Vũ Thế Phan, Danlambao Blog - 1.9.2013: - “Sinh tiền Người ta thì o ép lướt quyền Người ta, lạm dụng tiếng tăm, hình ảnh của Người ta. Hậu vận Người ta lại táo tợn tráo Ngày khai tử, xén sửa bản Di chúc của Người ta, vậy các chiêu trò ướp xác, lộng kiếng, xây lăng, tạc tượng, hương hóa Người ta… làm sao có thể trách hậu sinh đặt câu hỏi, suy ngẫm…”
*
Thế giới đều đã tỏ tường Hồ ông mất nhằm đầu tháng 9 năm 1969, tuy nhiên điều kỳ lạ là ông mất trùng chóc ngày ông đọc bản Tuyên ngôn Độc lập tại Quảng trường Ba Đình, khai sinh nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa (1945-1975) tức cũng là ngày Đại lễ Quốc khánh nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam từ 38 năm qua: 2-9 (1976-2013).
Trước khi thông cáo số 151-TB/TW của Bộ Chính trị do cố TBT Nguyễn Văn Linh ký và công bố ngày 19/8/1989, thì nơi nơi đều đinh ninh Hồ ông mất nhằm ngày 3 tháng 9 năm 1969, qua "Lời kêu gọi và Điếu văn của BCH TƯ ĐLĐ Việt Nam" do Lê Duẩn ký, 09/9/1969. Nghĩa là đảng Việt Cộng, dưới triều đại sinh sát của 2 bạo chúa Lê Duẩn và Lê Đức Thọ, đã giấu nhẹm bí mật này, lừa bịp đồng bào trong nước và nhân dân trên thế giới suốt 20 năm; cũng có nghĩa họ đã bất chấp mọi thủ đoạn, kể cả việc toa rập đánh tráo cả Ngày mất, xén sửa luôn bản Di chúc của vị lãnh tụ ‘vĩ đại muôn vàn kính yêu’ của họ, kiêm ‘cha già dân tộc’ tự phong, miễn là họ đạt được mục đích dù chỉ là giai đoạn. Bản thông cáo nêu trên chỉ được phổ biến sau khi Ba Duẩn ‘băng hà’ được gần 3 năm (10-7-1986) và bấy giờ, Lê Đức Thọ cũng đã buộc lòng nắm chặt tay Trường Chinh Đặng Xuân Khu và Phạm Văn Đồng cùng đồng hành về hưu và làm ‘cố vấn’, đồng ý ẳm Nguyễn Văn Linh lên ngai vàng của Ba Duẩn trong Đại hội VI (1986), rồi Sáu Búa đuổi kịp Ba Duẩn sau đó không lâu, 13-10-1990 (1): Chính thức chấm dứt triều Lê... trùng. Hoặc nói theo lối Trần Văn Thủy qua "Hà Nội trong mắt ai": Thời Lê mạt!
Hậu sinh chúng ta thấy lại gì khi xâu chuỗi những biến cố lịch sử kinh hoàng, tang tóc, điêu linh ở Việt Nam theo trình tự thời gian, kể từ khi Lê Duẩn và Lê Đức Thọ ra Bắc - cụ thể là sau tội ác Cải Cách Ruộng Đất với con số chính thống 172.008 nhân mạng, khủng khiếp đến nỗi Người ta rơi nước mắt, chân thành như thể Tào Tháo khóc cả nhà Lữ Bá Sa, hay trước đó Người ta ‘tiếc’ Phạm Quỳnh, Tạ Thu Thâu, Nguyễn Văn Bông... bị VM thủ tiêu, ám sát; hoặc cận đại hơn, đẳng cấp hơn như cụ Lacostekhóc ‘thượng đế’?:
- 01. Vụ án «xét lại chống đảng» tại Việt Nam Dân chủ Cộng hòa (1967-1976);
- 02. Thảm sát trong Tết Mậu Thân 1968;
- 03. Cuộc chiến Cổ thành Quảng Trị, 81 ngày đêm (1972)
- 04. Chiến dịch Xuân-Hè tức Mùa hè đỏ lửa (1972-1973);
- 05. Cưỡng chiếm nước Việt Nam Cộng Hòa (1975);
- 06. ‘Thống nhất’ Việt Nam, đẩy toàn xã hội Xuống Hố Cả Nút (1975-1989);
- 07. Tập trung cải tạo (đày đọa, trả thù Dân-Quân-Cán-Chính VNCH, 1975-)
- 08. Thảm trạng Thuyền nhân (Boat people, 1975-1989);
- 09. Chiến tranh Việt Cộng-Khờ me Cộng (1979);
- 10. Chiến tranh Việt Cộng-Tàu Cộng (1979 và 1988); v.v…
Cặp bài trùng Lê Duẩn-Lê Đức Thọ đích thị là 2 tác nhân trụ cột, là 2 tội đồ đầu bảng của Mười ‘thắng lợi’ thượng dẫn.
Chuyện Hồ ông ‘cưng’ tướng Võ Nguyên Giáp, không thích Lê Duẩn; bù lại Lê Duẩn cũng coi thường Hồ ông vì tự cho rằng ‘Ba ta giỏi hơn bác Hồ’; ganh ghét, đì và hạ nhục danh tướng Điện Biên cho đến khi Ba ta qua đời năm 1986; không ưa Ủy viên TƯ đảng kiêm Bộ trưởng Ung Văn Khiêm…; chuyện Lê Duẩn và Lê Đức Thọ khống chế, lướt quyền Hồ ông; trù dập các ‘đồng chí’ không hạp mắt hạp ý mình, lộng hành suốt một thời gian dài trong chính trường Miền Bắc thì mươi năm trở lại đây, nhờ các hồi ký ‘phản đảng’ cũng như xuyên qua mớ tài liệu ‘phản động’ trên Internet, đã không còn là ‘thâm cung Ba Đình’ nữa. Xin dẫn một đoạn (đọc cực đã) trong cuốn hồi ký ‘phản đảng + phản động’, viết theo lối khẩu ngôn lột rõ mức bá đạo của Lê Đức Thọ, nguyên văn:
[“Ôi! Người rất thân với tôi là Bùi Công Trừng và Ung Văn Khiêm kể cho tôi nghe. Với cái giọng ‘mẹ đời’, Bùi Công Trừng kể:
- Cái thằng Lê Đức Thọ trước giờ họp, nó đi đi lại lại trong phòng, như thể nó là đội trưởng tổ Pháo đi kiểm tra, đốc thúc pháo binh chuẩn bị bắn.
Nó không hút thuốc, nhưng nó cầm lon thuốc Đại Tiền Môn ở tay này, tay kia nó cầm cái bật lửa bự như cái chày giã cua. Nó lựa mặt người mà chìa lon thuốc. Nguyễn Khánh Toàn, tay ăn hút, thấy thuốc lá Trung Quốc như lân thấy pháo, nhón ngay một điếu, đưa lên môi rồi chìa mồm ra. Thằng Thọ đánh bật lửa một cái “beng”. Đứng xa nhìn thấy thằng Thọ nói gì đó, thằng Toàn gật đầu. Thọ đi đến chỗ thằng Huy. Ce petit - thằng nhỏ này bợ hộp thuốc. Lê Đức Thọ cũng đánh bật lửa một cái “beng”.
Ở một góc phòng thằng Hà Huy Giáp đứng đó, Lê Đức Thọ tới, nói cái gì đó, thằng Giáp nghiêm sắc mặt, gật gật đầu.
Ba vị ấy được Lê Đức Thọ coi là ba tay lý luận nên mời – biểu – lên tiếng trong cuộc họp.
Trời ơi! Dưới triều đại Hồ Chí Minh, ai được Lê Đức Thọ có cảm tình là má thằng đó đẻ nó đêm Rằm Tháng Bảy.
“- Tao nói cho mày nghe nhá, Bùi Công Trừng nói tiếp, về chuyện lão Hồ Chí Minh. “Tao nghe thằng Thọ đang âm mưu lật đổ ông già và lấy Nguyễn Chí Thanh thay. Ông lão chỉ còn làm người chuyên nghiên cứu lý luận Mác-Lê Nin. Chuyện nước giao Nguyễn Chí Thanh. Việc đảng, Statuquo - Lê Duẩn. Cái thằng tự nhiên lại muốn làm Khổng Tử này, khó lật đổ nó lắm. Vì nó có công trạng ở Nam Bộ, và mấy bà má ôm nó chum chủm trong lòng.
Mày coi, coi có tội nghiệp không. Đồng chí Hồ Chí Minh muôn vàn kính mến của chúng ta bận đồ lụa gụ, chủ trì hội nghị mà quay mặt ra sân. Có lỗ tai tự nhiên nó phải hứng những lời công kích mạt sát Liên Xô. Khi chướng tai quá quay vô, đưa tay để nói, thì thằng Thọ lễ phép Bắc Hà: “Bác hãy để cho anh em người ta nói đã mà!”.
Tao đếm lão Hồ đưa tay mấy lần, lần nào thằng Thọ cũng kịp ngăn. Cuối cùng ông già cũng cho Hội nghị nghe ông nói ca dao bằng tiếng khóc:
“Khi thương trái ấu cũng tròn,
Khi ghét bồ hòn cũng méo.”
Và ông nói xụi lơ: thấy lợi người ta cho tên lửa vô; thấy bất lợi người ta rút ra. Có chi mà!”]
Còn Ung Văn Khiêm kể:
[“Trước khi vào Hội nghị, tao có tranh thủ nói riêng với ông cụ, là tao sẽ không đưa ra cái nháp bản tuyên bố chung của tao và Novotny, cho ông cụ yên tâm. Vì trong bản thảo ấy ông cụ có thêm mấy chỗ, còn mang tuồng chữ của monsieur Hồ chí Minh rành rành. Tao nghĩ bản thảo ấy đưa ra không phân bua gì cho tao, mà chỉ làm thớt cho Sáu Thọ băm ông cụ.
Và mày coi thằng thủ trưởng khoa giáo của mày (tức Tố Hữu). Khi tao đứng tại chỗ phát biểu ý kiến, thằng Huy đi ngang qua, nó phun nước miếng, vào đoạn tao nói chủ trương hòa bình là trung thành với Lénine. Tao mỉm cười bụng nói: A, thằng nhỏ mày dám đái đầu ông Xá.
Hội nghị 9 này (1963) có thông qua cái ‘nghị quyết 9’ và mấy anh ấy nói là cũng có trên 10 ủy viên trung ương không bỏ thăm.
Anh Khiêm lộ bí mật.
- Tao có hỏi mí ông cụ có bỏ thăm không. Ông cụ làm thinh.
‘Nghị quyết 9’ tạo một cao trào trấn áp, khủng bố đảng viên. Nó cho lập ra Ban xét tội và kết án trực thuộc Bộ Chính trị của Trung ương đảng. Ban này có mấy ban viên, tôi không nói. Chỉ nói người đứng thớt là Lê Đức Thọ, người làm heo là Trần Quốc Hoàn (tôi nói giọng thịt luộc Chợ Đệm).
Hai vị này toàn quyền qui kết tội: xét lại chống đảng, âm mưu lật đổ, phản cách mạng, tay sai đế quốc?”]
(Nguyễn Văn Trấn: Viết cho Mẹ và Quốc hội, trang 327, 328, 329 - Nxb Văn Nghệ, Cali USA 1995).
Để cho thời thượng, xin vui tay trích gõ thêm tí ti từ Bên thắng cuộc 2 - Quyền bính, chương 15 của Huy Đức câu nói nặc mùi nghĩa tình ‘đồng chí không gì sánh được’ của Sáu Búa Lê Đức Thọ do Gs-Ts Hồ Ngọc Đại (chồng bà Lê Tuyết Hồng, con gái Lê Duẩn), kể lại rằng: “Có lần ông Thọ nói ông còn để cái đầu ông Giáp trên cổ là đã may lắm”!
*
Theo tài liệu ‘thâm cung’ trên kia, hậu sinh chúng ta có thể tin tưởng được rằng Hồ ông đã bị cặp bài trùng Lê Duẩn-Lê Đức Thọ công khai bắt nọn, cô lập, khuynh loát ít ra cũng từ đầu thập niên 1960 mà Hồ ông đành thúc thủ xụi lơ. Vậy, trong Mười ‘thắng lợi’ nêu trên, ở tiết 2 tức Tết Mậu Thân 1968, Việt cộng gọi là “Tổng tiến công và nổi dậy Tết Mậu Thân 1968”, chúng ta có nên tiếp tục gán ‘công đầu’ cho tác giả bài vè Xuân dưới đây hay không?:
“Xuân này hơn hẳn mấy xuân qua,
Thắng trận tin vui khắp nước nhà.
Nam Bắc thi đua đánh giặc Mỹ,
Tiến lên! Toàn thắng ắt về ta!”
Muốn biết thực hư ra sao về câu hỏi của tôi, không gì quý hơn là các bạn (đặc biệt các bạn Dư Luận Viên... nhân dân) hãy tự đọc hay tự đọc lại những gì do ông Vũ Kỳ - thư ký riêng của Hồ ông ghi lại, có ở đây. Hoặc cùng nhau đọc lại Huy Đức, sách đã dẫn chương 15 và, dù thế nào, xin chớ có lấc cấc vu-quy người soạn bài này đang bảo chữa, giảm tí tội cho Người ta:
- [“Theo Đại tá Lê Trọng Nghĩa: “Ngày 5-9-1967, Hồ Chí Minh được đưa đi nghỉ ở Bắc Kinh. Chúng tôi nhận được thông báo từ Ban Tổ chức Trung ương của Lê Đức Thọ: Bác mệt, phải đi nghỉ đông, từ nay, những ai trước trực tiếp làm việc với Bác thì làm việc với đồng chí Lê Duẩn.”];
- [“Hồ Chí Minh được đưa về Hà Nội khi cuộc Tổng tiến công (Tết 1968) đã gần kề. Theo ông Vũ Kỳ, thư ký riêng của ông, ngày 21-12-1967, Văn phòng Trung ương điện “mời Bác về dự họp Bộ Chính trị”. Ngày 23-12-1967, chuyên cơ chở Hồ Chí Minh về tới Gia Lâm. Ông Vũ Kỳ viết: “Máy bay lượn hai vòng vẫn chưa hạ cánh được vì đèn chỉ huy trên sân bay chệch mười lăm độ. Đồng chí lái giàu kinh nghiệm quyết tâm hạ cánh không theo đèn. Rất may là an toàn.”].
Tội ác của chế độ cộng sản trên thế giới nói chung, đã được ghi rõ trong Nghị quyết 1481 (Résolution 1481) do Hội đồng châu Âu hay Quốc hội chung châu Âu (gọi theo lối cs VN) công bố ngày 25-01-2006 tại Strasbourg (Pháp). Tội ác của Hồ ông nói riêng đối với 54 dân tộc trên quê hương Việt Nam cụ thể cao dày ra sao thì buộc hậu sinh chúng ta phải chờ đến sau khi đại họa XHCN ở nước ta thật thụ sang trang như bên Liên Sô và Đông Âu năm 1991; đến lúc đó mọi bí mật, kể cả mọi toa rập vẽ vời về Hồ ông sẽ được chính thức bạch hóa. Tạm thời, chúng ta hãy nghe chính Hồ ông tự luận tội trong di chúc bản thứ 5 - bản viết tay, mà Hồ ông “xin coi là chính thức”:
[Ai cũng tưởng tôi là người vô thần, nhưng riêng Đức cha Lê Hữu Từ thì biết tôi rất tin có Đấng Tạo Hóa. Vì tin có Ông Trời nên tôi xin khẩn cầu cho nước ta và các nước Cộng sảng khác trên thế giới sớm thoát ách C.S. Tôi cũng xin Ông Trời cho tờ zi chúc này có ngày được fổ biến khắp nơi.
Cuối cùng, tôi xin lẫy Kiều, zùng hai câu thơ của cụ Nguyễn Zu để tỏ lòng hối hận trước Cao Xanh:
Rằng con biết tội đã nhiều
Zẫu rằng sấm sét búa rìu cũng cam.
Hà Nội ngày 14-8-1969
Tên ký
Hồ chí Minh]
Còn công lao của ông ta ‘vĩ đại’ nhường nào thì không gì bằng hãy cùng đọc lại lời của chính ông chủ của ông ta - lãnh tụ Liên Xô (cũ) là Nikita Khruthschev, đã ca ngợi ông ta như [“là vị thánh, vị tông đồ của chủ nghĩa cộng sản. Lãnh tụ Liên Xô kêu gọi các người cộng sản hãy quỳ gối trước Hồ ông để tỏ lòng biết ơn ông ta vì nhờ có ông ta mà giờ đây (Những năm cuối thập niên 60, đầu thập niên 70) dân Việt Nam đang đổ máu và hiến mạng sống mình vì lợi ích của phong trào cộng sản thế giới’’]. (Hồi ký Khrutschev Remembers, tập I, trang 487, cuối chương 19. Theo Minh Võ, trang 9/10.)
*
“Không có gì quý hơn độc lập, tự do” là câu nói nổi tiếng của Hồ ông được chính thức xuất hiện lần đầu trong báo Nhân Dân số 4484, ngày 17-7-1966, in lại trong HCM Toàn tập, tập 10 trang 376-377 – Nxb Sự Thật, HN 12/1989.
*
Thế giới đều đã tỏ tường Hồ ông mất nhằm đầu tháng 9 năm 1969, tuy nhiên điều kỳ lạ là ông mất trùng chóc ngày ông đọc bản Tuyên ngôn Độc lập tại Quảng trường Ba Đình, khai sinh nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa (1945-1975) tức cũng là ngày Đại lễ Quốc khánh nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam từ 38 năm qua: 2-9 (1976-2013).
Trước khi thông cáo số 151-TB/TW của Bộ Chính trị do cố TBT Nguyễn Văn Linh ký và công bố ngày 19/8/1989, thì nơi nơi đều đinh ninh Hồ ông mất nhằm ngày 3 tháng 9 năm 1969, qua "Lời kêu gọi và Điếu văn của BCH TƯ ĐLĐ Việt Nam" do Lê Duẩn ký, 09/9/1969. Nghĩa là đảng Việt Cộng, dưới triều đại sinh sát của 2 bạo chúa Lê Duẩn và Lê Đức Thọ, đã giấu nhẹm bí mật này, lừa bịp đồng bào trong nước và nhân dân trên thế giới suốt 20 năm; cũng có nghĩa họ đã bất chấp mọi thủ đoạn, kể cả việc toa rập đánh tráo cả Ngày mất, xén sửa luôn bản Di chúc của vị lãnh tụ ‘vĩ đại muôn vàn kính yêu’ của họ, kiêm ‘cha già dân tộc’ tự phong, miễn là họ đạt được mục đích dù chỉ là giai đoạn. Bản thông cáo nêu trên chỉ được phổ biến sau khi Ba Duẩn ‘băng hà’ được gần 3 năm (10-7-1986) và bấy giờ, Lê Đức Thọ cũng đã buộc lòng nắm chặt tay Trường Chinh Đặng Xuân Khu và Phạm Văn Đồng cùng đồng hành về hưu và làm ‘cố vấn’, đồng ý ẳm Nguyễn Văn Linh lên ngai vàng của Ba Duẩn trong Đại hội VI (1986), rồi Sáu Búa đuổi kịp Ba Duẩn sau đó không lâu, 13-10-1990 (1): Chính thức chấm dứt triều Lê... trùng. Hoặc nói theo lối Trần Văn Thủy qua "Hà Nội trong mắt ai": Thời Lê mạt!
Hậu sinh chúng ta thấy lại gì khi xâu chuỗi những biến cố lịch sử kinh hoàng, tang tóc, điêu linh ở Việt Nam theo trình tự thời gian, kể từ khi Lê Duẩn và Lê Đức Thọ ra Bắc - cụ thể là sau tội ác Cải Cách Ruộng Đất với con số chính thống 172.008 nhân mạng, khủng khiếp đến nỗi Người ta rơi nước mắt, chân thành như thể Tào Tháo khóc cả nhà Lữ Bá Sa, hay trước đó Người ta ‘tiếc’ Phạm Quỳnh, Tạ Thu Thâu, Nguyễn Văn Bông... bị VM thủ tiêu, ám sát; hoặc cận đại hơn, đẳng cấp hơn như cụ Lacostekhóc ‘thượng đế’?:
- 01. Vụ án «xét lại chống đảng» tại Việt Nam Dân chủ Cộng hòa (1967-1976);
- 02. Thảm sát trong Tết Mậu Thân 1968;
- 03. Cuộc chiến Cổ thành Quảng Trị, 81 ngày đêm (1972)
- 04. Chiến dịch Xuân-Hè tức Mùa hè đỏ lửa (1972-1973);
- 05. Cưỡng chiếm nước Việt Nam Cộng Hòa (1975);
- 06. ‘Thống nhất’ Việt Nam, đẩy toàn xã hội Xuống Hố Cả Nút (1975-1989);
- 07. Tập trung cải tạo (đày đọa, trả thù Dân-Quân-Cán-Chính VNCH, 1975-)
- 08. Thảm trạng Thuyền nhân (Boat people, 1975-1989);
- 09. Chiến tranh Việt Cộng-Khờ me Cộng (1979);
- 10. Chiến tranh Việt Cộng-Tàu Cộng (1979 và 1988); v.v…
Cặp bài trùng Lê Duẩn-Lê Đức Thọ đích thị là 2 tác nhân trụ cột, là 2 tội đồ đầu bảng của Mười ‘thắng lợi’ thượng dẫn.
Chuyện Hồ ông ‘cưng’ tướng Võ Nguyên Giáp, không thích Lê Duẩn; bù lại Lê Duẩn cũng coi thường Hồ ông vì tự cho rằng ‘Ba ta giỏi hơn bác Hồ’; ganh ghét, đì và hạ nhục danh tướng Điện Biên cho đến khi Ba ta qua đời năm 1986; không ưa Ủy viên TƯ đảng kiêm Bộ trưởng Ung Văn Khiêm…; chuyện Lê Duẩn và Lê Đức Thọ khống chế, lướt quyền Hồ ông; trù dập các ‘đồng chí’ không hạp mắt hạp ý mình, lộng hành suốt một thời gian dài trong chính trường Miền Bắc thì mươi năm trở lại đây, nhờ các hồi ký ‘phản đảng’ cũng như xuyên qua mớ tài liệu ‘phản động’ trên Internet, đã không còn là ‘thâm cung Ba Đình’ nữa. Xin dẫn một đoạn (đọc cực đã) trong cuốn hồi ký ‘phản đảng + phản động’, viết theo lối khẩu ngôn lột rõ mức bá đạo của Lê Đức Thọ, nguyên văn:
[“Ôi! Người rất thân với tôi là Bùi Công Trừng và Ung Văn Khiêm kể cho tôi nghe. Với cái giọng ‘mẹ đời’, Bùi Công Trừng kể:
- Cái thằng Lê Đức Thọ trước giờ họp, nó đi đi lại lại trong phòng, như thể nó là đội trưởng tổ Pháo đi kiểm tra, đốc thúc pháo binh chuẩn bị bắn.
Nó không hút thuốc, nhưng nó cầm lon thuốc Đại Tiền Môn ở tay này, tay kia nó cầm cái bật lửa bự như cái chày giã cua. Nó lựa mặt người mà chìa lon thuốc. Nguyễn Khánh Toàn, tay ăn hút, thấy thuốc lá Trung Quốc như lân thấy pháo, nhón ngay một điếu, đưa lên môi rồi chìa mồm ra. Thằng Thọ đánh bật lửa một cái “beng”. Đứng xa nhìn thấy thằng Thọ nói gì đó, thằng Toàn gật đầu. Thọ đi đến chỗ thằng Huy. Ce petit - thằng nhỏ này bợ hộp thuốc. Lê Đức Thọ cũng đánh bật lửa một cái “beng”.
Ở một góc phòng thằng Hà Huy Giáp đứng đó, Lê Đức Thọ tới, nói cái gì đó, thằng Giáp nghiêm sắc mặt, gật gật đầu.
Ba vị ấy được Lê Đức Thọ coi là ba tay lý luận nên mời – biểu – lên tiếng trong cuộc họp.
Trời ơi! Dưới triều đại Hồ Chí Minh, ai được Lê Đức Thọ có cảm tình là má thằng đó đẻ nó đêm Rằm Tháng Bảy.
“- Tao nói cho mày nghe nhá, Bùi Công Trừng nói tiếp, về chuyện lão Hồ Chí Minh. “Tao nghe thằng Thọ đang âm mưu lật đổ ông già và lấy Nguyễn Chí Thanh thay. Ông lão chỉ còn làm người chuyên nghiên cứu lý luận Mác-Lê Nin. Chuyện nước giao Nguyễn Chí Thanh. Việc đảng, Statuquo - Lê Duẩn. Cái thằng tự nhiên lại muốn làm Khổng Tử này, khó lật đổ nó lắm. Vì nó có công trạng ở Nam Bộ, và mấy bà má ôm nó chum chủm trong lòng.
Mày coi, coi có tội nghiệp không. Đồng chí Hồ Chí Minh muôn vàn kính mến của chúng ta bận đồ lụa gụ, chủ trì hội nghị mà quay mặt ra sân. Có lỗ tai tự nhiên nó phải hứng những lời công kích mạt sát Liên Xô. Khi chướng tai quá quay vô, đưa tay để nói, thì thằng Thọ lễ phép Bắc Hà: “Bác hãy để cho anh em người ta nói đã mà!”.
Tao đếm lão Hồ đưa tay mấy lần, lần nào thằng Thọ cũng kịp ngăn. Cuối cùng ông già cũng cho Hội nghị nghe ông nói ca dao bằng tiếng khóc:
“Khi thương trái ấu cũng tròn,
Khi ghét bồ hòn cũng méo.”
Và ông nói xụi lơ: thấy lợi người ta cho tên lửa vô; thấy bất lợi người ta rút ra. Có chi mà!”]
Còn Ung Văn Khiêm kể:
[“Trước khi vào Hội nghị, tao có tranh thủ nói riêng với ông cụ, là tao sẽ không đưa ra cái nháp bản tuyên bố chung của tao và Novotny, cho ông cụ yên tâm. Vì trong bản thảo ấy ông cụ có thêm mấy chỗ, còn mang tuồng chữ của monsieur Hồ chí Minh rành rành. Tao nghĩ bản thảo ấy đưa ra không phân bua gì cho tao, mà chỉ làm thớt cho Sáu Thọ băm ông cụ.
Và mày coi thằng thủ trưởng khoa giáo của mày (tức Tố Hữu). Khi tao đứng tại chỗ phát biểu ý kiến, thằng Huy đi ngang qua, nó phun nước miếng, vào đoạn tao nói chủ trương hòa bình là trung thành với Lénine. Tao mỉm cười bụng nói: A, thằng nhỏ mày dám đái đầu ông Xá.
Hội nghị 9 này (1963) có thông qua cái ‘nghị quyết 9’ và mấy anh ấy nói là cũng có trên 10 ủy viên trung ương không bỏ thăm.
Anh Khiêm lộ bí mật.
- Tao có hỏi mí ông cụ có bỏ thăm không. Ông cụ làm thinh.
‘Nghị quyết 9’ tạo một cao trào trấn áp, khủng bố đảng viên. Nó cho lập ra Ban xét tội và kết án trực thuộc Bộ Chính trị của Trung ương đảng. Ban này có mấy ban viên, tôi không nói. Chỉ nói người đứng thớt là Lê Đức Thọ, người làm heo là Trần Quốc Hoàn (tôi nói giọng thịt luộc Chợ Đệm).
Hai vị này toàn quyền qui kết tội: xét lại chống đảng, âm mưu lật đổ, phản cách mạng, tay sai đế quốc?”]
(Nguyễn Văn Trấn: Viết cho Mẹ và Quốc hội, trang 327, 328, 329 - Nxb Văn Nghệ, Cali USA 1995).
Để cho thời thượng, xin vui tay trích gõ thêm tí ti từ Bên thắng cuộc 2 - Quyền bính, chương 15 của Huy Đức câu nói nặc mùi nghĩa tình ‘đồng chí không gì sánh được’ của Sáu Búa Lê Đức Thọ do Gs-Ts Hồ Ngọc Đại (chồng bà Lê Tuyết Hồng, con gái Lê Duẩn), kể lại rằng: “Có lần ông Thọ nói ông còn để cái đầu ông Giáp trên cổ là đã may lắm”!
*
Theo tài liệu ‘thâm cung’ trên kia, hậu sinh chúng ta có thể tin tưởng được rằng Hồ ông đã bị cặp bài trùng Lê Duẩn-Lê Đức Thọ công khai bắt nọn, cô lập, khuynh loát ít ra cũng từ đầu thập niên 1960 mà Hồ ông đành thúc thủ xụi lơ. Vậy, trong Mười ‘thắng lợi’ nêu trên, ở tiết 2 tức Tết Mậu Thân 1968, Việt cộng gọi là “Tổng tiến công và nổi dậy Tết Mậu Thân 1968”, chúng ta có nên tiếp tục gán ‘công đầu’ cho tác giả bài vè Xuân dưới đây hay không?:
“Xuân này hơn hẳn mấy xuân qua,
Thắng trận tin vui khắp nước nhà.
Nam Bắc thi đua đánh giặc Mỹ,
Tiến lên! Toàn thắng ắt về ta!”
Muốn biết thực hư ra sao về câu hỏi của tôi, không gì quý hơn là các bạn (đặc biệt các bạn Dư Luận Viên... nhân dân) hãy tự đọc hay tự đọc lại những gì do ông Vũ Kỳ - thư ký riêng của Hồ ông ghi lại, có ở đây. Hoặc cùng nhau đọc lại Huy Đức, sách đã dẫn chương 15 và, dù thế nào, xin chớ có lấc cấc vu-quy người soạn bài này đang bảo chữa, giảm tí tội cho Người ta:
- [“Theo Đại tá Lê Trọng Nghĩa: “Ngày 5-9-1967, Hồ Chí Minh được đưa đi nghỉ ở Bắc Kinh. Chúng tôi nhận được thông báo từ Ban Tổ chức Trung ương của Lê Đức Thọ: Bác mệt, phải đi nghỉ đông, từ nay, những ai trước trực tiếp làm việc với Bác thì làm việc với đồng chí Lê Duẩn.”];
- [“Hồ Chí Minh được đưa về Hà Nội khi cuộc Tổng tiến công (Tết 1968) đã gần kề. Theo ông Vũ Kỳ, thư ký riêng của ông, ngày 21-12-1967, Văn phòng Trung ương điện “mời Bác về dự họp Bộ Chính trị”. Ngày 23-12-1967, chuyên cơ chở Hồ Chí Minh về tới Gia Lâm. Ông Vũ Kỳ viết: “Máy bay lượn hai vòng vẫn chưa hạ cánh được vì đèn chỉ huy trên sân bay chệch mười lăm độ. Đồng chí lái giàu kinh nghiệm quyết tâm hạ cánh không theo đèn. Rất may là an toàn.”].
Tội ác của chế độ cộng sản trên thế giới nói chung, đã được ghi rõ trong Nghị quyết 1481 (Résolution 1481) do Hội đồng châu Âu hay Quốc hội chung châu Âu (gọi theo lối cs VN) công bố ngày 25-01-2006 tại Strasbourg (Pháp). Tội ác của Hồ ông nói riêng đối với 54 dân tộc trên quê hương Việt Nam cụ thể cao dày ra sao thì buộc hậu sinh chúng ta phải chờ đến sau khi đại họa XHCN ở nước ta thật thụ sang trang như bên Liên Sô và Đông Âu năm 1991; đến lúc đó mọi bí mật, kể cả mọi toa rập vẽ vời về Hồ ông sẽ được chính thức bạch hóa. Tạm thời, chúng ta hãy nghe chính Hồ ông tự luận tội trong di chúc bản thứ 5 - bản viết tay, mà Hồ ông “xin coi là chính thức”:
Bút tích Di chúc HCM, bản thứ 5 - Trích báo giấy Con Ong Tỵ Nạn - Paris 1981.
[Ai cũng tưởng tôi là người vô thần, nhưng riêng Đức cha Lê Hữu Từ thì biết tôi rất tin có Đấng Tạo Hóa. Vì tin có Ông Trời nên tôi xin khẩn cầu cho nước ta và các nước Cộng sảng khác trên thế giới sớm thoát ách C.S. Tôi cũng xin Ông Trời cho tờ zi chúc này có ngày được fổ biến khắp nơi.
Cuối cùng, tôi xin lẫy Kiều, zùng hai câu thơ của cụ Nguyễn Zu để tỏ lòng hối hận trước Cao Xanh:
Rằng con biết tội đã nhiều
Zẫu rằng sấm sét búa rìu cũng cam.
Hà Nội ngày 14-8-1969
Tên ký
Hồ chí Minh]
Còn công lao của ông ta ‘vĩ đại’ nhường nào thì không gì bằng hãy cùng đọc lại lời của chính ông chủ của ông ta - lãnh tụ Liên Xô (cũ) là Nikita Khruthschev, đã ca ngợi ông ta như [“là vị thánh, vị tông đồ của chủ nghĩa cộng sản. Lãnh tụ Liên Xô kêu gọi các người cộng sản hãy quỳ gối trước Hồ ông để tỏ lòng biết ơn ông ta vì nhờ có ông ta mà giờ đây (Những năm cuối thập niên 60, đầu thập niên 70) dân Việt Nam đang đổ máu và hiến mạng sống mình vì lợi ích của phong trào cộng sản thế giới’’]. (Hồi ký Khrutschev Remembers, tập I, trang 487, cuối chương 19. Theo Minh Võ, trang 9/10.)
*
“Không có gì quý hơn độc lập, tự do” là câu nói nổi tiếng của Hồ ông được chính thức xuất hiện lần đầu trong báo Nhân Dân số 4484, ngày 17-7-1966, in lại trong HCM Toàn tập, tập 10 trang 376-377 – Nxb Sự Thật, HN 12/1989.
Đọc thật kỹ 2 ‘scan’ trên, hậu sinh chúng ta thấy gì? Riêng cá nhân tôi, sau nhiều lần đọc đi đọc lại, tôi nghiệm rằng khẩu hiệu“Không có gì quý hơn độc lập, tự do” ra đời rất muộn màng, so với quá trình làm kách mệnh ‘vì độc lập, tự do’ của người viết ra nó, từ năm 1919. Khẩu hiệu này lọt thỏm, lại chẳng chút mật thiết, gắn bó keo sơn gì với toàn văn bài viết. Có cũng được. Không có cũng chẳng sao. Ngược lại, qua những gì tôi đã dẫn chứng thì rõ ràng, từ năm 1963, Hồ ông đã điều hành nội chính và ngoại giao của nước VNDCCH đến cuối đời tương tự Nhật hoàng, Thái hoàng, Anh quốc nữ hoàng, Hòa Lan nữ hoàng… sau đệ nhị thế chiến! Cho nên nội hàm của khẩu hiệu danh tiếng “Không có gì…”, theo tôi, đích thị ẩn giấu nỗi niềm “nhớ rừng của con Hổ ở Vườn Bách Thú”!
Nói rõ hơn, dưới thế liên minh Duẩn-Thọ, Hồ ông đã mất thực quyền chúa đảng kiêm thực quyền Chủ tịch nước; mất cả độc lập, tự do của bản thân từ đầu thập niên 1960. Đến giữa năm 1966 Hồ ông mới thấm thía và nuối tiếc rằng không có gì quý hơn hai thứ này. Và đến nay, nhân dân ta vẫn chưa thật sự có hai thứ này, mặc dầu ‘nỗi niềm’ của Hồ ông vẫn được họ tận dụng treo khắp hang cùng ngõ hẻm. Vẫn chỉ là khẩu hiệu, chỉ là ‘định hướng’, chỉ là ba sạo!
Sinh tiền Người ta thì o ép lướt quyền Người ta, lạm dụng tiếng tăm, hình ảnh của Người ta. Hậu vận Người ta lại táo tợn tráo Ngày khai tử, xén sửa bản Di chúc của Người ta, vậy các chiêu trò ướp xác, lộng kiếng, xây lăng, tạc tượng, hương hóa Người ta... thì làm sao có thể trách cứ hậu sinh đặt câu hỏi, suy ngẫm: liên kết tất cả những diễn tiến đó lại với nhau thành cơ sở khả tín để kết luận mà không sợ nhầm lẫn rằng đấy thực chất chính là Đòn Thù Chính Trị Siêu Cấp (2) của cặp bài trùng Duẩn-Thọ dành riêng cho Người ta! Đã đành đấy là quả báo đáng đời đáng kiếp Người ta, quả báo từ muôn vàn oan nghiệt mà Người ta đã ‘trồng’ ra trên nước non chữ S đến tận ngày 2 tháng 9 năm nay và không biết đến bao giờ nghiệt oan mới dứt. Nhưng ở đây, cách thể hiện ‘nghĩa tử, nghĩa tận’ trong tình đồng chí xhcn VN quả thật âm hiểm quá, ‘Tàu quá’, theo tôi, vượt xa sức tưởng tượng của các tác gia phim truyện giả tưởng Âu-Mỹ.
Ngày nào đảng Việt cộng còn toàn trị thì lăng Ba Đình còn tồn tại. Ngày nào lăng Ba Đình còn tồn tại, Hồ ông còn là vũ đài bất cọng đái thiên giữa khen hão, nguyền rủa và mụ mị Made in Viet Nam. Rốt lại, dù thế nào, chỉ dân tộc ‘anh hùng’ với bề dày 4.000 năm văn hiến là đăng đẳng trầm luân trong mê cung đại bịp và đại phản bội; là lãnh đủ vì đã, đang phải trả giá ‘khủng’ cho tính nhẹ dạ cả tin vào những sự thật vốn thật sự không có thật, “không có gì...”. Triền miên.
__________________________
Chú thích đáng được lưu ý:
(1) Lê Đức Thọ, Trưởng Ban tổ chức TƯ đảng, tên thật là Phan Đình Khải, là người Việt Nam đầu tiên đến nay được giải Nobel Hòa bình chung với Henry Kissenger năm 1973, sau khi Hiệp định Paris được ký kết ngày 27-1-1973. Lê Đức Thọ từ chối nhận giải bởi vì “người làm hòa bình là chúng tôi chứ không phải Mỹ”. Lý do ông Thọ đưa ra rất đúng với những gì xảy ra tiếp liền sau đó cho Việt Nam Cộng Hòa, đến năm 1975; và càng đúng hơn nữa khi ta hiểu quan niệm “chiến tranh toàn diện, triệt để, vô hạn định” do Lê-nin triển khai từ tư tưởng của danh tướng binh gia người Đức, Clausewitz. Đàm phán tức là chính trị, mà chính trị là một hình thức của chiến tranh, cũng như chiến tranh là một hình thức đấu tranh của chính trị.
Hơn ai hết, ông Thọ tự hiểu nếu ông nhận giải Nobel Hòa bình tức là làm trò hề trước cả nhân loại, vì ông chỉ muốn viết hai chữ Hòa Bình bằng máu của người khác, sau khi đã hoàn thành nhiệm vụ cho Đệ tam Quốc tế Cộng sảng là cưỡng chiếm Miền Nam. Hòa bình đã thực sự có ở Việt Nam chưa, thưa vong linh ông Phan Đình Khải alias Lê Đức Thọ?
Sinh thời, ‘đức độ hậu chính trường’ của ông Thọ ra sao mà đồng chí nào cũng ‘sợ’ (kể cả cụ đồng chí CTN Tôn Đức Thắng); sau khi chết, mộ phần của ông ta vì sao lại bị quần chúng phá phách nhiều lần? Và cũng hơn ai hết, vợ con ông hiểu rõ cái ‘đức độ’ của chồng, của cha mình như thế nào nên chính họ phải lén dời xác ông ta ra khỏi Nghĩa trang Mai Dịch, đem cải táng tại một nơi bí mật. “Tội ác của Lê Đức Thọ, mà nói chung quanh nghị quyết 9 thì thấm thía gì” cũng như “tội ác của chế độ này, từ 68 năm nay, thật nói không hết.” (Nguyễn Văn Trấn, sđd, trang 334, 345). Xem thêm scan Báo cáo Mật và Quyết định thu hồi sách của Nguyễn Văn Trấn do (đương kim CTN) Trương Tấn Sang ký; Đừng để khi quá muộn – Minh Diện và Bức thư của một thanh niên ở Nam Định - Đỗ Quang Thênh, 2 bài mới nhất viết về Lê Đức Thọ.
(2) Xem thêm tài liệu quý (9/2009): Một nghiên cứu khoa học về Hồ Chí Minh của tập thể bác sĩ VN, chứng minh mạch lạc Bộ Chính trị triều Duẩn-Thọ đã ám sát Hồ ông như thế nào. Hoặc ở đây, 6/2013. Video clip Cung nghênh tượng Đức Phật Ngọc Hồ Chí Minh ngày 02-9-2012 tại Nam Định. Trong clip này, ở giây 50 lại nói giỗ Hồ ông là ngày 21-7-1969!
____________
Xem lại: Hồ ông sinh ngày tháng năm năm nào? 1 và 2.
Không có nhận xét nào: