Gia Minh, RFA - 19.6.2013: Ý chí đồng lòng kiên quyết giữ đất không để bị cưỡng chế sai luật của những bà con nông dân tại xã Dương Nội, Quận Hà Đông, thành phố Hà Nội và xã Xuân Quan, huyện Văn Giang, tỉnh Hưng Yên mang lại thành quả bước đầu cho họ.
Niềm vui có đất- được mùa
Sau vụ cưỡng chế bằng bạo lực gây xôn xao dư luận hồi ngày 24 tháng 4 năm 2012, người dân tại xã Xuân Quang lấy lại tinh thần và cương quyết bám trụ trên mảnh đất mà chính quyền toan tính thu hồi của họ để giao cho doanh nghiệp tư nhân – Công ty Cổ Phần Đầu tư và Phát triển Đô thị Việt Hưng, làm khu đô thị sinh thái.
Dù công ty này được cơ quan chức năng chống lưng tiến hành đe dọa, thậm chí hành hung, đả thương người dân giữ đất; thế nhưng những người nông dân tại xã Xuân Quan không nản lòng. Họ vừa tiếp tục đấu tranh đòi hỏi công lý cho quyền sử dụng đất vườn của họ, vừa ra tay sản xuất trên mảnh đất bị doanh nghiệp dòm ngó đó và đã có mấy vụ mùa bội thu.
Một người dân tại địa phương vào hồi trung tuần tháng sáu cho biết thông tin liên quan như sau:
Cách đây vài hôm nhân dân đã đi gặt được hai phần rồi, còn một phần đang xanh nên chưa gặt.
Theo chị nông dân này thì sự kiên quyết của bà con tại xã Dương Nội, quận Hà Đông, thành phố Hà Nội trong việc không để lực lượng chức năng phá vòng vây giữ đất của dân cũng là nguồn động viên cho nông dân xã Xuân Quan, huyện Văn Giang, Hưng Yên:
Chắc rằng bà con ở đây mai kia cũng học bên Dương Nội.
Chị Cấn Thị Thêu, một người dân xã Dương Nội, sau một thời gian đoàn kết giữ đất cho biết có ý định sẽ trình báo cho chính quyền về việc chia đất lại cho người trong xã để có thể sản xuất:
Bà con đang bảo là ổn ổn một tí sẽ làm đơn: thứ nhất trình báo chính quyền đã chia xong; thứ hai làm lá đơn kêu gọi yêu cầu các nhà chức trách, các tập thể cá nhân trong và ngoài nước hướng về nhân dân chúng tôi để giúp về kỹ thuật, về khoa học- kỹ thuật, giống, vốn hoặc phương thức làm ăn để cải tạo khu đất và ổn định sản xuất trên khu đất đó.
Bà này cũng nhắc lại tình hình của khu đất sản xuất trong xã bị chính quyền địa phương qui hoạch cho dự án nhưng để treo như sau:
Rau cỏ mọc lút đồng vì bỏ hoang hơn ba năm nay, lại còn đổ đất vào nên việc cải tạo phải cần một thời gian nữa.
Qua thực tế của nhiều gia đình có đất sản xuất bị đưa vào diện thu hồi để thực hiện dự án mà chính quyền đề ra, sau khi nhận tiền mà không có phương kế sinh nhai dẫn đến thất nghiệp và bao hệ lụy khác kéo theo. Những người dân tại các địa phương Dương Nội và Văn Giang kiên quyết giữ đất sản xuất lại vì những dự án được đưa ra không phải là dự án thuộc diện an ninh quốc phòng, hay vì công ích như qui định của luật pháp.
Một người dân tại Văn Giang nói lại điều đó:
Bà con quyết giữ đất đến cùng, chứ không còn thì phải đi ăn mày!
Niềm tin công lý-pháp trị
Đối với những người nông dân ‘chân lấm, tay bùn’, họ thường ít khi quan tâm đến những văn bản quyết định, nghị định cụ thể của luật pháp. Thế nhưng khi quyền lợi của họ bị xâm phạm, họ đã tìm hiểu và cố gắng yêu cầu chính quyền phải thực hiện đúng những điều mà Nhà Nước qui định.
Từ sau vụ cưỡng chế hồi ngày 24 tháng 4 năm 2012 cho đến nay, người nông dân tại Văn Giang vẫn thay phiên nhau mỗi tuần vài lần lên tận Hà Nội, đến các văn phòng tiếp dân của Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam và chính phủ để yêu cầu giải quyết khiếu kiện về đất đai sản xuất của họ.
Bà nông dân tại Văn Giang cho biết về điều đó:
Chúng tôi một tuần hai lần lên Hà Nội.
Người nông dân khác thừa nhận ngoài luật pháp ra họ không có cơ sở nào khác nữa để bám víu:
Dân hiện nay ngoài quyền dựa theo luật hiện hành ra thì không còn biết dựa vào đâu. Nếu mà dân đi ra ngoài qui định đó là vượt đèn đỏ rồi; mà dân thì không thể vượt đèn đỏ được. Nói thẳng ra chúng tôi dù muốn hay không muốn cũng phải tin vào pháp luật, và yêu cầu những người đứng ra giải quyết vụ việc phải làm đúng theo luật đã qui định.
Kẻ cướp niềm tin?
Những người dân tại hai xã Cửu Cao và Phụng Công tại huyện Văn Giang chưa bị cưỡng chế sau ngày 24 tháng 4 năm 2012 để lấy đất như bên Xuân Quan, nhưng phía chính quyền vẫn tiếp tục phát loa về chuyện thu hồi đất.
Ông nông dân tại Văn Giang cho biết:
Họ đọc trên loa qui hoạch và kế hoạch của các cấp có thẩm quyền; nhưng qui hoạch, kế hoạch số bao nhiêu; rồi bản đồ, tỉ lệ bản đồ bao nhiêu; không có cấp nào cung cấp cho dân cả.
Tại xã Dương Nội, phía chính quyền dường như phải chịu nhường một bước trước ý chí giữ đất của người dân vì họ từng tẩm xăng sẵn nếu lực lượng chức năng tiến vào khu đất của họ là họ sẽ nổi lửa, nên có những động thái như thể xoa dịu. Bà Cấn thị Thêu cho biết việc làm của phường Hà Đông, sau khi dân tại xã Dương Nội chia lại đất cho nhau:
Chúng tôi chia ngày 18 ( tháng 5), ngày 22 họ gọi chúng tôi xuống phường và nói bà con cứ chia nhưng đừng để gây mâu thuẫn nội bộ giữa bà con với nhau; chia xong cho chúng tôi bản sơ đồ để chúng tôi báo cáo thành phố Hà Nội. Nếu thành phố Hà Nội nhất trí chúng tôi sẽ tiến hành đo vẽ bản đồ và cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng khu đất đó cho bà con.
Tuy nhiên người dân trong xã tỏ ra mất lòng tin về những bất nhất trong lời nói của phía cơ quan chức năng, bà Cấn Thị Thêu kể lại điều đó:
Họ nói thế nhưng sau hôm đó họ vẫn lên rất đông. Khi họ lên chúng tôi cũng nói như thế, vì chính quyền không giải quyết cho bà con nên bà con tự chia thôi. Dứt khoát nếu ai xâm phạm khu đất này, bà con xem là giặc, quân cướp đất và bà con chống trả đến cùng. Lần này phải chiến đấu với sức mạnh của người dân.
Ông nông dân tại Văn Giang cho biết những hành động mang tính trả thù của phía cơ quan chức năng đối với những người dân kiên quyết không nhận tiền để giao đất:
Họ có nhiều hình thức như nếu vào Đảng không được kết nạp đảng, đi học công an không được cung cấp hồ sơ; nếu xin vào công chức mà không bán ruộng thì không được vào làm cơ quan nhà nước.
Thực tế đã xảy ra biết bao vụ côn đồ hành hung người dân và nông dân không chịu giao đất, giao ruộng cho chủ đầu tư. Ngay tại Văn Giang người dân chứng kiến cảnh những tên đánh người thương tích đến bất tỉnh, nhưng khi ra tòa lại được xe của chủ đầu tư đưa đến công đường. Án tòa tuyên cho những kẻ thủ ác thì lại quá nhẹ.
Tất cả những hành vi đó của cơ quan chức năng đang từng ngày, từng giờ khiến vơi đi chút niềm tin còn lại của người dân vào tính công minh của pháp luật, sự công tâm của những vị ‘cầm cân, nảy mực’ nơi chốn công đường.
Niềm vui có đất- được mùa
Sau vụ cưỡng chế bằng bạo lực gây xôn xao dư luận hồi ngày 24 tháng 4 năm 2012, người dân tại xã Xuân Quang lấy lại tinh thần và cương quyết bám trụ trên mảnh đất mà chính quyền toan tính thu hồi của họ để giao cho doanh nghiệp tư nhân – Công ty Cổ Phần Đầu tư và Phát triển Đô thị Việt Hưng, làm khu đô thị sinh thái.
Dù công ty này được cơ quan chức năng chống lưng tiến hành đe dọa, thậm chí hành hung, đả thương người dân giữ đất; thế nhưng những người nông dân tại xã Xuân Quan không nản lòng. Họ vừa tiếp tục đấu tranh đòi hỏi công lý cho quyền sử dụng đất vườn của họ, vừa ra tay sản xuất trên mảnh đất bị doanh nghiệp dòm ngó đó và đã có mấy vụ mùa bội thu.
Một người dân tại địa phương vào hồi trung tuần tháng sáu cho biết thông tin liên quan như sau:
Cách đây vài hôm nhân dân đã đi gặt được hai phần rồi, còn một phần đang xanh nên chưa gặt.
Theo chị nông dân này thì sự kiên quyết của bà con tại xã Dương Nội, quận Hà Đông, thành phố Hà Nội trong việc không để lực lượng chức năng phá vòng vây giữ đất của dân cũng là nguồn động viên cho nông dân xã Xuân Quan, huyện Văn Giang, Hưng Yên:
Chắc rằng bà con ở đây mai kia cũng học bên Dương Nội.
Chị Cấn Thị Thêu, một người dân xã Dương Nội, sau một thời gian đoàn kết giữ đất cho biết có ý định sẽ trình báo cho chính quyền về việc chia đất lại cho người trong xã để có thể sản xuất:
Bà con đang bảo là ổn ổn một tí sẽ làm đơn: thứ nhất trình báo chính quyền đã chia xong; thứ hai làm lá đơn kêu gọi yêu cầu các nhà chức trách, các tập thể cá nhân trong và ngoài nước hướng về nhân dân chúng tôi để giúp về kỹ thuật, về khoa học- kỹ thuật, giống, vốn hoặc phương thức làm ăn để cải tạo khu đất và ổn định sản xuất trên khu đất đó.
Bà này cũng nhắc lại tình hình của khu đất sản xuất trong xã bị chính quyền địa phương qui hoạch cho dự án nhưng để treo như sau:
Rau cỏ mọc lút đồng vì bỏ hoang hơn ba năm nay, lại còn đổ đất vào nên việc cải tạo phải cần một thời gian nữa.
Qua thực tế của nhiều gia đình có đất sản xuất bị đưa vào diện thu hồi để thực hiện dự án mà chính quyền đề ra, sau khi nhận tiền mà không có phương kế sinh nhai dẫn đến thất nghiệp và bao hệ lụy khác kéo theo. Những người dân tại các địa phương Dương Nội và Văn Giang kiên quyết giữ đất sản xuất lại vì những dự án được đưa ra không phải là dự án thuộc diện an ninh quốc phòng, hay vì công ích như qui định của luật pháp.
Một người dân tại Văn Giang nói lại điều đó:
Bà con quyết giữ đất đến cùng, chứ không còn thì phải đi ăn mày!
Niềm tin công lý-pháp trị
Đối với những người nông dân ‘chân lấm, tay bùn’, họ thường ít khi quan tâm đến những văn bản quyết định, nghị định cụ thể của luật pháp. Thế nhưng khi quyền lợi của họ bị xâm phạm, họ đã tìm hiểu và cố gắng yêu cầu chính quyền phải thực hiện đúng những điều mà Nhà Nước qui định.
Từ sau vụ cưỡng chế hồi ngày 24 tháng 4 năm 2012 cho đến nay, người nông dân tại Văn Giang vẫn thay phiên nhau mỗi tuần vài lần lên tận Hà Nội, đến các văn phòng tiếp dân của Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam và chính phủ để yêu cầu giải quyết khiếu kiện về đất đai sản xuất của họ.
Bà nông dân tại Văn Giang cho biết về điều đó:
Chúng tôi một tuần hai lần lên Hà Nội.
Người nông dân khác thừa nhận ngoài luật pháp ra họ không có cơ sở nào khác nữa để bám víu:
Dân hiện nay ngoài quyền dựa theo luật hiện hành ra thì không còn biết dựa vào đâu. Nếu mà dân đi ra ngoài qui định đó là vượt đèn đỏ rồi; mà dân thì không thể vượt đèn đỏ được. Nói thẳng ra chúng tôi dù muốn hay không muốn cũng phải tin vào pháp luật, và yêu cầu những người đứng ra giải quyết vụ việc phải làm đúng theo luật đã qui định.
Kẻ cướp niềm tin?
Những người dân tại hai xã Cửu Cao và Phụng Công tại huyện Văn Giang chưa bị cưỡng chế sau ngày 24 tháng 4 năm 2012 để lấy đất như bên Xuân Quan, nhưng phía chính quyền vẫn tiếp tục phát loa về chuyện thu hồi đất.
Ông nông dân tại Văn Giang cho biết:
Họ đọc trên loa qui hoạch và kế hoạch của các cấp có thẩm quyền; nhưng qui hoạch, kế hoạch số bao nhiêu; rồi bản đồ, tỉ lệ bản đồ bao nhiêu; không có cấp nào cung cấp cho dân cả.
Tại xã Dương Nội, phía chính quyền dường như phải chịu nhường một bước trước ý chí giữ đất của người dân vì họ từng tẩm xăng sẵn nếu lực lượng chức năng tiến vào khu đất của họ là họ sẽ nổi lửa, nên có những động thái như thể xoa dịu. Bà Cấn thị Thêu cho biết việc làm của phường Hà Đông, sau khi dân tại xã Dương Nội chia lại đất cho nhau:
Chúng tôi chia ngày 18 ( tháng 5), ngày 22 họ gọi chúng tôi xuống phường và nói bà con cứ chia nhưng đừng để gây mâu thuẫn nội bộ giữa bà con với nhau; chia xong cho chúng tôi bản sơ đồ để chúng tôi báo cáo thành phố Hà Nội. Nếu thành phố Hà Nội nhất trí chúng tôi sẽ tiến hành đo vẽ bản đồ và cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng khu đất đó cho bà con.
Tuy nhiên người dân trong xã tỏ ra mất lòng tin về những bất nhất trong lời nói của phía cơ quan chức năng, bà Cấn Thị Thêu kể lại điều đó:
Họ nói thế nhưng sau hôm đó họ vẫn lên rất đông. Khi họ lên chúng tôi cũng nói như thế, vì chính quyền không giải quyết cho bà con nên bà con tự chia thôi. Dứt khoát nếu ai xâm phạm khu đất này, bà con xem là giặc, quân cướp đất và bà con chống trả đến cùng. Lần này phải chiến đấu với sức mạnh của người dân.
Ông nông dân tại Văn Giang cho biết những hành động mang tính trả thù của phía cơ quan chức năng đối với những người dân kiên quyết không nhận tiền để giao đất:
Họ có nhiều hình thức như nếu vào Đảng không được kết nạp đảng, đi học công an không được cung cấp hồ sơ; nếu xin vào công chức mà không bán ruộng thì không được vào làm cơ quan nhà nước.
Thực tế đã xảy ra biết bao vụ côn đồ hành hung người dân và nông dân không chịu giao đất, giao ruộng cho chủ đầu tư. Ngay tại Văn Giang người dân chứng kiến cảnh những tên đánh người thương tích đến bất tỉnh, nhưng khi ra tòa lại được xe của chủ đầu tư đưa đến công đường. Án tòa tuyên cho những kẻ thủ ác thì lại quá nhẹ.
Tất cả những hành vi đó của cơ quan chức năng đang từng ngày, từng giờ khiến vơi đi chút niềm tin còn lại của người dân vào tính công minh của pháp luật, sự công tâm của những vị ‘cầm cân, nảy mực’ nơi chốn công đường.
Không có nhận xét nào: