Lm.Giuse Nguyễn Văn Am, Lam Hồng - 18.5.2013: Giáo Hội ngày nay đang mời gọi chúng ta suy tư về việc Tân phúc âm hóa. Giáo Hội ưu tư để làm sao Tin Mừng lại một lần nữa chứng tỏ sức mạnh biến đổi của mình trong thế giới hiện nay như đang sống với chủ trương duy tục. Trong ánh sáng đó, tôi xin chia sẻ với độc giả đôi điều từ suy nghĩ của Tiến sĩ Jeff Mirus, biên tập viên của trang web www.catholic.org. Bài này hầu hết là của Jeff, tôi chỉ bỏ đi những chỗ nào không hợp cho hoàn cảnh Việt Nam chúng ta mà thôi.
Chúng ta dễ dàng thụ động nghĩ đến Rôma sẽ ra những chỉ thị về một kiểu loại mới để loan báo Tin Mừng; kiểu loại đó sẽ khác hẳn với quá khứ và cách nào đó sẽ giải quyết những vấn đề hôm nay về loan báo Tin Mừng. Nhưng suy nghĩ như thế hẳn là sai lầm. Chúng ta gọi là tân phúc âm hóa bởi vì nó nhắm đến những người sống trong những nền văn hóa đã một thời là Kitô hữu. Những người trong các nền văn hóa đó cần nghe về Đức Kitô như thể lần đầu tiên vậy, nhưng xét toàn bộ, chúng ta có thể coi dân chúng và văn hóa đã một lần là Kitô hữu cần phải được phúc âm hóa một lần nữa.
Có lẽ không may là nhiều người công giáo kỳ vọng rằng bổn phận của họ sẽ luôn được tóm gọn trong “một chương trình”. Nhưng nói chung, thói quen này lớn lên bởi vì tại phương Tây, sự yếu kém của Giáo Hội và đức tin trên những thế hệ vừa qua, một sự yếu kém mà qua đó “những “chương trình” thay thế sự tăng trưởng và cam kết thiêng liêng. Chúng ta cần chú ý đến điều này như Tổng Giám mục Salvatore Cordileone của San Francisco nói về phong trào gia đình và hôn nhân: “Tôi không muốn nói là một chương trình khác, nhưng đúng hơn là một phần thiết thân của một phong trào đối với đời sống, hôn nhân và tự do tôn giáo, mà can hệ đến việc tân phúc âm hóa và có thể được xen nhập vào năm đức tin.”
Nhưng vết tích vẫn còn. Thật sự rất cần một sự cộng tác hơn nữa của hàng Giám mục Việt Nam về việc tân phúc âm hóa. Việc tân phúc âm hóa sẽ ít hiệu quả trừ phi từng Giám mục lao nhọc thật sự để canh tân đức tin trong chính địa phận mình. Việc tân phúc âm hóa phải bắt đầu ở đây, khi từng địa phận tìm cách biến đổi những người công giáo theo danh xưng thành những người công giáo thánh thiện. Bởi lẽ một trong những khía cạnh quan trọng nhất của sự thánh thiện chân chính là ý thức về sứ vụ (mission).
Tôi xin đưa ra mười điểm mà có thể đưa tới một sự canh tân thiêng liêng, một ý thức sâu sắc về sứ vụ và loan báo Tin Mừng cách hiệu quả. Khi liệt kê 10 điểm này, tôi sẽ đi từ những mục tiêu, qua những kỷ luật để canh tân, đến những phương tiện để loan báo Tin Mừng. Tôi không nói 10 điểm này sẽ tát cạn hết mọi sự. Nhưng có lẽ con số 10 như thể là một ‘mánh lới’ thu hút mọi người chú ý chăng. Dù sao, tôi tin rằng tất cả những điểm này cần phải được xen nhập vào điều mà ta có thể gọi là một đời sống Kitô hữu sinh hoa kết quả, một đời sống loan báo Tin Mừng – một đời sống lôi kéo người khác đến với Đức Kitô.
Mục đích
Chúng ta muốn trở nên loại người nào nếu phải là những người loan báo Tin Mừng hiệu quả? Xác định rằng sự hiệu quả này tất yếu lệ thuộc vào ơn Chúa quả là hiển nhiên. Như thế, chúng ta phải mở rộng chính mình cho ơn sủng sâu rộng bao có thể. Sự sống của Chúa phải chảy tuôn từ chúng ta tới kẻ khác. Vì mục đích này những khái niệm như đức tin, đức cậy, đức ái và sự thánh thiện đến trong tâm trí chúng ta. Nhưng có lẽ những điều này vẫn còn quá mơ hồ chăng? Vì thế, tôi trước hết nhắm đến bốn “lối sống” vốn xác định chúng ta muốn trở thành gì.
1. Mối tương giao cá nhân với Đức Kitô: Điều này chẳng làm ai ngạc nhiên cả, nhưng ta vẫn cần phải nhấn mạnh. Trở thành điều chúng ta thuộc lòng nói về một người Công giáo thì thật dễ dàng; nghĩa là, một người tuân theo một số quy luật tối thiểu, sống đời Kitô hữu theo một cách thức cốt yếu có tính tập tục. Một người như thế thường hỏi: “Tôi cần phải làm gì để ít nhất xuống luyện ngục thôi?” hay “Giáo Hội đòi hỏi tôi điều gì để là một ‘công giáo tốt’?” Ta thường thấy rằng thái độ này dường như quá phổ biến giữa giáo dân trong tiền bán thế kỷ 10, và một trong những mục đích quan trọng nhất của Vatican II là lay động Giáo Hội khỏi loại tự mãn này. Nhưng tối hậu, tình yêu cá nhân dành cho Đức Giêsu Kitô, tiên vàn và tiên quyết, phải xác định và tạo động lực cho đời sống Kitô hữu chúng ta.
2. Mối tương giao với Giáo Hội: Bất kỳ suy tư thần học có ý nghĩa nào sẽ cho thấy rằng điều này chỉ là mặt khác của điều trên. Giáo Hội là Thân mình Đức Kitô, được hiệp nhất bởi việc chúng ta hấp thụ Đức Kitô trong Thánh Thể, và gắn bó bất khả phân với Đức Kitô là Đầu. Tất cả điều Chúa ban để lôi kéo con người tới kết hiệp với Thiên Chúa có sẵn đấy qua Giáo Hội. Đây là một hiệu quả của cuộc khổ nạn, cái chết và sự phục sinh cứu độ của Chúa; những hoa quả này được hiện thực cách biệt loại nhờ các bí tích và một cách khác, bởi huấn quyền Giáo Hội, vốn gìn giữ mặc khải để chúng ta “có thể được cứu và nhận biết chân lý” (1 Tm 2, 4). Thực tại Giáo Hội cơ bản này thường bị u tối đi vì tội lỗi và những yếu đuối của các phần tử Giáo Hội. Thế nhưng, chúng ta đừng bao giờ cho phép nó bị che tối trong chính nhận thức thiêng liêng của chúng ta. Nói cách khác, điểm thứ hai thì giống như điểm thứ nhất: một tình yêu cá vị dành cho Giáo Hội phải xác định và tạo động lực cho đời sống Kitô hữu của chúng ta.
3. Một lối sống khác về luân lý: Điều này cũng hiển nhiên, nhưng nó dễ bị xao nhãng bởi những người Công giáo vốn không dẫn tới điều chúng ta gọi là một đời sống “được xem xét”. Thái độ về luân lý của chúng ta phải trở thành thái độ của một Kitô hữu, nghĩa là của một vị thánh. Cách thức chúng ta sống cuộc sống hằng ngày – trong những tương giao cá nhân và phái tính, trong ngôn ngữ, trong những thái độ xã hội, trong việc sử dụng thời giờ, trong những ưu tiên của chúng ta – phải được ghi dấu bằng những giá trị Kitô hữu, nghĩa là sự thánh thiện. Hiển nhiên, nếu chúng ta nghiêm chỉnh về hai mối tương quan đầu tiên, thì sẽ kéo theo nền luân lý giống như Đức Kitô. Và nếu sự khác biệt này trong cách sống luân lý thực sự trở thành “một lối sống” đối với chúng ta, người ta sẽ lưu ý đến nó. Chúng ta cần năng xét mình theo ánh sáng của những giới lệnh và những dạy dỗ của Giáo Hội, trải rộng những hàm ý của chúng vào trong mọi góc tối của các thói quen xưa cũ và tình yêu vị kỷ của mình, hầu phát triển những thói quen luân lý mạnh mẽ của người Kitô hữu.
4. Những thái độ, đáp ứng và cảm xúc khác nhau: Đối với sự khác biệt tôi đang miêu tả ở đây có nhiều điều hơn là chỉ tránh tội trọng. Khi trưởng thành trong đời sống Kitô hữu, chúng ta thấy (hay phải thấy) rằng chúng ta không phản ứng trước tin tức, sự giải trí, những ngạc nhiên, chiến thắng, thất bại, những căng thẳng và khuynh hướng như những người bên lề. Đôi tai của chúng ta không khuấy động vì viễn cảnh của lời tầm phào; chúng ta không khao khát những thứ giải trí đại chúng; thời trang của chúng ta không bị sai khiến bởi những người nổi danh (ngôi sao). Nếu chúng ta đấu tranh lại sự khó khăn nào đó, chúng ta không buồn thảm hay cáu gắt. Nếu chúng ta bị bẽ mặt một cách nào đó, chúng ta không nản lòng. Bị chống đối, chúng ta không tấn công. Chiến thắng, chúng ta làm lệch sự khen ngợi và không bao giờ hả hê . Tự hào đối với chúng ta là một lời nhắc nhớ xấu hổ về những yếu đuối của “con người cũ”. Chúng ta không tìm cách tránh né trách nhiệm. Trong sự ổn định bình thản, được hướng dẫn từ bên trong của “con người chúng ta”, chúng ta làm vui lòng Thiên Chúa hơn và rất hấp dẫn đối với tha nhân.
Những kỷ luật để canh tân
Bốn điểm trên chắc chắn nói lên một nhiệm vụ quá nặng. Làm thế nào chúng ta làm cho chính mình quen với “những cách sống” này? Ở đây, tôi không quan tâm đến điều Giáo Hội, hay Giám mục, hay linh mục “phải làm” để điều này có thể xảy ra. Sự hoàn thiện thiêng liêng của mỗi người sẽ mang lại hoa trái trong lãnh vực đời sống và những trách nhiệm của chính họ. Nhưng làm thế nào mỗi người và từng người Kitô hữu tăng trưởng theo những cách thức này? Đáp lại câu hỏi này, câu trả lời sẽ không quá ngạc nhiên và chắc chắn nó sẽ không mới. Đó là lối đường vĩnh cửu gồm ba khía cạnh:
5. Cầu nguyện: Đơn giản mà nói, không thể sống cuộc đời Kitô hữu mà không cầu nguyện và cầu nguyện nhiều nữa. Tôi bao gồm trong phạm trù này việc năng lãnh nhận các bí tích rất quan trọng của Giáo Hội, vốn có một sức mạnh đặc biệt để làm đầy chúng ta với quyền lực sự sống của Đức Kitô – nhưng một sức mạnh mà chúng ta chỉ có thể sử dụng hiệu quả với điều kiện chúng ta có những dự thế đúng. Và những dự thế đúng ấy triển nở qua cầu nguyện. Chính qua cầu nguyện mà chúng ta học biết Thiên Chúa, biết chính mình, để nhìn nhận những khác biệt, để phân định ý Chúa cách chung và đặc biệt, và để tăng trưởng những nhân đức đối thần tin, cậy, mến. Giữa những hình thức cầu nguyện, thờ lạy Thánh Thể đóng một vai trò quan trọng, vì những lý do hiển nhiên. Dù sao chăng nữa, ta đặt vấn đề ấy cách rất đơn giản, những người Kitô hữu cầu nguyện; nếu họ không cầu nguyện, họ không thực sự là Kitô hữu. Cuối cùng, họ học cầu nguyện luôn luôn, thực hành sự hiện diện của Thiên Chúa, nhưng rất thông thường họ phải dành giờ cho cầu nguyện, theo những bổn phận ơn gọi của họ. Ngay cả Chúa chúng ta cũng thường đi ra nơi thanh vắng cầu nguyện. Cũng hãy xem lời khuyên trong Lc 21, 36. 1 Tx 5, 17 và Ep 6, 18.
6. Đọc sách thiêng: Ở đây chúng ta có được hình thức dạy dỗ và hướng dẫn thiêng liêng dễ đến gần là thực hành việc đọc và suy niệm Thánh Kinh cũng như những tác phẩm của các vị thánh và tiến sĩ được Giáo Hội phê chuẩn. Những giải thích của chúng ta về những điều này, qua tình yêu sâu xa của chúng ta đối với Giáo Hội, sẽ luôn lệ thuộc vào sự sửa sai do giáo huấn Giáo Hội, một vị linh hướng lành mạnh, hay ít nhất sự xem xét kỹ càng về Giáo lý. Dù sao việc đọc sách thiêng vừa phải là nền tảng của đời sống cầu nguyện chúng ta vừa phải là phương thế sống động để đào luyện thiêng liêng, tâm trí và luân lý. Chúng ta đừng bao giờ rời xa một cuốn sách thiêng liêng; nhờ đó, chúng ta có thể tập trung tâm trí, chống lại những chia trí (phân tán), và mở rộng chính mình một cách an toàn và xây dựng trước tác động của Thánh Thần trong cầu nguyện. Đối với hầu hết các tâm hồn, việc đọc sách thiêng làm cho sự tăng trưởng thiêng liêng nên rất nhanh chóng. Dĩ nhiên, Thiên Chúa hoạt động trong chúng ta dưới nhiều hình thức khác nhau, nhưng đối với một người học thức, đọc sách thiêng mang lấy một hoạt động lạ thường của Thiên Chúa, hơn nữa thực sự một phép lạ, để bù lại cho một việc không sẵn lòng lợi dụng việc đọc sách thiêng liêng vững chắc và cầu nguyện. Về điều này anh chị em cũng hãy xem 2 Tm 3, 16.
7. Những việc bác ái: Những việc bác ái lập tức là một kỷ luật thiêng liêng và một hoa trái của tình yêu chúng ta đối với Thiên Chúa và cận nhân. Ở đây tôi bàn đến chúng trước hết theo một nghĩa trước kia – như một phương thế tới mục đích được xác định trong bốn điểm đầu tiên. Bác ái luôn can dự đến sự hy sinh cá nhân; rốt cục, hầu như luôn luôn có một cái gì đó mà chúng ta tốt hơn nên làm. Chúng ta phải vun trồng kỷ luật của đức ái như một phần của việc chúng ta quen sống đời Kitô hữu. Vì lẽ này, tôi bao gồm trong “đức ái” những việc thực thi sám hối mà chúng ta phải làm từ tình yêu đối với Thiên Chúa, để kiềm chế những đam mê, để kiện cường những ý muốn của chúng ta và làm “điều còn thiếu trong cuộc khổ nạn của Đức Kitô” (Cl 1, 24). Và dù tay trái chúng ta không biết điều tay phải chúng ta làm (Mt 6, 13), thì Chúa chúng ta kêu gọi chú ý đến đức ái như một khía cạnh quan trọng của loan báo Tin Mừng: “Do điều này mọi người sẽ biết anh em là môn đệ thầy nếu anh em yêu mến nhau” (Ga 13, 35).
Những khí cụ đặc thù cho việc loan báo Tin Mừng
Có lẽ tất cả những gì nói trên đều quá hiển nhiên. Nhưng có lẽ nó là thiết thân với điểm muốn nói. Không có viên đạn ảo thuật (magic bullet) cho việc loan báo Tin Mừng, không có chương trình đặc biệt đảm bảo những kết quả, không có sắc lệnh nào được ban xuống từ trên cao để sinh ra những cuộc trở lại tập thể. Nếu chúng ta chờ đợi một điều gì giống thế, chúng ta sẽ chờ đợi trong hão huyền. Tôi không chối bỏ rằng vào những thời gian và nơi chốn khác nhau, ta khai triển và thực hiện những hình thức mới và hữu hiệu của chứng tá; chúng sinh ra hoa quả tốt lành trong những trường hợp đặc thù. Hy vọng trong thời đại hôm nay, chúng ta cũng có thể tìm ra những cách thức hiệu quả vươn đến dân chúng và làm họ chú ý. Nhưng một câu hỏi thúc bách hơn đơn giản là thế này: mỗi người chúng ta phải làm cho những dụng cụ quan trọng của đời sống Kitô hữu nên sắc bén hầu cải thiện những kết quả của chúng ta trong việc lan truyền Tin Mừng?
8. Hiểu biết Thánh Kinh: Hai nguồn lớn lao của Mặc khải là Thánh Kinh và Truyền thống. Đang khi Truyền thống giúp ích cho dân chúng cách thiêng liêng theo mức độ được sống và được truyền lại, khi nó thấm vào xương tủy chúng ta qua thời gian, thì Thánh Kinh, như Lời Thiên Chúa, lại có một sức mạnh trực tiếp và tức thời. Tiên vàn đây không phải là vấn đề một đoạn văn ngắn (proof-texting). Đó là một điều người ta có thể làm trong việc hộ giáo với Tin lành vốn đã chấp nhận thẩm quyền của Thánh Kinh nhưng lại hiểu sai sự sung mãn của Mặc khải thần linh ở những điểm khác nhau. Ở đây tôi quy chiếu tới một điều gì như đã xảy ra cho viên hoạn quan mà Philip đã giải thích những lời ngôn sứ Isaia (Cv 8, 26-39). Sức mạnh cứu độ có nơi Thánh Kinh. Chúng ta hãy làm sao để sức mạnh đó tác động trong những bàn thảo của chúng ta, giúp giải thích Ngôi Lời Thiên Chúa đã làm người nhờ Lời Chúa trong Thánh Kinh.
9. Những truyền thống và tập tục: Trong xã hội tục hóa, chúng ta mất nhiều căn cơ của đời sống Kitô hữu trong những thói quen, tập tục và cử hành hằng ngày của cá nhân, gia đình và cộng đoàn chúng ta. Tôi ở đây quy chiếu tới những truyền thống, với chữ “t” viết thường, cả những loại thực hành và tập tục nhỏ và những thói quen lớn hơn là cầu nguyện gia đình, các bữa ăn chung, sự hiếu khách, những quy luật của thời gian tìm hiểu Kitô hữu, và tất cả những phương pháp của việc xen nhập dễ dàng hơn một khoa linh đạo hướng dẫn đi vào trong công việc, giải trí và đời sống như một toàn thể. Những người mà chấp nhận phạm vi của chúng ta sẽ tuân giữ những điều như thế. Những câu hỏi thực tiễn sẽ thường nảy sinh, và chúng ta phải trả lời. Chẳng hạn:
“Với con em chúng ta, chúng ta đã không cho phép ‘hẹn hò’; đến một độ tuổi nào đó chúng ta mới cổ võ và khuyến khích những hoạt động nhóm bổ ích với những người khác phái.” Hay “con hãy tạ ơn Chúa trước và sau khi ăn, khi đảm bảo rằng mọi người đều hiện diện trong bữa ăn, vui tươi nói chuyện trong gia đình, và rời bàn ăn chỉ sau khi kết thúc.” Hay “Giáo xứ chúng ta có rước kiệu Thánh thể trong ngày lễ Mình Máu Thánh Chúa, Corpus Christi – hẳn là một ngày vui tươi và ý nghĩa, tại sao không gia cùng tham gia?”
Đúng như thế, đức tin chúng ta nên được phản ánh bằng ngàn cách cụ thể, nhỏ cũng như lớn. Bằng cách loại bỏ ảnh hưởng tốt lành của nó khỏi bất kỳ mảng đời sống nào, hoặc do lười hay sợ hãi, chúng ta mất những cơ hội cho chính mình và người khác.
10. Tài [nghệ thuật] ly thoát: Hãy để tôi kết thúc với một điều mà dường như là không thông thường một chút nào đó. Tôi tin rằng tất cả những nhà loan báo Tin Mừng cách hiệu quả đều cần phải nhận biết (và sống theo) những sự phân biệt sâu sắc giữa, một đàng, tất cả điều được Thiên Chúa mặc khải cách dứt khoát như điều chính yếu đối với Đức Kitô và, một đàng khác, tất cả những ý kiến được ưa chuộng của chúng ta về chính trị, văn hóa, giải trí, cầu kinh cá nhân, áo quần cá nhân, và hằng trăm điều khác vốn ngăn cản việc chúng ta tương tác với người khác như những bạn tri âm tri kỷ tiềm năng mà họ thực sự là. Thánh Phaolô viết điều này thật khéo: “tôi đã trở nên mọi sự cho hết mọi người để bằng mọi cách cứu được một ít người” (1 Cr 9,22). Nếu muốn rao giảng Tin Mừng, chúng ta không thể nhấn mạnh rằng những mệnh lệnh (phong tục) của chúng ta về mọi sự từ chính sách ngoại quốc đến thánh nhạc cũng phải được nhận và tiếp nhận như những sấm ngôn của Thiên Chúa. Chúng ta thông thường biết bao xen vào theo cách của chính mình, đang khi thoái thác những người khác bởi vì chúng ta xen vào mọi cuộc thảo luận! Mục tiêu trong loan báo Tin Mừng đối với chúng ta là nói theo một cách mà làm cho người khác có thể nghe, không phải chúng ta, mà là nghe Đức Kitô. Để điều này xảy ra, ly thoát khỏi những thiên kiến, ưa thích và ý kiến của chính mình là cốt yếu.
Chưa xong đâu
Một lời dành cho những người nản lòng: tôi biết các bạn không tìm một công thức mới ở đây, một sự khám phá với về cách thức “làm cho cho việc loan báo Tin Mừng hoạt động tốt đẹp”. Như tôi nói ở trên, nếu đây là điều bạn đang tìm, bạn đang tìm một điều không hiện hữu; bạn đang tin tưởng vào những chương trình trong một lành vực mà trong đó chúng ta phải tin tưởng vào chính Đức Kitô muốn dùng những cố gắng nghèo hèn của chúng ta như một con kênh dẫn ơn sủng. Dù sao, hai lời cảnh báo đến đúng lúc.
Trước hết, thật sai lầm để kết luận rằng nhất thiế không phải làm gì hơn nữa. Thách đố độc đáo mà Giáo Hội đang gọi nó là Tân phúc âm hóa, chính là, nó phải xảy ra trong một văn hóa mà nơi đó Kitô giáo mà nhiều người biết là bị chống đối như một sự lăng mạ đối với lối cư xử văn minh. Văn hóa chúng ta chỉ tán thành sự giới thiệu Đức Giêsu Kitô trong những hoàn cảnh riêng tư nhất. Chúng ta được lớn lên trong và được đào tạo bởi văn hóa trần tục cao độ, và chúng ta tiêm nhiễm những thói tục của nó. Nói về Đức Kitô, đức tin, Giáo Hội thật sự là không lành mạnh. Đơn giản, không được làm thế! Dù sao, không phải do người lịch sự. Một cách tự hiển nhiên, loan báo tin mưng không thể xảy ra trừ phi chúng ta có thê vượt thắng sự lưỡng lự được hội nhập văn hóa này nơi chính chúng ta. Chỉ với điều kiện điều đó được vượt thắng chúng ta mới có thể khai phá những lối đường hay sách lược biệt loại khả dĩ của loan báo Tin Mừng mà có thể sinh hoa trái. Hiển nhiên, có nhiều việc phải làm hơn về phương pháp thực tiễn nhưng chỉ sự tăng trưởng thiêng liêng được phác họa ở trên mới có thể dẫn chúng ta tới việc phá hủy chướng ngại là sự đáng trọng mà văn hóa chúng ta đã thiết lập giữa con người và Thiên Chúa.
Thứ đến, nếu loan báo Tin Mừng rốt cục tùy vào loại tăng trưởng và cam kết được phác họa ở trên, thì sẽ sai lầm để lý luận rằng chúng ta không nên làm cho mình can dự vào chứng tá Kitô hữu cho đến khi chúng ta hoàn thiện. Chúng ta sẽ không bao giờ hoàn thiện đâu; Chúa chúng ta cũng không đòi hỏi sự hoàn thiện trước khi chúng ta dám rao giảng. Về phần ngài, ngài yêu chúng ta đang khi chúng ta vẫn ở trong tội của mình, và ngay cả với tất cả tội lỗi chúng ta, bởi sự hy sinh (hy tế) của ngài Chúa chúng ta đã làm chúng ta xứng đang để nói Danh Ngài khi những người khác nghe nó. Bài này viết về cách thức để trở thành hữu hiệu hơn trong việc loan báo Tin Mừng, chứ không phải về cách thức để bắt đầu. Chúng ta phải nhớ rằng chúng ta không cố gắng cổ xúy chính mình. Đúng hơn, chúng ta cố gắng cổ xúy Đức Giêsu Kitô – một phần vì lẽ này ngài còn hơn cả sẵn lòng để hoàn chỉnh tất cả những khiếm khuyết của chúng ta.
Điều này mang tôi tới điểm cuối cùng, sự ly thoát. Sự ly thoát chính mình là thiết thân với việc nhận biết sự khác biệt giữa chúng ta là ai và Thiên Chúa là ai. Xét cho cùng, không phải chính chúng ta là đường, sự thật và sự sống. Ba đặc tính của nhà loan báo Tin Mừng là sự khiêm nhường, sự hiếu khách và tin tưởng vào Thiên Chúa. Đây là con đường phải bắt đầu. Hãy để mọi người phê bình những yếu đuối của chúng ta, bao lâu họ phê bình chúng theo ánh sáng của Đức Kitô. Hãy để họ bắn người sứ giả bao lâu họ đạt được sứ điệp.
Lm Giuse Nguyễn Văn Am, SDB. (Viết theo MƯỜI ĐIỂM CHÍNH ĐỂ LOAN BÁO TIN MỪNG HIỆU QUẢ của Dr. Jeff Mirus)
Chúng ta dễ dàng thụ động nghĩ đến Rôma sẽ ra những chỉ thị về một kiểu loại mới để loan báo Tin Mừng; kiểu loại đó sẽ khác hẳn với quá khứ và cách nào đó sẽ giải quyết những vấn đề hôm nay về loan báo Tin Mừng. Nhưng suy nghĩ như thế hẳn là sai lầm. Chúng ta gọi là tân phúc âm hóa bởi vì nó nhắm đến những người sống trong những nền văn hóa đã một thời là Kitô hữu. Những người trong các nền văn hóa đó cần nghe về Đức Kitô như thể lần đầu tiên vậy, nhưng xét toàn bộ, chúng ta có thể coi dân chúng và văn hóa đã một lần là Kitô hữu cần phải được phúc âm hóa một lần nữa.
Có lẽ không may là nhiều người công giáo kỳ vọng rằng bổn phận của họ sẽ luôn được tóm gọn trong “một chương trình”. Nhưng nói chung, thói quen này lớn lên bởi vì tại phương Tây, sự yếu kém của Giáo Hội và đức tin trên những thế hệ vừa qua, một sự yếu kém mà qua đó “những “chương trình” thay thế sự tăng trưởng và cam kết thiêng liêng. Chúng ta cần chú ý đến điều này như Tổng Giám mục Salvatore Cordileone của San Francisco nói về phong trào gia đình và hôn nhân: “Tôi không muốn nói là một chương trình khác, nhưng đúng hơn là một phần thiết thân của một phong trào đối với đời sống, hôn nhân và tự do tôn giáo, mà can hệ đến việc tân phúc âm hóa và có thể được xen nhập vào năm đức tin.”
Nhưng vết tích vẫn còn. Thật sự rất cần một sự cộng tác hơn nữa của hàng Giám mục Việt Nam về việc tân phúc âm hóa. Việc tân phúc âm hóa sẽ ít hiệu quả trừ phi từng Giám mục lao nhọc thật sự để canh tân đức tin trong chính địa phận mình. Việc tân phúc âm hóa phải bắt đầu ở đây, khi từng địa phận tìm cách biến đổi những người công giáo theo danh xưng thành những người công giáo thánh thiện. Bởi lẽ một trong những khía cạnh quan trọng nhất của sự thánh thiện chân chính là ý thức về sứ vụ (mission).
Tôi xin đưa ra mười điểm mà có thể đưa tới một sự canh tân thiêng liêng, một ý thức sâu sắc về sứ vụ và loan báo Tin Mừng cách hiệu quả. Khi liệt kê 10 điểm này, tôi sẽ đi từ những mục tiêu, qua những kỷ luật để canh tân, đến những phương tiện để loan báo Tin Mừng. Tôi không nói 10 điểm này sẽ tát cạn hết mọi sự. Nhưng có lẽ con số 10 như thể là một ‘mánh lới’ thu hút mọi người chú ý chăng. Dù sao, tôi tin rằng tất cả những điểm này cần phải được xen nhập vào điều mà ta có thể gọi là một đời sống Kitô hữu sinh hoa kết quả, một đời sống loan báo Tin Mừng – một đời sống lôi kéo người khác đến với Đức Kitô.
Mục đích
Chúng ta muốn trở nên loại người nào nếu phải là những người loan báo Tin Mừng hiệu quả? Xác định rằng sự hiệu quả này tất yếu lệ thuộc vào ơn Chúa quả là hiển nhiên. Như thế, chúng ta phải mở rộng chính mình cho ơn sủng sâu rộng bao có thể. Sự sống của Chúa phải chảy tuôn từ chúng ta tới kẻ khác. Vì mục đích này những khái niệm như đức tin, đức cậy, đức ái và sự thánh thiện đến trong tâm trí chúng ta. Nhưng có lẽ những điều này vẫn còn quá mơ hồ chăng? Vì thế, tôi trước hết nhắm đến bốn “lối sống” vốn xác định chúng ta muốn trở thành gì.
1. Mối tương giao cá nhân với Đức Kitô: Điều này chẳng làm ai ngạc nhiên cả, nhưng ta vẫn cần phải nhấn mạnh. Trở thành điều chúng ta thuộc lòng nói về một người Công giáo thì thật dễ dàng; nghĩa là, một người tuân theo một số quy luật tối thiểu, sống đời Kitô hữu theo một cách thức cốt yếu có tính tập tục. Một người như thế thường hỏi: “Tôi cần phải làm gì để ít nhất xuống luyện ngục thôi?” hay “Giáo Hội đòi hỏi tôi điều gì để là một ‘công giáo tốt’?” Ta thường thấy rằng thái độ này dường như quá phổ biến giữa giáo dân trong tiền bán thế kỷ 10, và một trong những mục đích quan trọng nhất của Vatican II là lay động Giáo Hội khỏi loại tự mãn này. Nhưng tối hậu, tình yêu cá nhân dành cho Đức Giêsu Kitô, tiên vàn và tiên quyết, phải xác định và tạo động lực cho đời sống Kitô hữu chúng ta.
2. Mối tương giao với Giáo Hội: Bất kỳ suy tư thần học có ý nghĩa nào sẽ cho thấy rằng điều này chỉ là mặt khác của điều trên. Giáo Hội là Thân mình Đức Kitô, được hiệp nhất bởi việc chúng ta hấp thụ Đức Kitô trong Thánh Thể, và gắn bó bất khả phân với Đức Kitô là Đầu. Tất cả điều Chúa ban để lôi kéo con người tới kết hiệp với Thiên Chúa có sẵn đấy qua Giáo Hội. Đây là một hiệu quả của cuộc khổ nạn, cái chết và sự phục sinh cứu độ của Chúa; những hoa quả này được hiện thực cách biệt loại nhờ các bí tích và một cách khác, bởi huấn quyền Giáo Hội, vốn gìn giữ mặc khải để chúng ta “có thể được cứu và nhận biết chân lý” (1 Tm 2, 4). Thực tại Giáo Hội cơ bản này thường bị u tối đi vì tội lỗi và những yếu đuối của các phần tử Giáo Hội. Thế nhưng, chúng ta đừng bao giờ cho phép nó bị che tối trong chính nhận thức thiêng liêng của chúng ta. Nói cách khác, điểm thứ hai thì giống như điểm thứ nhất: một tình yêu cá vị dành cho Giáo Hội phải xác định và tạo động lực cho đời sống Kitô hữu của chúng ta.
3. Một lối sống khác về luân lý: Điều này cũng hiển nhiên, nhưng nó dễ bị xao nhãng bởi những người Công giáo vốn không dẫn tới điều chúng ta gọi là một đời sống “được xem xét”. Thái độ về luân lý của chúng ta phải trở thành thái độ của một Kitô hữu, nghĩa là của một vị thánh. Cách thức chúng ta sống cuộc sống hằng ngày – trong những tương giao cá nhân và phái tính, trong ngôn ngữ, trong những thái độ xã hội, trong việc sử dụng thời giờ, trong những ưu tiên của chúng ta – phải được ghi dấu bằng những giá trị Kitô hữu, nghĩa là sự thánh thiện. Hiển nhiên, nếu chúng ta nghiêm chỉnh về hai mối tương quan đầu tiên, thì sẽ kéo theo nền luân lý giống như Đức Kitô. Và nếu sự khác biệt này trong cách sống luân lý thực sự trở thành “một lối sống” đối với chúng ta, người ta sẽ lưu ý đến nó. Chúng ta cần năng xét mình theo ánh sáng của những giới lệnh và những dạy dỗ của Giáo Hội, trải rộng những hàm ý của chúng vào trong mọi góc tối của các thói quen xưa cũ và tình yêu vị kỷ của mình, hầu phát triển những thói quen luân lý mạnh mẽ của người Kitô hữu.
4. Những thái độ, đáp ứng và cảm xúc khác nhau: Đối với sự khác biệt tôi đang miêu tả ở đây có nhiều điều hơn là chỉ tránh tội trọng. Khi trưởng thành trong đời sống Kitô hữu, chúng ta thấy (hay phải thấy) rằng chúng ta không phản ứng trước tin tức, sự giải trí, những ngạc nhiên, chiến thắng, thất bại, những căng thẳng và khuynh hướng như những người bên lề. Đôi tai của chúng ta không khuấy động vì viễn cảnh của lời tầm phào; chúng ta không khao khát những thứ giải trí đại chúng; thời trang của chúng ta không bị sai khiến bởi những người nổi danh (ngôi sao). Nếu chúng ta đấu tranh lại sự khó khăn nào đó, chúng ta không buồn thảm hay cáu gắt. Nếu chúng ta bị bẽ mặt một cách nào đó, chúng ta không nản lòng. Bị chống đối, chúng ta không tấn công. Chiến thắng, chúng ta làm lệch sự khen ngợi và không bao giờ hả hê . Tự hào đối với chúng ta là một lời nhắc nhớ xấu hổ về những yếu đuối của “con người cũ”. Chúng ta không tìm cách tránh né trách nhiệm. Trong sự ổn định bình thản, được hướng dẫn từ bên trong của “con người chúng ta”, chúng ta làm vui lòng Thiên Chúa hơn và rất hấp dẫn đối với tha nhân.
Những kỷ luật để canh tân
Bốn điểm trên chắc chắn nói lên một nhiệm vụ quá nặng. Làm thế nào chúng ta làm cho chính mình quen với “những cách sống” này? Ở đây, tôi không quan tâm đến điều Giáo Hội, hay Giám mục, hay linh mục “phải làm” để điều này có thể xảy ra. Sự hoàn thiện thiêng liêng của mỗi người sẽ mang lại hoa trái trong lãnh vực đời sống và những trách nhiệm của chính họ. Nhưng làm thế nào mỗi người và từng người Kitô hữu tăng trưởng theo những cách thức này? Đáp lại câu hỏi này, câu trả lời sẽ không quá ngạc nhiên và chắc chắn nó sẽ không mới. Đó là lối đường vĩnh cửu gồm ba khía cạnh:
5. Cầu nguyện: Đơn giản mà nói, không thể sống cuộc đời Kitô hữu mà không cầu nguyện và cầu nguyện nhiều nữa. Tôi bao gồm trong phạm trù này việc năng lãnh nhận các bí tích rất quan trọng của Giáo Hội, vốn có một sức mạnh đặc biệt để làm đầy chúng ta với quyền lực sự sống của Đức Kitô – nhưng một sức mạnh mà chúng ta chỉ có thể sử dụng hiệu quả với điều kiện chúng ta có những dự thế đúng. Và những dự thế đúng ấy triển nở qua cầu nguyện. Chính qua cầu nguyện mà chúng ta học biết Thiên Chúa, biết chính mình, để nhìn nhận những khác biệt, để phân định ý Chúa cách chung và đặc biệt, và để tăng trưởng những nhân đức đối thần tin, cậy, mến. Giữa những hình thức cầu nguyện, thờ lạy Thánh Thể đóng một vai trò quan trọng, vì những lý do hiển nhiên. Dù sao chăng nữa, ta đặt vấn đề ấy cách rất đơn giản, những người Kitô hữu cầu nguyện; nếu họ không cầu nguyện, họ không thực sự là Kitô hữu. Cuối cùng, họ học cầu nguyện luôn luôn, thực hành sự hiện diện của Thiên Chúa, nhưng rất thông thường họ phải dành giờ cho cầu nguyện, theo những bổn phận ơn gọi của họ. Ngay cả Chúa chúng ta cũng thường đi ra nơi thanh vắng cầu nguyện. Cũng hãy xem lời khuyên trong Lc 21, 36. 1 Tx 5, 17 và Ep 6, 18.
6. Đọc sách thiêng: Ở đây chúng ta có được hình thức dạy dỗ và hướng dẫn thiêng liêng dễ đến gần là thực hành việc đọc và suy niệm Thánh Kinh cũng như những tác phẩm của các vị thánh và tiến sĩ được Giáo Hội phê chuẩn. Những giải thích của chúng ta về những điều này, qua tình yêu sâu xa của chúng ta đối với Giáo Hội, sẽ luôn lệ thuộc vào sự sửa sai do giáo huấn Giáo Hội, một vị linh hướng lành mạnh, hay ít nhất sự xem xét kỹ càng về Giáo lý. Dù sao việc đọc sách thiêng vừa phải là nền tảng của đời sống cầu nguyện chúng ta vừa phải là phương thế sống động để đào luyện thiêng liêng, tâm trí và luân lý. Chúng ta đừng bao giờ rời xa một cuốn sách thiêng liêng; nhờ đó, chúng ta có thể tập trung tâm trí, chống lại những chia trí (phân tán), và mở rộng chính mình một cách an toàn và xây dựng trước tác động của Thánh Thần trong cầu nguyện. Đối với hầu hết các tâm hồn, việc đọc sách thiêng làm cho sự tăng trưởng thiêng liêng nên rất nhanh chóng. Dĩ nhiên, Thiên Chúa hoạt động trong chúng ta dưới nhiều hình thức khác nhau, nhưng đối với một người học thức, đọc sách thiêng mang lấy một hoạt động lạ thường của Thiên Chúa, hơn nữa thực sự một phép lạ, để bù lại cho một việc không sẵn lòng lợi dụng việc đọc sách thiêng liêng vững chắc và cầu nguyện. Về điều này anh chị em cũng hãy xem 2 Tm 3, 16.
7. Những việc bác ái: Những việc bác ái lập tức là một kỷ luật thiêng liêng và một hoa trái của tình yêu chúng ta đối với Thiên Chúa và cận nhân. Ở đây tôi bàn đến chúng trước hết theo một nghĩa trước kia – như một phương thế tới mục đích được xác định trong bốn điểm đầu tiên. Bác ái luôn can dự đến sự hy sinh cá nhân; rốt cục, hầu như luôn luôn có một cái gì đó mà chúng ta tốt hơn nên làm. Chúng ta phải vun trồng kỷ luật của đức ái như một phần của việc chúng ta quen sống đời Kitô hữu. Vì lẽ này, tôi bao gồm trong “đức ái” những việc thực thi sám hối mà chúng ta phải làm từ tình yêu đối với Thiên Chúa, để kiềm chế những đam mê, để kiện cường những ý muốn của chúng ta và làm “điều còn thiếu trong cuộc khổ nạn của Đức Kitô” (Cl 1, 24). Và dù tay trái chúng ta không biết điều tay phải chúng ta làm (Mt 6, 13), thì Chúa chúng ta kêu gọi chú ý đến đức ái như một khía cạnh quan trọng của loan báo Tin Mừng: “Do điều này mọi người sẽ biết anh em là môn đệ thầy nếu anh em yêu mến nhau” (Ga 13, 35).
Những khí cụ đặc thù cho việc loan báo Tin Mừng
Có lẽ tất cả những gì nói trên đều quá hiển nhiên. Nhưng có lẽ nó là thiết thân với điểm muốn nói. Không có viên đạn ảo thuật (magic bullet) cho việc loan báo Tin Mừng, không có chương trình đặc biệt đảm bảo những kết quả, không có sắc lệnh nào được ban xuống từ trên cao để sinh ra những cuộc trở lại tập thể. Nếu chúng ta chờ đợi một điều gì giống thế, chúng ta sẽ chờ đợi trong hão huyền. Tôi không chối bỏ rằng vào những thời gian và nơi chốn khác nhau, ta khai triển và thực hiện những hình thức mới và hữu hiệu của chứng tá; chúng sinh ra hoa quả tốt lành trong những trường hợp đặc thù. Hy vọng trong thời đại hôm nay, chúng ta cũng có thể tìm ra những cách thức hiệu quả vươn đến dân chúng và làm họ chú ý. Nhưng một câu hỏi thúc bách hơn đơn giản là thế này: mỗi người chúng ta phải làm cho những dụng cụ quan trọng của đời sống Kitô hữu nên sắc bén hầu cải thiện những kết quả của chúng ta trong việc lan truyền Tin Mừng?
8. Hiểu biết Thánh Kinh: Hai nguồn lớn lao của Mặc khải là Thánh Kinh và Truyền thống. Đang khi Truyền thống giúp ích cho dân chúng cách thiêng liêng theo mức độ được sống và được truyền lại, khi nó thấm vào xương tủy chúng ta qua thời gian, thì Thánh Kinh, như Lời Thiên Chúa, lại có một sức mạnh trực tiếp và tức thời. Tiên vàn đây không phải là vấn đề một đoạn văn ngắn (proof-texting). Đó là một điều người ta có thể làm trong việc hộ giáo với Tin lành vốn đã chấp nhận thẩm quyền của Thánh Kinh nhưng lại hiểu sai sự sung mãn của Mặc khải thần linh ở những điểm khác nhau. Ở đây tôi quy chiếu tới một điều gì như đã xảy ra cho viên hoạn quan mà Philip đã giải thích những lời ngôn sứ Isaia (Cv 8, 26-39). Sức mạnh cứu độ có nơi Thánh Kinh. Chúng ta hãy làm sao để sức mạnh đó tác động trong những bàn thảo của chúng ta, giúp giải thích Ngôi Lời Thiên Chúa đã làm người nhờ Lời Chúa trong Thánh Kinh.
9. Những truyền thống và tập tục: Trong xã hội tục hóa, chúng ta mất nhiều căn cơ của đời sống Kitô hữu trong những thói quen, tập tục và cử hành hằng ngày của cá nhân, gia đình và cộng đoàn chúng ta. Tôi ở đây quy chiếu tới những truyền thống, với chữ “t” viết thường, cả những loại thực hành và tập tục nhỏ và những thói quen lớn hơn là cầu nguyện gia đình, các bữa ăn chung, sự hiếu khách, những quy luật của thời gian tìm hiểu Kitô hữu, và tất cả những phương pháp của việc xen nhập dễ dàng hơn một khoa linh đạo hướng dẫn đi vào trong công việc, giải trí và đời sống như một toàn thể. Những người mà chấp nhận phạm vi của chúng ta sẽ tuân giữ những điều như thế. Những câu hỏi thực tiễn sẽ thường nảy sinh, và chúng ta phải trả lời. Chẳng hạn:
“Với con em chúng ta, chúng ta đã không cho phép ‘hẹn hò’; đến một độ tuổi nào đó chúng ta mới cổ võ và khuyến khích những hoạt động nhóm bổ ích với những người khác phái.” Hay “con hãy tạ ơn Chúa trước và sau khi ăn, khi đảm bảo rằng mọi người đều hiện diện trong bữa ăn, vui tươi nói chuyện trong gia đình, và rời bàn ăn chỉ sau khi kết thúc.” Hay “Giáo xứ chúng ta có rước kiệu Thánh thể trong ngày lễ Mình Máu Thánh Chúa, Corpus Christi – hẳn là một ngày vui tươi và ý nghĩa, tại sao không gia cùng tham gia?”
Đúng như thế, đức tin chúng ta nên được phản ánh bằng ngàn cách cụ thể, nhỏ cũng như lớn. Bằng cách loại bỏ ảnh hưởng tốt lành của nó khỏi bất kỳ mảng đời sống nào, hoặc do lười hay sợ hãi, chúng ta mất những cơ hội cho chính mình và người khác.
10. Tài [nghệ thuật] ly thoát: Hãy để tôi kết thúc với một điều mà dường như là không thông thường một chút nào đó. Tôi tin rằng tất cả những nhà loan báo Tin Mừng cách hiệu quả đều cần phải nhận biết (và sống theo) những sự phân biệt sâu sắc giữa, một đàng, tất cả điều được Thiên Chúa mặc khải cách dứt khoát như điều chính yếu đối với Đức Kitô và, một đàng khác, tất cả những ý kiến được ưa chuộng của chúng ta về chính trị, văn hóa, giải trí, cầu kinh cá nhân, áo quần cá nhân, và hằng trăm điều khác vốn ngăn cản việc chúng ta tương tác với người khác như những bạn tri âm tri kỷ tiềm năng mà họ thực sự là. Thánh Phaolô viết điều này thật khéo: “tôi đã trở nên mọi sự cho hết mọi người để bằng mọi cách cứu được một ít người” (1 Cr 9,22). Nếu muốn rao giảng Tin Mừng, chúng ta không thể nhấn mạnh rằng những mệnh lệnh (phong tục) của chúng ta về mọi sự từ chính sách ngoại quốc đến thánh nhạc cũng phải được nhận và tiếp nhận như những sấm ngôn của Thiên Chúa. Chúng ta thông thường biết bao xen vào theo cách của chính mình, đang khi thoái thác những người khác bởi vì chúng ta xen vào mọi cuộc thảo luận! Mục tiêu trong loan báo Tin Mừng đối với chúng ta là nói theo một cách mà làm cho người khác có thể nghe, không phải chúng ta, mà là nghe Đức Kitô. Để điều này xảy ra, ly thoát khỏi những thiên kiến, ưa thích và ý kiến của chính mình là cốt yếu.
Chưa xong đâu
Một lời dành cho những người nản lòng: tôi biết các bạn không tìm một công thức mới ở đây, một sự khám phá với về cách thức “làm cho cho việc loan báo Tin Mừng hoạt động tốt đẹp”. Như tôi nói ở trên, nếu đây là điều bạn đang tìm, bạn đang tìm một điều không hiện hữu; bạn đang tin tưởng vào những chương trình trong một lành vực mà trong đó chúng ta phải tin tưởng vào chính Đức Kitô muốn dùng những cố gắng nghèo hèn của chúng ta như một con kênh dẫn ơn sủng. Dù sao, hai lời cảnh báo đến đúng lúc.
Trước hết, thật sai lầm để kết luận rằng nhất thiế không phải làm gì hơn nữa. Thách đố độc đáo mà Giáo Hội đang gọi nó là Tân phúc âm hóa, chính là, nó phải xảy ra trong một văn hóa mà nơi đó Kitô giáo mà nhiều người biết là bị chống đối như một sự lăng mạ đối với lối cư xử văn minh. Văn hóa chúng ta chỉ tán thành sự giới thiệu Đức Giêsu Kitô trong những hoàn cảnh riêng tư nhất. Chúng ta được lớn lên trong và được đào tạo bởi văn hóa trần tục cao độ, và chúng ta tiêm nhiễm những thói tục của nó. Nói về Đức Kitô, đức tin, Giáo Hội thật sự là không lành mạnh. Đơn giản, không được làm thế! Dù sao, không phải do người lịch sự. Một cách tự hiển nhiên, loan báo tin mưng không thể xảy ra trừ phi chúng ta có thê vượt thắng sự lưỡng lự được hội nhập văn hóa này nơi chính chúng ta. Chỉ với điều kiện điều đó được vượt thắng chúng ta mới có thể khai phá những lối đường hay sách lược biệt loại khả dĩ của loan báo Tin Mừng mà có thể sinh hoa trái. Hiển nhiên, có nhiều việc phải làm hơn về phương pháp thực tiễn nhưng chỉ sự tăng trưởng thiêng liêng được phác họa ở trên mới có thể dẫn chúng ta tới việc phá hủy chướng ngại là sự đáng trọng mà văn hóa chúng ta đã thiết lập giữa con người và Thiên Chúa.
Thứ đến, nếu loan báo Tin Mừng rốt cục tùy vào loại tăng trưởng và cam kết được phác họa ở trên, thì sẽ sai lầm để lý luận rằng chúng ta không nên làm cho mình can dự vào chứng tá Kitô hữu cho đến khi chúng ta hoàn thiện. Chúng ta sẽ không bao giờ hoàn thiện đâu; Chúa chúng ta cũng không đòi hỏi sự hoàn thiện trước khi chúng ta dám rao giảng. Về phần ngài, ngài yêu chúng ta đang khi chúng ta vẫn ở trong tội của mình, và ngay cả với tất cả tội lỗi chúng ta, bởi sự hy sinh (hy tế) của ngài Chúa chúng ta đã làm chúng ta xứng đang để nói Danh Ngài khi những người khác nghe nó. Bài này viết về cách thức để trở thành hữu hiệu hơn trong việc loan báo Tin Mừng, chứ không phải về cách thức để bắt đầu. Chúng ta phải nhớ rằng chúng ta không cố gắng cổ xúy chính mình. Đúng hơn, chúng ta cố gắng cổ xúy Đức Giêsu Kitô – một phần vì lẽ này ngài còn hơn cả sẵn lòng để hoàn chỉnh tất cả những khiếm khuyết của chúng ta.
Điều này mang tôi tới điểm cuối cùng, sự ly thoát. Sự ly thoát chính mình là thiết thân với việc nhận biết sự khác biệt giữa chúng ta là ai và Thiên Chúa là ai. Xét cho cùng, không phải chính chúng ta là đường, sự thật và sự sống. Ba đặc tính của nhà loan báo Tin Mừng là sự khiêm nhường, sự hiếu khách và tin tưởng vào Thiên Chúa. Đây là con đường phải bắt đầu. Hãy để mọi người phê bình những yếu đuối của chúng ta, bao lâu họ phê bình chúng theo ánh sáng của Đức Kitô. Hãy để họ bắn người sứ giả bao lâu họ đạt được sứ điệp.
Lm Giuse Nguyễn Văn Am, SDB. (Viết theo MƯỜI ĐIỂM CHÍNH ĐỂ LOAN BÁO TIN MỪNG HIỆU QUẢ của Dr. Jeff Mirus)
Không có nhận xét nào: