Cụ Nhị trước cổng UBND |
Đó là việc cụ Nguyễn Thị Nhị sinh năm 1925 đã 3 lần ngồi trên xe lăn tới UBND xã để xin xác nhận chữ ký trong bản Di chúc, cụ đang trong tình trạng chuối chín cây
Cụ Nhị năm nay 89 tuổi trú tại thôn Ngái trì xã Liêm tuyền huyện Thanh liêm tỉnh Hà nam. Năm 2005 lúc cụ 80 tuổi, thấy người khang khác nên cụ sai bảo các con soạn thảo Di chúc theo ý nguyện của cụ , khi mà cụ còn tỉnh táo. Các con cụ làm theo, thuê đánh máy vi tính , đọc cho cụ nghe, cụ đồng ý rồi ký tên, các con chứng kiến cùng ký tên, tiếp theo xin xác nhận của cán bộ địa chính (trong Di chúc có việc chia đất ) Công việc thế là trôi chảy chỉ còn mỗi việc xin ông Chủ tịch xác nhận chữ ký của cụ, rồi đóng dấu thế là xong , thuận tình, hợp lý đúng quy định của pháp luật . Nào ngờ đâu việc xác nhận chữ ký của công dân thuộc thẩm quyền mà lại khó khăn thế này. Bảy, tám năm trời đeo đẳng, không biết bao nhiêu lần bà con gái Nguyễn Thị Đào có gặp chủ tịch xã xin xác nhận đều trở về không . Cách nay 3 năm bà Đào đã cho cụ Nhị ngồi xe lăn tới UB trực tiếp gặp chủ tịch xã nhưng cũng không có kết quả.
Bản Di Chúc của cụ Nguyễn Thị Nhị lập ngày 29.7.2005 từ đó đến nay vẫn chưa xin được xác nhận của UBND xã
Sáng nay ngày 12/9/2013 cụ lại được ngồi trên xe lăn do bà Đào và người em của cụ đưa cụ tới UB. Lần này cũng y chang lần trước, ông Chủ tịch xã vẫn nhẹ nhàng từ chối. Bà Đào và Người Dì tường thuật trong đoạn video sau đây:
Buổi chiều, lúc 2 giờ cụ Nhị lại trên xe lăn (lần thứ 3 ) cùng với người em và người con gái Nguyễn Thị Đào lại đến UB. Lần này thì tiếng nói của ông chủ tịch xã được ghi âm làm bằng chứng gửi tới ông chủ tịch nước và chủ tịch quốc hội để 2 ông nghe cho rõ, những câu nói sau đây có còn là đày tớ dân hay là quan cách mạng :
-- Xác nhận chữ ký là việc của phòng Công chứng chứ không phải việc của chủ tịch xã. Ông chủ tịch xã ngồi nghe ông Trung tư pháp trả lời công dân là “Việc làm Di Chúc chúng tôi không làm” .Không xác nhận chữ ký cho công dân trong tờ Di Chúc ông ta nói tời Di Chúc đó đã hợp pháp rồi, khi bà Đào hỏi vặn lại ông ấy thế nào là hợp pháp thì ông ta nói “ Di Chúc hợp pháp có nhiều hình thức, có hình thức bằng lời nói rồi ghi âm lại khi người làm Di Chúc chết thì mở cái Di Chúc đó ra” Khi bị dân quay phim ghi lại những lời nói vô trách nhiệm đó thì ông ta chỉ đạo công an, dân phòng và cán bộ xã bắt, đòi thu máy quay phim của dân theo cái nghị định cấm quay phim chụp ảnh CSGT và công an đã bị hủy bỏ.
Ông Chủ tịch nước và Chủ tịch quốc hội hãy nghe và nhìn cho rõ hành vi và việc làm của những công bộc nằm trong hàng ngũ lãnh đạo Đảng Cộng Sản các ông làm việc vô trách nhiệm, ngồi xổm lên luật pháp, đặc biệt là chúng rất biết Hành dân, kể cả cụ già 89 tuổi gần đất xa trời chúng cũng không tha.
Thân chào và chờ sự trả lời, giải quyết chính đáng vụ việc xác nhận chữ ký trong tờ Di Chúc của công dân 89 tuổi cụ Nguyễn Thị Nhị.
Hà nam ngày 12/09/2013
Trần Thị Nga
Không có nhận xét nào: