Ngô Nhân Dụng, Người Việt - 9.7.2013: Tuần trước, ông Bùi Tín, cựu phó chủ bút báo Nhân Dân (Hà Nội) hiện đang tị nạn tại Pháp, viết một bài nhận xét về bản “Tuyên bố chung” giữa Trương Tấn Sang và Tập Cận Bình, ký ngày 21 Tháng Sáu vừa qua tại Bắc Kinh: “Không hề có một chữ nào (xác định) về Hoàng Sa, Trường Sa là đất Việt Nam bị cưỡng chiếm bằng vũ lực. Không một lời yêu cầu nào đòi bảo vệ tính mạng tài sản của ngư dân Việt Nam trong vùng biển quốc gia của mình. Không một lời bác bỏ nào đối với cái ‘lưỡi bò’ phi pháp trên bản đồ Trung Quốc. Chủ quyền quốc gia đã bị hoàn toàn từ bỏ.”
Hòa Thượng Thích Quảng Ðộ cũng công bố một bản Nhận Ðịnh về cùng vấn đề này, ngài viết: “Tuyên bố chung tại Bắc Kinh không hề có một dòng nào xác định việc Trung Quốc xâm chiếm quần đảo Hoàng Sa và một phần đảo Trường Sa của Việt Nam, hoặc hàng nghìn cây số trên đất dọc biên giới, đặc biệt tại Thác Bản Giốc, Ải Nam Quan, v.v. hay đòi hỏi Trung Quốc hoàn trả biển và đất đã xâm chiếm.”
Những lời lên án trên khiến dư luận chú ý hơn đến văn kiện mà hai ông Trương Tấn Sang và Tập Cận Bình đã ký sau một chuyến công du ba ngày. Trong thực tế, xưa nay người Việt ở trong và ngoài nước không mấy khi chú ý đến các bản thông cáo chung của lãnh tụ hai đảng Cộng Sản, vì biết trước rằng đó thường chỉ gồm những lời tuyên truyền trống rỗng.
Nhưng khi vị tăng thống thứ năm của Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam Thống Nhất phải viết rằng Hội Ðồng Lưỡng Viện của giáo hội “vô cùng quan ngại về nội dung bản tuyên bố chung này” thì mọi người Việt Nam yêu nước phải cùng chia sẻ nỗi lo lắng đó. Mặc dù bản tuyên bố chung có nhắc đến quan hệ giữa hai đảng Cộng Sản, Trương Tấn Sang đã ký kết với tư cách là chủ tịch nhà nước Việt Nam, nhân danh cả đất nước và dân tộc Việt Nam.
Hòa Thượng Thích Quảng Ðộ phải cảnh cáo: “Với kẻ cướp đã vào chiếm đóng một góc nhà rồi, ông chủ tịch nước vẫn ‘nhất trí’ với mưu kế của kẻ xâm lăng...” Giống như nhà báo Bùi Tín viết: “Lũ giặc bành trướng được coi là bạn bè thân thiết nhất, là đồng chí tin cậy nhất.” Ông lên án: “Chưa bao giờ có sự đầu hàng nhanh chóng và nhục nhã đến như vậy.”
Ðầu hàng nhanh chóng như thế nào? Chỉ trong ba ngày, ông Trương Tấn Sang đã ký tên vào một văn kiện dài bốn ngàn chữ, trong đó đề cập đến hàng chục bản văn khác về việc hợp tác giữa hai nhà nước; và hai bên cũng ký kết nhiều văn bản mới khác nữa. Chỉ trong ba ngày, họ đã xem lại để “nhất trí hợp tác” thi hành rất nhiều văn kiện. Trong đó có, thí dụ, “Nghị định thư hợp tác giữa hai Bộ Ngoại Giao; Ðối thoại chiến lược quốc phòng cấp thứ trưởng; Thỏa thuận hợp tác giáo dục giai đoạn 2011-2015; Kế hoạch hành động thực hiện Hiệp Ðịnh Văn Hóa Việt-Trung giai đoạn 2013-2015; Kế hoạch công tác năm 2013 của ủy ban liên hợp biên giới trên đất liền hai nước,” vân vân. Hai bên còn thảo luận và “nhất trí” về việc “hoàn thành việc xây dựng trung tâm văn hóa của nước này ở nước kia, tăng cường hợp tác trong các lĩnh vực sản nghiệp văn hóa, nguồn nhân lực. Hai bên nhất trí tổ chức Liên Hoan Thanh Niên Việt-Trung lần thứ 2 vào nửa cuối năm nay;” lại “tăng cường hơn nữa hợp tác” giữa các bảy tỉnh của Việt Nam và bốn tỉnh của Trung Quốc ở hai bên biên giới. Bao gồm mọi lãnh vực, chỉ trong ba ngày đã ký kết xong.
Hãy nhìn vào danh sách các văn kiện mới được Trương Tấn Sang và Tập Cận Bình cam kết với nhau, với các “thỏa thuận” cũ được duyệt xét, sửa đổi, bất cứ người nào có suy nghĩ cũng phải tự hỏi làm sao họ “thỏa thuận” với nhau nhanh chóng như vậy? Xin kể ra mấy bản văn mới ký: Một “Thỏa thuận hợp tác biên phòng giữa Bộ Quốc Phòng hai nước Việt Nam-Trung Quốc;” một “Chương trình hành động triển khai quan hệ đối tác hợp tác chiến lược toàn diện Việt Nam-Trung Quốc;” một “Thỏa thuận giữa Bộ Nông Nghiệp và Phát Triển Nông Thôn Việt Nam và Bộ Nông Nghiệp Trung Quốc về việc thiết lập đường dây nóng về các vụ việc phát sinh đột xuất của hoạt động nghề cá trên biển.” Lại thêm, “Thỏa thuận giữa Bộ Nông Nghiệp và Phát Triển Nông Thôn Việt Nam và Tổng Cục Giám Sát Chất Lượng, Kiểm Nghiệm, Kiểm dịch Trung Quốc về hợp tác trong lĩnh vực kiểm nghiệm, kiểm dịch động thực vật xuất nhập khẩu;” “Ðiều lệ công tác của ủy ban hợp tác quản lý cửa khẩu biên giới đất liền Việt Nam-Trung Quốc;” “Bản ghi nhớ giữa chính phủ Việt Nam và chính phủ Trung Quốc về việc thành lập trung tâm văn hóa tại hai nước;” “Bản ghi nhớ về kế hoạch hợp tác giai đoạn 2013-2017 giữa liên hiệp các tổ chức hữu nghị Việt Nam và hội hữu nghị đối ngoại nhân dân Trung Quốc;” “Thỏa thuận sửa đổi lần thứ 4 giữa Tập Ðoàn Dầu Khí Việt Nam và Tổng công ty dầu khí ngoài khơi quốc gia Trung Quốc liên quan tới vịnh Bắc bộ;” đặc biệt còn có một bản “Thỏa thuận về những nguyên tắc cơ bản chỉ đạo giải quyết vấn đề trên biển Việt Nam-Trung Quốc;” và nhiều thỏa hiệp hợp tác kinh tế khác. Tất cả đều được ký kết trong chuyến thăm trong ba ngày.
Trong trường bang giao quốc tế, ít có hai quốc gia nào lại ký kết với nhau, cùng một lúc, nhiều văn kiện “hợp tác” bao trùm đủ các lãnh vực sinh hoạt của quốc dân như vậy. Hai nước Canada và Mỹ đã sống bên cạnh nhau một cách hòa bình hơn hai thế kỷ, kinh tế, quốc phòng, ngoại giao lãnh vực nào cũng hợp tác với nhau. Nhưng họ cũng chưa bao giờ ký kết cùng một lúc nhiều thứ cam kết ràng buộc nhau, sau ba ngày thăm viếng như vậy!
Phải nhấn mạnh đến các điều liên quan đến quân đội, vì quân đội nước nào cũng là lực lượng bảo vệ quốc gia. Tập Cận Bình và Trương Tấn Sang ký kết, hứa hẹn với nhau sẽ “...làm sâu sắc thêm hợp tác giữa quân đội hai nước... đi sâu trao đổi kinh nghiệm công tác đảng và chính trị trong quân đội, tăng cường đào tạo cán bộ và giao lưu sĩ quan trẻ.” Chúng ta phải chú ý tới việc “đào tạo cán bộ” trong quân đội, đặc biệt về “công tác đảng” và “chính trị,” nghĩa là giáo dục, đào tạo não bộ của các sĩ quan trong quân đội. Theo tinh thần những cam kết này, chúng ta có thể thấy tái diễn cảnh “rèn cán chỉnh quân” mà Hồ Chí Minh đã đem vào Việt Nam trong thời kháng chiến chống Pháp: Việc huấn luyện chính trị và nhồi sọ lý thuyết Mác Lê Nin và tư tưởng Mao Trạch Ðông cho các sĩ quan trẻ Việt Nam có thể sẽ được đặt dưới sự chỉ đạo của các cố vấn Trung Cộng; hoặc đưa họ sang Trung Quốc thụ huấn các giáo điều tương tự! Chính trong các đợt “rèn cán chỉnh quân” bắt đầu từ những năm 1950, sau khi Hồ Chí Minh đưa tư tưởng Mao Trạch Ðông lên hàng lý thuyết chỉ đạo cho đảng Lao Ðộng, mà rất nhiều sĩ quan trẻ tài ba đã bị nghi kỵ, bị hạ tầng công tác, nhường chỗ cho thành phần bần cố nông được các cố vấn Trung Cộng chấp thuận.
Tuy việc nhồi sọ các cán bộ trong quân đội là điều đáng lo ngại nhất, nhưng bản Tuyên bố chung của Tập Cận Bình và Trương Tấn Sang còn mở rộng chương trình “đồng hóa” về tư tưởng, về lý luận bao trùm hầu hết các lãnh vực khác, không giới hạn trong quân đội. Họ ký kết như sau: “Hai bên... nhất trí làm sâu sắc thêm hợp tác giữa hai đảng, thúc đẩy cơ chế giao lưu hợp tác giữa hai ban đối ngoại và ban tuyên giáo, tuyên truyền của hai đảng vận hành thuận lợi, tăng cường hợp tác trong lĩnh vực đào tạo cán bộ đảng và nhà nước. Hai bên nhất trí phối hợp chặt chẽ, cùng nhau tổ chức tốt hội thảo lý luận hai đảng lần thứ 9, tăng cường hơn nữa trao đổi kinh nghiệm về xây dựng đảng và quản lý đất nước... ở mỗi nước.”
Ðọc những lời cam kết bao gồm đủ các lãnh vực từ quân sự đến “đào tạo cán bộ đảng và nhà nước,” đến “Ðối ngoại, Tuyên giáo, Tuyên truyền” như trên, chúng ta cảm thấy có một “âm mưu đồng hóa” của đảng Cộng Sản Trung Quốc; mà họ đang được đảng Cộng Sản Việt Nam tích cực ủng hộ để thi hành. Chưa kể tới những cam kết giữa hai đảng cộng sản khi nhắc tới các tranh chấp đang xảy ra trên biển Ðông; sẽ bàn trong mục này vào dịp khác.
Nhà báo Bùi Tín cũng nhận thấy: “Ðọc kỹ các văn bản, có cảm giác như Việt Nam đã hội nhập vào trong lòng Trung Quốc. Tuy hai mà một. Hòa nhập triệt để về mọi mặt, đặc biệt là về quốc phòng, về đối ngoại, về an ninh, trị an xã hội, về đảng, nhà nước, về quân đội, về công tác đảng, bảo vệ đảng, bảo vệ quân đội.”
Có thể nói, Cộng Sản Việt Nam đang tiếp tục đưa cả nước chui đầu vào trong cái thòng lọng do Trung Cộng đưa ra. Hòa Thượng Thích Quảng Ðộ giải thích sự hợp tác mật thiết giữa hai đảng cộng sản hiện nay đã “xuất phát từ ý thức nô lệ của ông Hồ Chí Minh khi ông làm bài thơ tuyên truyền ‘Cứu Trung Quốc thị cứu tự kỷ’ (Cứu Trung Quốc là tự cứu mình) đưa đăng trên báo Cộng Sản Tàu Cứu Vong Nhật Báo năm 1940 tại Quế Lâm.” Chúng ta thông cảm với Hòa Thượng Quảng Ðộ khi ngài viết: “Người con Phật không thể khoanh tay đứng ngó hay chỉ thắp hương cầu nguyện, mà phải đem từng biệt nghiệp chuyển hóa cộng nghiệp ác hành.”
Hơn tám mươi triệu người Việt Nam cũng không thể chỉ “khoanh tay đứng ngó hay chỉ thắp hương cầu nguyện!”
Hòa Thượng Thích Quảng Ðộ cũng công bố một bản Nhận Ðịnh về cùng vấn đề này, ngài viết: “Tuyên bố chung tại Bắc Kinh không hề có một dòng nào xác định việc Trung Quốc xâm chiếm quần đảo Hoàng Sa và một phần đảo Trường Sa của Việt Nam, hoặc hàng nghìn cây số trên đất dọc biên giới, đặc biệt tại Thác Bản Giốc, Ải Nam Quan, v.v. hay đòi hỏi Trung Quốc hoàn trả biển và đất đã xâm chiếm.”
Những lời lên án trên khiến dư luận chú ý hơn đến văn kiện mà hai ông Trương Tấn Sang và Tập Cận Bình đã ký sau một chuyến công du ba ngày. Trong thực tế, xưa nay người Việt ở trong và ngoài nước không mấy khi chú ý đến các bản thông cáo chung của lãnh tụ hai đảng Cộng Sản, vì biết trước rằng đó thường chỉ gồm những lời tuyên truyền trống rỗng.
Nhưng khi vị tăng thống thứ năm của Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam Thống Nhất phải viết rằng Hội Ðồng Lưỡng Viện của giáo hội “vô cùng quan ngại về nội dung bản tuyên bố chung này” thì mọi người Việt Nam yêu nước phải cùng chia sẻ nỗi lo lắng đó. Mặc dù bản tuyên bố chung có nhắc đến quan hệ giữa hai đảng Cộng Sản, Trương Tấn Sang đã ký kết với tư cách là chủ tịch nhà nước Việt Nam, nhân danh cả đất nước và dân tộc Việt Nam.
Hòa Thượng Thích Quảng Ðộ phải cảnh cáo: “Với kẻ cướp đã vào chiếm đóng một góc nhà rồi, ông chủ tịch nước vẫn ‘nhất trí’ với mưu kế của kẻ xâm lăng...” Giống như nhà báo Bùi Tín viết: “Lũ giặc bành trướng được coi là bạn bè thân thiết nhất, là đồng chí tin cậy nhất.” Ông lên án: “Chưa bao giờ có sự đầu hàng nhanh chóng và nhục nhã đến như vậy.”
Ðầu hàng nhanh chóng như thế nào? Chỉ trong ba ngày, ông Trương Tấn Sang đã ký tên vào một văn kiện dài bốn ngàn chữ, trong đó đề cập đến hàng chục bản văn khác về việc hợp tác giữa hai nhà nước; và hai bên cũng ký kết nhiều văn bản mới khác nữa. Chỉ trong ba ngày, họ đã xem lại để “nhất trí hợp tác” thi hành rất nhiều văn kiện. Trong đó có, thí dụ, “Nghị định thư hợp tác giữa hai Bộ Ngoại Giao; Ðối thoại chiến lược quốc phòng cấp thứ trưởng; Thỏa thuận hợp tác giáo dục giai đoạn 2011-2015; Kế hoạch hành động thực hiện Hiệp Ðịnh Văn Hóa Việt-Trung giai đoạn 2013-2015; Kế hoạch công tác năm 2013 của ủy ban liên hợp biên giới trên đất liền hai nước,” vân vân. Hai bên còn thảo luận và “nhất trí” về việc “hoàn thành việc xây dựng trung tâm văn hóa của nước này ở nước kia, tăng cường hợp tác trong các lĩnh vực sản nghiệp văn hóa, nguồn nhân lực. Hai bên nhất trí tổ chức Liên Hoan Thanh Niên Việt-Trung lần thứ 2 vào nửa cuối năm nay;” lại “tăng cường hơn nữa hợp tác” giữa các bảy tỉnh của Việt Nam và bốn tỉnh của Trung Quốc ở hai bên biên giới. Bao gồm mọi lãnh vực, chỉ trong ba ngày đã ký kết xong.
Hãy nhìn vào danh sách các văn kiện mới được Trương Tấn Sang và Tập Cận Bình cam kết với nhau, với các “thỏa thuận” cũ được duyệt xét, sửa đổi, bất cứ người nào có suy nghĩ cũng phải tự hỏi làm sao họ “thỏa thuận” với nhau nhanh chóng như vậy? Xin kể ra mấy bản văn mới ký: Một “Thỏa thuận hợp tác biên phòng giữa Bộ Quốc Phòng hai nước Việt Nam-Trung Quốc;” một “Chương trình hành động triển khai quan hệ đối tác hợp tác chiến lược toàn diện Việt Nam-Trung Quốc;” một “Thỏa thuận giữa Bộ Nông Nghiệp và Phát Triển Nông Thôn Việt Nam và Bộ Nông Nghiệp Trung Quốc về việc thiết lập đường dây nóng về các vụ việc phát sinh đột xuất của hoạt động nghề cá trên biển.” Lại thêm, “Thỏa thuận giữa Bộ Nông Nghiệp và Phát Triển Nông Thôn Việt Nam và Tổng Cục Giám Sát Chất Lượng, Kiểm Nghiệm, Kiểm dịch Trung Quốc về hợp tác trong lĩnh vực kiểm nghiệm, kiểm dịch động thực vật xuất nhập khẩu;” “Ðiều lệ công tác của ủy ban hợp tác quản lý cửa khẩu biên giới đất liền Việt Nam-Trung Quốc;” “Bản ghi nhớ giữa chính phủ Việt Nam và chính phủ Trung Quốc về việc thành lập trung tâm văn hóa tại hai nước;” “Bản ghi nhớ về kế hoạch hợp tác giai đoạn 2013-2017 giữa liên hiệp các tổ chức hữu nghị Việt Nam và hội hữu nghị đối ngoại nhân dân Trung Quốc;” “Thỏa thuận sửa đổi lần thứ 4 giữa Tập Ðoàn Dầu Khí Việt Nam và Tổng công ty dầu khí ngoài khơi quốc gia Trung Quốc liên quan tới vịnh Bắc bộ;” đặc biệt còn có một bản “Thỏa thuận về những nguyên tắc cơ bản chỉ đạo giải quyết vấn đề trên biển Việt Nam-Trung Quốc;” và nhiều thỏa hiệp hợp tác kinh tế khác. Tất cả đều được ký kết trong chuyến thăm trong ba ngày.
Trong trường bang giao quốc tế, ít có hai quốc gia nào lại ký kết với nhau, cùng một lúc, nhiều văn kiện “hợp tác” bao trùm đủ các lãnh vực sinh hoạt của quốc dân như vậy. Hai nước Canada và Mỹ đã sống bên cạnh nhau một cách hòa bình hơn hai thế kỷ, kinh tế, quốc phòng, ngoại giao lãnh vực nào cũng hợp tác với nhau. Nhưng họ cũng chưa bao giờ ký kết cùng một lúc nhiều thứ cam kết ràng buộc nhau, sau ba ngày thăm viếng như vậy!
Phải nhấn mạnh đến các điều liên quan đến quân đội, vì quân đội nước nào cũng là lực lượng bảo vệ quốc gia. Tập Cận Bình và Trương Tấn Sang ký kết, hứa hẹn với nhau sẽ “...làm sâu sắc thêm hợp tác giữa quân đội hai nước... đi sâu trao đổi kinh nghiệm công tác đảng và chính trị trong quân đội, tăng cường đào tạo cán bộ và giao lưu sĩ quan trẻ.” Chúng ta phải chú ý tới việc “đào tạo cán bộ” trong quân đội, đặc biệt về “công tác đảng” và “chính trị,” nghĩa là giáo dục, đào tạo não bộ của các sĩ quan trong quân đội. Theo tinh thần những cam kết này, chúng ta có thể thấy tái diễn cảnh “rèn cán chỉnh quân” mà Hồ Chí Minh đã đem vào Việt Nam trong thời kháng chiến chống Pháp: Việc huấn luyện chính trị và nhồi sọ lý thuyết Mác Lê Nin và tư tưởng Mao Trạch Ðông cho các sĩ quan trẻ Việt Nam có thể sẽ được đặt dưới sự chỉ đạo của các cố vấn Trung Cộng; hoặc đưa họ sang Trung Quốc thụ huấn các giáo điều tương tự! Chính trong các đợt “rèn cán chỉnh quân” bắt đầu từ những năm 1950, sau khi Hồ Chí Minh đưa tư tưởng Mao Trạch Ðông lên hàng lý thuyết chỉ đạo cho đảng Lao Ðộng, mà rất nhiều sĩ quan trẻ tài ba đã bị nghi kỵ, bị hạ tầng công tác, nhường chỗ cho thành phần bần cố nông được các cố vấn Trung Cộng chấp thuận.
Tuy việc nhồi sọ các cán bộ trong quân đội là điều đáng lo ngại nhất, nhưng bản Tuyên bố chung của Tập Cận Bình và Trương Tấn Sang còn mở rộng chương trình “đồng hóa” về tư tưởng, về lý luận bao trùm hầu hết các lãnh vực khác, không giới hạn trong quân đội. Họ ký kết như sau: “Hai bên... nhất trí làm sâu sắc thêm hợp tác giữa hai đảng, thúc đẩy cơ chế giao lưu hợp tác giữa hai ban đối ngoại và ban tuyên giáo, tuyên truyền của hai đảng vận hành thuận lợi, tăng cường hợp tác trong lĩnh vực đào tạo cán bộ đảng và nhà nước. Hai bên nhất trí phối hợp chặt chẽ, cùng nhau tổ chức tốt hội thảo lý luận hai đảng lần thứ 9, tăng cường hơn nữa trao đổi kinh nghiệm về xây dựng đảng và quản lý đất nước... ở mỗi nước.”
Ðọc những lời cam kết bao gồm đủ các lãnh vực từ quân sự đến “đào tạo cán bộ đảng và nhà nước,” đến “Ðối ngoại, Tuyên giáo, Tuyên truyền” như trên, chúng ta cảm thấy có một “âm mưu đồng hóa” của đảng Cộng Sản Trung Quốc; mà họ đang được đảng Cộng Sản Việt Nam tích cực ủng hộ để thi hành. Chưa kể tới những cam kết giữa hai đảng cộng sản khi nhắc tới các tranh chấp đang xảy ra trên biển Ðông; sẽ bàn trong mục này vào dịp khác.
Nhà báo Bùi Tín cũng nhận thấy: “Ðọc kỹ các văn bản, có cảm giác như Việt Nam đã hội nhập vào trong lòng Trung Quốc. Tuy hai mà một. Hòa nhập triệt để về mọi mặt, đặc biệt là về quốc phòng, về đối ngoại, về an ninh, trị an xã hội, về đảng, nhà nước, về quân đội, về công tác đảng, bảo vệ đảng, bảo vệ quân đội.”
Có thể nói, Cộng Sản Việt Nam đang tiếp tục đưa cả nước chui đầu vào trong cái thòng lọng do Trung Cộng đưa ra. Hòa Thượng Thích Quảng Ðộ giải thích sự hợp tác mật thiết giữa hai đảng cộng sản hiện nay đã “xuất phát từ ý thức nô lệ của ông Hồ Chí Minh khi ông làm bài thơ tuyên truyền ‘Cứu Trung Quốc thị cứu tự kỷ’ (Cứu Trung Quốc là tự cứu mình) đưa đăng trên báo Cộng Sản Tàu Cứu Vong Nhật Báo năm 1940 tại Quế Lâm.” Chúng ta thông cảm với Hòa Thượng Quảng Ðộ khi ngài viết: “Người con Phật không thể khoanh tay đứng ngó hay chỉ thắp hương cầu nguyện, mà phải đem từng biệt nghiệp chuyển hóa cộng nghiệp ác hành.”
Hơn tám mươi triệu người Việt Nam cũng không thể chỉ “khoanh tay đứng ngó hay chỉ thắp hương cầu nguyện!”
Không có nhận xét nào: