Trà Mi, VOA - 20.6.2013: Tổ chức Theo dõi Nhân quyền Human Rights Watch nói các nhà tài trợ và đối tác thương mại của Việt Nam cần công khai yêu cầu Hà Nội ngưng dùng luật hình sự chống lại các nhà hoạt động ôn hòa. Đồng thời, Human Rights Watch cũng kêu gọi Việt Nam phóng thích vô điều kiện các blogger mới bị bắt cũng như chấm dứt các vụ hành hung nhắm vào những tiếng nói phê phán chính phủ.
Thông cáo báo chí ngày 20/6 của Human Rights Watch nhấn mạnh rất nhiều người bị bắt giữ theo điều 258 của Bộ Luật Hình sự Việt Nam, một trong các điều luật mơ hồ thường được dùng với mục đích chính trị để đàn áp, bỏ tù những người bất đồng ý kiến với nhà nước, các công dân thực thi quyền tự do ngôn luận một cách ôn hòa. Điều khoản này quy định hình phạt lên tới bảy năm tù giam.
Human Rights Watch đặc biệt lưu ý đến vụ bắt giữ các blogger hồi gần đây như Trương Duy Nhất, Phạm Viết Đào, Đinh Nhật Uy và yêu cầu Việt Nam phải mở cuộc điều tra về các cáo giác rằng công an đã hành hung các nhà hoạt động trên mạng gồm Nguyễn Chí Đức, Nguyễn Hoàng Vi và Phạm Lê Vương Các.
Ông Phil Robertson, Phó Giám đốc phụ trách khu vực Châu Á thuộc Human Rights Watch nói với VOA Việt ngữ:
“Chúng tôi hết sức quan ngại trước các vụ bắt giữ và hành hung đối với những người phê phán chính phủ. Nội dung điều 258 ‘lợi dụng quyền tự do dân chủ xâm phạm lợi ích nhà nước’ quá bao quát, nó cho phép nhà nước có thể bắt giam bất cứ ai vì bất cứ điều gì mà họ không ưa. Những người bị bắt họ chẳng làm gì phạm pháp ngoài thực thi nhân quyền, và Hà Nội cũng không thể chứng minh được là họ đã làm gì sai cho nên phải dùng đến một trong những điều luật mơ hồ, bao quát nhất như điều 258 để bắt giữ họ. Điều 258 như là một cái cớ dự phòng được mang ra dùng khi nhà nước không vịn được vào cớ nào khác. Thực trạng này cho thấy hoặc là nhà cầm quyền Việt Nam quá khủng hoảng, cố tìm mọi cách bắt bớ, hoặc là họ biếng nhác, thấy có thể dùng quyền hành kiểu gì họ thích thì dùng, cốt là để bắt thôi, chỉ vì người ta thể hiện quan điểm ôn hòa trên blog. Dù vì lý do gì đi chăng nữa, việc làm này cũng không đẹp đẽ gì cho họ. Nó chứng tỏ một xu hướng đáng quan ngại và có lẽ sắp tới đây sẽ còn có nhiều vụ bắt bớ như thế nữa.”
Ba ngòi bút Duy Nhất, Viết Đào, và Nhật Uy được biết đến qua các bài blog phê phán nạn tham nhũng, chuyên quyền, phản đối Trung Quốc xâm lược, và cổ xúy dân chủ.
Việc họ bị bắt liên tiếp trong vòng chưa đầy 1 tháng (từ hôm 26/5 đến 15/6) với cùng tội danh “lợi dụng các quyền tự do ngôn luận, xâm phạm lợi ích của nhà nước” theo điều 258 là một tín hiệu mang tính đe dọa đối với giới viết blog tại Việt Nam, theo nhận xét của blogger Mẹ Nấm, người từng bị bắt giữ vì điều 258:
“Tôi không cảm thấy bất ngờ khi có thêm một blogger nữa bị bắt vì điều 258 Bộ Luật Hình sự vì như lần trước khi blogger Trương Duy Nhất bị bắt tôi đã nói điều 258 là một cái thòng lòng siết chặt quyền tự do ngôn luận của giới blogger ở Việt Nam. Dù anh ở vị trí nào, anh nói những điều không phù hợp với chủ trương của hệ thống truyền thông nhà nước thì sẽ bị trả giá.”
Theo Tổ chức Theo dõi Nhân quyền, những người bị chính quyền nhắm mục tiêu trong thời gian gần đây đại diện cho nhiều thành phần công luận, kể cả những từng làm việc cho bộ máy chính quyền, từng là đảng viên đảng cộng sản và những người phản ánh tiếng nói bất đồng của một thế hệ trẻ không có liên hệ với bộ máy nhà nước.
Ông Phil Robertson cho rằng:
Những vụ bắt bớ và tấn công các blogger mới đây chứng tỏ mức độ nhà cầm quyền Việt Nam lo sợ trước các cuộc thảo luận công khai về dân chủ và nhân quyền đến cỡ nào.”
Human Rights Watch kêu gọi cộng đồng quốc tế đứng về phía những người Việt Nam đang đấu tranh cho các quyền tự do căn bản và khẳng định rõ ràng với Hà Nội rằng không ai có thể bị bắt hay bị hành hung vì bày tỏ ý kiến.
Tổ chức Theo dõi Nhân quyền nói cần phải cho nhà cầm quyền Việt Nam hiểu rằng muốn phát triển và hiện đại hóa đất nước, phải có một xã hội tự do và cởi mở mà nơi đó, giới cầm quyền phải chấp nhận rằng chỉ trích là một phần bình thường trong tiến trình chính trị.
Thông cáo báo chí ngày 20/6 của Human Rights Watch nhấn mạnh rất nhiều người bị bắt giữ theo điều 258 của Bộ Luật Hình sự Việt Nam, một trong các điều luật mơ hồ thường được dùng với mục đích chính trị để đàn áp, bỏ tù những người bất đồng ý kiến với nhà nước, các công dân thực thi quyền tự do ngôn luận một cách ôn hòa. Điều khoản này quy định hình phạt lên tới bảy năm tù giam.
Human Rights Watch đặc biệt lưu ý đến vụ bắt giữ các blogger hồi gần đây như Trương Duy Nhất, Phạm Viết Đào, Đinh Nhật Uy và yêu cầu Việt Nam phải mở cuộc điều tra về các cáo giác rằng công an đã hành hung các nhà hoạt động trên mạng gồm Nguyễn Chí Đức, Nguyễn Hoàng Vi và Phạm Lê Vương Các.
Ông Phil Robertson, Phó Giám đốc phụ trách khu vực Châu Á thuộc Human Rights Watch nói với VOA Việt ngữ:
“Chúng tôi hết sức quan ngại trước các vụ bắt giữ và hành hung đối với những người phê phán chính phủ. Nội dung điều 258 ‘lợi dụng quyền tự do dân chủ xâm phạm lợi ích nhà nước’ quá bao quát, nó cho phép nhà nước có thể bắt giam bất cứ ai vì bất cứ điều gì mà họ không ưa. Những người bị bắt họ chẳng làm gì phạm pháp ngoài thực thi nhân quyền, và Hà Nội cũng không thể chứng minh được là họ đã làm gì sai cho nên phải dùng đến một trong những điều luật mơ hồ, bao quát nhất như điều 258 để bắt giữ họ. Điều 258 như là một cái cớ dự phòng được mang ra dùng khi nhà nước không vịn được vào cớ nào khác. Thực trạng này cho thấy hoặc là nhà cầm quyền Việt Nam quá khủng hoảng, cố tìm mọi cách bắt bớ, hoặc là họ biếng nhác, thấy có thể dùng quyền hành kiểu gì họ thích thì dùng, cốt là để bắt thôi, chỉ vì người ta thể hiện quan điểm ôn hòa trên blog. Dù vì lý do gì đi chăng nữa, việc làm này cũng không đẹp đẽ gì cho họ. Nó chứng tỏ một xu hướng đáng quan ngại và có lẽ sắp tới đây sẽ còn có nhiều vụ bắt bớ như thế nữa.”
Ba ngòi bút Duy Nhất, Viết Đào, và Nhật Uy được biết đến qua các bài blog phê phán nạn tham nhũng, chuyên quyền, phản đối Trung Quốc xâm lược, và cổ xúy dân chủ.
Việc họ bị bắt liên tiếp trong vòng chưa đầy 1 tháng (từ hôm 26/5 đến 15/6) với cùng tội danh “lợi dụng các quyền tự do ngôn luận, xâm phạm lợi ích của nhà nước” theo điều 258 là một tín hiệu mang tính đe dọa đối với giới viết blog tại Việt Nam, theo nhận xét của blogger Mẹ Nấm, người từng bị bắt giữ vì điều 258:
“Tôi không cảm thấy bất ngờ khi có thêm một blogger nữa bị bắt vì điều 258 Bộ Luật Hình sự vì như lần trước khi blogger Trương Duy Nhất bị bắt tôi đã nói điều 258 là một cái thòng lòng siết chặt quyền tự do ngôn luận của giới blogger ở Việt Nam. Dù anh ở vị trí nào, anh nói những điều không phù hợp với chủ trương của hệ thống truyền thông nhà nước thì sẽ bị trả giá.”
Theo Tổ chức Theo dõi Nhân quyền, những người bị chính quyền nhắm mục tiêu trong thời gian gần đây đại diện cho nhiều thành phần công luận, kể cả những từng làm việc cho bộ máy chính quyền, từng là đảng viên đảng cộng sản và những người phản ánh tiếng nói bất đồng của một thế hệ trẻ không có liên hệ với bộ máy nhà nước.
Ông Phil Robertson cho rằng:
Những vụ bắt bớ và tấn công các blogger mới đây chứng tỏ mức độ nhà cầm quyền Việt Nam lo sợ trước các cuộc thảo luận công khai về dân chủ và nhân quyền đến cỡ nào.”
Human Rights Watch kêu gọi cộng đồng quốc tế đứng về phía những người Việt Nam đang đấu tranh cho các quyền tự do căn bản và khẳng định rõ ràng với Hà Nội rằng không ai có thể bị bắt hay bị hành hung vì bày tỏ ý kiến.
Tổ chức Theo dõi Nhân quyền nói cần phải cho nhà cầm quyền Việt Nam hiểu rằng muốn phát triển và hiện đại hóa đất nước, phải có một xã hội tự do và cởi mở mà nơi đó, giới cầm quyền phải chấp nhận rằng chỉ trích là một phần bình thường trong tiến trình chính trị.
Không có nhận xét nào: