an, bộ máy cai trị cộng sản tìm mọi cách gieo mất lòng tin lẫn nhau trong cộng đồng dân chúng.
Để kết thúc, chúng tôi mượn lời nhà sọan kịch Vaclav Havel, người khởi nguồn cho cuộc cách mạng nhung tại Tiệp khắc hồi năm 1989,
Niềm tin trong chế độ Cộng sản đã hoàn toàn không tồn tại và tất cả mọi người đều biết điều đó, ngay cả nhà cầm quyền.
Không có nhận xét nào: