Khi mình lâm nạn, mình sẽ hiểu thế nào là cô đơn khi không có ai bên cạnh. Ngoài sự thờ ơ, còn thêm cả tâm lý sợ hãi nếu ai đó dám chia sẻ với những người bị nạn, đặc biệt là có dính tới yếu tố “chính trị”.
Hôm nay nhân dịp sinh nhật Lê Quốc Quân, bạn bè theo chân gia đình Quân vào gửi đồ tiếp tế cho Quân đang bị giam ở Hỏa Lò. Biết là chẳng được gửi bánh sinh nhật và hoa, nhưng vẫn phải có chứ. Bạn bè kéo nhau ra chụp ảnh để có dịp gửi cho Quân, cũng là một cách cho cậu ấy ấm lòng khi nhìn thấy anh em bạn bè.
Vừa chụp xong thì công an xuất hiện liền, bảo cấm chụp ảnh. Tất cả chúng tôi đều phản đối. Chỗ chúng tôi đứng chụp còn cách xa biển cấm chụp ảnh mấy chục mét. Họ bảo, nhưng các anh chị chụp lại lấy cảnh cơ quan phía sau là không được.
Ô hô! Nếu các anh không muốn có cơ quan đằng sau chỗ chúng tôi đứng chụp ảnh, thì các anh nên xây một bức tường che kín nó đi. Chứ cơ quan các anh ở đó, chúng tôi đứng xa cả ki lô mét, dùng ống kính tê lê chụp vào thì cũng cấm được à? Cách đây 2 năm, bạn bè đến đón chúng tôi ở đây, vẫn chụp chiệc bình thường, có thấy cấm gì đâu?
Hôm nay nhân dịp sinh nhật Lê Quốc Quân, bạn bè theo chân gia đình Quân vào gửi đồ tiếp tế cho Quân đang bị giam ở Hỏa Lò. Biết là chẳng được gửi bánh sinh nhật và hoa, nhưng vẫn phải có chứ. Bạn bè kéo nhau ra chụp ảnh để có dịp gửi cho Quân, cũng là một cách cho cậu ấy ấm lòng khi nhìn thấy anh em bạn bè.
Vừa chụp xong thì công an xuất hiện liền, bảo cấm chụp ảnh. Tất cả chúng tôi đều phản đối. Chỗ chúng tôi đứng chụp còn cách xa biển cấm chụp ảnh mấy chục mét. Họ bảo, nhưng các anh chị chụp lại lấy cảnh cơ quan phía sau là không được.
Ô hô! Nếu các anh không muốn có cơ quan đằng sau chỗ chúng tôi đứng chụp ảnh, thì các anh nên xây một bức tường che kín nó đi. Chứ cơ quan các anh ở đó, chúng tôi đứng xa cả ki lô mét, dùng ống kính tê lê chụp vào thì cũng cấm được à? Cách đây 2 năm, bạn bè đến đón chúng tôi ở đây, vẫn chụp chiệc bình thường, có thấy cấm gì đâu?
Người thân và bạn bè tới thăm anh tại Hỏa lò
Mọi người theo gia đình Quân vào khu vực gửi đồ tiếp tế. Đang đứng nói chuyện thì khoảng năm sáu chú công an kéo vào, hỏi chúng tôi vào tiếp tế cho phạm nhân nào? Tôi ngạc nhiên hỏi lại:
- Sao anh lại hỏi chúng tôi thế? Khi nào chúng tôi vào gửi đồ khắc biết mà. Có mỗi vậy mà lắm công an vào đây thế?
Đến đó lại xoay ra vấn đề chụp ảnh. Lại vẫn nói từng ấy câu. Lại rút lui sau khi đề nghị nếu chúng tôi chỉ đi cùng thì xin mời ra ngoài.
OK! Thì chúng tôi ra ngoài. Mỗi người tản mát mỗi nơi trong khi chờ đợi. Tôi cùng 2 người nữa đứng ngoài cổng. Chuyện trò một lúc, tự nhiên chú lính gác ra mời chúng tôi sang bên kia sân đứng. Lại hỏi tại sao. Lại tranh cãi một hồi. Một chú nữa ra tiếp ứng. Rốt cục lại mời cô chú vào trong nhà đứng.
OK! Thì cô lại vào. Vừa nãy đuổi cô ra, bây giờ lại đuổi cô vào. Chả hiểu ra làm sao.
Lê Quốc Quyết cười bảo tôi, lẽ ra họ không cho mặc váy vào đây đâu. Em quên dặn chị. Lần trước em của em mặc váy, họ không cho vào đấy.
Lại thêm một điều phi lý nữa. Đúng nghĩa là luật ở mồm họ. Tôi có cảm giác, khi một người phạm tội, bất kể là tội to nhỏ đến đâu, không chỉ bản thân người phạm tội mà cả những người thân của họ cũng trở thành nạn nhân của đủ thứ luật rừng. Họ mà phản ứng thì lập tức bị gây khó dễ đủ đường. Rốt cuộc, họ sẽ nghĩ mình là ông trời nếu chúng ta cứ chịu bị đè nén một cách phi lý như thế.
+ Không biết quan thầy chúng nó " dạy dổ " chúng nó như thế nào mà như một đám cướp ! .
Trả lờiXóa+ Phải công nhận dân VN chịu nhục rất giỏi và còn ráng đóng thuế nuôi một đám đầu trâu mặt ngựa chẳng ra làm sao ! .