Trà Mi, VOA - 3.5.2013: Tổ chức nhân quyền quốc tế chuyên bảo vệ những người cầm bút mang tên Phóng viên Không biên giới (RSF) nói các lãnh đạo Việt Nam không thể ngồi trên các luật lệ trong nước và cả các tiêu chuẩn quốc tế về quyền Tự do Báo chí.
Danh sách cập nhật 39 “Hung thần của Tự Do Thông Tin” do RSF phổ biến nhân Ngày Tự do Báo chí Thế giới 3/5 năm nay vẫn duy trì tên ông Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng của đảng cộng sản Việt Nam.
Danh sách này liệt kê các chính trị gia và các nhà lãnh đạo trên khắp thế giới chuyên kiểm duyệt, bỏ tù, bắt cóc, tra tấn, sát hại ký giả và những người cung cấp tin tức.
RSF nói “Các hung thần của Tự Do Thông Tin” phải chịu trách nhiệm về những vụ vi phạm tồi tệ chống lại giới truyền thông và các nhà báo.
Phát biểu với VOA Việt ngữ trong Ngày Tự do Báo chí Thế giới 3/5, ông Benjamin Ismail, Giám đốc phụ trách khu vực Châu Á-Thái Bình Dương trong tổ chức RSF, nhấn mạnh:
“Tên của các nhà lãnh đạo Việt Nam đã lọt vào danh sách ‘Hung thần của Tự Do Thông Tin’ kể từ khi chúng tôi bắt đầu lập danh sách cùng thời điểm ra đời của Ngày Tự do Báo chí Thế giới do RSF đề xướng. Tên của ông Nguyễn Phú Trọng bị liệt kê từ khi ông được đề cử làm người đứng đầu đảng cộng sản Việt Nam, tiếp tục các chính sách từ người tiền nhiệm Nông Đức Mạnh và thậm chí còn gia tăng mạnh chiến dịch đàn áp quyền tự do ngôn luận, tự do thông tin, tự do báo chí tại Việt Nam.”
Ông Ismail cho hay cùng với danh sách cập nhật phổ biến đúng Ngày Tự do Báo chí Thế giới năm nay, thông điệp mà Phóng viên Không biên giới muốn gửi tới giới lãnh đạo Việt Nam là họ không thể tiếp tục giữ các vị trí đứng đầu quốc gia và bất chấp luật pháp nội địa cũng như công ước quốc tế về nhân quyền, trong đó có quyền tự do báo chí của công dân:
“Các nhà lãnh đạo Việt Nam có nghĩa vụ phải cho phép công dân thực thi các quyền tự do này vì đó là các quyền căn bản của con người được cả thế giới công nhận và tôn trọng.”
Tổ chức Phóng viên Không biên giới nhận xét trong hai năm gần đây, nhà cầm quyền Hà Nội không ngừng gia tăng sách nhiễu, đàn áp các nhà báo tự do và các blogger qua những án tù nặng nề dành cho những ngòi bút trái chiều với quan điểm của nhà nước khiến thế giới phẫn nộ và quan ngại.
Blogger Người Buôn Gió Một nhà báo tự do tại Việt Nam được nhiều người biết tiếng từng bị làm việc nhiều lần với an ninh vì các bài blog của mình hiện đang tác nghiệp tại Đức theo lời mời của thị trưởng thành phố Weimar cho hay điểm khác biệt đầu tiên anh cảm nhận được giữa môi trường tự do báo chí Tây phương với Việt Nam là ở Đức anh không phải tìm cách vượt tường lửa để xem các trang thông tin đa chiều, vốn là thao tác đầu tiên mỗi khi anh ngồi vào máy tính tại Việt Nam.
Blogger Người Buôn Gió Chia sẻ cảm nghĩ với các bạn đồng nghiệp ở Việt Nam nhân Ngày Tự do Báo chí Thế giới, blogger Người Buôn gió (Bùi Thanh Hiếu) nói thêm:
“Hôm nay tôi ở đây, tôi không có cảm giác cần phải khóa cửa nhà và chú ý xóa những gì mình viết trên máy tính, không phải lo ngày mai mình có thể bị bắt, bị triệu tập, bị công an gọi lên về chuyện mình có viết bài hay viết blog gì không. Riêng điều ấy đã là một điểm khác biệt rất lớn mà những người viết blog trong nước ngày đêm mong muốn có được để viết lên những tác phẩm đủ độ chính chắn theo ý họ. Tôi mong muốn những người viết blog, viết báo tự do ở Việt Nam như tôi có được một môi trường tốt, một môi trường tự do báo chí để họ thỏa sức sáng tác.”
Những ngòi bút tự do tại Việt Nam sẽ bày tỏ điều gì với bạn bè quốc tế nếu có dịp trao đổi về quyền tự do báo chí và môi trường thông tin trong nước? Cựu giảng viên trường Đại học Bách Khoa, Phạm Minh Hoàng, từng lãnh án tù vì các bài viết thể hiện quan điểm cá nhân đăng trên trang blog Phan Kiến Quốc bị Hà Nội cho là “tuyên truyền chống phá nhà nước”, bày tỏ:
“Điều tôi muốn nói với mọi người là mọi người đã biết đến Việt Nam như một nước từng đau khổ vì chiến tranh, nhưng đừng quên rằng Việt Nam của chúng tôi ngày nay vẫn còn đang quằn quại trước sự đe dọa, sự thiếu tự do thông tin, tự do ngôn luận, và tự do báo chí. Chúng tôi mong ước rằng tất cả nhà báo trên thế giới, những người đấu tranh cho dân chủ và nhân quyền trên thế giới hãy lưu tâm đến vấn đề này và hãy tiếp tục hỗ trợ chúng tôi tranh đấu, hỗ trợ thúc đẩy các chính phủ trên thế giới lưu tâm để tình trạng tại Việt Nam càng ngày càng được cải thiện hơn.”
Danh sách cập nhật 39 “Hung thần của Tự Do Thông Tin” do RSF phổ biến nhân Ngày Tự do Báo chí Thế giới 3/5 năm nay vẫn duy trì tên ông Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng của đảng cộng sản Việt Nam.
Danh sách này liệt kê các chính trị gia và các nhà lãnh đạo trên khắp thế giới chuyên kiểm duyệt, bỏ tù, bắt cóc, tra tấn, sát hại ký giả và những người cung cấp tin tức.
RSF nói “Các hung thần của Tự Do Thông Tin” phải chịu trách nhiệm về những vụ vi phạm tồi tệ chống lại giới truyền thông và các nhà báo.
Phát biểu với VOA Việt ngữ trong Ngày Tự do Báo chí Thế giới 3/5, ông Benjamin Ismail, Giám đốc phụ trách khu vực Châu Á-Thái Bình Dương trong tổ chức RSF, nhấn mạnh:
“Tên của các nhà lãnh đạo Việt Nam đã lọt vào danh sách ‘Hung thần của Tự Do Thông Tin’ kể từ khi chúng tôi bắt đầu lập danh sách cùng thời điểm ra đời của Ngày Tự do Báo chí Thế giới do RSF đề xướng. Tên của ông Nguyễn Phú Trọng bị liệt kê từ khi ông được đề cử làm người đứng đầu đảng cộng sản Việt Nam, tiếp tục các chính sách từ người tiền nhiệm Nông Đức Mạnh và thậm chí còn gia tăng mạnh chiến dịch đàn áp quyền tự do ngôn luận, tự do thông tin, tự do báo chí tại Việt Nam.”
Ông Ismail cho hay cùng với danh sách cập nhật phổ biến đúng Ngày Tự do Báo chí Thế giới năm nay, thông điệp mà Phóng viên Không biên giới muốn gửi tới giới lãnh đạo Việt Nam là họ không thể tiếp tục giữ các vị trí đứng đầu quốc gia và bất chấp luật pháp nội địa cũng như công ước quốc tế về nhân quyền, trong đó có quyền tự do báo chí của công dân:
“Các nhà lãnh đạo Việt Nam có nghĩa vụ phải cho phép công dân thực thi các quyền tự do này vì đó là các quyền căn bản của con người được cả thế giới công nhận và tôn trọng.”
Tổ chức Phóng viên Không biên giới nhận xét trong hai năm gần đây, nhà cầm quyền Hà Nội không ngừng gia tăng sách nhiễu, đàn áp các nhà báo tự do và các blogger qua những án tù nặng nề dành cho những ngòi bút trái chiều với quan điểm của nhà nước khiến thế giới phẫn nộ và quan ngại.
Blogger Người Buôn Gió Một nhà báo tự do tại Việt Nam được nhiều người biết tiếng từng bị làm việc nhiều lần với an ninh vì các bài blog của mình hiện đang tác nghiệp tại Đức theo lời mời của thị trưởng thành phố Weimar cho hay điểm khác biệt đầu tiên anh cảm nhận được giữa môi trường tự do báo chí Tây phương với Việt Nam là ở Đức anh không phải tìm cách vượt tường lửa để xem các trang thông tin đa chiều, vốn là thao tác đầu tiên mỗi khi anh ngồi vào máy tính tại Việt Nam.
Blogger Người Buôn Gió Chia sẻ cảm nghĩ với các bạn đồng nghiệp ở Việt Nam nhân Ngày Tự do Báo chí Thế giới, blogger Người Buôn gió (Bùi Thanh Hiếu) nói thêm:
“Hôm nay tôi ở đây, tôi không có cảm giác cần phải khóa cửa nhà và chú ý xóa những gì mình viết trên máy tính, không phải lo ngày mai mình có thể bị bắt, bị triệu tập, bị công an gọi lên về chuyện mình có viết bài hay viết blog gì không. Riêng điều ấy đã là một điểm khác biệt rất lớn mà những người viết blog trong nước ngày đêm mong muốn có được để viết lên những tác phẩm đủ độ chính chắn theo ý họ. Tôi mong muốn những người viết blog, viết báo tự do ở Việt Nam như tôi có được một môi trường tốt, một môi trường tự do báo chí để họ thỏa sức sáng tác.”
Những ngòi bút tự do tại Việt Nam sẽ bày tỏ điều gì với bạn bè quốc tế nếu có dịp trao đổi về quyền tự do báo chí và môi trường thông tin trong nước? Cựu giảng viên trường Đại học Bách Khoa, Phạm Minh Hoàng, từng lãnh án tù vì các bài viết thể hiện quan điểm cá nhân đăng trên trang blog Phan Kiến Quốc bị Hà Nội cho là “tuyên truyền chống phá nhà nước”, bày tỏ:
“Điều tôi muốn nói với mọi người là mọi người đã biết đến Việt Nam như một nước từng đau khổ vì chiến tranh, nhưng đừng quên rằng Việt Nam của chúng tôi ngày nay vẫn còn đang quằn quại trước sự đe dọa, sự thiếu tự do thông tin, tự do ngôn luận, và tự do báo chí. Chúng tôi mong ước rằng tất cả nhà báo trên thế giới, những người đấu tranh cho dân chủ và nhân quyền trên thế giới hãy lưu tâm đến vấn đề này và hãy tiếp tục hỗ trợ chúng tôi tranh đấu, hỗ trợ thúc đẩy các chính phủ trên thế giới lưu tâm để tình trạng tại Việt Nam càng ngày càng được cải thiện hơn.”
Cùng với lời kêu gọi của giới viết blog tại Việt Nam, tổ chức RSF trong Ngày Tự do Báo chí Thế giới nói rằng quốc tế cần phải có hành động cụ thể thúc đẩy Hà Nội phải cải thiện thành tích nhân quyền đầy tai tiếng bao gồm quyền tự do báo chí và tự do ngôn luận. RSF nói sự im lặng của cộng đồng quốc tế không chỉ là điều đáng xấu hổ mà còn là một sự đồng lõa với tội ác.
Ngày Tự do Báo chí Thế giới được thành lập theo sáng kiến của tổ chức Phóng viên Không biên giới nhằm vinh danh các những người cầm bút bất chấp hiểm nguy, dấn thân tố cáo tội ác do các “Hung thần của Tự do Thông tin” gây ra.
Trong số 5 tên mới được thêm vào danh sách năm nay có ông Tập Cận Bình, Chủ tịch mới của Trung Quốc, thay thế cho tên của ông Hồ Cẩm Đào, cựu Chủ tịch. Trong số các tên được ra khỏi danh sách có Tổng thống Thein Sein của Miến Điện giữa những cải cách dân chủ-chính trị đáng kể của quốc gia này.
Nghị quyết 1738 về an toàn của ký giả do Hội đồng bảo an Liên hiệp quốc thông qua năm 2006 yêu cầu các quốc gia có nghĩa vụ phải bảo vệ các nhà báo và những người hoạt động trong lĩnh vực truyền thông.
Tuy nhiên, RSF cho rằng sở dĩ các nghĩa vụ này chưa được thực hiện đầy đủ là vì các nước thiếu ý chí chính trị để trừng phạt các vi phạm này hoặc vì hệ thống tư pháp yếu kém hoặc bởi vì chính nhà cầm quyền là thủ phạm gây ra các vi phạm đó.
Phóng viên Không Biên giới đề xuất cần thành lập cơ chế giám sát tuân thủ Nghị quyết 1738 để khuyến khích các quốc gia thành viên trong Liên hiệp quốc phải xử phạt những kẻ sát hại, tấn công, đàn áp các ký giả.
RSF nhắc lại rằng việc bảo vệ pháp lý cho các nhà báo cũng được đảm bảo bởi Tuyên ngôn Quốc tế Nhân quyền, Công ước Quốc tế về Quyền Dân sự và Chính trị, Công ước Geneva và các công ước quốc tế khác.
Ngày Tự do Báo chí Thế giới được thành lập theo sáng kiến của tổ chức Phóng viên Không biên giới nhằm vinh danh các những người cầm bút bất chấp hiểm nguy, dấn thân tố cáo tội ác do các “Hung thần của Tự do Thông tin” gây ra.
Trong số 5 tên mới được thêm vào danh sách năm nay có ông Tập Cận Bình, Chủ tịch mới của Trung Quốc, thay thế cho tên của ông Hồ Cẩm Đào, cựu Chủ tịch. Trong số các tên được ra khỏi danh sách có Tổng thống Thein Sein của Miến Điện giữa những cải cách dân chủ-chính trị đáng kể của quốc gia này.
Nghị quyết 1738 về an toàn của ký giả do Hội đồng bảo an Liên hiệp quốc thông qua năm 2006 yêu cầu các quốc gia có nghĩa vụ phải bảo vệ các nhà báo và những người hoạt động trong lĩnh vực truyền thông.
Tuy nhiên, RSF cho rằng sở dĩ các nghĩa vụ này chưa được thực hiện đầy đủ là vì các nước thiếu ý chí chính trị để trừng phạt các vi phạm này hoặc vì hệ thống tư pháp yếu kém hoặc bởi vì chính nhà cầm quyền là thủ phạm gây ra các vi phạm đó.
Phóng viên Không Biên giới đề xuất cần thành lập cơ chế giám sát tuân thủ Nghị quyết 1738 để khuyến khích các quốc gia thành viên trong Liên hiệp quốc phải xử phạt những kẻ sát hại, tấn công, đàn áp các ký giả.
RSF nhắc lại rằng việc bảo vệ pháp lý cho các nhà báo cũng được đảm bảo bởi Tuyên ngôn Quốc tế Nhân quyền, Công ước Quốc tế về Quyền Dân sự và Chính trị, Công ước Geneva và các công ước quốc tế khác.
Không có nhận xét nào: