Bác Ái Là Hiệp Thông Và Chia Sẻ - Thanh Niên Công Giáo

728x90 AdSpace

Trending
26 tháng 9, 2013

Bác Ái Là Hiệp Thông Và Chia Sẻ

Lam Hồng - 25.9.2013: Theo đó, vừa qua vụ việc Mỹ Yên, giáo phận Vinh, là dịp để bày tỏ tình liên đới trong chân lý, đồng thời là sứ vụ hiệp thông, chia sẻ với anh em mình trong Thiên Chúa. Thật là thiếu sót, nếu như nghĩ rằng: “khôn nhờ, dại chịu”, đừng dây mình vào mà liên lụy, thì thật đáng buồn. Vì “ Ở đâu có liên kết, ở đó có sức mạnh”.
Khi nói đến bác ái, người ta thường nghĩ đến nhu cầu vật chất, là từ thiện, là bố thí, là mang quà đi cho người nghèo. Điều nầy không sai, nhưng chưa đúng, vì bác ái không phải chỉ có nghĩa hoàn toàn về vật chất, mà còn về tinh thần nữa. Vì: “Người ta sống không nguyên bởi bánh, mà còn nhờ bởi mọi Lời từ Thiên Chúa phán ra” (Mt 4,4).

Thật vậy, khi thân xác chúng ta đói khát, thì chúng ta cần của ăn, nhưng khi tâm linh đói khát, thì tâm linh chúng ta cần gì? Há chẳng phải là Lời Chúa sao? Như vậy, Lời Chúa chính là lương thực cho linh hồn. Nên chi, khi thân xác đầy đủ, linh hồn no thỏa, thì chúng ta làm gỉ? Há chẳng phải là nghĩ đến tha nhân sao? Đó là bổn phận của bác ái. Theo đó, bác ái cũng được mang hai ý nghĩa: Tự nhiên và siêu nhiên.

Bác ái tự nhiên là bác ái làm vì nhu cầu của thân xác, không mang ý nghĩa tâm linh. Cũng hiểu là vì từ thiện đấy, nhưng làm vì thấy người khác làm nên tôi làm theo, cũng rầm rộ, cũng quy mô, cũng náo nhiệt. Và rồi dấy lên thành phong trào, người người làm việc thiện, nhà nhà làm việc thiện, điều đó không xấu, nhưng chưa đủ tốt. Vì phong trào thì sẽ có lúc xẹp xuống, theo quy luật tự nhiên mà thành, thì cái gì nổi lên, sẽ chìm xuống, không bền.

Như vậy, có cái bác ái thứ hai, đó là bác ái siêu nhiên, bác ái siêu nhiên là bác ái theo đường lối của Tin Mừng. Âm thầm, kín đáo, nhưng bền bỉ, không nhất thiết phải vì vật chất, có khi chỉ là một lời an ủi chân thành, một sự giúp đỡ vô danh, một lời cầu nguyện thành tâm v.v… Tất cả những thứ đó được làm vì Thiên Chúa cho tha nhân, có nghiã là thực thi bác ái là cho tha nhân, nhưng vì Thiên Chúa, chứ không phải bác ái là điều tôi muốn làm thì làm, không thì thôi.

Chúng ta nhớ lại Lời Chúa: “Khi tay phải các con làm việc lành, thì đừng cho tay trái biết…” (Mt 6,3-4). Nhưng khi chúng ta biết người hoạn nạn tinh thần lẫn vật chất, mà chúng ta không bày tỏ chia sẻ bằng sự hiệp thông cầu nguyện trong mọi hình thức, thì chúng ta có xứng đáng là người bước theo Đức Kitô không? Vì hiệp thông là tính Công giáo, hay là Công giáo tính. Tục ngữ Việt Nam có câu: “Một con ngựa đau, cả tàu không ăn cỏ”. Cũng có thể hiểu như Lời Chúa: “…Vì ở đâu có hai, ba người họp lại nhân Danh Thầy, thì có Thầy ở đấy, giữa họ” (Mt 18,19-20).

Theo đó, vừa qua vụ việc Mỹ Yên, giáo phận Vinh, là dịp để bày tỏ tình liên đới trong chân lý, đồng thời là sứ vụ hiệp thông, chia sẻ với anh em mình trong Thiên Chúa. Thật là thiếu sót, nếu như nghĩ rằng: “khôn nhờ, dại chịu”, đừng dây mình vào mà liên lụy, thì thật đáng buồn. Vì “ Ở đâu có liên kết, ở đó có sức mạnh”.

Mong sao, mỗi người Công giáo đừng thờ ơ với sự bất công, bạo lực, tráo trở, vô lý của xã hội. Như thế, họ thực thi Lời Chúa trong sự thật, là bác ái với tha nhân trong Thiên Chúa, là hiệp thông và chia sẻ với nhau trong mọi lúc, mọi nơi, mọi hoàn cảnh. Được vậy, Công giáo tính được triển nở ngày càng lan rộng, để Thiên Chúa được tôn vinh và con người được hạnh phúc.


24/09/2013
P. Trần Đình Phan Tiến




Bác Ái Là Hiệp Thông Và Chia Sẻ Reviewed by Unknown on 9/26/2013 Rating: 5 Lam Hồng - 25.9.2013: Theo đó, vừa qua vụ việc Mỹ Yên, giáo phận Vinh, là dịp để bày tỏ tình liên đới trong chân lý, đồng thời là sứ vụ ...

Không có nhận xét nào: