Thanh Phương, RFI - 8.7.2013: Ngày 30/06/2013, hàng trăm phạm nhân ở phân trại I, trại giam Xuân Lộc, Đồng Nai, đã nổi loạn, bắt làm con tin giám thị trại để đòi đáp ứng những yêu sách của họ về điều kiện giam giữ. Vụ nổi loạn của tù nhân trại Xuân Lộc khiến dư luận chú ý trở lại đến điều kiện giam giữ trong các nhà tù Việt Nam.
Theo tường thuật của báo chí trong nước về vụ được gọi là “ gây rối trật tự” này, hôm đó, khi đang đá bóng với nhau, hàng chục phạm nhân đã tấn công cán bộ quản giáo, kêu gọi các phạm nhân khác đập phá trại giam, khóa cổng phân trại, không cho người bên ngoài vào và bắt giám thị trại Hồ Phi Thắng làm con tin để đòi thực hiện những yêu sách của họ.
Sau khi có sự can thiệp của lực lượng do Tổng cục VIII ( Tổng cục Cảnh sát Thi hành án hình sự và Hỗ trợ Tư pháp ) điều động đến, vụ nổi loạn chấm dứt, giám thị Hồ Phi Thắng được thả ra vào cuối ngày.
Thông tin từ các tù nhân đưa ra cho biết vụ nổi loạn ở trại giam Xuân Lộc là để phản đối việc ngược đãi, đánh đập tù nhân, cắt xén các phần ăn của tù nhân. Nhưng các lãnh đạo Tổng cục 8 đã phủ nhận thông tin nói trên và cho rằng các phạm nhân cầm đầu vụ « gây rối » trong trại giam Xuân Lộc đều là « lưu manh chuyên nghiệp, không có quyết tâm cải tạo », và những người này sẽ bị xử lý theo luật, cụ thể là sẽ bị khởi tố về tội « gây rối trật tự, phá hũy tài sản » tại trại giam Xuân Lộc.
Trại giam Xuân Lộc cũng là nơi giam giữ khoảng 10 tù chính trị, và mặc dù dường như là các tù chính trị này không hề tham gia vào vụ nổi loạn ngày 30/06, nhưng 5 người trong số họ là Nguyễn Ngọc Cường, Trần Huỳnh Duy Thức, Nguyễn Hoàng Quốc Hùng, Phan Ngọc Tuấn, Huỳnh Ngọc Trí ngay trong đêm đó đã bị chuyển sang trại khác.
Vụ tù nhân trại Xuân Lộc nổi loạn xảy ra chỉ một tuần sau khi tiến sĩ Luật Cù Huy Hà Vũ ngưng một cuộc tuyệt thực kéo dàì ba tuần nhằm phản đối điều kiện giam giữ trong tù.
Vụ này khiến dư luận chú ý trở lại đến điều kiện giam giữ trong các nhà tù Việt Nam. Các tù nhân, nhất là tù chính trị, được đối xử như thế nào, RFI đã phỏng vấn hai cựu tù chính trị ở Việt Nam là Lê Thăng Long, người từng bị xét xử cùng với Trần Huỳnh Duy Thức vào năm 2009, vừa ra tù tháng 6 năm ngoái, hiện bị quản chế ở Sài Gòn và anh Phạm Văn Trội, bị kết án 4 năm tù tháng 10/2009 và mãn hạn tù 09/2012, hiện cũng bị quản chế 4 năm.
Phỏng vấn Lê Thăng Long và Phạm Văn Trội
05/07/2013
Nghe (13:29)
Theo tường thuật của báo chí trong nước về vụ được gọi là “ gây rối trật tự” này, hôm đó, khi đang đá bóng với nhau, hàng chục phạm nhân đã tấn công cán bộ quản giáo, kêu gọi các phạm nhân khác đập phá trại giam, khóa cổng phân trại, không cho người bên ngoài vào và bắt giám thị trại Hồ Phi Thắng làm con tin để đòi thực hiện những yêu sách của họ.
Sau khi có sự can thiệp của lực lượng do Tổng cục VIII ( Tổng cục Cảnh sát Thi hành án hình sự và Hỗ trợ Tư pháp ) điều động đến, vụ nổi loạn chấm dứt, giám thị Hồ Phi Thắng được thả ra vào cuối ngày.
Thông tin từ các tù nhân đưa ra cho biết vụ nổi loạn ở trại giam Xuân Lộc là để phản đối việc ngược đãi, đánh đập tù nhân, cắt xén các phần ăn của tù nhân. Nhưng các lãnh đạo Tổng cục 8 đã phủ nhận thông tin nói trên và cho rằng các phạm nhân cầm đầu vụ « gây rối » trong trại giam Xuân Lộc đều là « lưu manh chuyên nghiệp, không có quyết tâm cải tạo », và những người này sẽ bị xử lý theo luật, cụ thể là sẽ bị khởi tố về tội « gây rối trật tự, phá hũy tài sản » tại trại giam Xuân Lộc.
Trại giam Xuân Lộc cũng là nơi giam giữ khoảng 10 tù chính trị, và mặc dù dường như là các tù chính trị này không hề tham gia vào vụ nổi loạn ngày 30/06, nhưng 5 người trong số họ là Nguyễn Ngọc Cường, Trần Huỳnh Duy Thức, Nguyễn Hoàng Quốc Hùng, Phan Ngọc Tuấn, Huỳnh Ngọc Trí ngay trong đêm đó đã bị chuyển sang trại khác.
Vụ tù nhân trại Xuân Lộc nổi loạn xảy ra chỉ một tuần sau khi tiến sĩ Luật Cù Huy Hà Vũ ngưng một cuộc tuyệt thực kéo dàì ba tuần nhằm phản đối điều kiện giam giữ trong tù.
Vụ này khiến dư luận chú ý trở lại đến điều kiện giam giữ trong các nhà tù Việt Nam. Các tù nhân, nhất là tù chính trị, được đối xử như thế nào, RFI đã phỏng vấn hai cựu tù chính trị ở Việt Nam là Lê Thăng Long, người từng bị xét xử cùng với Trần Huỳnh Duy Thức vào năm 2009, vừa ra tù tháng 6 năm ngoái, hiện bị quản chế ở Sài Gòn và anh Phạm Văn Trội, bị kết án 4 năm tù tháng 10/2009 và mãn hạn tù 09/2012, hiện cũng bị quản chế 4 năm.
Phỏng vấn Lê Thăng Long và Phạm Văn Trội
05/07/2013
Nghe (13:29)
Không có nhận xét nào: