BBC - 22.8.2013: Một doanh nhân hàng đầu của Việt Nam nói giới lãnh đạo nên từ bỏ “tư duy cũ kỹ, lối mòn” để đưa Việt Nam vượt khỏi tình hình khó khăn hiện nay.
Ông Đào Hồng Tuyển, chủ tịch tập đoàn Tuần Châu ở tỉnh Quảng Ninh, chia sẻ với chủ biên trang kinh doanh của BBC Linda Yueh trong cuộc phỏng vấn tại thành phố Hạ Long.
Ông cũng cho rằng Việt Nam không cần phải bỏ “hàng tỉ đôla để mua vũ khí” mà cần làm “bạn đúng nghĩa” với các nước.
Linda Yueh: Ông suy nghĩ rất nhiều về các vấn đề của Việt Nam và ông có nói đất nước này đang trải qua giai đoạn khó khăn hơn trước vì thế giới cũng đang gặp khó khăn. Ông có tìm thấy giải pháp cho Việt Nam không?
Đào Hồng Tuyển: Tôi nghĩ rằng nó phải kết hợp rất nhiều lĩnh vực khác nữa. Tôi muốn nói về vấn đề chính trị. Chắc chắn những nhà chính trị Việt Nam phải có tư duy thay đổi một cách mạnh mẽ hơn. Thay đổi về cơ chế, thậm chí phải thay đổi một phần thể chế, một cách mạnh mẽ và thay đổi toàn diện với quyết tâm cao. Đất nước Việt Nam mới có thể vượt lên được trong tình hình hiện nay.
Hay nói cách khác, phải có một đường lối đổi mới toàn diện. Đồng thời phải được toàn dân tộc ủng hộ. Đặc biệt những nhà khoa học, đặc biệt những nhà kinh tế và được quốc tế hỗ trợ. Như thế Việt Nam cũng sẽ sớm trở thành một quốc gia phát triển.
Các nhà lãnh đạo Việt Nam, như ban đầu tôi nói, phải nghĩ mới và làm mới, nghĩ khác và làm khác. Chỉ có nghĩ mới và làm mới, nghĩ khác và làm khác, đương nhiên chúng ta hiểu theo nghĩa là làm mới, làm khác tốt đẹp hơn, sáng tạo hơn thì mới đưa dân tộc tiến lên được.
Các nhà chính trị, các nhà lãnh đạo cũng phải dũng cảm, dám cắt bỏ tất cả những cái ung nhọt, tư duy cũ kỹ, lối mòn về suy nghĩ để tìm một con đường cho dân tộc, thông minh hơn, sáng tạo hơn, và quốc tế hơn.
Và tôi cũng nghĩ rằng các nhà lãnh đạo Việt Nam nên nhìn thẳng vào sự thật, mặc dù sự thật đó rất đau lòng. Chúng ta phải bỏ cái nhìn trên những đống hồ sơ giấy tờ một cách đẹp đẽ và sạch sẽ nhưng sự thật nó không phải là như vậy. Tôi muốn nói điều này, là các nhà lãnh đạo phải khai tử hàng loạt tất cả những tập đoàn của nhà nước làm ăn không hiệu quả, mang tất cả những tài sản đó bán, khoán, cho thuê, tạo động lực mới, chấp nhận một sự mất mát cần thiết để tạo động lực mới cho xã hội, cho đất nước.
Bởi lẽ các bạn biết, hiện nay hệ thống doanh nghiệp của nhà nước quản lý đang nắm một nguồn tài nguyên, nguồn tài sản quốc gia rất là lớn nhưng hiệu quả rất là thấp cho nền kinh tế đất nước. Có những tập đoàn nhà nước còn trở thành gánh nặng cho ngân sách quốc gia. Theo tôi nên bán, hoặc là đầu thầu, khoán, cho thuê tất cả những tài sản đó để tạo một động lực mới cho xã hội, cho đất nước.
Và như các bạn biết, đất nước chúng tôi 80% là nông nghiệp. Mà trên thế giới, chẳng có một quốc gia nông nghiệp nào mà trở thành hùng cường cả, nếu đi theo con đường nông nghiệp, phát triển nông nghiệp. Chiến lược phát triển của Việt Nam cũng phải thay đổi, thậm chí cái phát triển nông nghiệp phải giảm xuống chỉ còn 1/3 mà thôi, để dành những nguồn lực ấy, tài nguyên ấy chuyển sang, chuyển đổi sang lĩnh vực khác, có hiệu quả hơn. Vì không một quốc gia nào trên thế giới mà làm nông nghiệp mà trở thành hùng cường.
Linda Yueh: Theo ông, cải cách hiện nay có quá chậm không?
Theo tôi cũng không chỉ là chậm mà vẫn chưa phải là thực sự thông minh. Sẽ còn nhiều cách đi khác nữa. Còn những cách đi mạnh mẽ hơn, sâu sắc hơn. Cái đổi mới như bạn nói chậm là chưa đủ, nhưng thậm chí chưa sâu sắc, chưa đồng bộ. Còn thiếu sự sâu sắc và thiếu sự đồng bộ. Thiếu cả sự sáng tạo nữa.
Và còn một điều nữa, Việt Nam phải trở thành một cái nơi mà cho tất cả các nước, các dân tộc trên thế giới nhìn Việt Nam với một cặp mắt thiện cảm. Việt Nam muốn phát triển, phải làm bạn, mà bạn đúng nghĩa với các dân tộc trên thế giới. Sự yêu thương, tin cậy, và quý mến của cộng đồng quốc tế, để giúp cho sự phát triển của Việt Nam là vô cùng quan trọng.
Việt Nam phải quốc tế hóa. Theo tôi, phải quốc tế hóa Việt Nam. Nếu làm được điều đó thì Việt Nam đã là bạn đúng nghĩa với các dân tộc trên thế giới. Không cần phải mất hàng năm hàng tỉ đôla để mua vũ khí. Và Việt Nam phải trở thành ốc đảo của hòa bình, ốc đảo của sự sáng tạo, và lòng nhân ái.
Linda Yueh:Vậy việc bình thường hóa quan hệ với Mỹ, với phần còn lại của thế giới, quan trọng thế nào? Quan hệ quốc tế có phải là một thay đổi chủ chốt trong những gì ông đang mô tả?
Tôi cho rằng là vô cùng quan trọng. Các bạn biết, người Việt ở Mỹ hiện nay trên 2 triệu người. Và đó là một lực lượng rất tiềm năng để xây dựng đất nước. Và đối với một quốc gia hùng cường hàng đầu của thế giới, Việt Nam là một nước nghèo, rất cần cái hợp tác thân thiện, hợp tác bình đẳng và hỗ trợ của công nghệ, thậm chí cả tài chính của Hoa Kỳ.
Và nói cách khác, nếu thực sự người Mỹ, chính phủ Mỹ và người dân Mỹ muốn làm cho khu vực Đông Nam Á và khu vực Châu Á này hòa bình ổn định thì chính phủ Mỹ nên ủng hộ Việt Nam, nên giúp đỡ Việt Nam, để có sự cân bằng cần thiết cho hòa bình ổn định tại khu vực này.
Linda Yueh: Ông có thể chia sẻ bí quyết thành công của ông?
Tôi nghĩ rằng là ai cũng hoài bão và ai cũng có ước mơ. Suy nghĩ của tôi là hãy nghĩ khác và làm khác. Hãy nghĩ những gì mà thiên hạ chưa nghĩ. Hãy làm những gì thiên hạ có thể đã nghĩ, mà chưa làm, chưa dám làm.
Cuộc phỏng vấn của phóng viên Linda Yueh thực hiện tại Việt Nam. Đây là một phần của Mùa Việt Nam trên BBC trong tháng Tám.
Ông Đào Hồng Tuyển, chủ tịch tập đoàn Tuần Châu ở tỉnh Quảng Ninh, chia sẻ với chủ biên trang kinh doanh của BBC Linda Yueh trong cuộc phỏng vấn tại thành phố Hạ Long.
Ông cũng cho rằng Việt Nam không cần phải bỏ “hàng tỉ đôla để mua vũ khí” mà cần làm “bạn đúng nghĩa” với các nước.
Linda Yueh: Ông suy nghĩ rất nhiều về các vấn đề của Việt Nam và ông có nói đất nước này đang trải qua giai đoạn khó khăn hơn trước vì thế giới cũng đang gặp khó khăn. Ông có tìm thấy giải pháp cho Việt Nam không?
Đào Hồng Tuyển: Tôi nghĩ rằng nó phải kết hợp rất nhiều lĩnh vực khác nữa. Tôi muốn nói về vấn đề chính trị. Chắc chắn những nhà chính trị Việt Nam phải có tư duy thay đổi một cách mạnh mẽ hơn. Thay đổi về cơ chế, thậm chí phải thay đổi một phần thể chế, một cách mạnh mẽ và thay đổi toàn diện với quyết tâm cao. Đất nước Việt Nam mới có thể vượt lên được trong tình hình hiện nay.
Hay nói cách khác, phải có một đường lối đổi mới toàn diện. Đồng thời phải được toàn dân tộc ủng hộ. Đặc biệt những nhà khoa học, đặc biệt những nhà kinh tế và được quốc tế hỗ trợ. Như thế Việt Nam cũng sẽ sớm trở thành một quốc gia phát triển.
Các nhà lãnh đạo Việt Nam, như ban đầu tôi nói, phải nghĩ mới và làm mới, nghĩ khác và làm khác. Chỉ có nghĩ mới và làm mới, nghĩ khác và làm khác, đương nhiên chúng ta hiểu theo nghĩa là làm mới, làm khác tốt đẹp hơn, sáng tạo hơn thì mới đưa dân tộc tiến lên được.
Các nhà chính trị, các nhà lãnh đạo cũng phải dũng cảm, dám cắt bỏ tất cả những cái ung nhọt, tư duy cũ kỹ, lối mòn về suy nghĩ để tìm một con đường cho dân tộc, thông minh hơn, sáng tạo hơn, và quốc tế hơn.
Và tôi cũng nghĩ rằng các nhà lãnh đạo Việt Nam nên nhìn thẳng vào sự thật, mặc dù sự thật đó rất đau lòng. Chúng ta phải bỏ cái nhìn trên những đống hồ sơ giấy tờ một cách đẹp đẽ và sạch sẽ nhưng sự thật nó không phải là như vậy. Tôi muốn nói điều này, là các nhà lãnh đạo phải khai tử hàng loạt tất cả những tập đoàn của nhà nước làm ăn không hiệu quả, mang tất cả những tài sản đó bán, khoán, cho thuê, tạo động lực mới, chấp nhận một sự mất mát cần thiết để tạo động lực mới cho xã hội, cho đất nước.
Bởi lẽ các bạn biết, hiện nay hệ thống doanh nghiệp của nhà nước quản lý đang nắm một nguồn tài nguyên, nguồn tài sản quốc gia rất là lớn nhưng hiệu quả rất là thấp cho nền kinh tế đất nước. Có những tập đoàn nhà nước còn trở thành gánh nặng cho ngân sách quốc gia. Theo tôi nên bán, hoặc là đầu thầu, khoán, cho thuê tất cả những tài sản đó để tạo một động lực mới cho xã hội, cho đất nước.
Và như các bạn biết, đất nước chúng tôi 80% là nông nghiệp. Mà trên thế giới, chẳng có một quốc gia nông nghiệp nào mà trở thành hùng cường cả, nếu đi theo con đường nông nghiệp, phát triển nông nghiệp. Chiến lược phát triển của Việt Nam cũng phải thay đổi, thậm chí cái phát triển nông nghiệp phải giảm xuống chỉ còn 1/3 mà thôi, để dành những nguồn lực ấy, tài nguyên ấy chuyển sang, chuyển đổi sang lĩnh vực khác, có hiệu quả hơn. Vì không một quốc gia nào trên thế giới mà làm nông nghiệp mà trở thành hùng cường.
Linda Yueh: Theo ông, cải cách hiện nay có quá chậm không?
Theo tôi cũng không chỉ là chậm mà vẫn chưa phải là thực sự thông minh. Sẽ còn nhiều cách đi khác nữa. Còn những cách đi mạnh mẽ hơn, sâu sắc hơn. Cái đổi mới như bạn nói chậm là chưa đủ, nhưng thậm chí chưa sâu sắc, chưa đồng bộ. Còn thiếu sự sâu sắc và thiếu sự đồng bộ. Thiếu cả sự sáng tạo nữa.
Và còn một điều nữa, Việt Nam phải trở thành một cái nơi mà cho tất cả các nước, các dân tộc trên thế giới nhìn Việt Nam với một cặp mắt thiện cảm. Việt Nam muốn phát triển, phải làm bạn, mà bạn đúng nghĩa với các dân tộc trên thế giới. Sự yêu thương, tin cậy, và quý mến của cộng đồng quốc tế, để giúp cho sự phát triển của Việt Nam là vô cùng quan trọng.
Việt Nam phải quốc tế hóa. Theo tôi, phải quốc tế hóa Việt Nam. Nếu làm được điều đó thì Việt Nam đã là bạn đúng nghĩa với các dân tộc trên thế giới. Không cần phải mất hàng năm hàng tỉ đôla để mua vũ khí. Và Việt Nam phải trở thành ốc đảo của hòa bình, ốc đảo của sự sáng tạo, và lòng nhân ái.
Linda Yueh:Vậy việc bình thường hóa quan hệ với Mỹ, với phần còn lại của thế giới, quan trọng thế nào? Quan hệ quốc tế có phải là một thay đổi chủ chốt trong những gì ông đang mô tả?
Tôi cho rằng là vô cùng quan trọng. Các bạn biết, người Việt ở Mỹ hiện nay trên 2 triệu người. Và đó là một lực lượng rất tiềm năng để xây dựng đất nước. Và đối với một quốc gia hùng cường hàng đầu của thế giới, Việt Nam là một nước nghèo, rất cần cái hợp tác thân thiện, hợp tác bình đẳng và hỗ trợ của công nghệ, thậm chí cả tài chính của Hoa Kỳ.
Và nói cách khác, nếu thực sự người Mỹ, chính phủ Mỹ và người dân Mỹ muốn làm cho khu vực Đông Nam Á và khu vực Châu Á này hòa bình ổn định thì chính phủ Mỹ nên ủng hộ Việt Nam, nên giúp đỡ Việt Nam, để có sự cân bằng cần thiết cho hòa bình ổn định tại khu vực này.
Linda Yueh: Ông có thể chia sẻ bí quyết thành công của ông?
Tôi nghĩ rằng là ai cũng hoài bão và ai cũng có ước mơ. Suy nghĩ của tôi là hãy nghĩ khác và làm khác. Hãy nghĩ những gì mà thiên hạ chưa nghĩ. Hãy làm những gì thiên hạ có thể đã nghĩ, mà chưa làm, chưa dám làm.
Cuộc phỏng vấn của phóng viên Linda Yueh thực hiện tại Việt Nam. Đây là một phần của Mùa Việt Nam trên BBC trong tháng Tám.
Không có nhận xét nào: