LM Đan Vinh, Lam Hồng - 8.8.2013: III. LUẬT LUÂN LÝ MINH CHỨNG CÓ THIÊN CHÚA:
1. Nơi mỗi người đều có luật luân lý:
Ai trong chúng ta cũng đều nghe thấy một tiếng nói thầm kín khuyên bảo phải làm điều lành và tránh làm điều ác. Đồng thời ta sẽ cảm thấy niềm vui thỏa sau khi thực hiện được một điều thiện, trái lại sẽ cảm thấy ray rứt bất an nếu cố tình làm trái tiếng nói thầm kín ấy. Đó là tiếng nói của lương tâm, một luật tự nhiên vẫn có sẵn trong tâm trí mỗi người từ khi sinh ra.
Luật tự nhiên này có những đặc tính khác hẳn những định luật vật lý hóa học, hoặc luật lệ xã hội như phong tục tập quán hoặc luật pháp của quốc gia.
+ Luật lý hóa một khi đủ điều kiện thì đương nhiên phải xảy ra. Chẳng hạn: lửa gặp rơm khô ngoài khí trời tất nhiên sẽ phải cháy. Còn luật luân lý thì không những lệ thuộc điều kiện khách quan bên ngoài, nhưng còn lệ thuộc vào sự lựa chọn chủ quan. Chinh do sự lựa chọn tự do này mà con người trở thành một loài vật giá trị ưu việt nhất, khác hẳn các loài vật hành động hoàn toàn do bản năng mù quáng thúc đẩy. Văn hào Chateaubriand đã nói: “Con hổ xâu xé con mồi rồi ngủ ngay được. Duy chỉ có con người, sau khi đã nhúng máu thì khó lòng nhắm mắt bình an, vì những hình ảnh báo oán của kẻ bị hại luôn hiện lên trước mắt y.
+ Luật xã hội do con người trong xã hội quy định gọi là phong tục tập quán. Luật pháp quốc gia do một số người đại diện có trách nhiệm thiết lập nên và được ghi chép lại thành văn để mọi người trong quốc gia ấy tuân giữ. Trong khi luật luân lý vẫn có sẵn trong mỗi người từ khi sinh ra, chứ không nhất thiết phải có ai dạy mới biết, không được ghi chép thành văn giống như luật quốc gia ở trên. Thế mà hầu như mọi người không phân biệt thời đại, dân tộc, quốc gia… cũng đều biết cùng một bộ luật căn bản giống nhau là: phải làm việc lành và tránh làm điều ác, không được giết người vô tội, không được ăn cắp hoặc cướp đoạt tài sản của người khác cách bất công, phải thảo hiếu cha mẹ, trọng kính người trên v.v… Mà nếu cố tình làm trái các điều trên thì đương nhiên con người sẽ bị lương tâm cáo trách, cho dù các việc làm ấy không ai hay biết. Câu chuyện Cain trong Thánh Kinh chứng tỏ điều đó.
Ca-in vì ghen tuông nên đã phạm tội giết đứa em ruột là A-ben, rồi sau đó đã chạy trốn con mắt lương tâm theo dõi nhưng không sao chạy thoát. Cuối cùng Ca-in đã phải tự tìm đến cái chết treo cổ để đền tội. Nhà văn hào Plutarque người Hy lạp cũng kể câu chuyện nội dung như sau: Một gã kia tên là Pessus phạm tội giết cha. Dù không ai hay biết việc làm của hắn, nhưng có điều lạ là từ hôm đó, Pessus luôn nghe thấy những con chim én lặp đi lặp lại: “ mày là thằng giết cha, mày là thằng giết cha!”, dù thực sự loài én chỉ biết kêu một âm thanh như thường lệ. Hắn tìm cách phá hết mọi tổ én, nhưng vẫn không xong. Cuối cùng hắn đã buột miệng nói với người khác rằng những con chim én luôn kêu hắn là kẻ giết cha. Sinh nghi, người ta mở cuộc điều tra và việc giết cha của hắn đã bị đưa ra ánh sáng.
2. Tiếng lương tâm hay luật luân lý trong con người:
1. Nơi mỗi người đều có luật luân lý:
Ai trong chúng ta cũng đều nghe thấy một tiếng nói thầm kín khuyên bảo phải làm điều lành và tránh làm điều ác. Đồng thời ta sẽ cảm thấy niềm vui thỏa sau khi thực hiện được một điều thiện, trái lại sẽ cảm thấy ray rứt bất an nếu cố tình làm trái tiếng nói thầm kín ấy. Đó là tiếng nói của lương tâm, một luật tự nhiên vẫn có sẵn trong tâm trí mỗi người từ khi sinh ra.
Luật tự nhiên này có những đặc tính khác hẳn những định luật vật lý hóa học, hoặc luật lệ xã hội như phong tục tập quán hoặc luật pháp của quốc gia.
+ Luật lý hóa một khi đủ điều kiện thì đương nhiên phải xảy ra. Chẳng hạn: lửa gặp rơm khô ngoài khí trời tất nhiên sẽ phải cháy. Còn luật luân lý thì không những lệ thuộc điều kiện khách quan bên ngoài, nhưng còn lệ thuộc vào sự lựa chọn chủ quan. Chinh do sự lựa chọn tự do này mà con người trở thành một loài vật giá trị ưu việt nhất, khác hẳn các loài vật hành động hoàn toàn do bản năng mù quáng thúc đẩy. Văn hào Chateaubriand đã nói: “Con hổ xâu xé con mồi rồi ngủ ngay được. Duy chỉ có con người, sau khi đã nhúng máu thì khó lòng nhắm mắt bình an, vì những hình ảnh báo oán của kẻ bị hại luôn hiện lên trước mắt y.
+ Luật xã hội do con người trong xã hội quy định gọi là phong tục tập quán. Luật pháp quốc gia do một số người đại diện có trách nhiệm thiết lập nên và được ghi chép lại thành văn để mọi người trong quốc gia ấy tuân giữ. Trong khi luật luân lý vẫn có sẵn trong mỗi người từ khi sinh ra, chứ không nhất thiết phải có ai dạy mới biết, không được ghi chép thành văn giống như luật quốc gia ở trên. Thế mà hầu như mọi người không phân biệt thời đại, dân tộc, quốc gia… cũng đều biết cùng một bộ luật căn bản giống nhau là: phải làm việc lành và tránh làm điều ác, không được giết người vô tội, không được ăn cắp hoặc cướp đoạt tài sản của người khác cách bất công, phải thảo hiếu cha mẹ, trọng kính người trên v.v… Mà nếu cố tình làm trái các điều trên thì đương nhiên con người sẽ bị lương tâm cáo trách, cho dù các việc làm ấy không ai hay biết. Câu chuyện Cain trong Thánh Kinh chứng tỏ điều đó.
Ca-in vì ghen tuông nên đã phạm tội giết đứa em ruột là A-ben, rồi sau đó đã chạy trốn con mắt lương tâm theo dõi nhưng không sao chạy thoát. Cuối cùng Ca-in đã phải tự tìm đến cái chết treo cổ để đền tội. Nhà văn hào Plutarque người Hy lạp cũng kể câu chuyện nội dung như sau: Một gã kia tên là Pessus phạm tội giết cha. Dù không ai hay biết việc làm của hắn, nhưng có điều lạ là từ hôm đó, Pessus luôn nghe thấy những con chim én lặp đi lặp lại: “ mày là thằng giết cha, mày là thằng giết cha!”, dù thực sự loài én chỉ biết kêu một âm thanh như thường lệ. Hắn tìm cách phá hết mọi tổ én, nhưng vẫn không xong. Cuối cùng hắn đã buột miệng nói với người khác rằng những con chim én luôn kêu hắn là kẻ giết cha. Sinh nghi, người ta mở cuộc điều tra và việc giết cha của hắn đã bị đưa ra ánh sáng.
2. Tiếng lương tâm hay luật luân lý trong con người:
Các câu chuyện trên cho thấy có một thứ luật luân lý tự nhiên gọi là tiếng lương tâm, chi phối mọi hành động của con người có trí khôn, thuộc mọi thời đại, mọi dân tộc, màu da, tiếng nói… Vậy luật ấy do đâu mà có?
1) Nguồn gốc của luật luân lý nơi con người.
Có một số người nói rằng luật luân lý tự nhiên nơi mỗi người là do tự mình đặt ra cho mình, hoăc cũng có thể do xã hội giáo dục từ nhỏ rồi nhập tâm dần dần mà ra. Nhưng khi đi sâu vào việc nghiên cứu tìm hiểu, chúng ta thấy không phải như vậy vì những lý do như sau:
- Lương tâm mỗi người không phải tự mình đặt ra: Vì nếu mỗi người tự đặt ra luật cho mình thì chắc người ta sẽ phải đặt ra những luật dễ giữ và có lợi cho bản thân, đồng thời sẽ loại bỏ những luật có hại cho bản thân mình. Nhưng luật luân lý có những đặc tính khác hẳn: khó giữ vì không luôn phù hợp với khuynh hướng xấu của con người, nên chắc không phải do tự mỗi người đặt ra cho mình. Đàng khác, nếu mỗi người đều tự lập ra luật riêng cho mình thì chắc luật luân lý sẽ phải khác nhau chứ không thống nhất giống nhau như ta thấy trong luật luân lý nơi con người được.
- Luật luân lý cũng không phải do xã hội giáo dục, khuôn đúc hình thành dần dần trong tâm hồn mỗi người từ nhỏ đến lớn vì:
+ Xã hội là do nhiều cá nhân kết hợp lại thành. Nếu luật luân lý do xã hội giáo dục thì chỉ những ai sống trong cùng một xã hội mới hiểu biết và mới giữ luật ấy. Nhưng trong thực tế có những người sống một mình từ nhỏ tới lớn, không tiếp xúc, cũng không chịu ảnh hưởng của xã hội, thế mà họ vẫn biết cùng một thứ luật luân lý như nhau. Như vậy, luật luân lý tự nhiên chắc chắn không phải do xã hội, cũng không bắt nguồn từ xã hội.
+ Đàng khác, nếu luật luân lý bắt nguồn từ xã hội thì chắc sẽ phải thay đổi tùy theo mỗi xã hội, chứ không thể có tính đồng nhất trong mọi xã hội như tiếng nói của lương tâm mỗi người được.
1) Nguồn gốc của luật luân lý nơi con người.
Có một số người nói rằng luật luân lý tự nhiên nơi mỗi người là do tự mình đặt ra cho mình, hoăc cũng có thể do xã hội giáo dục từ nhỏ rồi nhập tâm dần dần mà ra. Nhưng khi đi sâu vào việc nghiên cứu tìm hiểu, chúng ta thấy không phải như vậy vì những lý do như sau:
- Lương tâm mỗi người không phải tự mình đặt ra: Vì nếu mỗi người tự đặt ra luật cho mình thì chắc người ta sẽ phải đặt ra những luật dễ giữ và có lợi cho bản thân, đồng thời sẽ loại bỏ những luật có hại cho bản thân mình. Nhưng luật luân lý có những đặc tính khác hẳn: khó giữ vì không luôn phù hợp với khuynh hướng xấu của con người, nên chắc không phải do tự mỗi người đặt ra cho mình. Đàng khác, nếu mỗi người đều tự lập ra luật riêng cho mình thì chắc luật luân lý sẽ phải khác nhau chứ không thống nhất giống nhau như ta thấy trong luật luân lý nơi con người được.
- Luật luân lý cũng không phải do xã hội giáo dục, khuôn đúc hình thành dần dần trong tâm hồn mỗi người từ nhỏ đến lớn vì:
+ Xã hội là do nhiều cá nhân kết hợp lại thành. Nếu luật luân lý do xã hội giáo dục thì chỉ những ai sống trong cùng một xã hội mới hiểu biết và mới giữ luật ấy. Nhưng trong thực tế có những người sống một mình từ nhỏ tới lớn, không tiếp xúc, cũng không chịu ảnh hưởng của xã hội, thế mà họ vẫn biết cùng một thứ luật luân lý như nhau. Như vậy, luật luân lý tự nhiên chắc chắn không phải do xã hội, cũng không bắt nguồn từ xã hội.
+ Đàng khác, nếu luật luân lý bắt nguồn từ xã hội thì chắc sẽ phải thay đổi tùy theo mỗi xã hội, chứ không thể có tính đồng nhất trong mọi xã hội như tiếng nói của lương tâm mỗi người được.
Vậy phải đi đến kết luận: luật luân lý tự nhiên có sẵn trong tâm hồn mỗi người ngay từ khi mới sinh ra, chứ không phải mỗi người tự đặt ra luật riêng cho mình; Cũng không phải do xã hội khuôn đúc giáo dục hình thành. Cha mẹ, thầy dạy hay xã hội chỉ đóng vai trò phụ thuộc, giúp cho luật ấy phát triển mau lẹ và rõ ràng hơn trong tâm hồn đứa trẻ mà thôi. Luật luân lý tự nhiên ấy phải do Tạo Hóa in sẵn trong tâm hồn con người có lý trí, tương tự như một thứ bản năng của thân xác. Đấng ấy chính là Thiên Chúa. Giám mục Jacques Bénigne Bossuet đã nói: “Những chân lý vĩnh cửu và bất biến của luật luân lý bó buộc ta phải công nhận có một Đấng mà chân lý vĩnh cửu luôn tồn tại nơi Ngài.”
IV. NHỮNG VIỆC LẠ LÙNG MINH CHỨNG CÓ THIÊN CHÚA:
Ngay trong thế kỷ 21, thế kỷ khoa học tiến bộ vượt bậc trong việc tìm hiểu và khám phá những định luật chi phối vũ trụ thiên nhiên, chi phối mọi sinh vật, động vật kể cả con người…Thế mà vẫn không thiếu những trường hợp lạ lùng trái ngược luật tự nhiên xảy ra khắp nơi: khỏi bệnh nan y một cách tức khắc không do sự chữa trị thông thường, mà do một thứ quyền lực thiêng liêng nào đó ngoài tầm hiểu biết của khoa học. Những hiện tượng xáo trộn trật tự vũ trụ như mặt trời quay ở Fatima Bồ Đào Nha vào đầu thế kỷ 20 (năm 1917) đã được hằng vạn người chứng kiến v.v… Tất cả những hiện tượng ấy gọi chung là các phép lạ.
1. Có phép lạ thực hay chỉ là bịa đặt:
Từ 11/02 đến 16/07/1858, Đức Mẹ đã hiện ra 18 lần với Bernadette Soubirous. Lần thứ 9, Đức Mẹ chỉ cho Bernadette tìm được nguồn suối dưới chân hang đá Massabielle. Nơi đây trở thành linh địa, mỗi năm có hơn 6 triệu khách hành hương uống và tắm trong nước suối. Từ 150 năm nay có 7 ngàn trường hợp khỏi bệnh không thể cắt nghĩa được.
Vào trung tuần tháng 10, mưa hồng ân đổ xuống Lộ Đức. Vị giám mục giáo phận Casale Monferrato ở miền bắc nước Ý chính thức công bố quyết định công nhận phép lạ thứ 68.
Đức Cha Nicolas Brouwet, giám mục Lộ Đức đã tuyên đọc sắc lệnh công nhận, với sự chứng kiến của BS Alessandro de Franciscis, chủ tịch văn phòng y chứng Lộ Đức (BCM). Phép lạ chữa lành cho nữ tu Luigina Travetrso được ghi nhận vào ngày 23/07/1965.
Sœur Luigina Traverso sinh năm 1934, bị liệt cột sống. Vị nữ tu này chịu giải phẫu nhiều lần vẫn không khỏi. Ủy ban Y khoa Quốc tế Lộ Đức (Cmil) đã chứng thực ngày 23/07/1965, trước hang đá Lộ Đức, vị nữ tu này đứng dậy được từ xe lăn, đi đứng bình thường. Đây là phép lạ thứ 68 được chính thức công nhận.
Đức Mẹ đã phán bảo: ‘‘Các con hãy đến uống và tắm nước suối.’’ Từ đó, nhiều người được khỏi bệnh. Năm 1884, Giáo hội Công giáo thành lập Văn phòng Y chứng để xem xét các lời khai. Sau khi được Văn phòng này chấp nhận, hồ sơ được chuyển qua Văn phòng Y khoa Quốc tế. Sau đó, giáo phận của người được lành bệnh chính thức mở cuộc điều tra. Nữ tu Luigina Traverso là trường hợp thứ 68 được công nhận được khỏi bệnh nhờ phép lạ.
Thành viên của Văn phòng Y chứng và Văn phòng Y khoa Quốc tế gồm cả những những bác sĩ không công giáo. Các chuyên gia cần chứng nhận trường hợp khỏi bệnh không thể giải thích được bằng khoa học. Các tiêu chuẩn xét nghiệm gồm việc:
- Người bệnh được chẩn đoán một cách minh bạch;
- Bệnh trạng đã được xác nhận trước khi xảy ra phép lạ;
- Người bệnh được hoàn toàn lành bệnh tức khắc và vĩnh viễn, sau này không bị tái phát;
- Việc trị liệu y khoa không phải là nguyên nhân được lành bệnh.
Văn phòng bác bỏ nhiều lời khai không đáp ứng được các tiêu chuẩn vừa kể.
Sau đây là số liệu các phép lạ Đức Mẹ Lộ Đức: 1858-1870: 7 trường hợp / 1908-1913: 33 / 1946-1965: 22 / 1976-1978: 2 / 1989: 1 / 1999: 1 / 2005: 1 / 2011: 1.
Ngoài phòng khám bệnh khoa học của các bác sĩ, vào năm 1905, Hội Đồng Giám Mục cũng đã thành lập một ủy ban điều tra chính thức của giáo quyền nhằm phân quyết những trường hợp nào là phép lạ, trường hợp nào là không. Ủy ban làm việc môt cách cẩn thận và vô tư theo cách thức của một tòa án. Những trường hợp được tuyên bố là phép lạ thì không thể hồ nghi gì được nữa. Từ năm 1905 đến 1913, ủy ban này đã công bố 32 phép lạ thực.
Như vây, phòng khám nghiệm của các y sĩ cũng như ủy ban các giám mục đều đã xác nhận tại Lộ Đức đã có những trường hợp khỏi bệnh cách lạ lùng. Trong tạp chí Études ấn hành năm 1909, linh mục Teilhard de Chardin đã đưa ra quan điểm của Giáo hội về phép lạ Lộ Đức như sau: ‘‘Các phép lạ Lộ Đức là các sự kiện không thể chối cãi được, chứng minh tác động sáng tạo của Thiên Chúa.’’
(nguồn: Vietcatholic news).
2. Phép lạ bởi đâu?
Những người không tin có Thiên Chúa khi đứng trước những trường hợp lạ lùng khoa học không thể giải thích được, đã đem ra rất nhiều lý lẽ để phủ nhận sự can thiệp của Thiên Chúa như sau:
- Khỏi bệnh vì nguyên nhân tự nhiên: Vì trong nước suối ở hang Lộ Đức có pha lẫn một thứ chất hóa học có năng lực chữa được một số bệnh tật.
Nhưng thực sự, khi đem phân chất thì kết quả cho thấy nước suối ấy cũng chỉ là một thứ nước lã bình thường như bao thứ nước khác, không có thêm một chất nào khác có thể chữa bệnh cả. Đàng khác, có nhiều trường hợp bệnh nhân không xuống đến nước, cũng không uống chút nước ấy, thì bảo khỏi bệnh tại nước thế nào được?
- Khỏi bệnh là vì lý do tâm lý: Vì quá tin và muốn được khỏi cách mãnh liệt, nên đã ám thị mình đến độ trở thành sự thực.
Nhưng nếu tin tưởng và ám thị có thể chữa được bệnh, thì nếu muốn được khỏi, bệnh nhân trước hết đã phải biết tin, biết ám thị. Thế mà có nhiều trường hợp trẻ con chưa có trí khôn, chưa biết gì hết mà vẫn được khỏi nhờ lời cầu nguyện của cha mẹ hay người khác, thì khỏi bệnh đâu phải tại tin hay tại ám thị. Thực ra, ám thị cũng có thể có đôi chút ảnh hưởng đến một vài thứ bệnh tâm lý, đau thần kinh, điên loạn, chứ không có thể chữa được các bệnh do vi trùng hay siêu vi trùng gây ra như: Bệnh phong cùi, ung thư, thổ huyết, lao phổi…
- Khỏi bệnh là vì quy luật tự nhiên: do ảnh hưởng của một thứ quy luật tự nhiên bí mật nào đó chi phối mà người ta chưa khám phá ra:
Nhưng nếu vậy thì luật ấy phải có tác dụng điều hòa, đồng nhất, bất di dịch, cho dù người ta có biết hay không biết thì luật đó vẫn tác dụng. Hễ cứ hội đủ điều kiện khách quan là đương nhiên kết quả phải xảy ra. Chẳng hạn, người mù trước làm thế nào để được khỏi mù thì các người sau cứ làm đúng như thế sẽ đương nhiên được sáng mắt. Nhưng ở Lộ Đức thì tình trạng lại khác hẳn: Có người được khỏi khi tắm, người khác thì khỏi khi đang cầu nguyện vào những thời gian khác nhau trong ngày: sáng, trưa, chiều, tối… Ở điều kiện nào cũng có người được khỏi. Có những trường hợp hai người bệnh cùng trong một hoàn cảnh, cùng một thứ bệnh giống nhau, mà người thì được khỏi, người thì không. Như vậy, không thể nói có một luật bí mật được.
- Khỏi bệnh do có sự lừa dối nào đó: cần phải chờ sự phán quyết của các nhà bác học hoàn toàn vô tư.
Carrel, một vị tiến sĩ y khoa, giáo sư giải phẫu học tại đại học Lyon Pháp, trước khi đi Lộ Đức quan sát tận nơi cũng đã nghĩ như vậy. Ông cho rằng: có lẽ các nhà khoa học chưa khám nghiệm kỹ đủ, có thể còn một vài sơ suất chưa cân nhắc tường tận. Theo Carrel: Ngoài những sự kiện khoa học tìm ra và kiểm chứng rõ ràng thì không còn chân lý nào khác có giá trị. Không thể có phép lạ được! Nhưng trước sự khỏi bệnh lạ thường của Marie Ferrand, một cô gái đang hấp hối vì bệnh lao ruột ở giai đoạn chót mà các bác sĩ đều từ chối không dám mổ cho cô, mà Carrel đã chứng kiến tận mắt từ khi cô gái này mới đến Lộ Đức cho tới lúc khỏi bệnh tức khắc mà không thể cắt nghĩa được. Ông đã chịu khuất phục và ghi chú trong nhật ký: “Thật là một chuyện không có thể, nhưng có thực. Quả là bất ngờ: một phép lạ vừa mới xảy ra.” Ngay lúc đó không còn tin ở mình, Carrel lập tức mời hai bác sĩ bạn ông tới chứng kiến và các ông này cũng đều chứng nhận: “Cô này không còn bệnh gì hết, cho cô ra khỏi nhà thương.”
Việc bác sĩ vô thần Carrel thay đổi tâm hướng đã nói lên một sự thật mà con người dù yêu sách đến đâu cũng phải suy nghĩ: Quả thật, có Đấng Tạo Hóa, có Thiên Chúa. Ngài là Đấng đã thiết lập trật tự trong vũ trụ thiên nhiên, thì trong môt vài trường hợp đặc biệt, Ngài cũng có thể để xảy ra ngoài trật tự ấy. Đó chính là phép lạ vậy.
TÓM LẠI:
Trước những trật tự lạ lùng trong vũ trụ thiên nhiên, trước việc sự sống tràn đầy trên mặt đất, trước những luật luân lý in sâu trong tâm hồn mỗi người, trước những phép lạ mà khoa học đành bất lực không thể tìm ra lời giải thích hợp lý… Chúng ta phải công nhận có ĐẤNG TẠO HÓA; CÓ THIÊN CHÚA SÁNG TẠO. Chính Ngài đã tạo dựng nên vũ trụ và đã an bài chúng theo một trật tự chung mà khoa học gọi là định luật thiên nhiên. Chính Ngài là nguồn gốc của sự sống, đã tạo thành mọi sinh vật từ thấp kém đến cao quý nhất, và đã phú cho chúng những bản năng riêng để tự phát sinh và tồn tại. Cũng chính Ngài là tác giả của bộ luật luân lý tự nhiên in sẵn trong tâm trí con người từ khi sinh ra. Sau cùng, Ngài còn là tác nhân của những trường hợp đặc biệt xảy ra ngoài trật tự tự nhiên mà khoa học không thể giải thích được.
Như vậy, tuy khoa học không thể chứng minh có Thiên Chúa một cách trực tiếp vì ngoài phạm vi nghiên cứu của nó, nhưng khoa học vẫn có thể góp phần quan trọng trong việc tỏ rõ kỳ công của Ngài. Chính nhờ những hiểu biết rõ ràng chính xác do khoa học đem lại, con người dễ dàng sử dụng trí khôn suy luận để nhận ra có bàn tay quyền năng, có trí khôn siêu việt đã xếp đặt và tạo dựng nên vũ trụ vạn vật. Bàn tay và trí khôn ấy là của Thiên Chúa Tạo Hóa.
Newton, một nhà thiên văn học lừng danh đã dám mạnh dạn lên tiếng quả quyết: “Tôi đã nhìn thấy Thiên Chúa ở đầu thiên lý kính của tôi”. P.Termier cũng cho biết: “Mọi khoa học đều chuẩn bị trí khôn ta nhận biết Thiên Chúa hiện hữu. Hơn mọi người khác, nhà bác học dù chuyên về khoa nào cũng thế, bao giờ cũng dễ dàng nhận thấy mọi vật đều biến chuyển, hỗn hợp, khuyết điểm… có cùng đích và rất phức tạp. Do đó, nhà khoa học sẽ dễ dàng có y tưởng về một Đấng Tạo Hóa bất biến, tự hữu, đơn thuần, hoàn hảo, và là Đấng duy nhất an bài mọi sự. Chính vì thế người ta bảo: KHOA HỌC DẪN ĐẾN THIÊN CHÚA. VŨ TRỤ VẬT CHẤT CHÍNH LÀ BÍ TÍCH CỦA THIÊN CHÚA”.
3. THẢO LUẬN:
1) Bạn có nên tranh cãi với người vô tín về sự hiện hữu của Thiên Chúa không? Tại sao?
2) Bạn nên làm gì khi có người yêu cầu trình bày giáo lý về sự hiện hữu của Thiên Chúa để giúp họ thêm xác tín vào quyền năng của Ngài?
4. NGUYỆN CẦU: Lạy Thiên Chúa Cha Toàn Năng, Đấng tạo thành trời đất. Xin cho chúng con thêm xác tín vê sự hiện hữu cua Chúa trong vũ trụ thiên nhiên va nơi mỗi chúng con. Xin cho chúng con năng cầu xin Chúa ban thêm đức tin, giống như người cha có đứa con bị quỷ câm ám đã thưa với Đức Giê-su: “Tôi tin! Nhưng xin Thầy trợ giúp lòng tin yếu kém của tôi” (Mc 9,24).
PHỤ CHÚ:
4. NGUYỆN CẦU: Lạy Thiên Chúa Cha Toàn Năng, Đấng tạo thành trời đất. Xin cho chúng con thêm xác tín vê sự hiện hữu cua Chúa trong vũ trụ thiên nhiên va nơi mỗi chúng con. Xin cho chúng con năng cầu xin Chúa ban thêm đức tin, giống như người cha có đứa con bị quỷ câm ám đã thưa với Đức Giê-su: “Tôi tin! Nhưng xin Thầy trợ giúp lòng tin yếu kém của tôi” (Mc 9,24).
LM ĐAN VINH – HHTM
PHỤ CHÚ:
NĂM ĐƯỜNG LỐI CHỨNG MINH CÓ THIÊN CHÚA CỦA THÁNH TÔMA TIẾN SĨ
Thánh Thomas d’ Aquin (1225-1274), một vị tiến sĩ thần học rất nổi tiếng thời trung cổ đã đề ra 5 đường lối chứng minh sự hiện hữu của Thiên Chúa như sau:
1. Sự chuyển động của vũ trụ chứng minh có Thiên Chúa:
Bất cứ một vật nào đang chuyển động cũng phải lệ thuộc vào một động lực khác. Chẳng hạn: một chiếc xe đang chạy là do người tài xế đã rồ máy và điều khiển tay lái, một viên đạn bay ra khỏi nòng súng, một nồi nước đang sôi lên sung sục là do tác dụng của lửa làm nóng nước lên. Vậy thì khi nhìn vào vũ trụ, ta thấy có sự chuyển động của các hành tinh, thì cũng phải có một động lực nào đó đã ảnh hưởng tới và làm cho chúng xoay vần di chuyển trong không gian. Động lực ấy chính là Thiên Chúa.
2. Luật nhân quả chứng minh có Thiên Chúa:
Nhìn vào vũ trụ vật chất, ta nhận thấy có sự liên hệ mật thiết giữa vật này với vật kia, vật có sau lệ thuộc vào một nguyên nhân có trước. Chẳng han: có khói là đã phải có lửa, có con là đã phải có cha mẹ… Nếu cứ suy luận lên mãi thì cuối cùng phải đi đến một nguyên nhân tự mình hiện hữu, không bị lệ thuộc vào một nguyên nhân nào khác mới hợp lý. Nguyên nhân tự hữu ấy là Thiên Chúa.
3. Sự sắp xếp trật tự minh chứng có Thiên Chúa:
Kinh nghiệm cho ta biết: sự may rủi bao giờ cũng đi đôi với vô trật tự và hỗn độn. Chẳng hạn: Lấy 24 chữ cái A B C D… viết vào các mảnh giấy rồi bỏ trong một chiếc hộp, sau đó lắc hộp và đổ các mảnh giấy ra. Không bao giờ bạn đạt được thứ tự như cũ: A B C D… Trái lại, bất cứ vật gì ta thấy được xếp đặt trât tự thì đều là kết quả của một trí khôn nào đó. Chẳng hạn: nhìn xem một vườn cây ăn trái được sắp đặt thứ tự, cây cối tùy loại mọc ngay hàng thẳng lối… ta quả quyết đã phải có một trí khôn làm chủ vườn cây ấy. Cũng vậy, khi quan sát vũ trụ thiên nhiên, ai ai cũng thấy có sự xếp đặt kỳ diệu từ cái cực to là các hành tinh, đến cái cực nhỏ như nguyên tử; Từ sự sống thấp nơi thảo mộc cây cối đến sự sống phức tạp, trổi vượt nhất nơi loài người… Từ đó, họ sẽ đi đến kết luận: Phải có một Đấng nào đó toàn năng siêu việt… đã an bài cho vạn vật hình thành và phát triển hài hòa trật tự. Đấng toàn năng ấy chính là Thiên Chúa.
4. Bậc thang giá trị nơi vạn vật minh chứng có Thiên Chúa:
Khi quan sát vạn vật trong vũ trụ ta thấy chúng có những bậc thang giá trị khác nhau: Có vật thì không mấy thẩm mỹ, có vật lại rất mỹ miều và đáng yêu, có vật ít hữu ích nhưng cũng có vật lại ích lợi rất nhiều, có vật lại tầm thường, nhưng cũng có những vật thật là cao quý…từ đó, ta suy ra: phải có một vị nào đó có mọi điều tốt đẹp, cao quý nhât…làm tiêu chuẩn cho vạn vật trong vũ trụ hữu hạn này. Đấng tuyệt đối ấy chính là Thiên Chúa.
5. Cứu cánh của vạn vật minh chứng có Thiên Chúa:
Cứu cánh nghĩa là cùng đích, là mục đích chính yếu cuối cùng tuyệt đối. Mỗi người chúng ta đều tự nhiên cảm thấy có ước muốn, khát vọng vô bờ bến. Không một sự gì đã đạt đươc lại có thể làm ta thỏa mãn và đem lại cho ta hạnh phúc hoàn toàn. Do đó, bên trên mọi điều mong ước, về vật chất cũng như tinh thần, ta ước muốn một điều gì bền bỉ, hoàn hảo, vĩnh viễn… Sự hoàn hảo tuyệt đối mà con người mong muốn đạt tới ấy gọi là cứu cánh của con người. Cứu cánh ấy không thể có trong vạn vật ở trần gian mà chỉ có được ở nơi Thiên Chúa. Chính sự khát vọng tuyệt đối, sự hướng về cứu cánh tuyệt đối ấy là bằng chứng cho thấy có Thiên Chúa. Thánh Augustin nói: “Lạy Chúa, Chúa đã dựng lên con hướng về Chúa, nên tâm hồn con luôn xao xuyến mãi cho tới khi nào con được nghỉ yên trong Chúa”.
TÓM LẠI: Với trí khôn suy luận từ sự vận chuyển của các vật bị động đến một động lực không bị động; Từ các vật không thể tự mình mà có đến một Đấng Tự Hữu; Từ sự trật tự của vũ trụ đến một trí khôn toàn năng đã an bài xếp đặt; Từ các bậc thang giá trị của vạn vật đến một giá trị tuyệt đối vô hạn; Từ sự mong ước tuyệt đối đến một Đấng là Cứu Cánh mà vạn vật hướng về… Tất cả đã chứng minh cho chúng ta một điều không thể chối cãi được. Đó là: vũ trụ vạn vật đã do Thiên Chúa tạo dựng nên. Nhưng Thiên Chúa ở đây vẫn chỉ là một vị Thiên Chúa trừu tượng, xa xôi, không có liên hệ bao nhiêu với mỗi người chúng ta. Đây là Thiên Chúa của các triết gia mà thôi. Thiên Chúa mà chúng ta tôn thờ là một Thiên Chúa của tình thương, liên hệ chặt chẽ với loài người và đã bày tỏ bản tính của Ngài qua các tổ phụ, các tiên tri Cựu Ước, và qua chính Con Một Ngài là Đức Giêsu Kitô thời Tân Ước. Tất cả những điều Thiên Chúa mặc khải ấy đã được chép lại thành môt bộ sách gọi là Thánh Kinh. Do đó, ngoài việc dùng lý trí suy luận để biết có Thiên Chúa, con người còn có bổn phận phải tìm hiểu học hỏi Thánh Kinh để biết Chúa là ai?, nhờ đó sẽ tỏ lòng biết ơn bằng cách tôn thờ, cảm tạ, yêu mến, cầu xin và vâng Lời Ngài.
Không có nhận xét nào: