VRNs - 12.09.2013: Bản lên tiếng của các chức sắc Tôn giáo VN vào ngày 10.09.2013, bao gồm lời hiệp thông với giáo dân Mỹ Yên và các giáo xứ bạn; nhắc nhở nhà cầm quyền cộng sản (cs) đã không thiện chí giải quyết sự kiện Mỹ Yên ngay từ đầu, mà còn cấu kết với các lực lượng công quyền khác như công an, quân đội, báo chí, côn đồ… để vu khống cho người dân, linh mục và Giám mục giáo phận Vinh.
Cha Phêrô Phan Văn Lợi, sống tại Huế, một trong những vị chức sắc đồng ký tên vào Bản lên tiếng này giải thích: “Bản lên tiếng của các chức sắc trước hết là lời hiệp thông với giáo dân Mỹ Yên (và các giáo xứ bạn). Hiệp thông theo nghĩa thứ nhất, bênh vực cho 2 giáo dân bị bắt và các giáo dân bị đánh (họ là những người vô tội); thứ hai, an ủi cho tất cả họ (không những đồng đạo mà cả khác đạo đều đang quan tâm đến họ); thứ ba, khen ngợi tất cả họ vì đã kiên trì và can đảm đấu tranh cho công lý trong tinh thần hiếu hòa (giáo dân Mỹ Yên) và vì đã liên kết tương trợ trong tình nghĩa đồng bào và đồng đạo (giáo dân chung quanh). Bản lên tiếng của các chức sắc thứ đến là lời kêu gọi ngỏ với bà con lương giáo. Trước hết kêu gọi bà con ý thức rằng mọi tôn giáo đều là nạn nhân của cs và đều có bổn phận thông hiệp với nhau trong thảm cảnh chung này. Tinh thần tương thân tương ái này là truyền thống tốt đẹp của mọi tôn giáo tại VN chúng ta. Thứ đến là kêu gọi bà con liên kết với nhau (theo gương các chức sắc, lãnh đạo tinh thần của họ) để cùng đấu tranh cho công lý và nhân quyền (trong đó có quyền làm người, quyền làm dân, quyền sống đạo) vốn đang bị chế độ cs chà đạp và tước bỏ. Tinh thần bênh vực công lý, cổ vũ nhân quyền này nằm trong bản chất, giáo huấn và sứ mạng của mọi Giáo hội.”
Ngài Chánh trị sự Hứa Phi, thuộc Hội thánh Đại đạo Tam kỳ phổ độ Cao Đài Tòa thánh Tây Ninh, hiện đang ở Đức Trọng, Lâm Đồng, chia sẻ: “Trên tinh thần người tôn giáo và đứng dưới góc độ người có đạo, chúng tôi thấy những bất công trong xã hội mà quyền con người bị chà đạp, bị đàn áp như giáo dân Mỹ Yên thì chúng tôi phải lên tiếng bảo vệ tự do tôn giáo và đòi hỏi một cách chính đáng về quyền tự do tôn giáo, quyền con người… là những quyền Thượng Đế đã ban cho mỗi người được hưởng và, tất cả mọi người và mọi tổ chức đều phải tôn trọng nhưng đối với pháp luật VN của nhà cầm quyền lại hạn chế quyền con người. Theo tôi nghĩ, chúng ta nên hợp sức lại, hiệp thông với nhau và cầu nguyện quyền năng thiêng liêng để Thượng Đế cứu độ con cái Ngài trong cơn khổ nạn này”.
Mục sư Nguyễn Trung Tôn, ở thôn Yên Cổ, xã Quảng Yên, huyện Quảng Xương, tỉnh Thanh Hóa bộc bạch: “Sự kiện giáo xứ Mỹ Yên là một việc làm bỉ ổi của người được gọi là thực thi công quyền. Vì vậy đối với cá nhân tôi đồng ký tên và lên tiếng với các vị chức sắc Tôn giáo VN, đó là bổn phận và trách nhiệm người có đạo, không những là đồng đạo mà là đồng bào đang bị cái ác tấn công thì những người có đạo đứng về phía công bình, bênh vực cho lẽ phải tất yếu phải lên tiếng”.
Bản lên tiếng có hai điều nói với nhà cầm quyền cs VN. “Một là phản đối họ đã không có thiện chí giải quyết vụ việc ngay từ đầu, còn rắp tâm trả thù giáo dân bằng cách bắt cóc người. Đến khi nhân dân tụ tập đòi công lý thì giả đò cam kết và ngụy tạo dàn dựng để đánh úp họ bằng tất cả bạo lực và dối trá của những công cụ lẽ ra phải phục vụ xã hội và bảo vệ dân lành. Như thế là danh ngôn: “Đừng nghe những gì Cộng sản nói. Hãy nhìn những gì Cộng sản làm” của cố tổng thống VNCH Nguyễn Văn Thiệu, lại một lần nữa được xác nhận. Hai là nhắc nhở cho nhà cầm quyền và các lực lượng công an, quân đội, báo chí công cụ rằng: mọi tội ác chống lại con người (mà nhân chứng còn sờ sờ và đông đảo) không sớm thì muộn sẽ phải bị truy tố trước tòa án của nhân dân, của quốc tế, của lịch sử. Lúc đó, theo công pháp quốc tế, những kẻ ra lệnh (kể từ trung ương) và những kẻ thừa hành (trú tại địa phương) đều phải chịu chung trách nhiệm.” Cha Lợi cho biết.
“Qua nghị định 72 có hiệu lực từ đầu tháng 9 này về internet và các mạng xã hội, nhà cầm quyền cs muốn bịt tai, bịt mắt, bịt miệng người dân trước các vấn đề của đất nước dân tộc (cụ thể là trước các sai lầm và tội ác của chế độ cs) để từ đó chặn chân, chặn tay và chặn lòng của người dân để đồng bào không còn biết, không còn muốn, không còn dám hành động ngõ hầu thay đổi xã hội theo chiều hướng tốt đẹp, tự do và nhân bản. Bản lên tiếng này của các chức sắc cho nhà cầm quyền thấy rằng toan tính của họ chỉ là vô ích, mù quáng và tội lỗi. Họ chỉ có một con đường sống duy nhất là trở về với nhân dân, trả lại cho nhân dân mọi quyền, khôi phục sự thật và lẽ phải cho toàn xã hội.” Cha Lợi cho biết thêm.
Còn Chánh trị sự Hứa Phi nhận xét: “Sau chuyến đi của ông Chủ tịch nước Trương Tấn Sang, tôi thấy tình hình tự do tôn giáo ở VN không được khả quan. Nhiều tín đồ trong các tôn giáo khác bị đàn áp dã man hơn như: Thánh thất Cao Đài ở Tiền Giang, tín đồ PGHH Cần Thơ, hoặc các tín đồ PGHH tổ chức lễ cầu an tại tư gia cũng bị nhà cầm quyền sách nhiễu…”
“Vụ Gx Mỹ Yên là một vụ kéo dài từ 22.05, nhân phiên tòa phúc thẩm 14 thanh niên Công giáo và Tin lành tại Nghệ An, cho đến hôm 04.09 như một đỉnh điểm. Vụ đó gồm một loạt hành vi có phối hợp của nhà cầm quyền địa phương (chính quyền, công an, quân đội, báo chí, côn đồ). Các hành đi đó là thứ nhất, vô luật (vì không mặc sắc phục) và ngang nhiên (vì không có quyền) chặn xe và lục soát người hành hương cầu nguyện cho các tù nhân lương tâm; thứ hai, bắt cóc (vì chặn lại giữa đường vắng, tước đoạt tài sản, không thông báo ngay cho gia đình) rồi vu cáo 2 người dân bị bắt (vì kết án họ là gây rối trật tự trong thông báo gởi rất trễ cho gia đình sau đó); thứ ba, lừa gạt nhân dân bằng lời hứa miệng rồi bằng giấy cam kết; thứ tư, dàn dựng vụ “giáo dân giả” ném đá cán bộ (chiều ngày 04.09) để có cớ trấn áp bà con Mỹ Yên; thứ năm, tấn công người có mặt tại hiện trường, tấn công người chạy trốn vào nhà xung quanh, phá phách bàn thờ Chúa bàn thờ ông bà, ngăn cản bác sĩ chữa cho các nạn nhân; thứ sáu, bao vây Gx Mỹ Yên với quân đội có trang bị súng đạn, chặn đường và hành hung các giáo dân thuộc các giáo xứ bạn đến tiếp cứu; thứ bảy, dùng các phương tiện thông tin đại chúng (báo giấy, báo nói, báo hình, báo điện tử) để trình bày dối trá các sự việc, lý luận kiểu ngụy biện về mọi vấn đề và phán đoán cách sai lạc đối với mọi chuyện, trong mục đích đầu độc dư luận và tấn công không những giáo dân Mỹ Yên mà cả giáo phận Vinh, đặc biệt là vị Giám mục cai quản giáo phận.” Cha Lợi tóm tắt sự việc.
Cha Lợi nhận định: “Một loạt hành động vô lý, vô luật và vô đạo đức như thế nằm trong chính sách cố hữu của cs là trấn áp mọi giáo hội, bịt miệng các tiếng nói của tín hữu đòi công lý và sự thật, tiêu diệt từ trong trứng nước những hình thức liên kết trong tôn giáo để đấu tranh cho nhân quyền. Loạt hành động này cũng nằm trong chuỗi dài hành động chống lại G.p Vinh vốn bất khuất nhất trong mọi Giáo phận thuộc Giáo hội Công giáo VN. Một tinh thần bất khuất có từ trước năm 1954, và gần đây biểu tỏ mạnh mẽ lại kể từ sau vụ đàn áp Gx Tam Tòa (20.07.2009) cho đến hôm nay. Một tinh thần bất khuất không những có nơi các vị chủ chăn mà còn nơi các linh mục, tu sĩ và giáo dân, nhất là giới trẻ (xin nhớ lại việc 18 thanh niên sinh viên Vinh bị bắt từ tháng 8.2011 và sau đó bị đem ra tòa trong hai vụ án với những bản án rất bất công và nặng nề). Nhà cầm quyền cs đang lo âu và sợ hãi trước sự đứng dậy của người dân VN đủ mọi giới, nhất là sự đứng dậy của giới tín hữu (trong đó có cả chức sắc lẫn giáo đồ). Sự đứng dậy này ngày càng mang dạng tổ chức, liên kết và vận dụng đủ mọi phương tiện bất bạo động có trong tay, nhất là phương tiện thông tin đại chúng.”
Qua sự việc nhà cầm quyền đàn áp người dân Mỹ Yên một cách dã man và có hệ thống, Mục sư Tôn nhận định: “Tôi nghĩ, nội bộ cs đang rất là rối và suy yếu. Điều này thể hiện qua vụ Mỹ Yên, bởi vì nhà cầm quyền cố tình ra tay mạnh để thể hiện uy lực của họ. Chính nội bộ cs không dàn xếp được với nhau thì họ càng hành hung với người dân càng mạnh.”
Cha Phêrô Phan Văn Lợi, sống tại Huế, một trong những vị chức sắc đồng ký tên vào Bản lên tiếng này giải thích: “Bản lên tiếng của các chức sắc trước hết là lời hiệp thông với giáo dân Mỹ Yên (và các giáo xứ bạn). Hiệp thông theo nghĩa thứ nhất, bênh vực cho 2 giáo dân bị bắt và các giáo dân bị đánh (họ là những người vô tội); thứ hai, an ủi cho tất cả họ (không những đồng đạo mà cả khác đạo đều đang quan tâm đến họ); thứ ba, khen ngợi tất cả họ vì đã kiên trì và can đảm đấu tranh cho công lý trong tinh thần hiếu hòa (giáo dân Mỹ Yên) và vì đã liên kết tương trợ trong tình nghĩa đồng bào và đồng đạo (giáo dân chung quanh). Bản lên tiếng của các chức sắc thứ đến là lời kêu gọi ngỏ với bà con lương giáo. Trước hết kêu gọi bà con ý thức rằng mọi tôn giáo đều là nạn nhân của cs và đều có bổn phận thông hiệp với nhau trong thảm cảnh chung này. Tinh thần tương thân tương ái này là truyền thống tốt đẹp của mọi tôn giáo tại VN chúng ta. Thứ đến là kêu gọi bà con liên kết với nhau (theo gương các chức sắc, lãnh đạo tinh thần của họ) để cùng đấu tranh cho công lý và nhân quyền (trong đó có quyền làm người, quyền làm dân, quyền sống đạo) vốn đang bị chế độ cs chà đạp và tước bỏ. Tinh thần bênh vực công lý, cổ vũ nhân quyền này nằm trong bản chất, giáo huấn và sứ mạng của mọi Giáo hội.”
Ngài Chánh trị sự Hứa Phi, thuộc Hội thánh Đại đạo Tam kỳ phổ độ Cao Đài Tòa thánh Tây Ninh, hiện đang ở Đức Trọng, Lâm Đồng, chia sẻ: “Trên tinh thần người tôn giáo và đứng dưới góc độ người có đạo, chúng tôi thấy những bất công trong xã hội mà quyền con người bị chà đạp, bị đàn áp như giáo dân Mỹ Yên thì chúng tôi phải lên tiếng bảo vệ tự do tôn giáo và đòi hỏi một cách chính đáng về quyền tự do tôn giáo, quyền con người… là những quyền Thượng Đế đã ban cho mỗi người được hưởng và, tất cả mọi người và mọi tổ chức đều phải tôn trọng nhưng đối với pháp luật VN của nhà cầm quyền lại hạn chế quyền con người. Theo tôi nghĩ, chúng ta nên hợp sức lại, hiệp thông với nhau và cầu nguyện quyền năng thiêng liêng để Thượng Đế cứu độ con cái Ngài trong cơn khổ nạn này”.
Mục sư Nguyễn Trung Tôn, ở thôn Yên Cổ, xã Quảng Yên, huyện Quảng Xương, tỉnh Thanh Hóa bộc bạch: “Sự kiện giáo xứ Mỹ Yên là một việc làm bỉ ổi của người được gọi là thực thi công quyền. Vì vậy đối với cá nhân tôi đồng ký tên và lên tiếng với các vị chức sắc Tôn giáo VN, đó là bổn phận và trách nhiệm người có đạo, không những là đồng đạo mà là đồng bào đang bị cái ác tấn công thì những người có đạo đứng về phía công bình, bênh vực cho lẽ phải tất yếu phải lên tiếng”.
Bản lên tiếng có hai điều nói với nhà cầm quyền cs VN. “Một là phản đối họ đã không có thiện chí giải quyết vụ việc ngay từ đầu, còn rắp tâm trả thù giáo dân bằng cách bắt cóc người. Đến khi nhân dân tụ tập đòi công lý thì giả đò cam kết và ngụy tạo dàn dựng để đánh úp họ bằng tất cả bạo lực và dối trá của những công cụ lẽ ra phải phục vụ xã hội và bảo vệ dân lành. Như thế là danh ngôn: “Đừng nghe những gì Cộng sản nói. Hãy nhìn những gì Cộng sản làm” của cố tổng thống VNCH Nguyễn Văn Thiệu, lại một lần nữa được xác nhận. Hai là nhắc nhở cho nhà cầm quyền và các lực lượng công an, quân đội, báo chí công cụ rằng: mọi tội ác chống lại con người (mà nhân chứng còn sờ sờ và đông đảo) không sớm thì muộn sẽ phải bị truy tố trước tòa án của nhân dân, của quốc tế, của lịch sử. Lúc đó, theo công pháp quốc tế, những kẻ ra lệnh (kể từ trung ương) và những kẻ thừa hành (trú tại địa phương) đều phải chịu chung trách nhiệm.” Cha Lợi cho biết.
“Qua nghị định 72 có hiệu lực từ đầu tháng 9 này về internet và các mạng xã hội, nhà cầm quyền cs muốn bịt tai, bịt mắt, bịt miệng người dân trước các vấn đề của đất nước dân tộc (cụ thể là trước các sai lầm và tội ác của chế độ cs) để từ đó chặn chân, chặn tay và chặn lòng của người dân để đồng bào không còn biết, không còn muốn, không còn dám hành động ngõ hầu thay đổi xã hội theo chiều hướng tốt đẹp, tự do và nhân bản. Bản lên tiếng này của các chức sắc cho nhà cầm quyền thấy rằng toan tính của họ chỉ là vô ích, mù quáng và tội lỗi. Họ chỉ có một con đường sống duy nhất là trở về với nhân dân, trả lại cho nhân dân mọi quyền, khôi phục sự thật và lẽ phải cho toàn xã hội.” Cha Lợi cho biết thêm.
Còn Chánh trị sự Hứa Phi nhận xét: “Sau chuyến đi của ông Chủ tịch nước Trương Tấn Sang, tôi thấy tình hình tự do tôn giáo ở VN không được khả quan. Nhiều tín đồ trong các tôn giáo khác bị đàn áp dã man hơn như: Thánh thất Cao Đài ở Tiền Giang, tín đồ PGHH Cần Thơ, hoặc các tín đồ PGHH tổ chức lễ cầu an tại tư gia cũng bị nhà cầm quyền sách nhiễu…”
“Vụ Gx Mỹ Yên là một vụ kéo dài từ 22.05, nhân phiên tòa phúc thẩm 14 thanh niên Công giáo và Tin lành tại Nghệ An, cho đến hôm 04.09 như một đỉnh điểm. Vụ đó gồm một loạt hành vi có phối hợp của nhà cầm quyền địa phương (chính quyền, công an, quân đội, báo chí, côn đồ). Các hành đi đó là thứ nhất, vô luật (vì không mặc sắc phục) và ngang nhiên (vì không có quyền) chặn xe và lục soát người hành hương cầu nguyện cho các tù nhân lương tâm; thứ hai, bắt cóc (vì chặn lại giữa đường vắng, tước đoạt tài sản, không thông báo ngay cho gia đình) rồi vu cáo 2 người dân bị bắt (vì kết án họ là gây rối trật tự trong thông báo gởi rất trễ cho gia đình sau đó); thứ ba, lừa gạt nhân dân bằng lời hứa miệng rồi bằng giấy cam kết; thứ tư, dàn dựng vụ “giáo dân giả” ném đá cán bộ (chiều ngày 04.09) để có cớ trấn áp bà con Mỹ Yên; thứ năm, tấn công người có mặt tại hiện trường, tấn công người chạy trốn vào nhà xung quanh, phá phách bàn thờ Chúa bàn thờ ông bà, ngăn cản bác sĩ chữa cho các nạn nhân; thứ sáu, bao vây Gx Mỹ Yên với quân đội có trang bị súng đạn, chặn đường và hành hung các giáo dân thuộc các giáo xứ bạn đến tiếp cứu; thứ bảy, dùng các phương tiện thông tin đại chúng (báo giấy, báo nói, báo hình, báo điện tử) để trình bày dối trá các sự việc, lý luận kiểu ngụy biện về mọi vấn đề và phán đoán cách sai lạc đối với mọi chuyện, trong mục đích đầu độc dư luận và tấn công không những giáo dân Mỹ Yên mà cả giáo phận Vinh, đặc biệt là vị Giám mục cai quản giáo phận.” Cha Lợi tóm tắt sự việc.
Cha Lợi nhận định: “Một loạt hành động vô lý, vô luật và vô đạo đức như thế nằm trong chính sách cố hữu của cs là trấn áp mọi giáo hội, bịt miệng các tiếng nói của tín hữu đòi công lý và sự thật, tiêu diệt từ trong trứng nước những hình thức liên kết trong tôn giáo để đấu tranh cho nhân quyền. Loạt hành động này cũng nằm trong chuỗi dài hành động chống lại G.p Vinh vốn bất khuất nhất trong mọi Giáo phận thuộc Giáo hội Công giáo VN. Một tinh thần bất khuất có từ trước năm 1954, và gần đây biểu tỏ mạnh mẽ lại kể từ sau vụ đàn áp Gx Tam Tòa (20.07.2009) cho đến hôm nay. Một tinh thần bất khuất không những có nơi các vị chủ chăn mà còn nơi các linh mục, tu sĩ và giáo dân, nhất là giới trẻ (xin nhớ lại việc 18 thanh niên sinh viên Vinh bị bắt từ tháng 8.2011 và sau đó bị đem ra tòa trong hai vụ án với những bản án rất bất công và nặng nề). Nhà cầm quyền cs đang lo âu và sợ hãi trước sự đứng dậy của người dân VN đủ mọi giới, nhất là sự đứng dậy của giới tín hữu (trong đó có cả chức sắc lẫn giáo đồ). Sự đứng dậy này ngày càng mang dạng tổ chức, liên kết và vận dụng đủ mọi phương tiện bất bạo động có trong tay, nhất là phương tiện thông tin đại chúng.”
Qua sự việc nhà cầm quyền đàn áp người dân Mỹ Yên một cách dã man và có hệ thống, Mục sư Tôn nhận định: “Tôi nghĩ, nội bộ cs đang rất là rối và suy yếu. Điều này thể hiện qua vụ Mỹ Yên, bởi vì nhà cầm quyền cố tình ra tay mạnh để thể hiện uy lực của họ. Chính nội bộ cs không dàn xếp được với nhau thì họ càng hành hung với người dân càng mạnh.”
HT, VRNs tổng hợp
Không có nhận xét nào: