Anh Vũ, RFA - 10.8.2013: Trong buổi họp báo Chính phủ thường kỳ chiều 30.7.2013, Bộ trưởng - Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ Vũ Đức Đam phát biểu: “Chúng ta không thể nghèo mãi thế này được”. Dư luận đánh giá phát biểu này mang tính tích cực, đồng thời là một tín hiệu cho thấy sự thay đổi tư duy của cơ quan chính phủ, sau nhiều năm thỏa mãn với thành tích Việt nam thoát khỏi ngưỡng nghèo.
Nhận xét về vấn đề này TS. Nguyễn Quang A, nguyên Viện trưởng Viện Nghiên cứu Phát triển IDS cho rằng
“Đấy là một dấu hiệu đáng mừng, khi một ông có trách nhiệm đã thấy được vấn đề, nghĩa là không thể tiếp tục mãi như thế này được. Nếu đúng như thế thì tôi nghĩ rằng đó là một khi thay đổi tư duy, đã nhận ra được sai lầm đó và có một cái cách để sửa chữa các sai lầm đó để đi theo con đường đúng. Thì tôi nghĩ rằng có hy vọng lạc quan về triển vọng của nền kinh tế Việt nam”
Nếu so sánh ngân sách chi tiêu năm 2012 của Việt Nam với Thái Lan và Philippines (quy đổi ra VND) thì Thái Lan: 1,34 triệu tỷ, Việt Nam: 1 triệu tỷ , Philippin: 0,6 triệu tỷ. Căn cứ vào số liệu trên, Việt Nam không nghèo như chúng ta nghĩ. Cho dù nền kinh tế Việt nam tuy đã có một thời gian dài đạt mức tăng trưởng khá cao, song hiệu quả không thu được là mấy, một phần lớn là do sự sai lầm của các chính sách kinh tế. Hơn thế nữa thu nhập lẫn tài sản thì bị tích tụ rất lớn trong tay một nhóm nhỏ người, mà đông đảo người dân không được hưởng lợi ích tương ứng.
Bà Phạm Chi Lan, chuyên gia kinh tế, nguyên cố vấn Văn phòng Thủ tướng Việt Nam cho chúng tôi biết
“Trong quá trình tăng trưởng, thì Việt nam trở thành một đất nước mà tăng trưởng dựa vào vốn, trong đó rất nhiều vốn từ bên ngoài chứ không phải từ tiết kiệm trong nước. Mặt khác Việt nam tăng trưởng lại dựa rất nhiều vào tài nguyên thiên nhiên, lao động giá rẻ và dựa quá nhiều vào khu vực nhà nước; nhất là doanh nghiệp nhà nước, là khu vực vốn dĩ kém hiệu quả . Thu nhập đầu người thì tăng lên như vậy, nhưng trên thực tế kể cả thu nhập lẫn tài sản thì bị tích tụ rất lớn trong tay một nhóm nhỏ người. Trong khi đông đảo người dân không được hưởng lợi ích tương ứng và vì vậy nó làm cho khoảng cách giàu nghèo ở Việt nam ngày một lớn hơn”
Chính phủ Việt nam gần đây luôn khẳng định, nếu không đổi mới, không tái cơ cấu mạnh mẽ thì không thể vượt lên được. Nhưng họ đang hết sức lúng túng trong việc giải bài toán về doanh nghiệp nhà nước, một khu vực đã không đảm nhận được vai trò chủ đạo mà còn là ung nhọt của nền kinh tế Việt nam. Mà cần thay bằng việc để cho kinh tế tư nhân đóng vai trò chủ đạo và thu hẹp dần vai trò của khu vực kinh tế nhà nước, trên cơ sở phân bổ lại nguồn lực của xã hội cho những khu vực hoạt động hiệu quả hơn.
TS. Nguyễn Quang A phát biểu:
“Cái quan trọng nhất bây giờ là phải có thay đổi tư duy về vấn đề kinh tế, mà mấu chốt ở đây, khu vực kinh tế nhà nước, tôi nghĩ phải (được) xóa bỏ, nó không giữ được vai trò chủ đạo, nó đã là vấn đề của nền kinh tế. Để cho kinh tế tư nhân đóng vai trò mà nó đáng đóng và thu hẹp dần cái vai trò của khu vực kinh tế nhà nước, phân bổ lại nguồn lực của xã hội cho những khu vực hoạt động hiệu quả nhất. Nếu có một thay đổi tư duy như thế thì tôi hy vọng tương lai kinh tế của Việt nam sẽ lại đi vào một giai đoạn phát triển mới”
Để Việt nam thoát nghèo thì sự đổi mới của đảng CSVN cũng không kém phần quan trọng, đó là đảng cần làm rõ trách nhiệm của những người lãnh đạo và đồng thời tôn trọng quyền giám sát quyền lực của người dân. Bà Phạm Chi Lan cho rằng
“Bây giờ muốn cho Việt nam tiến lên được, muốn vượt lên thì bản thân đảng phải thay đổi lại và làm thế nào để cho cái đóng góp của đảng cho xã hội nó được tốt hơn; hoặc sự lãnh đạo của đảng không làm cho chồng chéo với nhà nước trong việc quản lý của nhà nước. Làm rõ trách nhiệm hơn của những người lãnh đạo dù là đảng hay chính quyền và tôn trọng vai trò làm chủ của người dân ngày càng thực sự hơn. Tôi muốn nói đến sự giám sát quyền lực của người dân và quyền làm chủ của người dân trong các mặt đời số của họ ”
Việt nam là một quốc gia có nhiều ưu thế hơn hẳn các quốc gia trong khu vực. Ví dụ như lĩnh vực lao động, là một lợi thế , đó cũng là thách thức đối với các nhà làm chính sách, chứ không phải chỉ tận dụng những cái hiện có. Về vấn đề này, TS. Nguyễn Quang A nói:
“Lao động của Việt nam là một lợi thế rất cần được tận dụng, với một lực lượng lao động khá trẻ đang tăng tương đối nhanh mà người ta đang nói rằng trạng thái Nhân khẩu học của Việt nam đang ở một trạng thái tốt cho sự phát triển. Cái nguồn lao động đó nó là nguồn tạo ra sự giàu có của quốc gia trong tương lai dài. Và như thế việc đầu tư vào giáo dục, y tế và kỹ năng của người lao động là quan trọng nhất, chứ không phải chỉ tận dụng nhũng cái hiện có mà không nghĩ đến tương lai”.
Có không ít người cho rằng lý do khiến Việt Nam nghèo là do thiếu lãnh đạo có tài, và do lãnh đạo bất tài đã gây tổn thất cho đất nước về nhiều mặt. Không hoàn toàn đồng quan điểm, mà cho rằng khi có một chính sách để cho khu vực kinh tế tư nhân đóng vai trò chủ đạo, thì các nhân tài sẽ xuất hiện, kể cả trong khu vực công. Trao đổi với chúng tôi, TS. Nguyễn Quang A cho rằng
“Tôi nghĩ rằng cái đó cũng chỉ đúng một phần thôi, bởi vì người lãnh đạo có tài thì tự nhiên sẽ xuất hiện nếu mà có những đường lối đúng. Nếu mà người ta có một cái tư duy kinh tế đúng, thì người tài ở Việt nam bây giờ cũng không thiếu. Họ sẽ xuất hiện nếu để cho khu vực kinh tế tư nhân đóng đúng cái vai trò lãnh đạo của nó, thì những nhân tài ở trong khu vực kinh tế tư nhân sẽ phát triển hết sức mạnh mẽ và sẽ có các nhân tài xuất hiện để cho khu vực công. Tức là những vị lãnh đạo mới của nhà nước cũng sẽ xuất hiện ”
Nhận xét về vấn đề này TS. Nguyễn Quang A, nguyên Viện trưởng Viện Nghiên cứu Phát triển IDS cho rằng
“Đấy là một dấu hiệu đáng mừng, khi một ông có trách nhiệm đã thấy được vấn đề, nghĩa là không thể tiếp tục mãi như thế này được. Nếu đúng như thế thì tôi nghĩ rằng đó là một khi thay đổi tư duy, đã nhận ra được sai lầm đó và có một cái cách để sửa chữa các sai lầm đó để đi theo con đường đúng. Thì tôi nghĩ rằng có hy vọng lạc quan về triển vọng của nền kinh tế Việt nam”
Nếu so sánh ngân sách chi tiêu năm 2012 của Việt Nam với Thái Lan và Philippines (quy đổi ra VND) thì Thái Lan: 1,34 triệu tỷ, Việt Nam: 1 triệu tỷ , Philippin: 0,6 triệu tỷ. Căn cứ vào số liệu trên, Việt Nam không nghèo như chúng ta nghĩ. Cho dù nền kinh tế Việt nam tuy đã có một thời gian dài đạt mức tăng trưởng khá cao, song hiệu quả không thu được là mấy, một phần lớn là do sự sai lầm của các chính sách kinh tế. Hơn thế nữa thu nhập lẫn tài sản thì bị tích tụ rất lớn trong tay một nhóm nhỏ người, mà đông đảo người dân không được hưởng lợi ích tương ứng.
Bà Phạm Chi Lan, chuyên gia kinh tế, nguyên cố vấn Văn phòng Thủ tướng Việt Nam cho chúng tôi biết
“Trong quá trình tăng trưởng, thì Việt nam trở thành một đất nước mà tăng trưởng dựa vào vốn, trong đó rất nhiều vốn từ bên ngoài chứ không phải từ tiết kiệm trong nước. Mặt khác Việt nam tăng trưởng lại dựa rất nhiều vào tài nguyên thiên nhiên, lao động giá rẻ và dựa quá nhiều vào khu vực nhà nước; nhất là doanh nghiệp nhà nước, là khu vực vốn dĩ kém hiệu quả . Thu nhập đầu người thì tăng lên như vậy, nhưng trên thực tế kể cả thu nhập lẫn tài sản thì bị tích tụ rất lớn trong tay một nhóm nhỏ người. Trong khi đông đảo người dân không được hưởng lợi ích tương ứng và vì vậy nó làm cho khoảng cách giàu nghèo ở Việt nam ngày một lớn hơn”
Chính phủ Việt nam gần đây luôn khẳng định, nếu không đổi mới, không tái cơ cấu mạnh mẽ thì không thể vượt lên được. Nhưng họ đang hết sức lúng túng trong việc giải bài toán về doanh nghiệp nhà nước, một khu vực đã không đảm nhận được vai trò chủ đạo mà còn là ung nhọt của nền kinh tế Việt nam. Mà cần thay bằng việc để cho kinh tế tư nhân đóng vai trò chủ đạo và thu hẹp dần vai trò của khu vực kinh tế nhà nước, trên cơ sở phân bổ lại nguồn lực của xã hội cho những khu vực hoạt động hiệu quả hơn.
TS. Nguyễn Quang A phát biểu:
“Cái quan trọng nhất bây giờ là phải có thay đổi tư duy về vấn đề kinh tế, mà mấu chốt ở đây, khu vực kinh tế nhà nước, tôi nghĩ phải (được) xóa bỏ, nó không giữ được vai trò chủ đạo, nó đã là vấn đề của nền kinh tế. Để cho kinh tế tư nhân đóng vai trò mà nó đáng đóng và thu hẹp dần cái vai trò của khu vực kinh tế nhà nước, phân bổ lại nguồn lực của xã hội cho những khu vực hoạt động hiệu quả nhất. Nếu có một thay đổi tư duy như thế thì tôi hy vọng tương lai kinh tế của Việt nam sẽ lại đi vào một giai đoạn phát triển mới”
Để Việt nam thoát nghèo thì sự đổi mới của đảng CSVN cũng không kém phần quan trọng, đó là đảng cần làm rõ trách nhiệm của những người lãnh đạo và đồng thời tôn trọng quyền giám sát quyền lực của người dân. Bà Phạm Chi Lan cho rằng
“Bây giờ muốn cho Việt nam tiến lên được, muốn vượt lên thì bản thân đảng phải thay đổi lại và làm thế nào để cho cái đóng góp của đảng cho xã hội nó được tốt hơn; hoặc sự lãnh đạo của đảng không làm cho chồng chéo với nhà nước trong việc quản lý của nhà nước. Làm rõ trách nhiệm hơn của những người lãnh đạo dù là đảng hay chính quyền và tôn trọng vai trò làm chủ của người dân ngày càng thực sự hơn. Tôi muốn nói đến sự giám sát quyền lực của người dân và quyền làm chủ của người dân trong các mặt đời số của họ ”
Việt nam là một quốc gia có nhiều ưu thế hơn hẳn các quốc gia trong khu vực. Ví dụ như lĩnh vực lao động, là một lợi thế , đó cũng là thách thức đối với các nhà làm chính sách, chứ không phải chỉ tận dụng những cái hiện có. Về vấn đề này, TS. Nguyễn Quang A nói:
“Lao động của Việt nam là một lợi thế rất cần được tận dụng, với một lực lượng lao động khá trẻ đang tăng tương đối nhanh mà người ta đang nói rằng trạng thái Nhân khẩu học của Việt nam đang ở một trạng thái tốt cho sự phát triển. Cái nguồn lao động đó nó là nguồn tạo ra sự giàu có của quốc gia trong tương lai dài. Và như thế việc đầu tư vào giáo dục, y tế và kỹ năng của người lao động là quan trọng nhất, chứ không phải chỉ tận dụng nhũng cái hiện có mà không nghĩ đến tương lai”.
Có không ít người cho rằng lý do khiến Việt Nam nghèo là do thiếu lãnh đạo có tài, và do lãnh đạo bất tài đã gây tổn thất cho đất nước về nhiều mặt. Không hoàn toàn đồng quan điểm, mà cho rằng khi có một chính sách để cho khu vực kinh tế tư nhân đóng vai trò chủ đạo, thì các nhân tài sẽ xuất hiện, kể cả trong khu vực công. Trao đổi với chúng tôi, TS. Nguyễn Quang A cho rằng
“Tôi nghĩ rằng cái đó cũng chỉ đúng một phần thôi, bởi vì người lãnh đạo có tài thì tự nhiên sẽ xuất hiện nếu mà có những đường lối đúng. Nếu mà người ta có một cái tư duy kinh tế đúng, thì người tài ở Việt nam bây giờ cũng không thiếu. Họ sẽ xuất hiện nếu để cho khu vực kinh tế tư nhân đóng đúng cái vai trò lãnh đạo của nó, thì những nhân tài ở trong khu vực kinh tế tư nhân sẽ phát triển hết sức mạnh mẽ và sẽ có các nhân tài xuất hiện để cho khu vực công. Tức là những vị lãnh đạo mới của nhà nước cũng sẽ xuất hiện ”
Người phương Tây có câu "Giá trị của định chế không phụ thuộc vào định chế nhưng phụ thuộc vào người áp dụng định chế đó". Thực tế đã chứng minh cho thấy sự thất bại của kinh tế thị trường theo định hướng XHCN. Vậy mà các nhà lãnh đạo Việt nam vẫn cứ khư khư tư duy như thế, điều lẽ ra đã phải được tháo bỏ từ lâu để kinh tế Việt nam có thể cất cánh.
Không có nhận xét nào: