Đinh Tấn Lực Blog - 3.8.2013: “Theo nguồn tin giới hạn nội bộ trong giới tỷ phú Mỹ thì Mark Elliot Zuckerberg vừa qua cơn thập tử nhất sinh. Ông ấy đọc được bản tin họp báo Bộ 4T của CHXHCNVN, và vội nuốt ngay nút Share để tránh liên lụy rắc rối, nhưng không may, cái nút Share chết tiệt ấy bị vướng lưỡi gà, ém chặt khí quản, suýt tắt thở. May mà các cơ quan hữu trách của nền y khoa tân tiến của Hoa Kỳ đã kịp thời nhập cuộc và cứu sống được một tỷ phú trẻ tài ba và lừng danh hoàn vũ” – Απρίλιος ψάρια.
Hãng thông tấn Απρίλιος ψάρια của Hy Lạp không cho biết thêm chi tiết nào khác trong bản tin ngắn cực sốc đã gây chấn động thế giới nói trên. Tuy nhiên, ngay trên cơ sở Facebook của tỷ phú Mark, người ta không ngơi bàn tán về sự cố làm rung chuyển hành tinh này.
Nỗi lo sợ về sự vi phạm Nghị định 72 xê bê, thậm chí, lo sợ cho cả sự an nguy cá nhân, không dừng lại ở Mark, mà lan ra tận những Facebooker tăm tiếng hàng đầu thế giới. Chẳng hạn như Shinzo Abe (20.117 likes), Angela Merkel (335.224 likes), hay Barack Obama (36.477.523 likes).
Xem ra đã quá trễ. Trong quá trình liên lạc tiếp cận hàng ngày với nhân dân bản xứ, họ đã lỡ tay quá trớn trích dẫn hay tổng hợp quá thoải mái trên FB của họ nhiều nguồn tin thuộc quyền chủ quản của các cơ quan ngôn luận nội địa, và cả bình luận từ nước ngoài, suốt nhiều năm nay (Riêng Shinzo Abe thì tương đối ít tổng hợp hơn cả, vì mới nhậm chức gần đây, nhưng không phải vì vậy mà ít lo).
Còn Đại sứ Vương quốc Anh tại VN, Antony Stokes, từng tổ chức buổi giao lưu trực tuyến qua Facebook xoay quanh đề tài “An toàn cho nhà báo trong tác nghiệp” hồi giữa tháng 6 vừa qua, hiện suy sụp tinh thần rất nặng, chẳng thể nuốt nổi món Fish & Chip truyền thống của xứ đảo mù sương.
Sự lo sợ đó ăn lan qua một số viên chức chính quyền Âu Mỹ từng “sử dụng dịch vụ mạng xã hội mang tính cá nhân”. Chứng cứ rành rành là nghe đâu đã có những FB Status thông báo cho biết lưỡng viện Quốc Hội Mỹ đang nghiên cứu NĐ72 xê bê của CHXHCNVN để đưa vào dự luật mới nhất của nước Mỹ, có tên tạm thời là HR0072 - Reversing The 1st Amendement. Tạm dịch là Lật Ngược Tu Chính Án Số Một của Hiến Pháp Hoa Kỳ.
Đại loại, đó là thứ luật hiến pháp cực kỳ …phản cách mạng. Nó buộc các nhà làm luật Hoa Kỳ không được làm ra các thứ luật nhằm giới hạn hay cản trở quyền tự do tín ngưỡng, quyền tự do ngôn luận, quyền tự do báo chí, quyền tự do tụ tập/hội họp ôn hòa, và quyền tự do khiếu kiện của dân. Tu chính án phản động này có hiệu lực gần như tuyệt đối từ ngày 15/12/ 1791 tới nay, tức là đã hơn 2 thế kỷ, mới là chuyện lạ! Vì vậy mà phải cần cập nhật cho gần đích đến xã hội đại đồng chăng?
Có xác suất rất cao, bèo nhất cũng phải từ 97.9 đến 99.7% phiếu tín nhiệm thấp, tín nhiệm, và tín nhiệm cao, sẽ được đếm bằng hệ thống máy iPad liên kết dọc, để thông qua dự luật lịch sử này của nước Mỹ.
Riêng trong giới Facebooker ít nổi danh hơn, các status cũng có vẻ bình dân hơn. Họ nhắc cho nhau nhớ lại những quy định thông bác đầy ngập trí tuệ và hiển hiện nền văn minh cực đỉnh của đảng và nhà nước CHXHCNVN. Ví dụ như quy định vú lép không được lái xe máy nơi công cộng, bất kể là xe chính chủ hay không. Ví dụ như thả vú rông bị nghiêm phạt nặng nề. Ví dụ khác nữa, như hạ điểm chuẩn thi vào đại học cho các thí sinh từng được vinh danh là mẹ VN anh hùng v.v…
Đặc biệt, họ đề cập đến một giải thích đầy tính thuyết phục về cùng đề tài internet của một cựu bộ trưởng bộ 4T: “Quản lý là quản có lý”. Hoặc, một thứ trưởng vang danh điệu hò ví dậm từng long trọng tuyên bố một “quan điểm xuyên suốt“ (theo Nghị quyết 5) là không cho ra báo tư nhân và xiết chặt quản lý báo mạng. Từ thời Yahoo!360, trước khi dọn nhà qua Mutiply, đã có một cư dân mạng (nick QueenBee) trang trọng treo blast trả lời cả hai vị đầu bộ 4T như sau:
Cái nghiến răng của Nàng Ong Chúa này, nếu rơi vào thời FB thì rẻ ra cũng nhận vài nghìn Likes. Thời đó chưa có nút Like, người ta chỉ gật đầu tán thưởng hay nhấn nút Reply để tỏ ý đồng tình. Lại có kẻ chép miệng như một phê bình hết sức chuẩn mực kẻ cả luôn giữ gìn đạo đức hàng hai như hai con ngươi trong mắt mình: “Dân mình nó thế!”. Mà nó thế thật. Đại trà. Khắp chốn. Theo kiểu Bà Tưng chấp luật vú rông. Mới công khai, chính thức và trực tiếp báo cho dàn lý trưởng Ba Đình biết rõ nhân dân nó khinh miệt lãnh đạo đến cỡ nào. Vậy mà cũng vẫn chưa ăn thua gì trước những cái mặt trống chầu.
Bởi, từ bấy đến nay, chẳng ai đếm xuể những quy định răn đe “báo lề trái” (leo thang lên tới cả án tù); khoanh vùng “chuyện nhạy cảm” (nâng cấp lên hàng quốc sách, nhân danh bí mật quốc gia); khuyến khích “phi chính trị” (bằng những chữ Nhẫn ưỡn ẹo theo lối thư pháp). Tất cả những nỗ lực dày công (và kinh phí ăn theo cũng dày cộm không kém) đó, thảm thay, chẳng đi tới đâu, ngoài tác động thư giản, do phản ứng cực thông minh của dân. Nên đất nước sản sinh liên tục và liên hoàn các làn sóng …cười văng bác đảng.
Lần này, không giỡn, với NĐ72, đảng và nhà nước ở đây nghiêm túc cấm tiệt nhân dân chạm đến các chủ đề báo đảng đã nói tới/đã đăng tải/thậm chí đã gỡ xuống. Và do chính tay thủ tướng ký cho thêm phần trầm trọng.
Lắm người cho rằng 3D muốn tự tay ký NĐ72, chứ không lệnh cho ai khác làm thay, là để bắn thông điệp chính thức trả đũa các trang mạng của 4S, đặc biệt là trang Quan Làm Báo, cho bõ tức. Vì, xem ra, trong quy trình nghiệm thu, mọi nỗ lực nhiệt liệt “hòn đá-hòn chì” tung tóe của dàn đệ tử vây cánh phía chính phủ đều không đạt nổi thành quả bước đầu, dù đã sử dụng công sức và kinh phí tối đa để thiết kế và cập nhật thường xuyên đủ loại trang mạng đối phó/đương đầu, từ Vua Làm Báo đến 4S Nham Hiểm v.v…
Đó chẳng phải là chứng cứ lãnh đạo “sử dụng dịch vụ mạng xã hội mang tính cá nhân” để đấu đá với nhau hay sao? Và chẳng phải đó cũng là kiểu “bộp tai/đá đít” của thủ tướng đối với các cựu bộ trưởng/thứ trưởng từng lớn tiếng đòi quản lý cả cái nhạy cảm của Nàng Ong Chúa kia hay sao?
Trên thực tế, đối chiếu với truyền thống cúc cung kiếm điểm và tận tụy kiếm tiền của lực lượng an ninh, thì sự vận hành đôi co/đối phó ở thượng tầng lãnh đạo này sẽ tạo ra nhiều loại phụ phẩm khác. Cho dù người ký nhắm vào ai bất kể, thì công an, là bộ phận cơ động …bên dưới, vẫn ung dung huơ cái NĐ72 này như một thứ bùa chú mới toanh để trói chặt các blogger từng chủ trương dân chủ, hầu xin giải ngân nhanh chóng, và mặt khác, lấy NĐ72 làm cớ moi tiền từ các blogger không chính trị.
Điều đó khiến quần chúng hoang mang thêm: Vậy thì bản chất cốt lõi của cái NĐ72 này là gì?
NĐ72 khá lê thê/lượm thượm, 14.368 chữ (kể cả chữ ký dưới cùng), bao gồm cả thảy 6 chương, 46 điều. Trong đó, xương cốt là ở điều 20, phân biệt 4 loại trang mạng. Bèo nhất, nhưng xí-nhê thần sầu quỷ khốc (đến mức 3D/4S đều nhiệt liệt ứng dụng), chính là loại 4:
“Trang thông tin điện tử cá nhân là trang thông tin điện tử do cá nhân thiết lập hoặc thiết lập thông qua việc sử dụng dịch vụ mạng xã hội để cung cấp, trao đổi thông tin của chính cá nhân đó, không đại diện cho tổ chức hoặc cá nhân khác và không cung cấp thông tin tổng hợp“.
Dụng công của NĐ72 là dùng điều 20 (định nghĩa/phân loại) này để tùy nghi ghép tội ở điều 5 (các vi phạm) đối với các đối tượng xét thấy cần ghép tội. Rõ ràng là trang web cá nhân (chứ không chỉ tài khoản FB) của nguyên thủ các cường quốc Âu/Mỹ/Á đều cực lực vi phạm NĐ72 này: Angela Merkel, Barack Obama, Shinzo Abe … Họ không “hiểu nhầm” gì cả (theo lời biện giải chữa lửa thụ động của Hoàng Vĩnh Bảo), cứ thoải mái tổng hợp các thứ, cho nên, không lo sao được?
Như vậy, quần chúng cần rốt ráo quán triệt, một cách ngắn gọn/dễ hiểu, cái gì là cốt lõi của NĐ72?
Tóm tắt là mọi người, từ nay, khi đọc các trang báo, trang web của nhà nước thì cấm loan truyền, cấm lặp lại, cấm tổng hợp, cấm phân tích, cấm hỏi, cấm trả lời, thậm chí cấm cả tàng trữ những bài mới treo lên đã gỡ xuống. Bởi lẽ, mọi động thái loan truyền, tổng hợp, phân tích, hỏi, hay trả lời… cũng đều phải lặp lại điều nhà nước đã long trọng viết ra, hoặc vừa khẩn trương xóa vết tích. Dân biết/Dân bàn/Dân kiểm tra ư? Xưa rồi, chỉ đùa đấy thôi, Diễm ạ!
Tức là, từ nay, cấm mọi người tìm hiểu xem nhà nước đang nghĩ gì/nói gì/làm gì.
Chỉ Đọc Thôi — Cấm Hiểu!
Hay nói cách khác, tên chính xác của NĐ72 là Nghị Định Cấm Hiểu, với một số đặc tính/tác động/hiệu ứng thấy ngay trước mắt là:
- Lệnh Cấm Hiểu hiển nhiên bắt đầu và bao hàm luôn cả NĐ72 này.
- Như vậy, chỉ còn lãnh vực bài vở nhầy nhụa và hình ảnh vú/mông/đùi là khu vực an toàn mà báo đảng và blog cá nhân được cùng sánh vai “khai thác chung”.
- Nhưng nói gì đi nữa thì vẫn có một điểm đáng khen, là rõ ràng những quan chức viết ra nghị định này đã rất nghiêm chỉnh đi đầu làm gương: Họ chỉ viết ra thôi chứ đã tự cấm ngặt mình hiểu đang viết những gì.
Cái may của Mark, cho cả Abe, Merkel và Obama… là ở chỗ đó chăng? Gút lại?
Những ai bình luận rằng chính phủ CHXHCNVN đang xa lánh dần chủ trương hạn chế internet của Tàu để theo chủ trương ngăn internet từ đầu của Bắc Triều Tiên… đều là nóng vội. Rõ ràng Không có chuyện đó.
Những ai nhận định rằng lãnh đạo đang dùng nghị định để giải quyết mối tranh chấp cá nhân giành quyền chủ chợ truyền thông… đều là cầm đèn chạy trước ô-tô. Khẳng quyết là Không có chuyện đó.
Những ai nghi ngờ rằng độc quyền thông tin của chính phủ đã mất, không chỉ về tay dân, mà (đau đớn thay) đã về tay đứa khác… đều là lợi dụng quyền dân chủ. Nhất định Không có chuyện đó
Những ai đúc kết rằng VN đã Vỡ Trận Tuyên Truyền… đều đi trước thời cuộc. Hoàn toàn Không có chuyện đó.
Tất cả chỉ nên đơn giản thấy rằng: Trong cuộc sống khó khăn hàng ngày giữa tình trạng kinh tế tanh bành hiện nay, người dân cần hàng loạt những quyết định/nghị quyết/nghị địnhpháp lệnh/sắc lệnh kiểu này. Cần lắm. Không có những trận cười sặc sụa kiểu này thì chắc chắn nhiều triệu người điên mất.
Sau cùng, chuyện gì còn có đó, hãy chúc mừng Mark tai qua nạn khỏi.
Suýt quên chú thích: Hãng thông tấn Απρίλιος ψάρια còn có tên tiếng Anh quý phái là April-ONE.
03-08-2013 – Kỷ niệm 79 năm ngày Adolf Hitler trở thành lãnh đạo tối cao của Đức khi gộp hai chức vụ Tổng thống và Thủ tướng thành Führer
Blogger Đinh Tấn Lực tổng hợp trên đường quá cảnh một ngả ba sông.
Hãng thông tấn Απρίλιος ψάρια của Hy Lạp không cho biết thêm chi tiết nào khác trong bản tin ngắn cực sốc đã gây chấn động thế giới nói trên. Tuy nhiên, ngay trên cơ sở Facebook của tỷ phú Mark, người ta không ngơi bàn tán về sự cố làm rung chuyển hành tinh này.
Nỗi lo sợ về sự vi phạm Nghị định 72 xê bê, thậm chí, lo sợ cho cả sự an nguy cá nhân, không dừng lại ở Mark, mà lan ra tận những Facebooker tăm tiếng hàng đầu thế giới. Chẳng hạn như Shinzo Abe (20.117 likes), Angela Merkel (335.224 likes), hay Barack Obama (36.477.523 likes).
Xem ra đã quá trễ. Trong quá trình liên lạc tiếp cận hàng ngày với nhân dân bản xứ, họ đã lỡ tay quá trớn trích dẫn hay tổng hợp quá thoải mái trên FB của họ nhiều nguồn tin thuộc quyền chủ quản của các cơ quan ngôn luận nội địa, và cả bình luận từ nước ngoài, suốt nhiều năm nay (Riêng Shinzo Abe thì tương đối ít tổng hợp hơn cả, vì mới nhậm chức gần đây, nhưng không phải vì vậy mà ít lo).
Còn Đại sứ Vương quốc Anh tại VN, Antony Stokes, từng tổ chức buổi giao lưu trực tuyến qua Facebook xoay quanh đề tài “An toàn cho nhà báo trong tác nghiệp” hồi giữa tháng 6 vừa qua, hiện suy sụp tinh thần rất nặng, chẳng thể nuốt nổi món Fish & Chip truyền thống của xứ đảo mù sương.
Sự lo sợ đó ăn lan qua một số viên chức chính quyền Âu Mỹ từng “sử dụng dịch vụ mạng xã hội mang tính cá nhân”. Chứng cứ rành rành là nghe đâu đã có những FB Status thông báo cho biết lưỡng viện Quốc Hội Mỹ đang nghiên cứu NĐ72 xê bê của CHXHCNVN để đưa vào dự luật mới nhất của nước Mỹ, có tên tạm thời là HR0072 - Reversing The 1st Amendement. Tạm dịch là Lật Ngược Tu Chính Án Số Một của Hiến Pháp Hoa Kỳ.
Đại loại, đó là thứ luật hiến pháp cực kỳ …phản cách mạng. Nó buộc các nhà làm luật Hoa Kỳ không được làm ra các thứ luật nhằm giới hạn hay cản trở quyền tự do tín ngưỡng, quyền tự do ngôn luận, quyền tự do báo chí, quyền tự do tụ tập/hội họp ôn hòa, và quyền tự do khiếu kiện của dân. Tu chính án phản động này có hiệu lực gần như tuyệt đối từ ngày 15/12/ 1791 tới nay, tức là đã hơn 2 thế kỷ, mới là chuyện lạ! Vì vậy mà phải cần cập nhật cho gần đích đến xã hội đại đồng chăng?
Có xác suất rất cao, bèo nhất cũng phải từ 97.9 đến 99.7% phiếu tín nhiệm thấp, tín nhiệm, và tín nhiệm cao, sẽ được đếm bằng hệ thống máy iPad liên kết dọc, để thông qua dự luật lịch sử này của nước Mỹ.
Riêng trong giới Facebooker ít nổi danh hơn, các status cũng có vẻ bình dân hơn. Họ nhắc cho nhau nhớ lại những quy định thông bác đầy ngập trí tuệ và hiển hiện nền văn minh cực đỉnh của đảng và nhà nước CHXHCNVN. Ví dụ như quy định vú lép không được lái xe máy nơi công cộng, bất kể là xe chính chủ hay không. Ví dụ như thả vú rông bị nghiêm phạt nặng nề. Ví dụ khác nữa, như hạ điểm chuẩn thi vào đại học cho các thí sinh từng được vinh danh là mẹ VN anh hùng v.v…
Đặc biệt, họ đề cập đến một giải thích đầy tính thuyết phục về cùng đề tài internet của một cựu bộ trưởng bộ 4T: “Quản lý là quản có lý”. Hoặc, một thứ trưởng vang danh điệu hò ví dậm từng long trọng tuyên bố một “quan điểm xuyên suốt“ (theo Nghị quyết 5) là không cho ra báo tư nhân và xiết chặt quản lý báo mạng. Từ thời Yahoo!360, trước khi dọn nhà qua Mutiply, đã có một cư dân mạng (nick QueenBee) trang trọng treo blast trả lời cả hai vị đầu bộ 4T như sau:
Cái nghiến răng của Nàng Ong Chúa này, nếu rơi vào thời FB thì rẻ ra cũng nhận vài nghìn Likes. Thời đó chưa có nút Like, người ta chỉ gật đầu tán thưởng hay nhấn nút Reply để tỏ ý đồng tình. Lại có kẻ chép miệng như một phê bình hết sức chuẩn mực kẻ cả luôn giữ gìn đạo đức hàng hai như hai con ngươi trong mắt mình: “Dân mình nó thế!”. Mà nó thế thật. Đại trà. Khắp chốn. Theo kiểu Bà Tưng chấp luật vú rông. Mới công khai, chính thức và trực tiếp báo cho dàn lý trưởng Ba Đình biết rõ nhân dân nó khinh miệt lãnh đạo đến cỡ nào. Vậy mà cũng vẫn chưa ăn thua gì trước những cái mặt trống chầu.
Bởi, từ bấy đến nay, chẳng ai đếm xuể những quy định răn đe “báo lề trái” (leo thang lên tới cả án tù); khoanh vùng “chuyện nhạy cảm” (nâng cấp lên hàng quốc sách, nhân danh bí mật quốc gia); khuyến khích “phi chính trị” (bằng những chữ Nhẫn ưỡn ẹo theo lối thư pháp). Tất cả những nỗ lực dày công (và kinh phí ăn theo cũng dày cộm không kém) đó, thảm thay, chẳng đi tới đâu, ngoài tác động thư giản, do phản ứng cực thông minh của dân. Nên đất nước sản sinh liên tục và liên hoàn các làn sóng …cười văng bác đảng.
Lần này, không giỡn, với NĐ72, đảng và nhà nước ở đây nghiêm túc cấm tiệt nhân dân chạm đến các chủ đề báo đảng đã nói tới/đã đăng tải/thậm chí đã gỡ xuống. Và do chính tay thủ tướng ký cho thêm phần trầm trọng.
Lắm người cho rằng 3D muốn tự tay ký NĐ72, chứ không lệnh cho ai khác làm thay, là để bắn thông điệp chính thức trả đũa các trang mạng của 4S, đặc biệt là trang Quan Làm Báo, cho bõ tức. Vì, xem ra, trong quy trình nghiệm thu, mọi nỗ lực nhiệt liệt “hòn đá-hòn chì” tung tóe của dàn đệ tử vây cánh phía chính phủ đều không đạt nổi thành quả bước đầu, dù đã sử dụng công sức và kinh phí tối đa để thiết kế và cập nhật thường xuyên đủ loại trang mạng đối phó/đương đầu, từ Vua Làm Báo đến 4S Nham Hiểm v.v…
Đó chẳng phải là chứng cứ lãnh đạo “sử dụng dịch vụ mạng xã hội mang tính cá nhân” để đấu đá với nhau hay sao? Và chẳng phải đó cũng là kiểu “bộp tai/đá đít” của thủ tướng đối với các cựu bộ trưởng/thứ trưởng từng lớn tiếng đòi quản lý cả cái nhạy cảm của Nàng Ong Chúa kia hay sao?
Trên thực tế, đối chiếu với truyền thống cúc cung kiếm điểm và tận tụy kiếm tiền của lực lượng an ninh, thì sự vận hành đôi co/đối phó ở thượng tầng lãnh đạo này sẽ tạo ra nhiều loại phụ phẩm khác. Cho dù người ký nhắm vào ai bất kể, thì công an, là bộ phận cơ động …bên dưới, vẫn ung dung huơ cái NĐ72 này như một thứ bùa chú mới toanh để trói chặt các blogger từng chủ trương dân chủ, hầu xin giải ngân nhanh chóng, và mặt khác, lấy NĐ72 làm cớ moi tiền từ các blogger không chính trị.
Điều đó khiến quần chúng hoang mang thêm: Vậy thì bản chất cốt lõi của cái NĐ72 này là gì?
NĐ72 khá lê thê/lượm thượm, 14.368 chữ (kể cả chữ ký dưới cùng), bao gồm cả thảy 6 chương, 46 điều. Trong đó, xương cốt là ở điều 20, phân biệt 4 loại trang mạng. Bèo nhất, nhưng xí-nhê thần sầu quỷ khốc (đến mức 3D/4S đều nhiệt liệt ứng dụng), chính là loại 4:
“Trang thông tin điện tử cá nhân là trang thông tin điện tử do cá nhân thiết lập hoặc thiết lập thông qua việc sử dụng dịch vụ mạng xã hội để cung cấp, trao đổi thông tin của chính cá nhân đó, không đại diện cho tổ chức hoặc cá nhân khác và không cung cấp thông tin tổng hợp“.
Dụng công của NĐ72 là dùng điều 20 (định nghĩa/phân loại) này để tùy nghi ghép tội ở điều 5 (các vi phạm) đối với các đối tượng xét thấy cần ghép tội. Rõ ràng là trang web cá nhân (chứ không chỉ tài khoản FB) của nguyên thủ các cường quốc Âu/Mỹ/Á đều cực lực vi phạm NĐ72 này: Angela Merkel, Barack Obama, Shinzo Abe … Họ không “hiểu nhầm” gì cả (theo lời biện giải chữa lửa thụ động của Hoàng Vĩnh Bảo), cứ thoải mái tổng hợp các thứ, cho nên, không lo sao được?
Như vậy, quần chúng cần rốt ráo quán triệt, một cách ngắn gọn/dễ hiểu, cái gì là cốt lõi của NĐ72?
Tóm tắt là mọi người, từ nay, khi đọc các trang báo, trang web của nhà nước thì cấm loan truyền, cấm lặp lại, cấm tổng hợp, cấm phân tích, cấm hỏi, cấm trả lời, thậm chí cấm cả tàng trữ những bài mới treo lên đã gỡ xuống. Bởi lẽ, mọi động thái loan truyền, tổng hợp, phân tích, hỏi, hay trả lời… cũng đều phải lặp lại điều nhà nước đã long trọng viết ra, hoặc vừa khẩn trương xóa vết tích. Dân biết/Dân bàn/Dân kiểm tra ư? Xưa rồi, chỉ đùa đấy thôi, Diễm ạ!
Tức là, từ nay, cấm mọi người tìm hiểu xem nhà nước đang nghĩ gì/nói gì/làm gì.
Chỉ Đọc Thôi — Cấm Hiểu!
Hay nói cách khác, tên chính xác của NĐ72 là Nghị Định Cấm Hiểu, với một số đặc tính/tác động/hiệu ứng thấy ngay trước mắt là:
- Lệnh Cấm Hiểu hiển nhiên bắt đầu và bao hàm luôn cả NĐ72 này.
- Như vậy, chỉ còn lãnh vực bài vở nhầy nhụa và hình ảnh vú/mông/đùi là khu vực an toàn mà báo đảng và blog cá nhân được cùng sánh vai “khai thác chung”.
- Nhưng nói gì đi nữa thì vẫn có một điểm đáng khen, là rõ ràng những quan chức viết ra nghị định này đã rất nghiêm chỉnh đi đầu làm gương: Họ chỉ viết ra thôi chứ đã tự cấm ngặt mình hiểu đang viết những gì.
Cái may của Mark, cho cả Abe, Merkel và Obama… là ở chỗ đó chăng? Gút lại?
Những ai bình luận rằng chính phủ CHXHCNVN đang xa lánh dần chủ trương hạn chế internet của Tàu để theo chủ trương ngăn internet từ đầu của Bắc Triều Tiên… đều là nóng vội. Rõ ràng Không có chuyện đó.
Những ai nhận định rằng lãnh đạo đang dùng nghị định để giải quyết mối tranh chấp cá nhân giành quyền chủ chợ truyền thông… đều là cầm đèn chạy trước ô-tô. Khẳng quyết là Không có chuyện đó.
Những ai nghi ngờ rằng độc quyền thông tin của chính phủ đã mất, không chỉ về tay dân, mà (đau đớn thay) đã về tay đứa khác… đều là lợi dụng quyền dân chủ. Nhất định Không có chuyện đó
Những ai đúc kết rằng VN đã Vỡ Trận Tuyên Truyền… đều đi trước thời cuộc. Hoàn toàn Không có chuyện đó.
Tất cả chỉ nên đơn giản thấy rằng: Trong cuộc sống khó khăn hàng ngày giữa tình trạng kinh tế tanh bành hiện nay, người dân cần hàng loạt những quyết định/nghị quyết/nghị địnhpháp lệnh/sắc lệnh kiểu này. Cần lắm. Không có những trận cười sặc sụa kiểu này thì chắc chắn nhiều triệu người điên mất.
Sau cùng, chuyện gì còn có đó, hãy chúc mừng Mark tai qua nạn khỏi.
Suýt quên chú thích: Hãng thông tấn Απρίλιος ψάρια còn có tên tiếng Anh quý phái là April-ONE.
03-08-2013 – Kỷ niệm 79 năm ngày Adolf Hitler trở thành lãnh đạo tối cao của Đức khi gộp hai chức vụ Tổng thống và Thủ tướng thành Führer
Blogger Đinh Tấn Lực tổng hợp trên đường quá cảnh một ngả ba sông.
Không có nhận xét nào: