Song Chi - 8.10.2013: Trong lịch sử của đảng cộng sản VN, có hai nhân vật được/bị nâng lên thành hai “huyền thoại” ngay khi họ còn đang sống: Hồ Chí Minh, Cố Chủ tịch nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa và Võ Nguyên Giáp, Cố Đại tướng, Tổng tư lệnh Quân đội Nhân dân Việt Nam.
Và một khi đã trở thành huyền thoại, cuộc đời của họ, cho đến cái chết của họ, không còn hoàn toàn thuộc về họ nữa, đặc biệt trong một chế độ như chế độ cộng sản.
Về cái chết, cũng giống như đối với ông Hồ Chí Minh trước kia, cái chết của ông Võ Nguyên Giáp không được đảng và nhà nước cộng sản công bố ngay, vì Bộ Chính trị còn phải bàn bạc về việc công bố tin như thế nào, tổ chức tang lễ ra sao, xử lý như thế nào đối với di hài v.v…
Chỉ có điều, khác với thời ông Hồ Chí Minh, mọi thông tin được nhà cầm quyền kiểm soát chặt chẽ, không gì có thể lọt ra ngoài, còn bây giờ, khi báo chí “lề đảng” buộc phải im lặng chờ “lệnh trên” thì báo chí “lề dân”, các trang mạng xã hội như facebook cho đến báo chí nước ngoài, đã nhanh chóng đưa tin về cái chết của Đại tướng Võ Nguyên Giáp.
Vẫn chưa hết. Sau khi báo chí chính thức được phép đưa tin thì bộ Chính trị lại tiếp tục bàn bạc, tranh cãi về việc chôn ở đâu. Cho đến chiều ngày 7 tháng Mười, nghĩa là đúng 3 ngày sau khi ông Võ Nguyên Giáp qua đời thì nơi chôn cất ông mới được quyết định xong: “An táng Đại tướng Võ Nguyên Giáp ở Vũng Chùa - đảo Yến” (Báo Tuổi Trẻ).
Cái tin này cũng khiến nhiều người ngạc nhiên vì địa điểm chôn cất, theo báo Tuổi Trẻ: “Vũng Chùa-đảo Yến cách đèo Ngang 10km về phía Nam, cách quốc lộ 1 về phía biển khoảng 2-3km. Đây là một vũng biển nhỏ, đảo Yến nằm cách Vũng Chùa 2km ngoài biển...”. Một số blogger cho biết, đây là một nơi “khỉ ho cò gáy”, không có dân. Như vậy nếu người dân muốn đi viếng ông Võ Nguyên Giáp cũng sẽ khó khăn. Báo chí đưa tin đây là kết quả bàn bạc giữa Ban tổ chức lễ tang của nhà nước và gia đình, cũng là nguyện vọng của Đại tướng lúc còn sống.
Nhưng không biết đây có thật là nguyện vọng cuối cùng của ông Võ Nguyên Giáp hay cũng vì một “lý do” nào đó, đảng và nhà nước cộng sản đã quyết định thay cho người đã khuất, y như trước kia, đảng và nhà nước cộng sản đã làm trái đi ý nguyện muốn được hỏa táng, đem tro rải ba miền của ông Hồ Chí Minh? Đối với một chế độ không có cái gì là minh bạch, là trung thực như chế độ cộng sản ở VN thì khó mà biết được.
Ngày nay khi một phần sự thật về cuộc đời của những “huyền thoại” như ông Hồ Chí Minh hay ông Võ Nguyên Giáp được hé lộ, nhiều người đã biết được phần nào mặt trái của những tấm huy chương, những nỗi cay đắng mà những “huyền thoại” đó đã phải chịu đựng trong nhiều năm dài khi họ còn đang sống, bởi chính những người đồng chí, đàn em của mình.
Một người là ông Hồ Chí Minh phải chịu cảnh bị vô hiệu hóa, ngồi chơi làm vì trong những năm cuối đời, có vợ mà không được nhận vợ, có con mà không được nhận con, phải làm thánh sống, từ ngày sinh tháng đẻ, họ tên thật, dòng dõi thật cho đến ngày chết suốt một thời gian dài cũng chẳng có cái gì là đúng. Rồi phải chịu cảnh sau khi chết thi thể không toàn vẹn, không được chôn cất trong bao nhiêu năm…đứng về mặt tâm linh, truyền thống văn hóa của người Việt phải nói là vô phước, bất hạnh.
Còn ông Võ Nguyên Giáp cũng bị đàn em cho ra rìa từ lâu, từ cuối thập niên 60 khi phe Lê Duẩn, Lê Đức Thọ đã thâu tóm quyền hành trong tay, đặc biệt từ sau năm 1975 khi quyền uy tối thượng nằm trong tay ông Cố Tổng Bí thư lâu năm nhất của Đảng Cộng sản VN: Lê Duẩn, hai lần thoát chết về mặt chính trị, may nhờ nhẫn nhục mà giữ được tính mạng. Những năm cuối đời, ông Giáp cũng có lên tiếng góp ý về một vài vấn đề lớn của đất nước, chẳng hạn như về Dự án khai thác bauxite ở Tây Nguyên, ông đã vài lần viết thư yêu cầu thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng dừng dự án này, vì lý do an ninh quốc gia và vấn đề môi trường, nhưng không được hồi đáp.
Qua cách đối xử với những người được gọi là có vị trí lớn nhất nhì trong lịch sử đảng cộng sản VN, những người cộng sản cho thấy họ thực sự là những con người như thế nào. Họ không chỉ tàn bạo, sắt máu với kẻ thù, mà còn sẵn sàng tìm mọi cách hãm hại đồng đội, đồng chí nếu cần, kể cả “vị cha già dân tộc” và “anh cả của quân đội” họ cũng không tha.
Khác với những chế độ khác, không “chịu” được nhau là công khai lật đổ, đảo chính, những người cộng sản luôn luôn cố gắng giữ bề mặt tỏ ra đoàn kết nhưng phía sau hậu trường chính trị là những âm mưu bẩn thỉu, những trò chơi đê tiện, hạ gục, loại bỏ nhau trên con đường chính trị không thương tiếc. Vậy mà trong đám tang những con người bị họ chơi cho sát ván hoặc chẳng coi ra gì lúc còn sống, họ lại làm linh đình, đến viếng, bày tỏ xót thương…
Khi những chế độ cộng sản ở Liên Xô hay các nước Đông Âu sụp đổ, bao nhiêu sự thật hậu trường chính trị, những cuộc thanh trừng, hạ bệ nhau trong bóng tối, sự thật về các lãnh tụ, các nhân vật lịch sử, công tội ra sao…mới dần dần được bạch hóa.
Chế độ cộng sản ở TQ, VN hay Bắc Hàn bây giờ rồi cũng thế.
Không biết trong những năm tháng cuối cùng của cuộc đời, ông Hồ Chí Minh hay ông Võ Nguyên Giáp có giây phút nào day dứt về những việc mình đã làm, chưa làm, lẽ ra phải làm, day dứt về con đường mà mình đã chọn, trước hiện tại và tương lai ngổn ngang của đất nước, dân tộc? Không ai có thể biết được. Cũng có thể là hoàn toàn không.
Nhưng so với Hồ Chí Minh, ông Võ Nguyên Giáp đã sống lâu hơn nhiều, để có thể nhìn thấy hiện thực của đất nước sau chiến tranh, hiện thực của cái giấc mơ mà ông và hàng triệu người cộng sản khác đã mơ, của cái chiến thắng mà ông, một vị tướng, đã đổi bằng hàng núi xương máu của những người lính vô danh và nhân dân vô tội.
Bi kịch lớn nhất của Hồ Chí Minh-người được xem là khai sinh ra nước VN Dân chủ Cộng hòa tức nước Cộng hòa XHCN VN, và Võ Nguyên Giáp-người đã thắng từng kẻ thù mạnh nhất thế kỷ trong chiến tranh, là cái di sản VN lạc đường, lụn bại hôm nay mà họ để lại.
Và một khi đã trở thành huyền thoại, cuộc đời của họ, cho đến cái chết của họ, không còn hoàn toàn thuộc về họ nữa, đặc biệt trong một chế độ như chế độ cộng sản.
Về cái chết, cũng giống như đối với ông Hồ Chí Minh trước kia, cái chết của ông Võ Nguyên Giáp không được đảng và nhà nước cộng sản công bố ngay, vì Bộ Chính trị còn phải bàn bạc về việc công bố tin như thế nào, tổ chức tang lễ ra sao, xử lý như thế nào đối với di hài v.v…
Chỉ có điều, khác với thời ông Hồ Chí Minh, mọi thông tin được nhà cầm quyền kiểm soát chặt chẽ, không gì có thể lọt ra ngoài, còn bây giờ, khi báo chí “lề đảng” buộc phải im lặng chờ “lệnh trên” thì báo chí “lề dân”, các trang mạng xã hội như facebook cho đến báo chí nước ngoài, đã nhanh chóng đưa tin về cái chết của Đại tướng Võ Nguyên Giáp.
Vẫn chưa hết. Sau khi báo chí chính thức được phép đưa tin thì bộ Chính trị lại tiếp tục bàn bạc, tranh cãi về việc chôn ở đâu. Cho đến chiều ngày 7 tháng Mười, nghĩa là đúng 3 ngày sau khi ông Võ Nguyên Giáp qua đời thì nơi chôn cất ông mới được quyết định xong: “An táng Đại tướng Võ Nguyên Giáp ở Vũng Chùa - đảo Yến” (Báo Tuổi Trẻ).
Cái tin này cũng khiến nhiều người ngạc nhiên vì địa điểm chôn cất, theo báo Tuổi Trẻ: “Vũng Chùa-đảo Yến cách đèo Ngang 10km về phía Nam, cách quốc lộ 1 về phía biển khoảng 2-3km. Đây là một vũng biển nhỏ, đảo Yến nằm cách Vũng Chùa 2km ngoài biển...”. Một số blogger cho biết, đây là một nơi “khỉ ho cò gáy”, không có dân. Như vậy nếu người dân muốn đi viếng ông Võ Nguyên Giáp cũng sẽ khó khăn. Báo chí đưa tin đây là kết quả bàn bạc giữa Ban tổ chức lễ tang của nhà nước và gia đình, cũng là nguyện vọng của Đại tướng lúc còn sống.
Nhưng không biết đây có thật là nguyện vọng cuối cùng của ông Võ Nguyên Giáp hay cũng vì một “lý do” nào đó, đảng và nhà nước cộng sản đã quyết định thay cho người đã khuất, y như trước kia, đảng và nhà nước cộng sản đã làm trái đi ý nguyện muốn được hỏa táng, đem tro rải ba miền của ông Hồ Chí Minh? Đối với một chế độ không có cái gì là minh bạch, là trung thực như chế độ cộng sản ở VN thì khó mà biết được.
Ngày nay khi một phần sự thật về cuộc đời của những “huyền thoại” như ông Hồ Chí Minh hay ông Võ Nguyên Giáp được hé lộ, nhiều người đã biết được phần nào mặt trái của những tấm huy chương, những nỗi cay đắng mà những “huyền thoại” đó đã phải chịu đựng trong nhiều năm dài khi họ còn đang sống, bởi chính những người đồng chí, đàn em của mình.
Một người là ông Hồ Chí Minh phải chịu cảnh bị vô hiệu hóa, ngồi chơi làm vì trong những năm cuối đời, có vợ mà không được nhận vợ, có con mà không được nhận con, phải làm thánh sống, từ ngày sinh tháng đẻ, họ tên thật, dòng dõi thật cho đến ngày chết suốt một thời gian dài cũng chẳng có cái gì là đúng. Rồi phải chịu cảnh sau khi chết thi thể không toàn vẹn, không được chôn cất trong bao nhiêu năm…đứng về mặt tâm linh, truyền thống văn hóa của người Việt phải nói là vô phước, bất hạnh.
Còn ông Võ Nguyên Giáp cũng bị đàn em cho ra rìa từ lâu, từ cuối thập niên 60 khi phe Lê Duẩn, Lê Đức Thọ đã thâu tóm quyền hành trong tay, đặc biệt từ sau năm 1975 khi quyền uy tối thượng nằm trong tay ông Cố Tổng Bí thư lâu năm nhất của Đảng Cộng sản VN: Lê Duẩn, hai lần thoát chết về mặt chính trị, may nhờ nhẫn nhục mà giữ được tính mạng. Những năm cuối đời, ông Giáp cũng có lên tiếng góp ý về một vài vấn đề lớn của đất nước, chẳng hạn như về Dự án khai thác bauxite ở Tây Nguyên, ông đã vài lần viết thư yêu cầu thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng dừng dự án này, vì lý do an ninh quốc gia và vấn đề môi trường, nhưng không được hồi đáp.
Qua cách đối xử với những người được gọi là có vị trí lớn nhất nhì trong lịch sử đảng cộng sản VN, những người cộng sản cho thấy họ thực sự là những con người như thế nào. Họ không chỉ tàn bạo, sắt máu với kẻ thù, mà còn sẵn sàng tìm mọi cách hãm hại đồng đội, đồng chí nếu cần, kể cả “vị cha già dân tộc” và “anh cả của quân đội” họ cũng không tha.
Khác với những chế độ khác, không “chịu” được nhau là công khai lật đổ, đảo chính, những người cộng sản luôn luôn cố gắng giữ bề mặt tỏ ra đoàn kết nhưng phía sau hậu trường chính trị là những âm mưu bẩn thỉu, những trò chơi đê tiện, hạ gục, loại bỏ nhau trên con đường chính trị không thương tiếc. Vậy mà trong đám tang những con người bị họ chơi cho sát ván hoặc chẳng coi ra gì lúc còn sống, họ lại làm linh đình, đến viếng, bày tỏ xót thương…
Khi những chế độ cộng sản ở Liên Xô hay các nước Đông Âu sụp đổ, bao nhiêu sự thật hậu trường chính trị, những cuộc thanh trừng, hạ bệ nhau trong bóng tối, sự thật về các lãnh tụ, các nhân vật lịch sử, công tội ra sao…mới dần dần được bạch hóa.
Chế độ cộng sản ở TQ, VN hay Bắc Hàn bây giờ rồi cũng thế.
Không biết trong những năm tháng cuối cùng của cuộc đời, ông Hồ Chí Minh hay ông Võ Nguyên Giáp có giây phút nào day dứt về những việc mình đã làm, chưa làm, lẽ ra phải làm, day dứt về con đường mà mình đã chọn, trước hiện tại và tương lai ngổn ngang của đất nước, dân tộc? Không ai có thể biết được. Cũng có thể là hoàn toàn không.
Nhưng so với Hồ Chí Minh, ông Võ Nguyên Giáp đã sống lâu hơn nhiều, để có thể nhìn thấy hiện thực của đất nước sau chiến tranh, hiện thực của cái giấc mơ mà ông và hàng triệu người cộng sản khác đã mơ, của cái chiến thắng mà ông, một vị tướng, đã đổi bằng hàng núi xương máu của những người lính vô danh và nhân dân vô tội.
Bi kịch lớn nhất của Hồ Chí Minh-người được xem là khai sinh ra nước VN Dân chủ Cộng hòa tức nước Cộng hòa XHCN VN, và Võ Nguyên Giáp-người đã thắng từng kẻ thù mạnh nhất thế kỷ trong chiến tranh, là cái di sản VN lạc đường, lụn bại hôm nay mà họ để lại.
Nguồn rfavietnam
Không có nhận xét nào: