RFA - 10.7.2013: Một kỹ sư điện than thở với chúng tôi rằng ông cảm thấy các dự án thủy điện bây giờ giống như những con ma đói, nó ngốn hết rừng mà báo hại nhân dân khổ vì lũ lụt, thời tiết thay đổi, nhưng nó chẳng mang lại lợi ích nào cho người dân, vì phần lớn những chủ đầu tư công trình thủy điện lại chẳng biết gì về điện và làm thủy điện hoàn toàn dựa vào khả năng vay mượn, xoay xở tiền bạc và thế lực.
Râu ông nọ cắm cằm bà kia
Như để giải thích thêm vấn đề này, ông đơn cử hàng loạt thủy điện ở tỉnh Bình Phước, nơi ông đang làm kỹ sư quản lý mạng lưới điện của tỉnh. Ông nói rằng năm 2012, có đến 3 công trình thủy điện ở tình Bình Phước được thi công nhưng trên thực chất là khai thác gỗ rừng, phá rừng chứ chẳng có thủy điện nào. Mà nổi cộm nhất trong các công trình ma này là một công trình có liên quan đến quốc lộ 13. Lúc đó, ông cũng không hiểu vì sao mà một nữ doanh nhân có vốn không cao, trình độ cũng thấp lại nhận thầu được nguyên một đoạn đường dài gần 30km trên quốc lộ 13 để thi công, sửa chữa. Và bà này đã thi công đặc biệt lạ lùng.
Nó lạ lùng đến nỗi nhân dân phải ta thán, kêu rêu cả năm trời, trung ương Hà Nội phải rót vào 100 tỉ đồng để thi công, sửa chữa, và kết quả là sau khi mất gần cả ngàn tỉ đồng, quốc lộ 13 trở nên xấu xí chưa từng có, lỗ chỗ ổ gà ổ voi, tiền mất tật mang!
Trở lại chuyện thủy điện, bà doanh nhân này không dùng số tiền trong dự án sửa chữa quốc lộ 13 đúng mục đích mà đã mang số tiền đó mua một chiếc xe hơi với giá hơn một tỉ đồng để làm quà tặng cho ngày cưới của con gái chủ tịch Bình Phước. Sau đó, bà ta tha hồ mang số tiền ấy đi xây dựng thủy điện. Mặc dù chưa có quyết định khai thác rừng đầu nguồn, bà doanh nhân này vẫn ngang nhiên cho khai thác gỗ với danh nghĩa khai thác gỗ lòng hồ.
Ước tính lượng gỗ lim, sến, kiềng kiềng và nhiều loại gỗ khác mà bà doanh nhân này khai thác có thể lên đến cả vài trăm ngàn khối. Số tiền thu được từ gỗ rừng đầu nguồn ở Bù Đăng, Bù Đốp, Phước Long lên đến con số hàng ngàn tỉ đồng. Nhưng, sau khi khai thác gỗ xong, bà doanh nhân này tuyên bố không đủ vốn, vay không được vốn để xây dựng thủy điện vì số tiền có được bà phải dùng cho việc sửa chữa quốc lộ 13. Và, quốc lộ 13 vẫn cứ ổ gà ổ voi vì số tiền xây dựng được trả lời rằng đã dùng cho việc xây dựng thủy điện.
Kết cục, bà doanh nhân này được lợi cả hai nguồn, tiền sửa chữa quốc lộ và tiền khai thác rừng đầu nguồn. Mãi cho đến khi trung ương Hà Nội lên tiếng và rót tiền cho Bình Phước tái thiết con đường 13, bà doanh nhân này tuyên bố phá sản, còn ông chủ tịch tỉnh Bình Phước Trương Tấn Thiệu thì bị cách chức. Cả hai người này chưa thấy bị tòa án hỏi đến, họ vẫn sống vương giả và xa hoa, mặc cho rừng bị mất, mặc cho đường tuôn bụi mịt mù.
Rừng đã chết và tiền đã mất
Người kĩ sư điện vừa nói ở trên cho chúng tôi biết thêm là hầu như trong các công trình xây dựng thủy điện đầu nguồn ở Việt Nam, hết 60% nhà đầu tư đều không biết gì về điện và là tay lâm tặc có số có má. Chỉ riêng tỉnh Bình Phước đã có ba công trình thủy điện bỏ túi, nghĩa là không hề có công trình thủy điện này hoạt động trong tương lai với lý do thiếu vốn, nhưng trước đó, trong quá trình thực hiện dự án, người ta đã mặc sức khai thác gỗ đầu nguồn, gọi là gỗ lòng hồ.
Đồng cảm với vị kĩ sư điện này, ông Huỳnh Tiến Tấn, một người chuyên đi khai thác gỗ lòng hồ thuê cho các chủ đầu tư thủy điện chia sẻ với chúng tôi rằng không có gì mau giàu hơn làm thủy điện bây giờ, vì lượng gỗ đầu nguồn, gỗ lòng hồ không hề được xếp vào hạng mục nào trong dự án xây dựng thủy điện, chính vì thế, nó tạo ra khoảng hở để các tay lâm tặc vào cuộc với danh nghĩa nhà đầu tư.
Trước đây, việc khai thác gỗ lòng hồ còn diễn ra tinh vi hơn, nghĩa là người ta chưa cho khai thác gỗ mà cứ cho xây dựng đập, xây dựng xong, cho tích nước, và cứ cây gỗ nào nằm trong lòng hồ, bị chìm trong nước thì lần lượt được khai thác. Đây là lúc ông Tấn vào cuộc, ông sẽ ký hợp đồng khai thác thuê cho chủ công trình và nhà đầu tư, sau đó cho thợ lặn xuống đáy hồ cưa, đục và dùng ròng rọc bứng cây gỗ lên. Làm như vậy cũng có chỗ thuận tiện là lòng đất lúc này đã mềm ra, và nhờ vào lực đẩy của nước, cây gỗ sẽ được đưa lên bờ dễ dàng.
Nhưng cũng theo ông Tấn, khai thác gỗ khi hồ đã tích nước bao giờ cũng tốn chi phí hơn khai thác lúc hồ chưa tích nước. Và một nhà đầu tư muốn khai thác được gỗ lòng hồ lúc chưa tích nước thì phải biết tính toán, chung chi cho thật khéo các lãnh đạo tỉnh. Thường thì khoản tiền chung chi này cao lắm cũng chỉ tương đương với khoản tiền bỏ ra khai thác gỗ trong lòng hồ đã tích nước. Chính vì thế, gần đây, các nhà đầu tư chọn phương án chung chi trước đó để khai thác lúc chưa tích nước, và họ đã thành công trong công cuộc khai thác rừng trá hình bằng cái mác nhà đầu tư.
Thời tiết, sinh quyển trái đất đang ngày càng xấu đi, những cánh rừng nguyên sinh vốn là lá phổi của trái đất, là bình dưỡng khí cho con người đang dần bị mất đi bởi những công trình ma, dự án ma và lòng tham, tính thiển cận trong quản lý nhà nước.
Như để giải thích thêm vấn đề này, ông đơn cử hàng loạt thủy điện ở tỉnh Bình Phước, nơi ông đang làm kỹ sư quản lý mạng lưới điện của tỉnh. Ông nói rằng năm 2012, có đến 3 công trình thủy điện ở tình Bình Phước được thi công nhưng trên thực chất là khai thác gỗ rừng, phá rừng chứ chẳng có thủy điện nào. Mà nổi cộm nhất trong các công trình ma này là một công trình có liên quan đến quốc lộ 13. Lúc đó, ông cũng không hiểu vì sao mà một nữ doanh nhân có vốn không cao, trình độ cũng thấp lại nhận thầu được nguyên một đoạn đường dài gần 30km trên quốc lộ 13 để thi công, sửa chữa. Và bà này đã thi công đặc biệt lạ lùng.
Nó lạ lùng đến nỗi nhân dân phải ta thán, kêu rêu cả năm trời, trung ương Hà Nội phải rót vào 100 tỉ đồng để thi công, sửa chữa, và kết quả là sau khi mất gần cả ngàn tỉ đồng, quốc lộ 13 trở nên xấu xí chưa từng có, lỗ chỗ ổ gà ổ voi, tiền mất tật mang!
Trở lại chuyện thủy điện, bà doanh nhân này không dùng số tiền trong dự án sửa chữa quốc lộ 13 đúng mục đích mà đã mang số tiền đó mua một chiếc xe hơi với giá hơn một tỉ đồng để làm quà tặng cho ngày cưới của con gái chủ tịch Bình Phước. Sau đó, bà ta tha hồ mang số tiền ấy đi xây dựng thủy điện. Mặc dù chưa có quyết định khai thác rừng đầu nguồn, bà doanh nhân này vẫn ngang nhiên cho khai thác gỗ với danh nghĩa khai thác gỗ lòng hồ.
Ước tính lượng gỗ lim, sến, kiềng kiềng và nhiều loại gỗ khác mà bà doanh nhân này khai thác có thể lên đến cả vài trăm ngàn khối. Số tiền thu được từ gỗ rừng đầu nguồn ở Bù Đăng, Bù Đốp, Phước Long lên đến con số hàng ngàn tỉ đồng. Nhưng, sau khi khai thác gỗ xong, bà doanh nhân này tuyên bố không đủ vốn, vay không được vốn để xây dựng thủy điện vì số tiền có được bà phải dùng cho việc sửa chữa quốc lộ 13. Và, quốc lộ 13 vẫn cứ ổ gà ổ voi vì số tiền xây dựng được trả lời rằng đã dùng cho việc xây dựng thủy điện.
Kết cục, bà doanh nhân này được lợi cả hai nguồn, tiền sửa chữa quốc lộ và tiền khai thác rừng đầu nguồn. Mãi cho đến khi trung ương Hà Nội lên tiếng và rót tiền cho Bình Phước tái thiết con đường 13, bà doanh nhân này tuyên bố phá sản, còn ông chủ tịch tỉnh Bình Phước Trương Tấn Thiệu thì bị cách chức. Cả hai người này chưa thấy bị tòa án hỏi đến, họ vẫn sống vương giả và xa hoa, mặc cho rừng bị mất, mặc cho đường tuôn bụi mịt mù.
Rừng đã chết và tiền đã mất
Người kĩ sư điện vừa nói ở trên cho chúng tôi biết thêm là hầu như trong các công trình xây dựng thủy điện đầu nguồn ở Việt Nam, hết 60% nhà đầu tư đều không biết gì về điện và là tay lâm tặc có số có má. Chỉ riêng tỉnh Bình Phước đã có ba công trình thủy điện bỏ túi, nghĩa là không hề có công trình thủy điện này hoạt động trong tương lai với lý do thiếu vốn, nhưng trước đó, trong quá trình thực hiện dự án, người ta đã mặc sức khai thác gỗ đầu nguồn, gọi là gỗ lòng hồ.
Đồng cảm với vị kĩ sư điện này, ông Huỳnh Tiến Tấn, một người chuyên đi khai thác gỗ lòng hồ thuê cho các chủ đầu tư thủy điện chia sẻ với chúng tôi rằng không có gì mau giàu hơn làm thủy điện bây giờ, vì lượng gỗ đầu nguồn, gỗ lòng hồ không hề được xếp vào hạng mục nào trong dự án xây dựng thủy điện, chính vì thế, nó tạo ra khoảng hở để các tay lâm tặc vào cuộc với danh nghĩa nhà đầu tư.
Trước đây, việc khai thác gỗ lòng hồ còn diễn ra tinh vi hơn, nghĩa là người ta chưa cho khai thác gỗ mà cứ cho xây dựng đập, xây dựng xong, cho tích nước, và cứ cây gỗ nào nằm trong lòng hồ, bị chìm trong nước thì lần lượt được khai thác. Đây là lúc ông Tấn vào cuộc, ông sẽ ký hợp đồng khai thác thuê cho chủ công trình và nhà đầu tư, sau đó cho thợ lặn xuống đáy hồ cưa, đục và dùng ròng rọc bứng cây gỗ lên. Làm như vậy cũng có chỗ thuận tiện là lòng đất lúc này đã mềm ra, và nhờ vào lực đẩy của nước, cây gỗ sẽ được đưa lên bờ dễ dàng.
Nhưng cũng theo ông Tấn, khai thác gỗ khi hồ đã tích nước bao giờ cũng tốn chi phí hơn khai thác lúc hồ chưa tích nước. Và một nhà đầu tư muốn khai thác được gỗ lòng hồ lúc chưa tích nước thì phải biết tính toán, chung chi cho thật khéo các lãnh đạo tỉnh. Thường thì khoản tiền chung chi này cao lắm cũng chỉ tương đương với khoản tiền bỏ ra khai thác gỗ trong lòng hồ đã tích nước. Chính vì thế, gần đây, các nhà đầu tư chọn phương án chung chi trước đó để khai thác lúc chưa tích nước, và họ đã thành công trong công cuộc khai thác rừng trá hình bằng cái mác nhà đầu tư.
Thời tiết, sinh quyển trái đất đang ngày càng xấu đi, những cánh rừng nguyên sinh vốn là lá phổi của trái đất, là bình dưỡng khí cho con người đang dần bị mất đi bởi những công trình ma, dự án ma và lòng tham, tính thiển cận trong quản lý nhà nước.
Không có nhận xét nào: