Thanh Phương, RFI - 4.5.2013: Theo báo chí trong nước hôm qua, 03/05/2013, Bộ Công an Việt Nam vừa cho biết sẽ đề xuất việc sửa đổi Điều 7 Luật báo chí, theo hướng yêu cầu báo chí phải cung cấp nguồn tin cho thủ trưởng các cơ quan điều tra. Đề xuất này đã gây xôn xao làng báo chí Việt Nam, vốn đã gặp rất nhiều khó khăn trong việc điều tra các vụ tham nhũng.
Điều 7 của Luật báo chí hiện hành quy định rằng báo chí chỉ tiết lộ tên người cung cấp thông tin « khi có yêu cầu của Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân hoặc Chánh án Toà án nhân dân cấp tỉnh và tương đương trở lên cần thiết cho việc điều tra, xét xử tội phạm nghiêm trọng ». Nay Bộ Công an đề nghị bổ sung vào Điều 7 là báo chí cũng phải cung cấp nguồn thông tin cho « thủ trưởng cơ quan điều tra các cấp »
Trả lời phỏng vấn hôm qua về đề xuất nói trên của Bộ Công an, nhà báo Mai Phan Lợi, phó tổng thư ký tòa soạn báo Pháp luật TP Hồ Chí Minh, cho rằng nếu Điều 7 Luật báo chí được sửa đổi như thế thì sẽ có thêm hàng ngàn người được cấp thẩm quyền truy nguồn tin của báo chí và nó sẽ thành « một sự kiện chấn động với các nhà báo hoạt động trong lĩnh vực xác minh đơn thư, điều tra theo yêu cầu bạn đọc. » Nhà báo Mai Phan Lợi nhắc lại đã có nhiều trường hợp người tố cáo bị trả thù và quy định hiện nay cho báo chí giấu nguồn tin chính là nhằm bảo vệ những người cung cấp thông tin.
Trả lời tờ Tuổi Trẻ, ông Huỳnh Dũng Nhân, phó chủ tịch Hội Nhà báo Thành phố Hồ Chí Minh cũng cho rằng đề xuất cơ quan báo chí phải cung cấp nguồn tin cho cơ quan điều tra là « hoàn toàn không nên ». Theo ông Nhân, nếu luật quy định như vậy thì chẳng còn ai dám cung cấp tin cho báo chí nữa.
Một blogger ở Việt Nam, nguyên là một phóng viên, cho biết là thật ra cho tới nay, dù luật không quy định, nhưng công an Việt Nam đã vẫn thường xuyên yêu cầu nhà báo phải cung cấp nguồn thông tin. Nếu Điều 7 Luật báo chí được sửa đổi theo đề xuất của Bộ Công an, việc điều tra và viết bài về tham nhũng sẽ lại càng khó khăn hơn.
Điều 7 của Luật báo chí hiện hành quy định rằng báo chí chỉ tiết lộ tên người cung cấp thông tin « khi có yêu cầu của Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân hoặc Chánh án Toà án nhân dân cấp tỉnh và tương đương trở lên cần thiết cho việc điều tra, xét xử tội phạm nghiêm trọng ». Nay Bộ Công an đề nghị bổ sung vào Điều 7 là báo chí cũng phải cung cấp nguồn thông tin cho « thủ trưởng cơ quan điều tra các cấp »
Trả lời phỏng vấn hôm qua về đề xuất nói trên của Bộ Công an, nhà báo Mai Phan Lợi, phó tổng thư ký tòa soạn báo Pháp luật TP Hồ Chí Minh, cho rằng nếu Điều 7 Luật báo chí được sửa đổi như thế thì sẽ có thêm hàng ngàn người được cấp thẩm quyền truy nguồn tin của báo chí và nó sẽ thành « một sự kiện chấn động với các nhà báo hoạt động trong lĩnh vực xác minh đơn thư, điều tra theo yêu cầu bạn đọc. » Nhà báo Mai Phan Lợi nhắc lại đã có nhiều trường hợp người tố cáo bị trả thù và quy định hiện nay cho báo chí giấu nguồn tin chính là nhằm bảo vệ những người cung cấp thông tin.
Trả lời tờ Tuổi Trẻ, ông Huỳnh Dũng Nhân, phó chủ tịch Hội Nhà báo Thành phố Hồ Chí Minh cũng cho rằng đề xuất cơ quan báo chí phải cung cấp nguồn tin cho cơ quan điều tra là « hoàn toàn không nên ». Theo ông Nhân, nếu luật quy định như vậy thì chẳng còn ai dám cung cấp tin cho báo chí nữa.
Một blogger ở Việt Nam, nguyên là một phóng viên, cho biết là thật ra cho tới nay, dù luật không quy định, nhưng công an Việt Nam đã vẫn thường xuyên yêu cầu nhà báo phải cung cấp nguồn thông tin. Nếu Điều 7 Luật báo chí được sửa đổi theo đề xuất của Bộ Công an, việc điều tra và viết bài về tham nhũng sẽ lại càng khó khăn hơn.
Không có nhận xét nào: