Gioan Lê Quang Vinh, Lam Hồng - 1.6.2013: Có lần chúng tôi viết bài “Tháng Năm nhớ sinh nhật những con người vĩ đại”, để nhớ đến một số vị trong thế kỷ qua có tầm vóc lớn lao trong lịch sử loài người và Hội Thánh Công Giáo. Và cứ mỗi lần tháng Năm đến rồi đi, chúng ta lại nhớ đến sinh nhật của những con người đã làm xoay chuyển thế giới này, giúp con người thoát khỏi bóng tối của gian tà và bạo lực, trong đó đứng đầu là Đức Chân Phúc Giáo Hoàng Gioan Phaolô II.
Nhưng không chỉ nhắc đến sinh nhật, mà tháng Năm còn gợi nhớ những sự kiện lớn lao. Khi nhìn lại lịch sử Hội Thánh, có một tháng Năm đã gây tiếng vang và ảnh hưởng lớn lao trên người lao động toàn thế giới. Đó là tháng Năm năm 1891, với Thông điệp Tân Sự (Rerum Novarum) do Đức Giáo Hoàng Lêô XIII ban hành.
Thông điệp Rerum Novarum không phải khởi đầu cho Giáo huấn Xã Hội Công Giáo, bởi vì Giáo huấn này đã hình thành ngay từ thời Đấng Sáng Lập Hội Thánh kêu gọi các môn đệ đầu tiên trên biển hồ Galilê (Mc.1,16-20). Nhưng Thông điệp ấy đã “xới lên” tất cả mọi vấn đề liên quan đến quan điểm của Hội Thánh Công giáo về mọi vấn đề xã hội, và đặt nền móng cho việc phát triển sau đó.
Nhiều sách vở đã viết về Thông điệp vĩ đại này, và nhân dịp kỷ niệm 100 năm ngày ban hành Thông điệp Rerum Novarum, tháng Năm năm 1991, Đức Chân Phúc Giáo Hoàng Gioan Phaolô II đã ban hành Thông điệp Centesimus Annus (Bách Chu Niên). Trong lời giới thiệu vào ngày trước khi công bố, chính Đức Giáo Hoàng Gioan Phaolô đã viết về Thông điệp của mình như sau:
“Khi soạn thảo văn kiện này, tôi đã kín múc từ kho tàng truyền thống và từ đời sống của Giáo Hội để vạch ra một số đường hướng và viễn tượng khả dĩ đáp ứng được những vấn đề của xã hội ngày một nghiêm trọng hơn như thấy trong thời đại chúng ta”.
Quả thật, kho tàng truyền thống và đời sống Hội Thánh qua bao thế kỷ đã chứa đựng những Giáo huấn về mặt xã hội rất thiết thực và cao quý cho con người của mọi thời đại.
Nhưng điều đáng tiếc là những người thừa hưởng gia tài phong phú ấy là chính con cái Hội Thánh khi đi giữa lòng thế giới này lại không ý thức được rằng, hay ít ra không nhớ rằng Mẹ Hội Thánh đã tiên liệu những tình huống mà con người gặp phải, để chỉ cho họ cách hành xử theo đúng tinh thần Công Giáo, theo đúng huấn lệnh của Đức Kitô, Đấng đã cứu con người xét như toàn thể, cả phần hồn lẫn phần xác.
Hơn một trăm năm đã đi qua kể từ ngày vị Giáo Hoàng lỗi lạc, Đức Lêô XIII, ban hành Thông điệp Tân Sự. Trong thời gian ấy, biết bao nhiêu văn kiện Toà Thánh đã nhắc lại, khai triển, bổ túc cho các ý tưởng từ Thông điệp ấy. Vậy mà thực tế thì chưa được như Hội Thánh mong muốn.
Khi những biến động xã hội xảy ra, dường như con cái Hội Thánh giữa lòng thế giới vẫn thấy lúng túng, băn khoăn, thậm chí có quan điểm trái ngược nhau. Khi nhân quyền bị coi rẻ và khi tiếng nói của lương tri bị lấn át, thì một số người con của Hội Thánh nhiều khi vẫn thờ ơ và coi là chuyện của thiên hạ chẳng liên quan đến mình. Khi cộng đoàn dân Chúa ở đâu đó cất lên tiếng nói đòi lại công lý và những gì liên quan đến quyền sở hữu của mình, thì vẫn có những người đạo đức khuyên can: của cải thế gian chúng ta không cần quan tâm, cố gắng giữ hoà khí để đối thoại…
Tại sao có những phản ứng hoàn toàn trái với Giáo huấn Xã Hội Công giáo như thế? Lý do là vì Giáo huấn Xã Hội Công Giáo còn quá xa lạ, và chưa đi vào việc huấn giáo trong nhà thờ và trong các lớp giáo lý.
Trên một mạng xã hội mới đây khi đọc tin các linh mục theo dõi việc xét xử công dân yêu nước tại toà án, thì một người tự xưng là Công giáo viết một lời bình khá xấc và sai cả giáo lý, nội dung nói là linh mục thì chỉ nên làm việc trong nhà thờ, đừng lo chuyện xã hội. Xưng là người Công giáo mà chưa hiểu được rằng sứ mạng của Hội Thánh không chỉ trong phạm vi nhà thờ, giáo xứ, mà còn gắn liền với tất cả những gì liên quan đến con người!
Gần đây một sự kiện xã hội được nhiều người quan tâm với những luồng ý kiến trái chiều. Một người khuyết tật ở nước khác được mời đến Việt nam, nhưng cách người ta đối xử với anh thật rất lạ, nhất là họ tìm cách để thông điệp của anh gửi cho người nghe không đến được một cách trung thực. Rõ ràng nhân vị, phẩm giá con người cũng như sự thật và công lý không được đề cao cho bằng những mục tiêu khác.
Những ví dụ trên chứng minh điều chúng ta vừa trao đổi: Giáo huấn Xã Hội Công giáo còn xa lạ quá. Ấy là chúng ta đang ở vào thế kỷ 21. Xin hãy nhớ cho rằng vào cuối thế kỷ 19, Đức Giáo Hoàng Lêô XIII đã nhìn thấy viễn cảnh hôm nay.
Vâng, chắc chắn ngài nhìn thấy cảnh tượng này, và theo ý riêng chúng tôi, ngài nhìn thấy từng ngóc ngách của xã hội Việt nam nữa. Bởi vì những ngóc ngách ấy đã biểu lộ rõ ràng ngay từ khi chủ nghĩa xã hội khởi đầu.
Cái nhìn sâu rộng của vị Cha chung ngày hôm nay vẫn còn làm nhiều người ngạc nhiên thán phục. Thông điệp của ngài đã đề cập đến những vấn nạn mà ngày hôm nay chúng ta cứ mãi loay hoay trong đó. Đó là việc xã hội chủ nghĩa xoá bỏ quyền tư hữu, các giai cấp xã hội và việc Hội Thánh đứng về phía những giai cấp chịu thiệt thòi bằng chính đức ái nền tảng Kitô giáo. Đó là việc phục vụ công ích, việc bảo vệ người lao động và việc tôn trọng nhân phẩm.
Con cái Hội Thánh đi giữa lòng thế giới, không coi thế giới là phù hoa tạm bợ, nhưng coi cuộc sống này là khởi đầu của ơn Cứu độ. Chính Đức Kitô đi vào lòng đời và cứu chữa con người thời đại ngài cả phần tâm hồn lẫn về mặt thể chất. Và ơn Cứu độ phổ quát qua mọi thời đại vẫn là ơn cứu độ cho cả linh hồn và thân xác con người.
Ước chi việc học hỏi và quảng bá cho Giáo huấn Xã Hội Công giáo ngày càng được mạnh mẽ, sâu rộng, để con cái Hội Thánh sẵn sàng dấn thân cho xã hội trần thế nơi họ được Thiên Chúa gửi đến. Trong Thông điệp Quan Tâm Đến Vấn Đề Xã Hội (Sollicitudo Rei Socialis), Đức Chân Phúc Giáo Hoàng Gioan Phaolô II viết: “Việc giảng dạy và phổ biến giáo huấn về vấn đề xã hội thuộc về sứ mạng Phúc Ân của Giáo Hội (…) giáo huấn đó đòi hỏi mỗi người tuỳ theo vai trò, ơn gọi hoàn cảnh của mình phải dấn thân cho công lý”.
Nhưng không chỉ nhắc đến sinh nhật, mà tháng Năm còn gợi nhớ những sự kiện lớn lao. Khi nhìn lại lịch sử Hội Thánh, có một tháng Năm đã gây tiếng vang và ảnh hưởng lớn lao trên người lao động toàn thế giới. Đó là tháng Năm năm 1891, với Thông điệp Tân Sự (Rerum Novarum) do Đức Giáo Hoàng Lêô XIII ban hành.
Thông điệp Rerum Novarum không phải khởi đầu cho Giáo huấn Xã Hội Công Giáo, bởi vì Giáo huấn này đã hình thành ngay từ thời Đấng Sáng Lập Hội Thánh kêu gọi các môn đệ đầu tiên trên biển hồ Galilê (Mc.1,16-20). Nhưng Thông điệp ấy đã “xới lên” tất cả mọi vấn đề liên quan đến quan điểm của Hội Thánh Công giáo về mọi vấn đề xã hội, và đặt nền móng cho việc phát triển sau đó.
Nhiều sách vở đã viết về Thông điệp vĩ đại này, và nhân dịp kỷ niệm 100 năm ngày ban hành Thông điệp Rerum Novarum, tháng Năm năm 1991, Đức Chân Phúc Giáo Hoàng Gioan Phaolô II đã ban hành Thông điệp Centesimus Annus (Bách Chu Niên). Trong lời giới thiệu vào ngày trước khi công bố, chính Đức Giáo Hoàng Gioan Phaolô đã viết về Thông điệp của mình như sau:
“Khi soạn thảo văn kiện này, tôi đã kín múc từ kho tàng truyền thống và từ đời sống của Giáo Hội để vạch ra một số đường hướng và viễn tượng khả dĩ đáp ứng được những vấn đề của xã hội ngày một nghiêm trọng hơn như thấy trong thời đại chúng ta”.
Quả thật, kho tàng truyền thống và đời sống Hội Thánh qua bao thế kỷ đã chứa đựng những Giáo huấn về mặt xã hội rất thiết thực và cao quý cho con người của mọi thời đại.
Nhưng điều đáng tiếc là những người thừa hưởng gia tài phong phú ấy là chính con cái Hội Thánh khi đi giữa lòng thế giới này lại không ý thức được rằng, hay ít ra không nhớ rằng Mẹ Hội Thánh đã tiên liệu những tình huống mà con người gặp phải, để chỉ cho họ cách hành xử theo đúng tinh thần Công Giáo, theo đúng huấn lệnh của Đức Kitô, Đấng đã cứu con người xét như toàn thể, cả phần hồn lẫn phần xác.
Hơn một trăm năm đã đi qua kể từ ngày vị Giáo Hoàng lỗi lạc, Đức Lêô XIII, ban hành Thông điệp Tân Sự. Trong thời gian ấy, biết bao nhiêu văn kiện Toà Thánh đã nhắc lại, khai triển, bổ túc cho các ý tưởng từ Thông điệp ấy. Vậy mà thực tế thì chưa được như Hội Thánh mong muốn.
Khi những biến động xã hội xảy ra, dường như con cái Hội Thánh giữa lòng thế giới vẫn thấy lúng túng, băn khoăn, thậm chí có quan điểm trái ngược nhau. Khi nhân quyền bị coi rẻ và khi tiếng nói của lương tri bị lấn át, thì một số người con của Hội Thánh nhiều khi vẫn thờ ơ và coi là chuyện của thiên hạ chẳng liên quan đến mình. Khi cộng đoàn dân Chúa ở đâu đó cất lên tiếng nói đòi lại công lý và những gì liên quan đến quyền sở hữu của mình, thì vẫn có những người đạo đức khuyên can: của cải thế gian chúng ta không cần quan tâm, cố gắng giữ hoà khí để đối thoại…
Tại sao có những phản ứng hoàn toàn trái với Giáo huấn Xã Hội Công giáo như thế? Lý do là vì Giáo huấn Xã Hội Công Giáo còn quá xa lạ, và chưa đi vào việc huấn giáo trong nhà thờ và trong các lớp giáo lý.
Trên một mạng xã hội mới đây khi đọc tin các linh mục theo dõi việc xét xử công dân yêu nước tại toà án, thì một người tự xưng là Công giáo viết một lời bình khá xấc và sai cả giáo lý, nội dung nói là linh mục thì chỉ nên làm việc trong nhà thờ, đừng lo chuyện xã hội. Xưng là người Công giáo mà chưa hiểu được rằng sứ mạng của Hội Thánh không chỉ trong phạm vi nhà thờ, giáo xứ, mà còn gắn liền với tất cả những gì liên quan đến con người!
Gần đây một sự kiện xã hội được nhiều người quan tâm với những luồng ý kiến trái chiều. Một người khuyết tật ở nước khác được mời đến Việt nam, nhưng cách người ta đối xử với anh thật rất lạ, nhất là họ tìm cách để thông điệp của anh gửi cho người nghe không đến được một cách trung thực. Rõ ràng nhân vị, phẩm giá con người cũng như sự thật và công lý không được đề cao cho bằng những mục tiêu khác.
Những ví dụ trên chứng minh điều chúng ta vừa trao đổi: Giáo huấn Xã Hội Công giáo còn xa lạ quá. Ấy là chúng ta đang ở vào thế kỷ 21. Xin hãy nhớ cho rằng vào cuối thế kỷ 19, Đức Giáo Hoàng Lêô XIII đã nhìn thấy viễn cảnh hôm nay.
Vâng, chắc chắn ngài nhìn thấy cảnh tượng này, và theo ý riêng chúng tôi, ngài nhìn thấy từng ngóc ngách của xã hội Việt nam nữa. Bởi vì những ngóc ngách ấy đã biểu lộ rõ ràng ngay từ khi chủ nghĩa xã hội khởi đầu.
Cái nhìn sâu rộng của vị Cha chung ngày hôm nay vẫn còn làm nhiều người ngạc nhiên thán phục. Thông điệp của ngài đã đề cập đến những vấn nạn mà ngày hôm nay chúng ta cứ mãi loay hoay trong đó. Đó là việc xã hội chủ nghĩa xoá bỏ quyền tư hữu, các giai cấp xã hội và việc Hội Thánh đứng về phía những giai cấp chịu thiệt thòi bằng chính đức ái nền tảng Kitô giáo. Đó là việc phục vụ công ích, việc bảo vệ người lao động và việc tôn trọng nhân phẩm.
Con cái Hội Thánh đi giữa lòng thế giới, không coi thế giới là phù hoa tạm bợ, nhưng coi cuộc sống này là khởi đầu của ơn Cứu độ. Chính Đức Kitô đi vào lòng đời và cứu chữa con người thời đại ngài cả phần tâm hồn lẫn về mặt thể chất. Và ơn Cứu độ phổ quát qua mọi thời đại vẫn là ơn cứu độ cho cả linh hồn và thân xác con người.
Ước chi việc học hỏi và quảng bá cho Giáo huấn Xã Hội Công giáo ngày càng được mạnh mẽ, sâu rộng, để con cái Hội Thánh sẵn sàng dấn thân cho xã hội trần thế nơi họ được Thiên Chúa gửi đến. Trong Thông điệp Quan Tâm Đến Vấn Đề Xã Hội (Sollicitudo Rei Socialis), Đức Chân Phúc Giáo Hoàng Gioan Phaolô II viết: “Việc giảng dạy và phổ biến giáo huấn về vấn đề xã hội thuộc về sứ mạng Phúc Ân của Giáo Hội (…) giáo huấn đó đòi hỏi mỗi người tuỳ theo vai trò, ơn gọi hoàn cảnh của mình phải dấn thân cho công lý”.
Không có nhận xét nào: