Tễu Blog - 16.10.2013: Việt -Trung sẽ thành lập Viện Khổng Tử
Đất Việt - Sau cuộc hội đàm vào ngày 13/10, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng và Thủ tướng Lý Khắc Cường đã chứng kiến lễ ký kết văn bản hợp tác thỏa thuận về việc thành lập Viện Khổng Tử tại Trường Đại học Hà Nội và một số văn kiện hợp tác kinh tế khác.
Vấn đề thành lập Viện Khổng Từ ở Việt Nam đã được bắt đầu từ năm 2009, khi Chính phủ Việt Nam chủ trương xây dựng Học viện Khổng Tử, có chức năng giảng dạy tiếng Hoa; đào tạo giáo viên Hoa ngữ; tổ chức thi trình độ tiếng Hoa; chiếu phim Trung Quốc, tư vấn du học; tổ chức các hoạt động trao đổi văn hóa, hữu nghị...
Được biết, Trung Quốc có chủ trương xây dựng hơn 100 Viện Khổng Tử ở các nước trên thế giới với mục đích xóa tan những nghi ngờ về việc ảnh hưởng văn hóa, ngôn ngữ Trung Quốc trong xã hội phát triển hiện đại.
Trong khi, Michel Juneau-Katsuy, một quan chức tình báo Canada về hưu, cảnh báo rằng các Viện Khổng Tử có thể là mặt trận do thám thì trong các bức điện tín của Bộ Ngoại giao Mỹ mà WikiLeaks thu thập được và công bố không chia sẻ những quan ngại đó, mô tả các viện này đơn thuần chỉ là công cụ của quyền lực mềm.
Chea Munyrith, Giám đốc Viện Khổng tử Campuchia, bác bỏ những lo ngại kể trên. "Chính phủ Campuchia ủng hộ chính sách một Trung Quốc", ông nói. "Nhưng chúng tôi không quan tâm về ngoại giao hay chính trị. Chúng tôi ở đây để dạy ngôn ngữ và văn hóa".
Các Viện Khổng tử là một phần của những gì được cho là một sự hiện diện mới, cởi mở của Trung Quốc ở nước ngoài.
Ý kiến của TS. Nguyễn Xuân Diện:
"Học viện Khổng Tử ở Việt Nam nếu được thành lập trong tương lai thì cũng giống như những học viện Khổng Tử khác trên thế giới thực chất là trung tâm truyền bá và quảng cáo văn hóa của Trung Quốc. Tôi hình dung ra là trong đó sẽ có những hoạt động như dạy tiếng Hoa, giới thiệu về ẩm thực, về thư pháp về trà đạo...Bên cạnh đó còn có các hoạt động giao lưu giữa các nghệ sĩ Trung Quốc để giới thiệu về các hoạt động văn hóa nước họ. Bên cạnh đó, có thể có những trung tâm tư vấn về du học nữa”
“Tuy nhiên, có một điều như thế này. Hiện nay, phải thừa nhận rằng giới lãnh đạo về văn hóa của Việt Nam có một sự hiểu biết rất hạn chế về văn hóa của Trung Quốc. Mà việc tuyên truyền, gây sức ép cũng như ảnh hưởng của văn hóa Trung Quốc lên Việt Nam là quá mạnh. Điển hình là vừa rồi có những công trình tu bổ hoặc xây mới mang đậm dấu ấn Trung Quốc. Thêm vào đó, có hàng loạt các ngôi chùa từ Nam chí Bắc trùng tu, trang trí theo kiểu Trung Quốc. Nhiều công trình mới xây cũng có tượng sư tử Trung Quốc. Rồi hàng hóa, đèn lồng Trung Quốc xuất hiện tại Việt Nam”
“Vì vậy, để những học viện Khổng Tử như thế tồn tại ở Việt Nam đòi hỏi những nhà lãnh đạo về tư tưởng và văn hóa phải có sự hiểu biết sâu sắc, một bản lĩnh vững vàng. Nếu không, nó sẽ là cuộc xâm lăng về mặt văn hóa hay còn gọi là “quyền lực mềm” sẽ bị áp đặt tại Việt Nam. Lúc ấy, chúng ta sẽ không thể nào chống lại được. Văn hóa là một nền tảng của đất nước, một khi văn hóa bị thuần hóa thì đó là một điều nguy hiểm”.
Đất Việt - Sau cuộc hội đàm vào ngày 13/10, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng và Thủ tướng Lý Khắc Cường đã chứng kiến lễ ký kết văn bản hợp tác thỏa thuận về việc thành lập Viện Khổng Tử tại Trường Đại học Hà Nội và một số văn kiện hợp tác kinh tế khác.
Vấn đề thành lập Viện Khổng Từ ở Việt Nam đã được bắt đầu từ năm 2009, khi Chính phủ Việt Nam chủ trương xây dựng Học viện Khổng Tử, có chức năng giảng dạy tiếng Hoa; đào tạo giáo viên Hoa ngữ; tổ chức thi trình độ tiếng Hoa; chiếu phim Trung Quốc, tư vấn du học; tổ chức các hoạt động trao đổi văn hóa, hữu nghị...
Được biết, Trung Quốc có chủ trương xây dựng hơn 100 Viện Khổng Tử ở các nước trên thế giới với mục đích xóa tan những nghi ngờ về việc ảnh hưởng văn hóa, ngôn ngữ Trung Quốc trong xã hội phát triển hiện đại.
Trong khi, Michel Juneau-Katsuy, một quan chức tình báo Canada về hưu, cảnh báo rằng các Viện Khổng Tử có thể là mặt trận do thám thì trong các bức điện tín của Bộ Ngoại giao Mỹ mà WikiLeaks thu thập được và công bố không chia sẻ những quan ngại đó, mô tả các viện này đơn thuần chỉ là công cụ của quyền lực mềm.
Chea Munyrith, Giám đốc Viện Khổng tử Campuchia, bác bỏ những lo ngại kể trên. "Chính phủ Campuchia ủng hộ chính sách một Trung Quốc", ông nói. "Nhưng chúng tôi không quan tâm về ngoại giao hay chính trị. Chúng tôi ở đây để dạy ngôn ngữ và văn hóa".
Các Viện Khổng tử là một phần của những gì được cho là một sự hiện diện mới, cởi mở của Trung Quốc ở nước ngoài.
Nguồn: Đất Việt.
Ý kiến của TS. Nguyễn Xuân Diện:
"Học viện Khổng Tử ở Việt Nam nếu được thành lập trong tương lai thì cũng giống như những học viện Khổng Tử khác trên thế giới thực chất là trung tâm truyền bá và quảng cáo văn hóa của Trung Quốc. Tôi hình dung ra là trong đó sẽ có những hoạt động như dạy tiếng Hoa, giới thiệu về ẩm thực, về thư pháp về trà đạo...Bên cạnh đó còn có các hoạt động giao lưu giữa các nghệ sĩ Trung Quốc để giới thiệu về các hoạt động văn hóa nước họ. Bên cạnh đó, có thể có những trung tâm tư vấn về du học nữa”
“Tuy nhiên, có một điều như thế này. Hiện nay, phải thừa nhận rằng giới lãnh đạo về văn hóa của Việt Nam có một sự hiểu biết rất hạn chế về văn hóa của Trung Quốc. Mà việc tuyên truyền, gây sức ép cũng như ảnh hưởng của văn hóa Trung Quốc lên Việt Nam là quá mạnh. Điển hình là vừa rồi có những công trình tu bổ hoặc xây mới mang đậm dấu ấn Trung Quốc. Thêm vào đó, có hàng loạt các ngôi chùa từ Nam chí Bắc trùng tu, trang trí theo kiểu Trung Quốc. Nhiều công trình mới xây cũng có tượng sư tử Trung Quốc. Rồi hàng hóa, đèn lồng Trung Quốc xuất hiện tại Việt Nam”
“Vì vậy, để những học viện Khổng Tử như thế tồn tại ở Việt Nam đòi hỏi những nhà lãnh đạo về tư tưởng và văn hóa phải có sự hiểu biết sâu sắc, một bản lĩnh vững vàng. Nếu không, nó sẽ là cuộc xâm lăng về mặt văn hóa hay còn gọi là “quyền lực mềm” sẽ bị áp đặt tại Việt Nam. Lúc ấy, chúng ta sẽ không thể nào chống lại được. Văn hóa là một nền tảng của đất nước, một khi văn hóa bị thuần hóa thì đó là một điều nguy hiểm”.
Không có nhận xét nào: