Ân Phủ, Lam Hồng - 4.5.2013: Ngày nay, giữa chúng ta, đặc biệt là trong giới học sinh sinh viên, đang tồn tại nhiều vấn đề mới và “nóng hổi,” chẳng hạn như: nạn ghiền trò chơi trên các thiết bị điện tử (games); phong trào kết bạn và yêu đương “không biên giới” qua các phương tiện truyền thông như điện thoại và internet (facebook, twitter, skype, yahoo messenger, google talk,…); hiện tượng yêu sớm và sống thử mỗi ngày một nhiều; lối sống phóng túng cùng với những phong cách “cá tính” qua ăn mặc, kiểu tóc, cách hành xử và lối dùng từ ngữ. Đối diện với thực tế này, nhiều lần tôi tự hỏi, phải chăng, vì bị xâm lấn bởi các thành tựu khoa học và công nghệ hiện đại, nên lối sống của con người ngày càng dấn sâu vào thực dụng, hưởng thụ, ích kỷ, thấp hèn, lạnh lùng, và phi nhân tính? Phải chăng ngày nay giáo dục, cụ thể là giáo dục về nhân bản và các giá trị tinh thần đành phải nhường bước cho sự thống trị của khoa học và công nghệ thực dụng? Phải chăng khoa học là chân lý?
Tôi tự mình đặt ra câu hỏi với một cái nhìn có phần cực đoan về xã hội hôm nay, rồi tôi lại tự cảm thấy xấu hổ sau một thoáng bình tâm suy xét. Tôi cảm thấy xấu hổ vì tôi đã kiêu ngạo và ích kỷ khi nhìn ra thế giới vốn dĩ rất rộng lớn và vô cùng phong phú. Tôi đâu phải là tiêu chuẩn cho mọi biến thái của thế giới. Tôi đâu thể buộc sự phong phú muôn sắc màu của cuộc sống tuân theo sở thích và quan niêm của riêng mình. Đó mới chỉ là mặt thụ động. Nếu xét về mặt chủ động, thì tôi cũng đáng xấu hổ lắm. Trước sự tươi đẹp, phong phú và đầy những bất ngờ trong cuộc sống, tôi đã không dám cởi mở đủ để đi vào đời sống thực tế, để đón nhận những điều mới lạ. Dĩ nhiên, không phải tất cả những gì mới lạ đều đúng và tốt, và vì thế, tôi còn nhận ra rằng mình chưa tài năng và tích cực đủ để đóng góp cho đời bằng cách tham gia hữu hiệu vào các hoạt động ngăn chặn và hạn chế những điều không tốt. Nói một cách ngắn gọn, tôi đã có những điều nghi vấn nhuốm màu bi quan và tiêu cực, không phải vì tôi tốt, nhưng vì tôi chưa bắt kịp nhịp độ phát triển và biến đổi của xã hội, chưa tiếp nhận kịp thời nhận thức và tri thức nhân loại.
Trong thế giới bao la và muôn sắc màu của cuộc sống, có thể nói, khái niệm về con người, một nhận thức mà chúng ta tưởng chừng như thừa thãi và không thực tiễn, nhưng thật sự, nó là một yếu tố hết sức quan trọng trong cuộc đời mỗi người. Quan niệm về con người có ảnh hưởng và chi phối hết sức sâu sắc đến ý nghĩa, mục đích, lối sống và nhiều phương diện cốt lõi khác của cuộc sống. Dù không chú ý hoặc không tuyên bố bằng lời về quan niệm con người, nhưng qua những phương diện sinh hoạt hàng ngày, mỗi người đều thể hiện quan niệm của mình về con người. Theo dòng lịch sử của nhân loại, thì mỗi thời đại cũng có một hoặc vài quan niệm về người phổ biến và mang những nét đặc trưng riêng của thời đại ấy. Vì thế, để theo kịp nhịp độ và hòa mình vào đời sống hiện đại, thì một trong những điều chúng ta cần học hỏi và thực thi đó là: hiểu, sống và phát huy quan niệm đúng đắn và hợp thời về con người.
Nếu quan niệm con người như là một đối tượng trong số các đối tượng vật chất – nghĩa là xem con người như là một hiện tượng vật chất thuần túy để khoa học có thể quan sát, phân tích, và tác động – thì quả thật, khoa học là chân lý. Con người chỉ là những vật thí nghiệm của một chân lý khoa học vô cảm, lạnh lùng và vô nghĩa. Sống theo trực giác và khoa học thực nghiệm, cái mà nhiều người cho là nguyên lý duy nhất của tri thức và sự thật, thì người ta nhìn nhận và bảo vệ quan niệm này. Nhưng trong thực tế, liệu có ai chấp nhận sống cho quan niệm về con người có bản chất bế tắc và bi đát như thế này?! Biết rằng con người lệ thuộc vào vật chất, nhưng có ai chấp nhận làm nô lệ cho hoàn cảnh, để cho hoàn cảnh làm chủ và là chân lý quyết định tất cả cuộc đời mình. Khoa học biện chứng lịch sử cũng như khoa học thực nghiệm cần thiết cho con người, nhưng chúng không thể là chân lý tối hậu. Nếu nói theo ngôn ngữ của khoa học thực nghiệm và khoa học biện chứng, thì con người mới chính là chân lý. Chính con người làm nên khoa học, làm chủ khoa học. Mọi phương diện đều phải quy về con người và phục vụ con người.
Người ta có thể nói rằng, con người là một phần và là phần tinh túy nhất của vật chất, và như thế ý thức của con người chính là khả năng tự phản ánh của vật chất. Nếu theo quan niệm này, thì con người cũng vẫn chỉ là một đối tượng hoàn toàn chịu sự quyết định của quy luật vật lý. Như thế, những hy sinh quên mình của các vĩ nhân, những quảng đại tha thứ và yêu thương giữa người với người, những ước mơ thăng hoa được ấp ủ và thực hiện nơi các gia đình, và các giá trị tinh thần khác mà con người hằng trân trọng và tìm kiếm, tất cả chỉ là những thứ xa xỉ vô nghĩa, vì cuối cùng, chẳng có gì còn lại ngoài cái quy luật vô cảm của vật chất vẫn đang điên cuồng vận hành.
Con người chịu sự chi phối rất lớn của các thành tựu khoa học, nhưng cần hiểu rằng, sự chi phối có thể là tiêu cực và cũng có thể là tích cực. Đối với người tôn thờ chủ nghĩa thực dụng, thì sự chi phối của khoa học và công nghệ có tính chất quy định và bắt buộc giống như một mệnh lệnh từ ông chủ hà khắc tới người đầy tớ yếu hèn. Đối với họ, cuộc sống không có gì hơn ngoài việc thu góp và hưởng thụ mọi thành tựu và phương tiện mà khoa học và xã hội đem lại. Đối với người tự do sáng tạo thì ngược lại, sự chi phối của các thành tựu khoa học lại có tác dụng phục vụ và trợ lực cho đời sống đầy tràn ý nghĩa và yêu thương của họ. Của cải và danh vọng vẫn cần thiết, nhưng chúng chỉ như các hương vị giúp cho họ thể hiện và thăng hoa nhân cách của mình. Đôi khi việc từ chối sở hữu và hưởng thụ lại thăng hoa nhân cách và ý nghĩa cuộc sống của con người.
Theo như trực giác và theo như chủ nghĩa duy vật biện chứng thì vật chất quyết định ý thức. Điều này không hoàn toàn vô căn cứ. Khoa học thực nghiệm chứng minh rằng, nếu cấu trúc não bộ của con người bị tác động hoặc bị tổn thương, thì ý thức của con người bị ảnh hưởng hoặc mất đi. Khi một thực thể nào đó không đạt được mức độ cấu trúc và trao đổi chất nhất định, thì thực thể đó không có sự sống. Theo quan niệm này, thì chính các nguyên lý cấu trúc vật chất làm nên sự sống. Tuy nhiên, đây mới chỉ là lập luận một chiều, còn ở mức độ bề mặt và bên ngoài; thiếu tính khách quan và tổng thể. Nói theo kiểu một chiều như vậy, thì người duy tâm cũng có thể nói một chiều và ngược lại, rằng chính năng lực của sự sống mới là yếu tố quyết định sự hình thành vật chất, chính năng lực của sự sống đã thiết kế, quy tụ, và tác thành những cấu trúc của sự vật, phát sinh ra vật chất. Cây cối không thể sống nếu không có ánh nắng mặt trời. Mặt trời cũng như vạn vật không tồn tại nếu không có và không nằm trong một nguồn năng lượng nhất định. Cả vũ trụ đang vận hành theo một nguồn năng lượng nhất định. Đằng sau và vượt trên năng lượng vật lý, cái quy định, tạo thành và thổi sinh khí cho vạn vật chính là năng lực của sức sống. Như vậy, hiểu một cách sâu xa hơn, bản chất của thế giới không phải là biểu hiện và cấu trúc của nó, nhưng là một nguồn sức sống vừa hiện diện cụ thể như chúng ta thấy hàng ngày: sinh – lão – bệnh – tử – sinh… của muôn loài, vừa siêu việt như một nguồn năng lực sáng tạo ra thế giới.
Chúng ta nhận thấy tầm quan trọng, ý nghĩa và tính chất quyết định của sự sống siêu việt đối với sự hình thành thế giới; tuy nhiên chúng ta không nên có nhận định một chiều, không nên xem xét vật chất và ý thức một cách đơn lẻ và triệt tiêu. Đến đây, chúng ta cũng cần xác định rằng, tuy đề cập đến hai khái niệm: vật chất và ý thức, nhưng chúng ta không theo thuyết nhị nguyên. Vật chất và ý thức không là hai thực thể, nhưng chúng chỉ là hai mặt thể hiện của một nguyên lý duy nhất – nguyên lý sự sống. Sự sống siêu việt, vĩnh hằng và tốt đẹp là nguyên lý phát sinh ra thế giới sống động (được thể hiện qua nhiều phương diện, trong đó có vật chất và ý thức,) như mạc khải được gìn giữ trong kho tàng đức tin Công giáo đã soi sáng rằng: Thiên Chúa đã sáng tạo nên vũ trụ, và mọi sự đều tốt đẹp, đặc biệt, con người đã được sáng tạo theo hình ảnh của Ngài (St:1).
Chúng ta thử hình dung,
- Thế giới này sẽ như thế nào nếu không có con người và tình yêu? Thế giới này sẽ như thế nào nếu không có sự sống và ước mơ?
- Nó sẽ vô cùng lạnh lùng, vô nghĩa và phi lý.
Con người, vì vậy, không thể là “sản phẩm” của sự vô cảm, vô nghĩa và vô lý; nhưng là đã được sinh ra từ sự sống, một sự sống rất siêu việt, sinh động và sáng tạo. Có thể nói, vì mang trong mình tính siêu việt và bất diệt của sự sống, nên con người và mọi sinh vật cần nghỉ ngơi trong các giấc ngủ. Sau một giấc ngủ, một sự chết tạm, thì sức sống lại được tái sinh. Phải chăng giấc ngủ có ý nghĩa như là con đường giao thông nối liền hai thế giới: thế giới hữu hạn vật chất và thế giới sự sống vô hạn; là cánh cửa cho sinh khí từ thế giới của sự sống siêu việt và vĩnh hằng ùa vào? Con người chịu sự chi phối và tác động từ bên ngoài, nhưng con người cũng có những khoảng trống mà không gì có thể chạm đến được, ngay cả chính bản thân mình. Như vậy,
- Con người không là một hệ quả của tương tác vật chất, không đơn thuần là một con vật có ý thức, không chỉ là một “tổng hòa của các mối quan hệ xã hội,” và không ngẫu nhiên bị “ném” vào dòng chảy mù quáng của vạn vật.
- Con người thực sự là một hiện hữu của sự sống siêu việt, của tình yêu cao đẹp, và của sáng tạo phong phú-là hình ảnh của Đấng Sáng Tạo.
Trong lịch sử, con người đã từng bị hiểu sai và bị lăng nhục bởi chính quan niệm về con người của mình. Sự khác biệt trong quan niệm về con người của xưa và nay có thể tóm tắt vào hai từ: “đóng” và “mở.”
Tuy cũng thừa nhận rằng con người là siêu việt, nhưng quan niệm ngày xưa lại xem mỗi con người như một “thần minh” có một bản chất không thay đổi. Điều này chúng ta có thể thấy ở triết học Plato. Ông cho rằng, con người và vạn vật đều có bản thể và chất thể. Chất thể thì có thể thay đổi, còn bản thể thì vĩnh cửu. Những gì chúng ta thấy và nghe đều là những hình ảnh được gợi lại từ thế giới vĩnh hằng của các bản thể. Người làm lính hoặc làm vua là do họ có bản chất là lính hoặc là vua. Chế độ nô lệ là một sỉ nhục thậm tệ đối với nhân loại. Ở phương Đông thì chúng ta cũng thấy tính chất “đóng” của quan niệm con người rất rõ. Sự phân chia giai cấp ở các triều đại phong kiến hết sức nghiệt ngã. Phụ nữ và tiểu nhân, theo quan niệm này, rất khó, và có thể nói, không thể nắm bắt những điều cao siêu. Số phận và bản chất của mỗi người đều bị “đóng” ngay sau khi được sinh ra.
Tương ứng với quan niệm về con người có tính chất “đóng,” giáo dục của ngày xưa, vì thế, tập trung vào việc dạy cho con người ta tính phục tùng, khuân sáo, và chịu đựng. Dĩ nhiên trong đời sống thực tế vẫn luôn có tính sáng tạo, vì sáng tạo là một phần bản chất của con người, nên dù sáng tạo bị kìm nén nặng nề dưới sức ép của phục tùng, thì nó vẫn không hề mất đi.
Ngày nay, quan niệm về con người “mở” được thấy phổ biến qua các tuyên ngôn về quyền con người: quyền tự do, quyền sống, bình đẳng, học tập, lao động, sáng tạo, và nhiều quyền khác nữa. Mỗi người không bị xem là một “sản phẩm đã thành phẩm,” nhưng được quan niệm là một thực thể “mở,” đều có tính chất “có thể” như nhau. Tính chất “mở” dường như đã được thể hiện ở mọi phương diện của cuộc sống: qua sự thừa nhận đa văn hóa, đa phong cách trong văn học nghệ thuật, qua các thành tựu và phát triển như vũ bão của khoa học và công nghệ, qua sự xác định và thể hiện mình trên các phương tiện truyền thông đại chúng… Con người được xem như là đang trong quá trình sáng tạo. Mỗi người, bên cạnh sự thật là họ được sinh ra từ sự sống siêu việt, đều là một đấng sáng tạo của chính mình. Nói một cách khác, con người được sáng tạo ra từ sự sống vĩnh hằng, và vì vậy, họ được mời gọi tham gia vào công cuộc sáng tạo của sự sống vĩnh hằng.
Với quan niệm về con người có tính chất “mở” như ngày nay, thì khoa học và công nghệ chỉ là một phần nằm trong năng lực sáng tạo của con người, nó không thể làm thỏa mãn con người một cách toàn diện. Vì nhu cầu và đòi hỏi cao độ của tính chất “mở” (thăng hoa) trong bản chất con người, nên hệ thống các giá trị nhân bản và tinh thần của con người không thể bị thay thế bởi khoa học và công nghệ; ngược lại, nó càng cần thiết và có giá trị hơn.
Để đạt hiệu quả và đáp ứng được nhu cầu của xã hội, để giải quyết, kiểm soát và làm chủ được những vấn đề mới nảy sinh và “nóng hổi” của thời đại, chúng ta cần xây dựng một hệ thống giáo dục tương ứng với quan niệm thức thời và đúng đắn về con người. Thay vì e ngại và nghi kỵ những sắc thái mới của cuộc sống, thiển ý, mỗi chúng ta, trước tiên và ngay bây giờ, nên mở rộng lòng mình, để những luồng gió mát có thể ùa vào, để chúng ta có thể khách quan và sáng suốt thực hiện công cuộc xây dựng đời sống xã hội thêm tốt đẹp, công bằng, bác ái và yêu thương hơn.
Tôi tự mình đặt ra câu hỏi với một cái nhìn có phần cực đoan về xã hội hôm nay, rồi tôi lại tự cảm thấy xấu hổ sau một thoáng bình tâm suy xét. Tôi cảm thấy xấu hổ vì tôi đã kiêu ngạo và ích kỷ khi nhìn ra thế giới vốn dĩ rất rộng lớn và vô cùng phong phú. Tôi đâu phải là tiêu chuẩn cho mọi biến thái của thế giới. Tôi đâu thể buộc sự phong phú muôn sắc màu của cuộc sống tuân theo sở thích và quan niêm của riêng mình. Đó mới chỉ là mặt thụ động. Nếu xét về mặt chủ động, thì tôi cũng đáng xấu hổ lắm. Trước sự tươi đẹp, phong phú và đầy những bất ngờ trong cuộc sống, tôi đã không dám cởi mở đủ để đi vào đời sống thực tế, để đón nhận những điều mới lạ. Dĩ nhiên, không phải tất cả những gì mới lạ đều đúng và tốt, và vì thế, tôi còn nhận ra rằng mình chưa tài năng và tích cực đủ để đóng góp cho đời bằng cách tham gia hữu hiệu vào các hoạt động ngăn chặn và hạn chế những điều không tốt. Nói một cách ngắn gọn, tôi đã có những điều nghi vấn nhuốm màu bi quan và tiêu cực, không phải vì tôi tốt, nhưng vì tôi chưa bắt kịp nhịp độ phát triển và biến đổi của xã hội, chưa tiếp nhận kịp thời nhận thức và tri thức nhân loại.
Trong thế giới bao la và muôn sắc màu của cuộc sống, có thể nói, khái niệm về con người, một nhận thức mà chúng ta tưởng chừng như thừa thãi và không thực tiễn, nhưng thật sự, nó là một yếu tố hết sức quan trọng trong cuộc đời mỗi người. Quan niệm về con người có ảnh hưởng và chi phối hết sức sâu sắc đến ý nghĩa, mục đích, lối sống và nhiều phương diện cốt lõi khác của cuộc sống. Dù không chú ý hoặc không tuyên bố bằng lời về quan niệm con người, nhưng qua những phương diện sinh hoạt hàng ngày, mỗi người đều thể hiện quan niệm của mình về con người. Theo dòng lịch sử của nhân loại, thì mỗi thời đại cũng có một hoặc vài quan niệm về người phổ biến và mang những nét đặc trưng riêng của thời đại ấy. Vì thế, để theo kịp nhịp độ và hòa mình vào đời sống hiện đại, thì một trong những điều chúng ta cần học hỏi và thực thi đó là: hiểu, sống và phát huy quan niệm đúng đắn và hợp thời về con người.
Nếu quan niệm con người như là một đối tượng trong số các đối tượng vật chất – nghĩa là xem con người như là một hiện tượng vật chất thuần túy để khoa học có thể quan sát, phân tích, và tác động – thì quả thật, khoa học là chân lý. Con người chỉ là những vật thí nghiệm của một chân lý khoa học vô cảm, lạnh lùng và vô nghĩa. Sống theo trực giác và khoa học thực nghiệm, cái mà nhiều người cho là nguyên lý duy nhất của tri thức và sự thật, thì người ta nhìn nhận và bảo vệ quan niệm này. Nhưng trong thực tế, liệu có ai chấp nhận sống cho quan niệm về con người có bản chất bế tắc và bi đát như thế này?! Biết rằng con người lệ thuộc vào vật chất, nhưng có ai chấp nhận làm nô lệ cho hoàn cảnh, để cho hoàn cảnh làm chủ và là chân lý quyết định tất cả cuộc đời mình. Khoa học biện chứng lịch sử cũng như khoa học thực nghiệm cần thiết cho con người, nhưng chúng không thể là chân lý tối hậu. Nếu nói theo ngôn ngữ của khoa học thực nghiệm và khoa học biện chứng, thì con người mới chính là chân lý. Chính con người làm nên khoa học, làm chủ khoa học. Mọi phương diện đều phải quy về con người và phục vụ con người.
Người ta có thể nói rằng, con người là một phần và là phần tinh túy nhất của vật chất, và như thế ý thức của con người chính là khả năng tự phản ánh của vật chất. Nếu theo quan niệm này, thì con người cũng vẫn chỉ là một đối tượng hoàn toàn chịu sự quyết định của quy luật vật lý. Như thế, những hy sinh quên mình của các vĩ nhân, những quảng đại tha thứ và yêu thương giữa người với người, những ước mơ thăng hoa được ấp ủ và thực hiện nơi các gia đình, và các giá trị tinh thần khác mà con người hằng trân trọng và tìm kiếm, tất cả chỉ là những thứ xa xỉ vô nghĩa, vì cuối cùng, chẳng có gì còn lại ngoài cái quy luật vô cảm của vật chất vẫn đang điên cuồng vận hành.
Con người chịu sự chi phối rất lớn của các thành tựu khoa học, nhưng cần hiểu rằng, sự chi phối có thể là tiêu cực và cũng có thể là tích cực. Đối với người tôn thờ chủ nghĩa thực dụng, thì sự chi phối của khoa học và công nghệ có tính chất quy định và bắt buộc giống như một mệnh lệnh từ ông chủ hà khắc tới người đầy tớ yếu hèn. Đối với họ, cuộc sống không có gì hơn ngoài việc thu góp và hưởng thụ mọi thành tựu và phương tiện mà khoa học và xã hội đem lại. Đối với người tự do sáng tạo thì ngược lại, sự chi phối của các thành tựu khoa học lại có tác dụng phục vụ và trợ lực cho đời sống đầy tràn ý nghĩa và yêu thương của họ. Của cải và danh vọng vẫn cần thiết, nhưng chúng chỉ như các hương vị giúp cho họ thể hiện và thăng hoa nhân cách của mình. Đôi khi việc từ chối sở hữu và hưởng thụ lại thăng hoa nhân cách và ý nghĩa cuộc sống của con người.
Theo như trực giác và theo như chủ nghĩa duy vật biện chứng thì vật chất quyết định ý thức. Điều này không hoàn toàn vô căn cứ. Khoa học thực nghiệm chứng minh rằng, nếu cấu trúc não bộ của con người bị tác động hoặc bị tổn thương, thì ý thức của con người bị ảnh hưởng hoặc mất đi. Khi một thực thể nào đó không đạt được mức độ cấu trúc và trao đổi chất nhất định, thì thực thể đó không có sự sống. Theo quan niệm này, thì chính các nguyên lý cấu trúc vật chất làm nên sự sống. Tuy nhiên, đây mới chỉ là lập luận một chiều, còn ở mức độ bề mặt và bên ngoài; thiếu tính khách quan và tổng thể. Nói theo kiểu một chiều như vậy, thì người duy tâm cũng có thể nói một chiều và ngược lại, rằng chính năng lực của sự sống mới là yếu tố quyết định sự hình thành vật chất, chính năng lực của sự sống đã thiết kế, quy tụ, và tác thành những cấu trúc của sự vật, phát sinh ra vật chất. Cây cối không thể sống nếu không có ánh nắng mặt trời. Mặt trời cũng như vạn vật không tồn tại nếu không có và không nằm trong một nguồn năng lượng nhất định. Cả vũ trụ đang vận hành theo một nguồn năng lượng nhất định. Đằng sau và vượt trên năng lượng vật lý, cái quy định, tạo thành và thổi sinh khí cho vạn vật chính là năng lực của sức sống. Như vậy, hiểu một cách sâu xa hơn, bản chất của thế giới không phải là biểu hiện và cấu trúc của nó, nhưng là một nguồn sức sống vừa hiện diện cụ thể như chúng ta thấy hàng ngày: sinh – lão – bệnh – tử – sinh… của muôn loài, vừa siêu việt như một nguồn năng lực sáng tạo ra thế giới.
Chúng ta nhận thấy tầm quan trọng, ý nghĩa và tính chất quyết định của sự sống siêu việt đối với sự hình thành thế giới; tuy nhiên chúng ta không nên có nhận định một chiều, không nên xem xét vật chất và ý thức một cách đơn lẻ và triệt tiêu. Đến đây, chúng ta cũng cần xác định rằng, tuy đề cập đến hai khái niệm: vật chất và ý thức, nhưng chúng ta không theo thuyết nhị nguyên. Vật chất và ý thức không là hai thực thể, nhưng chúng chỉ là hai mặt thể hiện của một nguyên lý duy nhất – nguyên lý sự sống. Sự sống siêu việt, vĩnh hằng và tốt đẹp là nguyên lý phát sinh ra thế giới sống động (được thể hiện qua nhiều phương diện, trong đó có vật chất và ý thức,) như mạc khải được gìn giữ trong kho tàng đức tin Công giáo đã soi sáng rằng: Thiên Chúa đã sáng tạo nên vũ trụ, và mọi sự đều tốt đẹp, đặc biệt, con người đã được sáng tạo theo hình ảnh của Ngài (St:1).
Chúng ta thử hình dung,
- Thế giới này sẽ như thế nào nếu không có con người và tình yêu? Thế giới này sẽ như thế nào nếu không có sự sống và ước mơ?
- Nó sẽ vô cùng lạnh lùng, vô nghĩa và phi lý.
Con người, vì vậy, không thể là “sản phẩm” của sự vô cảm, vô nghĩa và vô lý; nhưng là đã được sinh ra từ sự sống, một sự sống rất siêu việt, sinh động và sáng tạo. Có thể nói, vì mang trong mình tính siêu việt và bất diệt của sự sống, nên con người và mọi sinh vật cần nghỉ ngơi trong các giấc ngủ. Sau một giấc ngủ, một sự chết tạm, thì sức sống lại được tái sinh. Phải chăng giấc ngủ có ý nghĩa như là con đường giao thông nối liền hai thế giới: thế giới hữu hạn vật chất và thế giới sự sống vô hạn; là cánh cửa cho sinh khí từ thế giới của sự sống siêu việt và vĩnh hằng ùa vào? Con người chịu sự chi phối và tác động từ bên ngoài, nhưng con người cũng có những khoảng trống mà không gì có thể chạm đến được, ngay cả chính bản thân mình. Như vậy,
- Con người không là một hệ quả của tương tác vật chất, không đơn thuần là một con vật có ý thức, không chỉ là một “tổng hòa của các mối quan hệ xã hội,” và không ngẫu nhiên bị “ném” vào dòng chảy mù quáng của vạn vật.
- Con người thực sự là một hiện hữu của sự sống siêu việt, của tình yêu cao đẹp, và của sáng tạo phong phú-là hình ảnh của Đấng Sáng Tạo.
Trong lịch sử, con người đã từng bị hiểu sai và bị lăng nhục bởi chính quan niệm về con người của mình. Sự khác biệt trong quan niệm về con người của xưa và nay có thể tóm tắt vào hai từ: “đóng” và “mở.”
Tuy cũng thừa nhận rằng con người là siêu việt, nhưng quan niệm ngày xưa lại xem mỗi con người như một “thần minh” có một bản chất không thay đổi. Điều này chúng ta có thể thấy ở triết học Plato. Ông cho rằng, con người và vạn vật đều có bản thể và chất thể. Chất thể thì có thể thay đổi, còn bản thể thì vĩnh cửu. Những gì chúng ta thấy và nghe đều là những hình ảnh được gợi lại từ thế giới vĩnh hằng của các bản thể. Người làm lính hoặc làm vua là do họ có bản chất là lính hoặc là vua. Chế độ nô lệ là một sỉ nhục thậm tệ đối với nhân loại. Ở phương Đông thì chúng ta cũng thấy tính chất “đóng” của quan niệm con người rất rõ. Sự phân chia giai cấp ở các triều đại phong kiến hết sức nghiệt ngã. Phụ nữ và tiểu nhân, theo quan niệm này, rất khó, và có thể nói, không thể nắm bắt những điều cao siêu. Số phận và bản chất của mỗi người đều bị “đóng” ngay sau khi được sinh ra.
Tương ứng với quan niệm về con người có tính chất “đóng,” giáo dục của ngày xưa, vì thế, tập trung vào việc dạy cho con người ta tính phục tùng, khuân sáo, và chịu đựng. Dĩ nhiên trong đời sống thực tế vẫn luôn có tính sáng tạo, vì sáng tạo là một phần bản chất của con người, nên dù sáng tạo bị kìm nén nặng nề dưới sức ép của phục tùng, thì nó vẫn không hề mất đi.
Ngày nay, quan niệm về con người “mở” được thấy phổ biến qua các tuyên ngôn về quyền con người: quyền tự do, quyền sống, bình đẳng, học tập, lao động, sáng tạo, và nhiều quyền khác nữa. Mỗi người không bị xem là một “sản phẩm đã thành phẩm,” nhưng được quan niệm là một thực thể “mở,” đều có tính chất “có thể” như nhau. Tính chất “mở” dường như đã được thể hiện ở mọi phương diện của cuộc sống: qua sự thừa nhận đa văn hóa, đa phong cách trong văn học nghệ thuật, qua các thành tựu và phát triển như vũ bão của khoa học và công nghệ, qua sự xác định và thể hiện mình trên các phương tiện truyền thông đại chúng… Con người được xem như là đang trong quá trình sáng tạo. Mỗi người, bên cạnh sự thật là họ được sinh ra từ sự sống siêu việt, đều là một đấng sáng tạo của chính mình. Nói một cách khác, con người được sáng tạo ra từ sự sống vĩnh hằng, và vì vậy, họ được mời gọi tham gia vào công cuộc sáng tạo của sự sống vĩnh hằng.
Với quan niệm về con người có tính chất “mở” như ngày nay, thì khoa học và công nghệ chỉ là một phần nằm trong năng lực sáng tạo của con người, nó không thể làm thỏa mãn con người một cách toàn diện. Vì nhu cầu và đòi hỏi cao độ của tính chất “mở” (thăng hoa) trong bản chất con người, nên hệ thống các giá trị nhân bản và tinh thần của con người không thể bị thay thế bởi khoa học và công nghệ; ngược lại, nó càng cần thiết và có giá trị hơn.
Để đạt hiệu quả và đáp ứng được nhu cầu của xã hội, để giải quyết, kiểm soát và làm chủ được những vấn đề mới nảy sinh và “nóng hổi” của thời đại, chúng ta cần xây dựng một hệ thống giáo dục tương ứng với quan niệm thức thời và đúng đắn về con người. Thay vì e ngại và nghi kỵ những sắc thái mới của cuộc sống, thiển ý, mỗi chúng ta, trước tiên và ngay bây giờ, nên mở rộng lòng mình, để những luồng gió mát có thể ùa vào, để chúng ta có thể khách quan và sáng suốt thực hiện công cuộc xây dựng đời sống xã hội thêm tốt đẹp, công bằng, bác ái và yêu thương hơn.
Không có nhận xét nào: