Tầm Nhìn, Ba Sàm - 25.6.2013: Tôi gặp ông Lê Doãn Hợp cách đây vừa tròn 10 năm (2003) khi ông còn làm Bí thư Tỉnh ủy Nghệ An, sau này ông ra “Hà Nội” làm Phó ban tuyên giáo Trung ương, rồi Bộ trưởng Bộ Văn hóa thông tin, Bộ trưởng Bộ TT &TT thỉnh thoảng cũng có gặp lại nhưng hầu hết là qua…tivi! Nay lại gặp trực tiếp ông trong cương vị mới: Chủ tịch Hội Truyền thông số Việt Nam, ông vẫn tươi tắn, nhanh nhẹn và vẫn giữ nguyên lối tư duy rất đặc thù: luôn đúc kết các vấn đề kiểu “số hóa” như 10 năm trước…
3 cần, 3 khó
*Theo ông đâu là những vấn đề lớn và nóng nhất của nền báo chí hiện đại?
Chưa bao giờ báo chí cần và khó như hiện nay. Theo đúc kết của riêng tôi, nền báo chí ngày nay có ‘3 cần và 3 khó”.
Người ta cần báo chí vì nhu cầu dân chủ trung thực khách quan; Cần là vì xu thế của thời đại truyền thông và thông tin. Con người có trong tay 1 chiếc điện thoại di động là có cả thế giới, thế giới trong lòng bàn tay và thế giới trên đầu các ngón tay. Tức là một xã hội truyền thông bằng báo chí công dân (blog như là báo công dân). Một thông tin, một hình ảnh để trong máy là của riêng mình nhưng đưa lên mạng là của xã hội. Đó là xu hướng khó đảo ngược, vấn đề là quản lý và sàng lọc như thế nào. Thêm nữa, báo chí thực chất là dân chủ đẳng cấp vì thông qua báo chí con người biết tất cả những gì cần biết mà lức bình thường không dễ.
Nhưng khó là vì thời bây giờ nhiều vấn đề nhạy cảm, nên viết như thế nào, viết đến đâuđể có lợi cho dân tộc, viết thế nào để trung thực để tạo ra xu hướng nhận thức và hành động đúng đắn là không dễ. Cái khó thứ 2 là luật lệ cơ chế của chúng ta vẫn chưa đồng bộ, giữa cái đúng và cái sai, giữa cái nắm và cái buông cũng là biên giới hết sức mỏng manh. Làm cho người làm báo và ngay cả cơ quan quản lý báo chí cũng có lúc lúng túng, vì vậy Quốc hội đang đưa ra chương trình sửa đổi Luật báo chí. Cái khó thứ 3, là sự sa sút của nền kinh tế thế giới, DN trong nước rất khó khăn, cuộc sống báo chí vốn nhìn vào DN, nhìn vào nền kinh tế của đất nước khi đất nước khó khăn hơn, người làm báo cũng nghèo khó hơn.
* Ngoài những “khó” ấy ngày nay, người ta cũng đề cập đến một cái khó khác ấy là sự cạnh tranh dữ dội giữa báo giấy và báo mạng, thưa ông?
Nói một cách thật lòng, báo giấy đang có xu hướng thu hẹp dần, đó là xu hướng không thể cưỡng được. Bởi lẽ, đối tượng đọc báo giấy là những người cao tuổi. Họ không quen hoặc ngại tiếp cận với môi trường mạng và cũng có người cho rằng báo giấy được sàng lọc kỹ hơn. Những người đó hầu hết là tuổi cao và đang giảm dần. Trong khi đông đảo thế hệ trẻ thì đọc báo mạng. Đây là một xu thế mà người làm báo phải hiểu và phải biết để đi cả 2 chân: báo giấy và báo mạng, ai thích báo giấy thì sản xuất báo giấy, ai thích báo mạng thì phục vụ báo mạng. Cố nhiên báo giấy và báo mạng khác nhau ở một điều: báo giấy khống chế thời gian trong một ngày còn báo mạng đổi mới cập nhật từng giờ; đó là lợi thế của báo mạng.
Nhìn một cách tổng quan làng báo Việt Nam, tôi có 1 nhận xét như sau: Miền bắc là đất văn, miền trung là đất thơ và miền Nam mới là đất báo. Có thể nói báo chí ở miền Nam phát triển mạnh hơn, cập nhật tốt hơn. Tôi cũng nhận ra báo miền Nam dân rất thích mua vì có nhiều thông tin mà dân cần, còn báo miền Bắc đưa tin hội nghị quá nhiều, những điều Dân mong còn rất mỏng.
* Người ta cho rằng một trong những sứ mệnh lớn nhất của báo chí hiện nay là chống tham nhũng, quan điểm của ông về vấn đề này?
Tham nhũng là một căn bệnh hiểm nghèo gắn liền với mọi nhà nước. Chừng nào còn nhà nước thì chừng đó còn quyền lực, mà còn quyền lực thì rất dễ xuất hiện những người sử dụng sai quyền lực vì lợi ích riêng. Cho nên cuộc đấu tranh để loại bỏ những người sử dụng sai quyền lực ra khỏi bộ máy nhà nước các cấp là cuộc đấu tranh thường xuyên, tất yếu của mọi nhà nước, chống mạnh thì thịnh, chống yếu thì suy, ngoài ra không còn đường nào khác. Vì vậy có nhà nước là phải chống tham nhũng đó là chống lại sự ngọt ngào của quyền lực. Hiện nay cả thế giới đều đang chống tham nhũng, có nhà nước thành công nhiều, nhà nước thành công ít, thậm chí chưa thành công. Như Singapore là đất nước chống tham nhũng tốt nhất với 3 không, không thể tham nhũng vì luật pháp hoàn hảo đến mức không có kẽ hở để tham nhũng lợi dụng; Hai là không cần tham nhũng vì đời sống đủ đầy; và ba là không dám tham nhũng vì bị xử rất nghiêm.
Riêng ở Việt Nam có 1 cái hay là hệ thống công quyền của chúng ta rất sợ báo chí. Một thiết chế mà quan sợ dân, sợ báo chí là một thiết chế rất tốt cần phát huy ở mức tối đa. Cố nhiên là báo chí phải nói đúng. Đảng và Nhà nước phải nắm chắc công cụ báo chí để đẩy mạnh cuộc chiến chống tham nhũng, tất cả những việc báo chí đưa lên công luận đều phải xử lý đến nơi đến chốn và cương quyết không để “chìm xuồng”, như vậy vai trò của báo chí trong chống tham nhũng là rất lớn. Đó là động lực tốt để phát triển kinh tế và tiến bộ xã hội.
Tuy nhiên, tôi có một băn khoăn là tại Đại hội 11, trí tuệ đại hội, hệ thống báo chí và cả những người quản lý báo chí đã đưa vào được Nghị quyết của Đại hộimấy dòng, là trong nhiều chức năng của báo chí có chức năng phản biện và giám sát. Đặc biệt là chức năng phản biện, nhưng gần hết nửa nhiệm kỳ đại hội 11, việc triển khai chức năng phản biện của cơ quan báo chí chưađủ tầm. Bản thân những người làm báo chí cũng chưa nhận thức hết vai trò này và các cơ quan nhà nước cũng chưa tạo điều kiện cho báo chí làm tốt vai trò này.
Quyền lực và thiết chế giám sát quyền lực luôn đi đôi với nhau, ví như một chiếc xe máy muốn vận hành hết công suất và an toàn trước hết phải có một bộ phanh. “tốt” báo chí phản biện, giám sát quyền lực của bộ máy công quyền như bộ phanh của chiếc xe máy vậy.
Duyên nghề và hai tiếng “Quê hương”
* Ông từng được anh em trong nghề báo gọi vui là “Mr. Lề phải”, ông có suy nghĩ gì về “nghệ danh” mà thiên hạ người ta phong tặng cho mình?
Đúng là nhiều người đã gọi tôi là “ông lề phải”, đến mức khi tôi sang Mỹ đối thoại với báo chí người việt tại San Francisco năm 2011, người ta cũng đã hỏi câu này. Thực ra do người ta rút gọn nên hiểu không đầy đủ. Điều tôi đã nói là: Tất cả mọi nghề trên thế giới muốn tác nghiệp an toàn và thuận lợi thì phải làm đúng luật. Cũng như người đi bộ là tự do nhất thì khi tham gia giao thông muốn an toàn và tự do cũng phải đi đúng lề đường bên phải, còn nếu đi sang phần đường của ô tô, xe máy thì vừa không an toàn vừa mất tự do. Tôi nói đầy đủ là như thế.
* Nhân chuyện “lề trái”, lề phải” trong chuyện làm báo, ông có suy nghĩ gì về hiện tượng bùng nổ các trang Blog hiện nay. Thậm chí đã có vài bloger vốn xuất thân là những nhà báo chính hiệu đã dính vòng lao lý gần đây?
Blog là một dạng báo công dân, một xã hội có nhiều thông tin là một xã hội cởi mở và thông thoáng, Blog là tiếng nói, được chuyển thành chữ viết. Đó là xu hướng tốt, nhưng vấn đề là phải quản lý được xu hướng đó, anh viết đúng và góp ý chân thành phải được tôn vinh, nhưng nếu lợi dụng dân chủ để làm những điều không đúng thì cần phải được uốn nắn, thậm chí phải được giáo dục và được luật pháp can thiệp. Theo tôi hiện có 2 cách quản lý blog tốt nhất. Trước hết là khuyến khích chứ không cấm đoán, vì 1 xã hội thông thoáng tư tưởng là tốt. Nhưng khi vào thế giới blog cũng như ta tự chọn món ăn, Hà Nội có hàng ngàn quán phở nhưng chọn quán nào hợp với mình thì vào không hợp thì thôi. Cơ bản là người sử dụng và đọc phải có chính kiến và sự lựa chọn. Thứ hai, phải nâng cao và tôn vinh dân trí, để cho mọi người tự sàng lọc, để tự phòng vệ tốt, khi đọc blog phải biết phân tích người này nói đúng, người khác nói không đúng, vì để thuyết phục xã hội là lý lẽ là trí tuệ chứ không phải áp đặt. Cho nên xã hội văn minh là xã hội vừa quản lý bằng luật pháp vừa quản lý bằng định hướng dân trí cao.
* Gắn bó với truyền thông, báo chí ngay từ khi còn ở địa phương với nghề làm Tuyên giáo Nghệ An, sau này “ra trung ương” cái duyên với làng báo lại càng thêm đậm khi ông lần lượt giữ các cương vị lãnh đạo tại các cơ quan quản lý báo chí như Phó Ban tuyên giáo TW, Bộ trưởng Bộ TT&TT, kỷ niệm nào khiến ông nhớ nhất?
Với báo chí tôi có rất nhiều kỷ niệm, trên mọi cương vị tôi là người luôn chịu khó tiếp cận với báo chí, chưa từng né tránh một phóng viên nào, kể cả những phóng viên “gai góc”. Theo tôi đã làm người lãnh đạo thì không nên né tránh báo chí, bởi né tránh báo chí là né tránh dư luận và công dân. Phải coi báo chí là cây cầu tri thức để gắn kết người lãnh đạo với quần chúng . Ấn tượng nhất trong hàng chục năm gắn với làng báo có lẽ là cuộc đối thoại với báo chí người Việt tại San Francisco (Mỹ). Khi tôi sang Mỹ, các đồng chí lãnh đạo Đại sứ quán và tổng lãnh sự quán của Việt Nam tại Mỹ có đề nghị tôi giành thời gian đối thoại với các báo người việt tại Mỹ. Tôi đã nhận lời và vì lịch công tác đã khép kín nên cuộc đối thoại được sắp xếp từ 19 giờ đến 21 giờ tối ngày 11.6.2011.
Sau màn dạo đầu, nặng nghi lễ ngoại giao, các phóng viên báo chí người Việt đặt ra 11 câu hỏi rất thời cuộc và nhạy cảm để tôi trả lời. Sau đây tôi chỉ nói lại vài câu hỏi mà tôi thấy có ấn tượng nhất:
“Tại sao các ông lại giao ban báo chí 1 lần/tuần, đây có phải là các ông “cầm tay chỉ việc” cho báo chí không? Tôi cười vui và điềm tĩnh trả lời, các ông nhầm rồi, báo chí cần nhất là thông tin và yêu cầu cao nhất của báo chí là cung cấp thông tin, giao ban 1 tuần 1 lần của chúng tôi là nhằm cung cấp thông tin cho báo chí, tại những buổi giao ban này các cơ quan quản lý nhà nước phải trả lời, đầy đủ các câu hỏi và cung cấp thông tin cho báo chí. Như vậy là tôn trọng báo chí chứ không phải áp đặt hoặc cầm tay chỉ việc cho báo chí.
“Tại sao ông lại không cho hình thức tranh biếm họa lãnh đạo tại Việt Nam được thực thi mà thời Việt Nam Cộng hòa chúng tôi đã phát triển rất tốt, chúng tôi nghĩ biếm họa cũng là một cách góp ý cho lãnh đạo rất hiệu quả”? Tôi vui vẻ trao đổi: Thực ra chúng tôi không cấm hình thức này, nhưng từ thời bác Hồ; thực hiện cơ chế Đảng cử dân bầu. Lãnh đạo thường rất được dân tín nhiệm nên mất dần hình thức đó. Nhưng tôi cam đoan là nếu sắp tới có cán bộ lãnh đạo nào không tín nhiệm thì tranh biếm họa có thể sẽ xuất hiện, chứ chúng tôi không cấm.
Tại buổi gặp mặt, tôi cũng chân thành nói với những nhà báo người việt rằng: 36 năm sau ngày thống nhất đất nước các ngài không về Việt nam mà chỉ ngồi ở Mỹ để viết về Việt Nam thiếu thực tế là lỗi của của các ngài; Nhưng 36 năm những người làm thông tin truyền thông như chúng tôi không tổ chức được những cuộc đối thoại như hôm nay, đó là lỗi của chúng tôi. Khuyết điểm này từ nay trở đi phải được cả 2 bên cùng khắc phục. Nhân dịp này tôi thay mặt chính phủ mời các ông sang thăm Việt Nam vì các ông chưa về Việt Nam nên viết chưa đúng về Việt nam thì nhân dân Việt Nam bỏ qua; nhưng đã về Việt Nam rồi mà còn viết không đúng thì lúc đó mới đáng trách. Tôi xin đảm bảo an toàn cho những người về thăm lại Việt nam, các ông cứ lập danh sách, đề Nghị Đại sứ quán Việt Nam làm thủ tục và chúng tôi sẽ mời các ông đi tất cả những nơi mà các ông quan tâm, nhờ đó chúng ta sẽ hiểu nhau hơn và hợp tác với nhau về truyền thông tốt hơn. Vì tất cả chúng ta ngồi ở đây đều có chung một mẫu số là tổ quốc Việt Nam mẹ hiền. Đúng như một nhà văn Pháp đã nói một câu rất sâu sắc và thấm thía, đại ý: “Người ta có thể đưa một con người ra khỏi một quê hương. Nhưng không ai có thể đưa quê hương ra khỏi một con người”. Và tôi luôn luôn tâm niệm rằng: Quê hương là bầu sữa mẹ, chắt chiu từ hạt lúa củ khoai. Quê hương là mối tình dài mà không bao giờ phạt nhạt.
Sau 2 giờ làm việc, cuộc đối thoại kết thúc trong không khí hữu nghị, hiểu biết và tôn trọng lẫn nhau. Chia tay nhau bằng những chiếc bắt tay thân thiện và nồng ấm. Được biết sau này, 22 phóng viên báo chí người việt ở Mỹ về thăm Việt Nam và trở về đưa tin rất trung thực và thiện chí với tổ quốc và nhân dân Việt Nam.
Đó là một trong nhiều kỷ niệm khó quên trong cuộc đời làm báo và quản lý báo chí của tôi.
3 cần, 3 khó
*Theo ông đâu là những vấn đề lớn và nóng nhất của nền báo chí hiện đại?
Chưa bao giờ báo chí cần và khó như hiện nay. Theo đúc kết của riêng tôi, nền báo chí ngày nay có ‘3 cần và 3 khó”.
Người ta cần báo chí vì nhu cầu dân chủ trung thực khách quan; Cần là vì xu thế của thời đại truyền thông và thông tin. Con người có trong tay 1 chiếc điện thoại di động là có cả thế giới, thế giới trong lòng bàn tay và thế giới trên đầu các ngón tay. Tức là một xã hội truyền thông bằng báo chí công dân (blog như là báo công dân). Một thông tin, một hình ảnh để trong máy là của riêng mình nhưng đưa lên mạng là của xã hội. Đó là xu hướng khó đảo ngược, vấn đề là quản lý và sàng lọc như thế nào. Thêm nữa, báo chí thực chất là dân chủ đẳng cấp vì thông qua báo chí con người biết tất cả những gì cần biết mà lức bình thường không dễ.
Nhưng khó là vì thời bây giờ nhiều vấn đề nhạy cảm, nên viết như thế nào, viết đến đâuđể có lợi cho dân tộc, viết thế nào để trung thực để tạo ra xu hướng nhận thức và hành động đúng đắn là không dễ. Cái khó thứ 2 là luật lệ cơ chế của chúng ta vẫn chưa đồng bộ, giữa cái đúng và cái sai, giữa cái nắm và cái buông cũng là biên giới hết sức mỏng manh. Làm cho người làm báo và ngay cả cơ quan quản lý báo chí cũng có lúc lúng túng, vì vậy Quốc hội đang đưa ra chương trình sửa đổi Luật báo chí. Cái khó thứ 3, là sự sa sút của nền kinh tế thế giới, DN trong nước rất khó khăn, cuộc sống báo chí vốn nhìn vào DN, nhìn vào nền kinh tế của đất nước khi đất nước khó khăn hơn, người làm báo cũng nghèo khó hơn.
* Ngoài những “khó” ấy ngày nay, người ta cũng đề cập đến một cái khó khác ấy là sự cạnh tranh dữ dội giữa báo giấy và báo mạng, thưa ông?
Nói một cách thật lòng, báo giấy đang có xu hướng thu hẹp dần, đó là xu hướng không thể cưỡng được. Bởi lẽ, đối tượng đọc báo giấy là những người cao tuổi. Họ không quen hoặc ngại tiếp cận với môi trường mạng và cũng có người cho rằng báo giấy được sàng lọc kỹ hơn. Những người đó hầu hết là tuổi cao và đang giảm dần. Trong khi đông đảo thế hệ trẻ thì đọc báo mạng. Đây là một xu thế mà người làm báo phải hiểu và phải biết để đi cả 2 chân: báo giấy và báo mạng, ai thích báo giấy thì sản xuất báo giấy, ai thích báo mạng thì phục vụ báo mạng. Cố nhiên báo giấy và báo mạng khác nhau ở một điều: báo giấy khống chế thời gian trong một ngày còn báo mạng đổi mới cập nhật từng giờ; đó là lợi thế của báo mạng.
Nhìn một cách tổng quan làng báo Việt Nam, tôi có 1 nhận xét như sau: Miền bắc là đất văn, miền trung là đất thơ và miền Nam mới là đất báo. Có thể nói báo chí ở miền Nam phát triển mạnh hơn, cập nhật tốt hơn. Tôi cũng nhận ra báo miền Nam dân rất thích mua vì có nhiều thông tin mà dân cần, còn báo miền Bắc đưa tin hội nghị quá nhiều, những điều Dân mong còn rất mỏng.
* Người ta cho rằng một trong những sứ mệnh lớn nhất của báo chí hiện nay là chống tham nhũng, quan điểm của ông về vấn đề này?
Tham nhũng là một căn bệnh hiểm nghèo gắn liền với mọi nhà nước. Chừng nào còn nhà nước thì chừng đó còn quyền lực, mà còn quyền lực thì rất dễ xuất hiện những người sử dụng sai quyền lực vì lợi ích riêng. Cho nên cuộc đấu tranh để loại bỏ những người sử dụng sai quyền lực ra khỏi bộ máy nhà nước các cấp là cuộc đấu tranh thường xuyên, tất yếu của mọi nhà nước, chống mạnh thì thịnh, chống yếu thì suy, ngoài ra không còn đường nào khác. Vì vậy có nhà nước là phải chống tham nhũng đó là chống lại sự ngọt ngào của quyền lực. Hiện nay cả thế giới đều đang chống tham nhũng, có nhà nước thành công nhiều, nhà nước thành công ít, thậm chí chưa thành công. Như Singapore là đất nước chống tham nhũng tốt nhất với 3 không, không thể tham nhũng vì luật pháp hoàn hảo đến mức không có kẽ hở để tham nhũng lợi dụng; Hai là không cần tham nhũng vì đời sống đủ đầy; và ba là không dám tham nhũng vì bị xử rất nghiêm.
Riêng ở Việt Nam có 1 cái hay là hệ thống công quyền của chúng ta rất sợ báo chí. Một thiết chế mà quan sợ dân, sợ báo chí là một thiết chế rất tốt cần phát huy ở mức tối đa. Cố nhiên là báo chí phải nói đúng. Đảng và Nhà nước phải nắm chắc công cụ báo chí để đẩy mạnh cuộc chiến chống tham nhũng, tất cả những việc báo chí đưa lên công luận đều phải xử lý đến nơi đến chốn và cương quyết không để “chìm xuồng”, như vậy vai trò của báo chí trong chống tham nhũng là rất lớn. Đó là động lực tốt để phát triển kinh tế và tiến bộ xã hội.
Tuy nhiên, tôi có một băn khoăn là tại Đại hội 11, trí tuệ đại hội, hệ thống báo chí và cả những người quản lý báo chí đã đưa vào được Nghị quyết của Đại hộimấy dòng, là trong nhiều chức năng của báo chí có chức năng phản biện và giám sát. Đặc biệt là chức năng phản biện, nhưng gần hết nửa nhiệm kỳ đại hội 11, việc triển khai chức năng phản biện của cơ quan báo chí chưađủ tầm. Bản thân những người làm báo chí cũng chưa nhận thức hết vai trò này và các cơ quan nhà nước cũng chưa tạo điều kiện cho báo chí làm tốt vai trò này.
Quyền lực và thiết chế giám sát quyền lực luôn đi đôi với nhau, ví như một chiếc xe máy muốn vận hành hết công suất và an toàn trước hết phải có một bộ phanh. “tốt” báo chí phản biện, giám sát quyền lực của bộ máy công quyền như bộ phanh của chiếc xe máy vậy.
Duyên nghề và hai tiếng “Quê hương”
* Ông từng được anh em trong nghề báo gọi vui là “Mr. Lề phải”, ông có suy nghĩ gì về “nghệ danh” mà thiên hạ người ta phong tặng cho mình?
Đúng là nhiều người đã gọi tôi là “ông lề phải”, đến mức khi tôi sang Mỹ đối thoại với báo chí người việt tại San Francisco năm 2011, người ta cũng đã hỏi câu này. Thực ra do người ta rút gọn nên hiểu không đầy đủ. Điều tôi đã nói là: Tất cả mọi nghề trên thế giới muốn tác nghiệp an toàn và thuận lợi thì phải làm đúng luật. Cũng như người đi bộ là tự do nhất thì khi tham gia giao thông muốn an toàn và tự do cũng phải đi đúng lề đường bên phải, còn nếu đi sang phần đường của ô tô, xe máy thì vừa không an toàn vừa mất tự do. Tôi nói đầy đủ là như thế.
* Nhân chuyện “lề trái”, lề phải” trong chuyện làm báo, ông có suy nghĩ gì về hiện tượng bùng nổ các trang Blog hiện nay. Thậm chí đã có vài bloger vốn xuất thân là những nhà báo chính hiệu đã dính vòng lao lý gần đây?
Blog là một dạng báo công dân, một xã hội có nhiều thông tin là một xã hội cởi mở và thông thoáng, Blog là tiếng nói, được chuyển thành chữ viết. Đó là xu hướng tốt, nhưng vấn đề là phải quản lý được xu hướng đó, anh viết đúng và góp ý chân thành phải được tôn vinh, nhưng nếu lợi dụng dân chủ để làm những điều không đúng thì cần phải được uốn nắn, thậm chí phải được giáo dục và được luật pháp can thiệp. Theo tôi hiện có 2 cách quản lý blog tốt nhất. Trước hết là khuyến khích chứ không cấm đoán, vì 1 xã hội thông thoáng tư tưởng là tốt. Nhưng khi vào thế giới blog cũng như ta tự chọn món ăn, Hà Nội có hàng ngàn quán phở nhưng chọn quán nào hợp với mình thì vào không hợp thì thôi. Cơ bản là người sử dụng và đọc phải có chính kiến và sự lựa chọn. Thứ hai, phải nâng cao và tôn vinh dân trí, để cho mọi người tự sàng lọc, để tự phòng vệ tốt, khi đọc blog phải biết phân tích người này nói đúng, người khác nói không đúng, vì để thuyết phục xã hội là lý lẽ là trí tuệ chứ không phải áp đặt. Cho nên xã hội văn minh là xã hội vừa quản lý bằng luật pháp vừa quản lý bằng định hướng dân trí cao.
* Gắn bó với truyền thông, báo chí ngay từ khi còn ở địa phương với nghề làm Tuyên giáo Nghệ An, sau này “ra trung ương” cái duyên với làng báo lại càng thêm đậm khi ông lần lượt giữ các cương vị lãnh đạo tại các cơ quan quản lý báo chí như Phó Ban tuyên giáo TW, Bộ trưởng Bộ TT&TT, kỷ niệm nào khiến ông nhớ nhất?
Với báo chí tôi có rất nhiều kỷ niệm, trên mọi cương vị tôi là người luôn chịu khó tiếp cận với báo chí, chưa từng né tránh một phóng viên nào, kể cả những phóng viên “gai góc”. Theo tôi đã làm người lãnh đạo thì không nên né tránh báo chí, bởi né tránh báo chí là né tránh dư luận và công dân. Phải coi báo chí là cây cầu tri thức để gắn kết người lãnh đạo với quần chúng . Ấn tượng nhất trong hàng chục năm gắn với làng báo có lẽ là cuộc đối thoại với báo chí người Việt tại San Francisco (Mỹ). Khi tôi sang Mỹ, các đồng chí lãnh đạo Đại sứ quán và tổng lãnh sự quán của Việt Nam tại Mỹ có đề nghị tôi giành thời gian đối thoại với các báo người việt tại Mỹ. Tôi đã nhận lời và vì lịch công tác đã khép kín nên cuộc đối thoại được sắp xếp từ 19 giờ đến 21 giờ tối ngày 11.6.2011.
Sau màn dạo đầu, nặng nghi lễ ngoại giao, các phóng viên báo chí người Việt đặt ra 11 câu hỏi rất thời cuộc và nhạy cảm để tôi trả lời. Sau đây tôi chỉ nói lại vài câu hỏi mà tôi thấy có ấn tượng nhất:
“Tại sao các ông lại giao ban báo chí 1 lần/tuần, đây có phải là các ông “cầm tay chỉ việc” cho báo chí không? Tôi cười vui và điềm tĩnh trả lời, các ông nhầm rồi, báo chí cần nhất là thông tin và yêu cầu cao nhất của báo chí là cung cấp thông tin, giao ban 1 tuần 1 lần của chúng tôi là nhằm cung cấp thông tin cho báo chí, tại những buổi giao ban này các cơ quan quản lý nhà nước phải trả lời, đầy đủ các câu hỏi và cung cấp thông tin cho báo chí. Như vậy là tôn trọng báo chí chứ không phải áp đặt hoặc cầm tay chỉ việc cho báo chí.
“Tại sao ông lại không cho hình thức tranh biếm họa lãnh đạo tại Việt Nam được thực thi mà thời Việt Nam Cộng hòa chúng tôi đã phát triển rất tốt, chúng tôi nghĩ biếm họa cũng là một cách góp ý cho lãnh đạo rất hiệu quả”? Tôi vui vẻ trao đổi: Thực ra chúng tôi không cấm hình thức này, nhưng từ thời bác Hồ; thực hiện cơ chế Đảng cử dân bầu. Lãnh đạo thường rất được dân tín nhiệm nên mất dần hình thức đó. Nhưng tôi cam đoan là nếu sắp tới có cán bộ lãnh đạo nào không tín nhiệm thì tranh biếm họa có thể sẽ xuất hiện, chứ chúng tôi không cấm.
Tại buổi gặp mặt, tôi cũng chân thành nói với những nhà báo người việt rằng: 36 năm sau ngày thống nhất đất nước các ngài không về Việt nam mà chỉ ngồi ở Mỹ để viết về Việt Nam thiếu thực tế là lỗi của của các ngài; Nhưng 36 năm những người làm thông tin truyền thông như chúng tôi không tổ chức được những cuộc đối thoại như hôm nay, đó là lỗi của chúng tôi. Khuyết điểm này từ nay trở đi phải được cả 2 bên cùng khắc phục. Nhân dịp này tôi thay mặt chính phủ mời các ông sang thăm Việt Nam vì các ông chưa về Việt Nam nên viết chưa đúng về Việt nam thì nhân dân Việt Nam bỏ qua; nhưng đã về Việt Nam rồi mà còn viết không đúng thì lúc đó mới đáng trách. Tôi xin đảm bảo an toàn cho những người về thăm lại Việt nam, các ông cứ lập danh sách, đề Nghị Đại sứ quán Việt Nam làm thủ tục và chúng tôi sẽ mời các ông đi tất cả những nơi mà các ông quan tâm, nhờ đó chúng ta sẽ hiểu nhau hơn và hợp tác với nhau về truyền thông tốt hơn. Vì tất cả chúng ta ngồi ở đây đều có chung một mẫu số là tổ quốc Việt Nam mẹ hiền. Đúng như một nhà văn Pháp đã nói một câu rất sâu sắc và thấm thía, đại ý: “Người ta có thể đưa một con người ra khỏi một quê hương. Nhưng không ai có thể đưa quê hương ra khỏi một con người”. Và tôi luôn luôn tâm niệm rằng: Quê hương là bầu sữa mẹ, chắt chiu từ hạt lúa củ khoai. Quê hương là mối tình dài mà không bao giờ phạt nhạt.
Sau 2 giờ làm việc, cuộc đối thoại kết thúc trong không khí hữu nghị, hiểu biết và tôn trọng lẫn nhau. Chia tay nhau bằng những chiếc bắt tay thân thiện và nồng ấm. Được biết sau này, 22 phóng viên báo chí người việt ở Mỹ về thăm Việt Nam và trở về đưa tin rất trung thực và thiện chí với tổ quốc và nhân dân Việt Nam.
Đó là một trong nhiều kỷ niệm khó quên trong cuộc đời làm báo và quản lý báo chí của tôi.
Không có nhận xét nào: