Đại biểu Trương Trọng Nghĩa nhắc nhở về nguy cơ đưa đất nước tụt hậu |
BBC - 9.11.2013: Đại biểu Quốc hội tiếp tục lên tiếng quan ngại về thực chất lần sửa đổi Hiến pháp 1992 trong khi chỉ còn non ba tuần nữa, phiên họp thứ 6 của Quốc hội khóa XIII của Việt Nam, vốn lên kế hoạch thông qua bản thảo sửa đổi Hiến pháp, bế mạc.
Tuần này, một đại biểu quốc hội từ TP Hồ Chí Minh nhắc nhở Quốc hội Việt Nam về trách nhiệm đối với "hậu thế" nếu kìm hãm bước tiến của dân tộc.
Cùng lúc, một quan chức từ văn phòng Quốc hội nêu quan điểm cho rằng đổi mới qua lần sửa đổi Hiến pháp này là mệnh lệnh của thời đại.
Hôm 5/11, đại biểu Trương Trọng Nghĩa phát biểu trước Quốc hội Việt Nam nói:
"Không ít ý kiến cử tri cho rằng Hiến pháp sửa đổi là giải pháp cho mọi giải pháp. Trên tinh thần đó, vừa qua các tầng lớp nhân dân đã phát huy tinh thần trách nhiệm, ý thức dân chủ, tầm trí tuệ và văn hóa để đóng góp xây dựng Hiến pháp sửa đổi.”
“Nếu việc sửa đổi Hiến pháp lần này không đạt được yêu cầu đó thì chúng ta sẽ không tiếp thu được những tinh hoa trí tuệ nhân dân đã đóng góp mà còn bỏ lỡ cơ hội đưa công cuộc đổi mới lên một tầm cao mới, tạo động lực cho đất nước vượt qua nguy cơ tụt hậu, tiếp kịp các nước trong khu vực và trên thế giới."
Theo đại biểu thuộc đoàn TP Hồ Chí Minh, chính quyền Việt Nam đang 'chậm bước' so với nhu cầu của đất nước về đổi mới.
Ông nói với Quốc hội: "Không ít ý kiến cho rằng nếu không có những giải pháp toàn diện và đột phá thì tình hình đất nước không thể chuyển biến tích cực một cách căn bản."
"Nguyên nhân có nhiều, nhưng trong đó có nguyên nhân là công cuộc đổi mới thể chế và luật pháp đã chậm bước so với nhu cầu của đất nước.”
'Không có tương lai'
Cũng trong tuần, một Phó Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội bày tỏ đồng tình với quan điểm của một Bộ trưởng trong nội các của chính phủ cho rằng chính quyền cần phải đổi mới, nếu không sẽ gặp khó khăn.
"Cá nhân tôi cảm nhận là Bộ trưởng Bùi Quang Vinh đã nói rất thẳng thắn và rất đúng đắn," Tiến sỹ Nguyễn Sỹ Dũng nói với tờ Tiền Phong Online hôm 04/11, nhất trí với quan điểm của Bộ trưởng Kế hoạch và Đầu tư.
Ông nhấn mạnh Việt Nam sẽ không có tương lai, nếu không đổi mới:
"Chúng ta đang sống trong một thế giới đã thay đổi. Sống theo cách cũ, vì vậy sẽ không có tương lai."
"Điều đáng lưu ý là không chỉ thế giới đã rất khác, mà những người dân cũng đã rất khác. Tôi có cảm giác là hàng chục triệu người dân đã hội nhập với thế giới hiện đại nhanh chóng và hiệu quả hơn so với nhiều thiết chế đang vận hành nền quản trị quốc gia của chúng ta."
Tuy nhiên, trước đó, một quan chức Quốc hội khác cho rằng bản dự thảo sửa đổi Hiến pháp trình Quốc hội lần này là động lực để phát triển đất nước.
PGS. TS BấmLê Minh Thông, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật Quốc hội khẳng định với tờ Đại biểu Nhân dân, cơ quan ngôn luận Quốc hội hồi hạ tuần tháng trước:
"Theo tôi việc thông qua Hiến pháp lần này sẽ là một trong những động lực để thúc đẩy đất nước phát triển, tạo nên sự đồng thuận mới, đoàn kết nhất trí trong nhân dân để thực hiện các nhiệm vụ phát triển đất nước."
'Tuân theo ý Đảng'
Ông Thông nhấn mạnh dự thảo hiến pháp "đã tiếp thu khá đầy đủ ý kiến của các tầng lớp nhân dân, phù hợp với định hướng chính trị và định hướng phát triển của đất nước. Đồng thời, đã bám sát các kết luận của Trung ương, định hướng sửa đổi Hiến pháp mà Nghị quyết Trung ương 2 đã nêu ra, bám sát các kết luận của Trung ương 5, 8, các kết luận của Bộ Chính trị…"
Một luật sư bất đồng chính kiến ở Việt Nam mới đây nhận xét với BBC về thực chất đợt chính quyền sửa đổi Hiến pháp kỳ này, cho rằng nhà nước cố tỏ ra dân chủ, nhưng thực chất không có gì thay đổi cơ bản trong bản Hiến pháp sửa đổi mới căn cứ trên dự thảo của chính quyền.
"Bản Hiến pháp sắp được Quốc hội Việt Nam thông qua sửa đổi tới đây gần như là một bản Hiến pháp cũ, nó chỉ chỉnh sửa một số chỗ để củng cố cho nội bộ của Đảng Cộng sản thôi, chứ không đem lại một lợi ích nào thực tế cho người dân VN cả...," luật sư BấmNguyễn Văn Đài nói.
Theo ông Đài, điều đáng quan tâm nhất là xem xét xem chất lượng của một bản Hiến pháp có thực sự đáp ứng được các quyền tự do, dân chủ của người dân hay không, có đáp ứng được quyền của người dân kiểm soát chính quyền về quyền lực chính trị, cũng như về kinh tế hay không.
"Dù họ có cố tình tạo ra một cách làm có vẻ dân chủ hơn, thế nhưng nội dung không đáp ứng được, thì không có ý nghĩa gì," luật sư Đài nói với BBC.
Tuần này, một đại biểu quốc hội từ TP Hồ Chí Minh nhắc nhở Quốc hội Việt Nam về trách nhiệm đối với "hậu thế" nếu kìm hãm bước tiến của dân tộc.
Cùng lúc, một quan chức từ văn phòng Quốc hội nêu quan điểm cho rằng đổi mới qua lần sửa đổi Hiến pháp này là mệnh lệnh của thời đại.
Hôm 5/11, đại biểu Trương Trọng Nghĩa phát biểu trước Quốc hội Việt Nam nói:
"Không ít ý kiến cử tri cho rằng Hiến pháp sửa đổi là giải pháp cho mọi giải pháp. Trên tinh thần đó, vừa qua các tầng lớp nhân dân đã phát huy tinh thần trách nhiệm, ý thức dân chủ, tầm trí tuệ và văn hóa để đóng góp xây dựng Hiến pháp sửa đổi.”
“Nếu việc sửa đổi Hiến pháp lần này không đạt được yêu cầu đó thì chúng ta sẽ không tiếp thu được những tinh hoa trí tuệ nhân dân đã đóng góp mà còn bỏ lỡ cơ hội đưa công cuộc đổi mới lên một tầm cao mới, tạo động lực cho đất nước vượt qua nguy cơ tụt hậu, tiếp kịp các nước trong khu vực và trên thế giới."
Theo đại biểu thuộc đoàn TP Hồ Chí Minh, chính quyền Việt Nam đang 'chậm bước' so với nhu cầu của đất nước về đổi mới.
Ông nói với Quốc hội: "Không ít ý kiến cho rằng nếu không có những giải pháp toàn diện và đột phá thì tình hình đất nước không thể chuyển biến tích cực một cách căn bản."
"Nguyên nhân có nhiều, nhưng trong đó có nguyên nhân là công cuộc đổi mới thể chế và luật pháp đã chậm bước so với nhu cầu của đất nước.”
'Không có tương lai'
Cũng trong tuần, một Phó Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội bày tỏ đồng tình với quan điểm của một Bộ trưởng trong nội các của chính phủ cho rằng chính quyền cần phải đổi mới, nếu không sẽ gặp khó khăn.
TS Nguyễn Sỹ Dũng đồng ý rằng nếu không đổi mới, VN sẽ không có tương lai |
"Cá nhân tôi cảm nhận là Bộ trưởng Bùi Quang Vinh đã nói rất thẳng thắn và rất đúng đắn," Tiến sỹ Nguyễn Sỹ Dũng nói với tờ Tiền Phong Online hôm 04/11, nhất trí với quan điểm của Bộ trưởng Kế hoạch và Đầu tư.
Ông nhấn mạnh Việt Nam sẽ không có tương lai, nếu không đổi mới:
"Chúng ta đang sống trong một thế giới đã thay đổi. Sống theo cách cũ, vì vậy sẽ không có tương lai."
"Điều đáng lưu ý là không chỉ thế giới đã rất khác, mà những người dân cũng đã rất khác. Tôi có cảm giác là hàng chục triệu người dân đã hội nhập với thế giới hiện đại nhanh chóng và hiệu quả hơn so với nhiều thiết chế đang vận hành nền quản trị quốc gia của chúng ta."
Tuy nhiên, trước đó, một quan chức Quốc hội khác cho rằng bản dự thảo sửa đổi Hiến pháp trình Quốc hội lần này là động lực để phát triển đất nước.
PGS. TS BấmLê Minh Thông, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật Quốc hội khẳng định với tờ Đại biểu Nhân dân, cơ quan ngôn luận Quốc hội hồi hạ tuần tháng trước:
"Theo tôi việc thông qua Hiến pháp lần này sẽ là một trong những động lực để thúc đẩy đất nước phát triển, tạo nên sự đồng thuận mới, đoàn kết nhất trí trong nhân dân để thực hiện các nhiệm vụ phát triển đất nước."
'Tuân theo ý Đảng'
PGS. TS Lê Minh Thông nhấn mạnh lần sửa đổi Hiến pháp bám sát định hướng của Đảng Cộng sản |
Ông Thông nhấn mạnh dự thảo hiến pháp "đã tiếp thu khá đầy đủ ý kiến của các tầng lớp nhân dân, phù hợp với định hướng chính trị và định hướng phát triển của đất nước. Đồng thời, đã bám sát các kết luận của Trung ương, định hướng sửa đổi Hiến pháp mà Nghị quyết Trung ương 2 đã nêu ra, bám sát các kết luận của Trung ương 5, 8, các kết luận của Bộ Chính trị…"
Một luật sư bất đồng chính kiến ở Việt Nam mới đây nhận xét với BBC về thực chất đợt chính quyền sửa đổi Hiến pháp kỳ này, cho rằng nhà nước cố tỏ ra dân chủ, nhưng thực chất không có gì thay đổi cơ bản trong bản Hiến pháp sửa đổi mới căn cứ trên dự thảo của chính quyền.
"Bản Hiến pháp sắp được Quốc hội Việt Nam thông qua sửa đổi tới đây gần như là một bản Hiến pháp cũ, nó chỉ chỉnh sửa một số chỗ để củng cố cho nội bộ của Đảng Cộng sản thôi, chứ không đem lại một lợi ích nào thực tế cho người dân VN cả...," luật sư BấmNguyễn Văn Đài nói.
Theo ông Đài, điều đáng quan tâm nhất là xem xét xem chất lượng của một bản Hiến pháp có thực sự đáp ứng được các quyền tự do, dân chủ của người dân hay không, có đáp ứng được quyền của người dân kiểm soát chính quyền về quyền lực chính trị, cũng như về kinh tế hay không.
"Dù họ có cố tình tạo ra một cách làm có vẻ dân chủ hơn, thế nhưng nội dung không đáp ứng được, thì không có ý nghĩa gì," luật sư Đài nói với BBC.
Không có nhận xét nào: