VRNs - 02.08.2013: Cư dân Facebook đang thách thức Nghị định 72 của chính phủ mới ban hành.
Nghị định 72 “Quản lý, cung cấp, sử dụng dịch vụ internet và thông tin trên mạng” được chính phủ ban hành vào ngày 15.07 và chính thức công bố vào ngày 31.07, có hiệu lực 01.09.2013.
Vnexpress đưa tin, Thứ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông ông Lê Nam Thắng nói: “Trong thực tế có thể vẫn còn nhiều trang Facebook đang tổng hợp thông tin, các cơ quan quản lý sẽ tăng cường thanh tra xử lý. Tổng hợp còn liên quan đến vấn đề bản quyền, sở hữu trí tuệ, không phải lấy chỗ nọ sang chỗ kia, đưa lên thành của mình được. Trích dẫn phải xin phép và được đồng ý. Ngay cả việc đưa thông tin cá nhân cũng phải tuân thủ quy định pháp luật”.
Ngay sau đó cư dân mạng phản ứng mạnh về Nghị định 72. Paul Loc chán ngán: “Mấy ổng chặn Facebook không được nên lại nghĩ ra Nghị Định buồn cười này! Đúng là mấy ông nhà Sản hoảng sợ FB quá nên cái đầu của mây ổng bị lú!”. Khiem Trung thốt lên: “Nỗi sợ hãi đã tăng đến tột độ nên mới làm trò như vậy.” Tam Mavroudis chán nản kêu lên: “Nói chung là mấy bác có những sáng tạo mà thế giới cứ há hốc mồm ra… kinh ngạc.”
Ngăn chặn tìm kiếm và tìm hiểu các thông tin đa chiều là xu hướng của một đất nước dân chủ gấp vạn lần tư bản. Đây là thắc mắc của Huong Nguyen: “Khi truyền thông xã hội lên ngôi: lãnh đạo các nước dân chủ lo học cách sử dụng truyền thông xã hội để liên lạc với công dân vì đó là nơi cử tri của họ theo dõi thông tin và bình luận chính trị. Lãnh đạo các xứ tự xưng dân chủ gấp vạn lần tư bản, thay vì để ý xem công dân của họ nói gì, thì lo tìm cách cấm đoán, trừng phạt, để công dân không nói chuyện chính trị trên truyền thông xã hội nữa. Nghĩ mãi vẫn không hiểu dân chủ này là dân chủ kiểu gì?” Ba Sàm phản ứng ngay: “Dân chủ kiểu “thiên đường XHCN” có khác em ạ”.
Nghị định 72 đi ngược với điều 19 Tuyên ngôn Quốc tế Nhân quyền mà nhà nước VN đã tham gia ký kết vào ngày 20 tháng 9 năm 1977. Điều 19 quy định: “Mọi người đều có quyền tự do ngôn luận và bày tỏ quan điểm. Quyền này bao gồm sự tự do quan điểm mà không bị xen vào quấy rầy và được tự do tìm kiếm, thu nhận và quảng bá tin tức và tư tưởng qua mọi phương tiện truyền thông bất kể biên giới.
Nhà văn Ngọc Tuấn Huỳnh nhận xét: “TRƯỚC CHUYẾN CÔNG DU CỦA ÔNG TRƯƠNG TẤN SANG QUA MỸ, ĐẢNG CSVN BAN HÀNH NGHỊ ĐỊNH 72 VỀ INTERNET. MỘT NGHỊ ĐỊNH TRIỆT TIÊU QUYỀN TỰ DO NGÔN LUẬN VÀ THÔNG TIN, VẬY ÔNG SANG ĐI MỸ ĐỂ LÀM GÌ KHI NHÀ CẦM QUYỀN VIỆT NAM VẪN LÀ KẺ THÙ CỦA INTERNET.”
Ông Thứ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông ông Lê Nam Thắng nói: “Tổng hợp còn liên quan đến vấn đề bản quyền, sở hữu trí tuệ, không phải lấy chỗ nọ sang chỗ kia, đưa lên thành của mình được. Trích dẫn phải xin phép và được đồng ý”. Lời phát biểu của ông Thắng đi ngược với Điều 15, Điều 25, Điều 30 của quy định luật Sở hữu trí tuệ.
Trinity Hồng Thuận bình phẩm: “Tóm lại, từ nay toàn dân khi đọc các trang báo, trang web của nhà nước thì cấm loan truyền, cấm lập lại, cấm tổng hợp, cấm phân tích, cấm hỏi, cấm trả lời (vì phân tích, hỏi, hay trả lời đều cũng phải lập lại điều đã viết). Do đó, từ nay cấm dân tìm hiểu xem nhà nước đang nói gì nhá! Chỉ đọc thôi – cấm hiểu nhá!”. Tin Vui kết luận: “tóm lại, từ nay không đọc báo nhà nước, không đọc các văn bản của nhà nước nữa, và cũng không cần áp dụng luôn cho tiện”.
Liệu rằng nhà cầm quyền có thực hiện được như điều họ mong muốn không?
Nghị định 72 “Quản lý, cung cấp, sử dụng dịch vụ internet và thông tin trên mạng” được chính phủ ban hành vào ngày 15.07 và chính thức công bố vào ngày 31.07, có hiệu lực 01.09.2013.
Vnexpress đưa tin, Thứ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông ông Lê Nam Thắng nói: “Trong thực tế có thể vẫn còn nhiều trang Facebook đang tổng hợp thông tin, các cơ quan quản lý sẽ tăng cường thanh tra xử lý. Tổng hợp còn liên quan đến vấn đề bản quyền, sở hữu trí tuệ, không phải lấy chỗ nọ sang chỗ kia, đưa lên thành của mình được. Trích dẫn phải xin phép và được đồng ý. Ngay cả việc đưa thông tin cá nhân cũng phải tuân thủ quy định pháp luật”.
Ngay sau đó cư dân mạng phản ứng mạnh về Nghị định 72. Paul Loc chán ngán: “Mấy ổng chặn Facebook không được nên lại nghĩ ra Nghị Định buồn cười này! Đúng là mấy ông nhà Sản hoảng sợ FB quá nên cái đầu của mây ổng bị lú!”. Khiem Trung thốt lên: “Nỗi sợ hãi đã tăng đến tột độ nên mới làm trò như vậy.” Tam Mavroudis chán nản kêu lên: “Nói chung là mấy bác có những sáng tạo mà thế giới cứ há hốc mồm ra… kinh ngạc.”
Ngăn chặn tìm kiếm và tìm hiểu các thông tin đa chiều là xu hướng của một đất nước dân chủ gấp vạn lần tư bản. Đây là thắc mắc của Huong Nguyen: “Khi truyền thông xã hội lên ngôi: lãnh đạo các nước dân chủ lo học cách sử dụng truyền thông xã hội để liên lạc với công dân vì đó là nơi cử tri của họ theo dõi thông tin và bình luận chính trị. Lãnh đạo các xứ tự xưng dân chủ gấp vạn lần tư bản, thay vì để ý xem công dân của họ nói gì, thì lo tìm cách cấm đoán, trừng phạt, để công dân không nói chuyện chính trị trên truyền thông xã hội nữa. Nghĩ mãi vẫn không hiểu dân chủ này là dân chủ kiểu gì?” Ba Sàm phản ứng ngay: “Dân chủ kiểu “thiên đường XHCN” có khác em ạ”.
Nghị định 72 đi ngược với điều 19 Tuyên ngôn Quốc tế Nhân quyền mà nhà nước VN đã tham gia ký kết vào ngày 20 tháng 9 năm 1977. Điều 19 quy định: “Mọi người đều có quyền tự do ngôn luận và bày tỏ quan điểm. Quyền này bao gồm sự tự do quan điểm mà không bị xen vào quấy rầy và được tự do tìm kiếm, thu nhận và quảng bá tin tức và tư tưởng qua mọi phương tiện truyền thông bất kể biên giới.
Nhà văn Ngọc Tuấn Huỳnh nhận xét: “TRƯỚC CHUYẾN CÔNG DU CỦA ÔNG TRƯƠNG TẤN SANG QUA MỸ, ĐẢNG CSVN BAN HÀNH NGHỊ ĐỊNH 72 VỀ INTERNET. MỘT NGHỊ ĐỊNH TRIỆT TIÊU QUYỀN TỰ DO NGÔN LUẬN VÀ THÔNG TIN, VẬY ÔNG SANG ĐI MỸ ĐỂ LÀM GÌ KHI NHÀ CẦM QUYỀN VIỆT NAM VẪN LÀ KẺ THÙ CỦA INTERNET.”
Ông Thứ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông ông Lê Nam Thắng nói: “Tổng hợp còn liên quan đến vấn đề bản quyền, sở hữu trí tuệ, không phải lấy chỗ nọ sang chỗ kia, đưa lên thành của mình được. Trích dẫn phải xin phép và được đồng ý”. Lời phát biểu của ông Thắng đi ngược với Điều 15, Điều 25, Điều 30 của quy định luật Sở hữu trí tuệ.
Trinity Hồng Thuận bình phẩm: “Tóm lại, từ nay toàn dân khi đọc các trang báo, trang web của nhà nước thì cấm loan truyền, cấm lập lại, cấm tổng hợp, cấm phân tích, cấm hỏi, cấm trả lời (vì phân tích, hỏi, hay trả lời đều cũng phải lập lại điều đã viết). Do đó, từ nay cấm dân tìm hiểu xem nhà nước đang nói gì nhá! Chỉ đọc thôi – cấm hiểu nhá!”. Tin Vui kết luận: “tóm lại, từ nay không đọc báo nhà nước, không đọc các văn bản của nhà nước nữa, và cũng không cần áp dụng luôn cho tiện”.
Liệu rằng nhà cầm quyền có thực hiện được như điều họ mong muốn không?
HT, VRNs
Không có nhận xét nào: