Lý Thái Hùng: Ngày 28/11/2013 được tiên đoán sẽ là ngày đẹp, ngày vui đối với lãnh đạo đảng Cộng sản Việt Nam như ông Nguyễn Sinh Hùng tuyên bố sau khi Quốc hội bỏ phiếu thông qua bản dự thảo sửa đổi hiến pháp 1992. Tuy nhiên, đối với dư luận chung thì kể từ ngày 28/11 trở đi, đảng CSVN sẽ bắt đầu tiến trình phân hóa do hậu quả chấn thương từ cuộc bỏ phiếu này.
Hai Hội Nghị Rối Trí
Trong hai tháng 10 và 11 năm 2013, đảng Cộng sản Việt Nam đã có hai Hội nghị thu hút nhiều sự chú ý của dư luận. Hội nghị Trung ương đảng 8 khóa 11 từ ngày 30/9 đến 9/10 và kỳ họp thứ 6 Quốc hội khóa 13 từ ngày 21/10 kéo dài đến đầu tháng 12.
Tuy bản chất của hai Hội nghị có khác nhau, nhưng mục đích chính vẫn là tập trung vào việc tìm ra những giải pháp để cứu nguy tình trạng xuống cấp nhanh chóng của bộ máy lãnh đạo đảng và nhà nước.
Qua hai cuộc họp nói trên, người ta thấy là thành phần ưu tú nhất đang nắm trong tay vận mệnh của đảng Cộng sản và đất nước Việt Nam hoàn toàn hết sáng kiến, loay hoay và rối trí.
Rối trí là vì lãnh đạo đã không dự kiến được những bước chuyển hóa quá nhanh của thời cuộc, chỉ lo đến số phận của riêng họ trên hết, không dám tin vào bất kỳ mô thức nào, và vì thế chỉ biết cố kiềm chế xã hội đi theo khuôn khổ của những chủ trương đã lỗi thời.
Chỉ cần nhìn vào cách lãnh đạo Hà Nội hành xử lúng túng trong việc để các đại biểu Quốc hội thảo luận và thông qua bản dự thảo sửa đổi hiến pháp 1992, đã biểu hiện một sự cực kỳ lo lắng của bộ chính trị về kết quả bỏ phiếu.
Mặc dù ai cũng biết là nội dung dự thảo hiến pháp sẽ được thông qua vào ngày 28 tháng 11 tới đây, nhưng tỷ số bỏ phiếu sẽ không còn “nhất trí” như những lần tu sửa trước.
Tác động tạo ra hiện trạng này chính là nội bộ đảng Cộng sản Việt Nam đã không còn là một khối. Nó đã bị chấn thương trầm trọng từ khi Hà Nội đưa ra việc kêu gọi góp ý dự thảo sửa đổi hiến pháp 1992 vào đầu năm nay rồi lại tung ra các mẹo vặt để chận đứng và phỉ báng các đóng góp nghiêm chỉnh là "suy đồi đạo đức chính trị". Họ thẳng tay ném bỏ những tiếng nói chung đầy tâm huyết vì tương lai đất nước, trong đó, có bản lên tiếng yêu cầu quốc hội hoãn bỏ phiếu thông qua của thành phần trí thức, cựu cán bộ khởi xướng Kiến nghị 72. Chính thái độ khinh thường này đã làm giao động tinh thần của khá nhiều đảng viên vốn thờ ơ trước đây.
Đây là nguy cơ mà lãnh đạo Hà Nội đang rất lo ngại cho sự tồn vong của chế độ hiện nay.
Nguy Cơ Bùng Vỡ Nội Bộ
Cách đây hơn 2 thập niên, sau khi khối Liên Xô tan rã vào năm 1991, đảng Cộng sản Việt Nam đã đưa ra bốn nguy cơ làm thước đo sự tồn vong của chế độ.
1/ Nguy cơ tụt hậu xa hơn về kinh tế so với nhiều nước trong khu vực và trên thế giới.
2/ Nguy cơ sai lầm về đường lối, đi chệch định hướng XHCN.
3/ Nguy cơ về sự suy thoái, biến chất trong đội ngũ cán bộ, đảng viên và tệ nạn quan liêu, tham nhũng, lãng phí.
4/ Nguy cơ “diễn biến hòa bình” của các thế lực thù địch.
Cứ mỗi 10 năm, Hà Nội lại lượng duyệt các nguy cơ này một lần. Tại Hội nghị 8 khóa IX vào tháng 7 năm 2003, Trung ương đảng dưới thời ông Nông Đức Mạnh làm Tổng bí thư đã dành ra nhiều ngày đánh giá về cái gọi là chiến lược bảo vệ tổ quốc và bốn nguy cơ nói trên.
Mặc dù lúc đó vấn đề tham nhũng, sự lên tiếng cổ súy dân chủ hóa của một số đảng viên có tạo ra sự nhức nhối cho chế độ, nhưng lãnh đạo lại coi sự tụt hậu kinh tế là nguy hiểm nhất nên đã tập trung vào việc xây dựng các tập đoàn kinh tế, tổng công ty với ước mơ đưa Việt Nam trở thành quốc gia công nghiệp tiên tiến vào năm 2020.
Mười năm sau, Hội nghị 8 vào đầu tháng 10 năm 2013 vừa qua, cục diện đã hoàn toàn thay đổi. Mặc dù kinh tế đang gặp khó khăn vì những khuynh loát của các nhóm lợi ích, nhưng theo đánh giá của ông Nguyễn Phú Trọng trong bài phát biểu lúc bế mạc Hội nghị 8, nguy cơ sinh tử nhất của chế độ hiện nay, không phải là kinh tế mà chính là hiện tượng tự diễn biến trong nội bộ.
Ông Nguyễn Phú Trọng cho rằng chính nó là chỗ dựa để cho bên ngoài tấn công vào đảng CSVN và là mảnh đất để thế lực thù địch gieo mầm diễn biến hòa bình.
Tuy lãnh đạo Hà Nội xem đó là vấn đề, nhưng giải pháp chọn lựa của họ cũng lại tiếp tục loay hoay giống như 10 năm trước.
Thay vì chấp nhận một số cải cách chính trị theo trào lưu dân chủ hóa toàn cầu, Hà Nội lại cương quyết ngăn chận mọi xu hướng hình thành tổ chức chính trị đối lập, tiếp tục cố thủ trong lô cốt độc tài bằng hai biện pháp phòng và chống tham nhũng, phê và tự phê hoàn toàn mang tính hình thức.
Hai biến cố lớn xảy ra trong lúc Hà Nội kêu gọi góp ý tu sửa hiến pháp là sự kiện ông Lê Hiếu Đằng, một đảng viên cao cấp có 45 năm tuổi đảng kêu gọi bỏ đảng Cộng sản, tham gia lập đảng đối lập, và sự kiện một số trí thức tuyên bố thành lập diễn đàn xã hội dân sự để làm cầu nối cổ súy cho sự phát triển các đoàn thể xã hội dân sự tại Việt Nam, vốn bị chế độ coi là điều cấm kỵ trong nhiều thập niên qua.
Tự thân hai biến cố nói trên là những chuyển biến bình thường trong một xã hội mở; nhưng vì Hà Nội cố tình kiềm chế, thậm chí còn phơi bày những chủ trương phi lý và độc đoán qua việc dùng bộ máy truyền thông của đảng tấn công vào các đoàn thể xã hội, khiến cho nhiều đảng viên chán nản và sẽ lặng lẽ bỏ đảng Cộng sản ra đi.
Ba Kịch Bản Của Nội Bộ Đảng.
Ngày 18 tháng 11 vừa qua, sau khi nghe ông Phạm Trung Lý, trưởng ban soạn thảo dự thảo sửa đổi hiến pháp 1992 trình bày về cách tiếp thu, chỉnh lý những ý kiến đóng góp của các đại biểu, ông Nguyễn Sinh Hùng, Chủ tịch Quốc hội tuyên bố rằng ngày 28 tháng 11 sẽ là “ngày đẹp”.
Ông Nguyễn Sinh Hùng cho đây là “ngày đẹp” vì nghĩ rằng chính ông và bộ chính trị sẽ không còn phải sống trong tâm trạng hồi hộp khi “hộp giun” của bản hiến pháp đã được đóng lại. Nhưng muốn biết viễn cảnh của “ngày đẹp” 28 tháng 11 và tương lai đảng Cộng sản Việt Nam ra sao, chỉ cần nhìn vào sự biến thái về nội dung của các Hội nghị Trung ương đảng trong 2 năm 2012 và 2013 sẽ thấy.
Hội nghị Trung ương 5 và 6 tập trung vào những xung đột thượng tầng lãnh đạo với sự tấn công nhằm triệt hạ uy tín lẫn nhau giữa hai người đứng đầu đảng và chính phủ. Kết quả là bất phân thắng bại.
Hội nghị Trung ương 7 và 8 tập trung vào các vấn đề nội bộ, qua đó các phe tạm thời ngưng chiến để tập trung vào việc củng cố lô cốt độc đảng hầu có thể chuẩn bị suông sẻ đại hội đảng lần thứ 12 vào đầu năm 2016.
Chính vào lúc Bộ chính trị muốn kiềm chế xã hội để tổ chức thành công đại hội đảng kỳ 12 trong hai năm tới, thì sự kiềm chế này đang dẫn đảng Cộng sản Việt Nam vào một trong ba kịch bản.
Tức Nước Vỡ Bờ: Đây là hiện tượng nhiều hỗn loạn nhất khi mà các phe nhóm lãnh đạo vì những kèn cựa quyền lực mà không dám lấy những quyết định quan trọng, thả nổi và tạo ra tình trạng bùng vỡ từ trong đảng ra ngoài xã hội. Đây là tình huống bùng nổ như Tunisia, Ai Cập khi mà người dân và các đảng viên xé rào, bất chấp lệnh lạc từ trung ương.
Đảo Chánh Nội Bộ: Đây là hiện tượng mà một phe tìm cách liên kết với các thế lực bên trong hay bên ngoài đảng, tạo phản bằng một cuộc truất phế phe đang nắm quyền để giành lấy quyền lực. Ngay lúc này còn nhiều người cho rằng xác suất đảo chánh khó xảy ra vì phe nhóm nào cũng quá yếu, chưa đủ điều kiện ra tay. Nhưng tình hình này sẽ thay đổi nhanh sau vụ bỏ phiếu thông qua Hiến Pháp nói trên.
Chấp Nhận Thay Đổi: Đây là hiện tượng mà lãnh đạo CSVN phải thoái lui, chấp nhận một số thay đổi trước các đòi hỏi của lực lượng dân chủ. Dư luận cho rằng việc Hà Nội cử ông Nguyễn Thiện Nhân, ủy viên bộ chính trị sang nắm Chủ tịch Mặt Trận Tổ Quốc là chuẩn bị cho thế vớt vát để vẫn kiểm soát các đoàn thể quần chúng dù phải chấp nhận nhượng bộ. Dấu hiệu rõ nhất là khi họ bị đẩy vào thế chấp nhận sự hình thành và hiện hữu công khai của xã hội dân sự.
Trong ba kịch bản nói trên, kịch bản chấp nhận thay đổi mang tính "hạ cánh an toàn" nhiều nhất cho giới lãnh đạo Hà Nội; nhưng với bản chất độc tài toàn trị, CSVN vẫn không muốn tiến hành vì vẫn ôm tham vọng độc tài vĩnh viễn. Họ biết là khi có thay đổi chính là lúc khởi đầu của sự sụp đổ.
Tóm lại, đảng Cộng sản Liên Xô đã tan rã sau 70 năm thống trị (1921-1991), và đã tan rã từ bên trong sau cuộc đảo chánh bất thành của phe giáo điều vào mùa hè năm 1991. Năm 2015 tới đây, đánh dấu đảng Cộng sản Việt Nam nắm quyền thống trị cũng vừa đúng 70 năm (1945- 2015).
Đảng CSVN đã có nhiều cơ hội thay đổi để cứu chính họ và cứu đất nước nhưng họ đã không làm. Những suy thoái trong nội bộ đảng, cùng với sự xung đột giữa các phe nhóm trong bộ chính trị hiện nay, cho chúng ta thấy là đảng CSVN khó tránh khỏi cuộc đổ vỡ từ bên trong nếu họ tiếp tục cố thủ trong lô cốt độc tài, tiếp tục quay lưng lại với tất cả những áp suất thay đổi cấp thời của xã hội bên ngoài lẫn hàng ngũ đảng viên bên trong.
Lý Thái Hùng
Ngày 24/11/2013
Hai Hội Nghị Rối Trí
Trong hai tháng 10 và 11 năm 2013, đảng Cộng sản Việt Nam đã có hai Hội nghị thu hút nhiều sự chú ý của dư luận. Hội nghị Trung ương đảng 8 khóa 11 từ ngày 30/9 đến 9/10 và kỳ họp thứ 6 Quốc hội khóa 13 từ ngày 21/10 kéo dài đến đầu tháng 12.
Tuy bản chất của hai Hội nghị có khác nhau, nhưng mục đích chính vẫn là tập trung vào việc tìm ra những giải pháp để cứu nguy tình trạng xuống cấp nhanh chóng của bộ máy lãnh đạo đảng và nhà nước.
Qua hai cuộc họp nói trên, người ta thấy là thành phần ưu tú nhất đang nắm trong tay vận mệnh của đảng Cộng sản và đất nước Việt Nam hoàn toàn hết sáng kiến, loay hoay và rối trí.
Rối trí là vì lãnh đạo đã không dự kiến được những bước chuyển hóa quá nhanh của thời cuộc, chỉ lo đến số phận của riêng họ trên hết, không dám tin vào bất kỳ mô thức nào, và vì thế chỉ biết cố kiềm chế xã hội đi theo khuôn khổ của những chủ trương đã lỗi thời.
Chỉ cần nhìn vào cách lãnh đạo Hà Nội hành xử lúng túng trong việc để các đại biểu Quốc hội thảo luận và thông qua bản dự thảo sửa đổi hiến pháp 1992, đã biểu hiện một sự cực kỳ lo lắng của bộ chính trị về kết quả bỏ phiếu.
Mặc dù ai cũng biết là nội dung dự thảo hiến pháp sẽ được thông qua vào ngày 28 tháng 11 tới đây, nhưng tỷ số bỏ phiếu sẽ không còn “nhất trí” như những lần tu sửa trước.
Tác động tạo ra hiện trạng này chính là nội bộ đảng Cộng sản Việt Nam đã không còn là một khối. Nó đã bị chấn thương trầm trọng từ khi Hà Nội đưa ra việc kêu gọi góp ý dự thảo sửa đổi hiến pháp 1992 vào đầu năm nay rồi lại tung ra các mẹo vặt để chận đứng và phỉ báng các đóng góp nghiêm chỉnh là "suy đồi đạo đức chính trị". Họ thẳng tay ném bỏ những tiếng nói chung đầy tâm huyết vì tương lai đất nước, trong đó, có bản lên tiếng yêu cầu quốc hội hoãn bỏ phiếu thông qua của thành phần trí thức, cựu cán bộ khởi xướng Kiến nghị 72. Chính thái độ khinh thường này đã làm giao động tinh thần của khá nhiều đảng viên vốn thờ ơ trước đây.
Đây là nguy cơ mà lãnh đạo Hà Nội đang rất lo ngại cho sự tồn vong của chế độ hiện nay.
Nguy Cơ Bùng Vỡ Nội Bộ
Cách đây hơn 2 thập niên, sau khi khối Liên Xô tan rã vào năm 1991, đảng Cộng sản Việt Nam đã đưa ra bốn nguy cơ làm thước đo sự tồn vong của chế độ.
1/ Nguy cơ tụt hậu xa hơn về kinh tế so với nhiều nước trong khu vực và trên thế giới.
2/ Nguy cơ sai lầm về đường lối, đi chệch định hướng XHCN.
3/ Nguy cơ về sự suy thoái, biến chất trong đội ngũ cán bộ, đảng viên và tệ nạn quan liêu, tham nhũng, lãng phí.
4/ Nguy cơ “diễn biến hòa bình” của các thế lực thù địch.
Cứ mỗi 10 năm, Hà Nội lại lượng duyệt các nguy cơ này một lần. Tại Hội nghị 8 khóa IX vào tháng 7 năm 2003, Trung ương đảng dưới thời ông Nông Đức Mạnh làm Tổng bí thư đã dành ra nhiều ngày đánh giá về cái gọi là chiến lược bảo vệ tổ quốc và bốn nguy cơ nói trên.
Mặc dù lúc đó vấn đề tham nhũng, sự lên tiếng cổ súy dân chủ hóa của một số đảng viên có tạo ra sự nhức nhối cho chế độ, nhưng lãnh đạo lại coi sự tụt hậu kinh tế là nguy hiểm nhất nên đã tập trung vào việc xây dựng các tập đoàn kinh tế, tổng công ty với ước mơ đưa Việt Nam trở thành quốc gia công nghiệp tiên tiến vào năm 2020.
Mười năm sau, Hội nghị 8 vào đầu tháng 10 năm 2013 vừa qua, cục diện đã hoàn toàn thay đổi. Mặc dù kinh tế đang gặp khó khăn vì những khuynh loát của các nhóm lợi ích, nhưng theo đánh giá của ông Nguyễn Phú Trọng trong bài phát biểu lúc bế mạc Hội nghị 8, nguy cơ sinh tử nhất của chế độ hiện nay, không phải là kinh tế mà chính là hiện tượng tự diễn biến trong nội bộ.
Ông Nguyễn Phú Trọng cho rằng chính nó là chỗ dựa để cho bên ngoài tấn công vào đảng CSVN và là mảnh đất để thế lực thù địch gieo mầm diễn biến hòa bình.
Tuy lãnh đạo Hà Nội xem đó là vấn đề, nhưng giải pháp chọn lựa của họ cũng lại tiếp tục loay hoay giống như 10 năm trước.
Thay vì chấp nhận một số cải cách chính trị theo trào lưu dân chủ hóa toàn cầu, Hà Nội lại cương quyết ngăn chận mọi xu hướng hình thành tổ chức chính trị đối lập, tiếp tục cố thủ trong lô cốt độc tài bằng hai biện pháp phòng và chống tham nhũng, phê và tự phê hoàn toàn mang tính hình thức.
Hai biến cố lớn xảy ra trong lúc Hà Nội kêu gọi góp ý tu sửa hiến pháp là sự kiện ông Lê Hiếu Đằng, một đảng viên cao cấp có 45 năm tuổi đảng kêu gọi bỏ đảng Cộng sản, tham gia lập đảng đối lập, và sự kiện một số trí thức tuyên bố thành lập diễn đàn xã hội dân sự để làm cầu nối cổ súy cho sự phát triển các đoàn thể xã hội dân sự tại Việt Nam, vốn bị chế độ coi là điều cấm kỵ trong nhiều thập niên qua.
Tự thân hai biến cố nói trên là những chuyển biến bình thường trong một xã hội mở; nhưng vì Hà Nội cố tình kiềm chế, thậm chí còn phơi bày những chủ trương phi lý và độc đoán qua việc dùng bộ máy truyền thông của đảng tấn công vào các đoàn thể xã hội, khiến cho nhiều đảng viên chán nản và sẽ lặng lẽ bỏ đảng Cộng sản ra đi.
Ba Kịch Bản Của Nội Bộ Đảng.
Ngày 18 tháng 11 vừa qua, sau khi nghe ông Phạm Trung Lý, trưởng ban soạn thảo dự thảo sửa đổi hiến pháp 1992 trình bày về cách tiếp thu, chỉnh lý những ý kiến đóng góp của các đại biểu, ông Nguyễn Sinh Hùng, Chủ tịch Quốc hội tuyên bố rằng ngày 28 tháng 11 sẽ là “ngày đẹp”.
Ông Nguyễn Sinh Hùng cho đây là “ngày đẹp” vì nghĩ rằng chính ông và bộ chính trị sẽ không còn phải sống trong tâm trạng hồi hộp khi “hộp giun” của bản hiến pháp đã được đóng lại. Nhưng muốn biết viễn cảnh của “ngày đẹp” 28 tháng 11 và tương lai đảng Cộng sản Việt Nam ra sao, chỉ cần nhìn vào sự biến thái về nội dung của các Hội nghị Trung ương đảng trong 2 năm 2012 và 2013 sẽ thấy.
Hội nghị Trung ương 5 và 6 tập trung vào những xung đột thượng tầng lãnh đạo với sự tấn công nhằm triệt hạ uy tín lẫn nhau giữa hai người đứng đầu đảng và chính phủ. Kết quả là bất phân thắng bại.
Hội nghị Trung ương 7 và 8 tập trung vào các vấn đề nội bộ, qua đó các phe tạm thời ngưng chiến để tập trung vào việc củng cố lô cốt độc đảng hầu có thể chuẩn bị suông sẻ đại hội đảng lần thứ 12 vào đầu năm 2016.
Chính vào lúc Bộ chính trị muốn kiềm chế xã hội để tổ chức thành công đại hội đảng kỳ 12 trong hai năm tới, thì sự kiềm chế này đang dẫn đảng Cộng sản Việt Nam vào một trong ba kịch bản.
Tức Nước Vỡ Bờ: Đây là hiện tượng nhiều hỗn loạn nhất khi mà các phe nhóm lãnh đạo vì những kèn cựa quyền lực mà không dám lấy những quyết định quan trọng, thả nổi và tạo ra tình trạng bùng vỡ từ trong đảng ra ngoài xã hội. Đây là tình huống bùng nổ như Tunisia, Ai Cập khi mà người dân và các đảng viên xé rào, bất chấp lệnh lạc từ trung ương.
Đảo Chánh Nội Bộ: Đây là hiện tượng mà một phe tìm cách liên kết với các thế lực bên trong hay bên ngoài đảng, tạo phản bằng một cuộc truất phế phe đang nắm quyền để giành lấy quyền lực. Ngay lúc này còn nhiều người cho rằng xác suất đảo chánh khó xảy ra vì phe nhóm nào cũng quá yếu, chưa đủ điều kiện ra tay. Nhưng tình hình này sẽ thay đổi nhanh sau vụ bỏ phiếu thông qua Hiến Pháp nói trên.
Chấp Nhận Thay Đổi: Đây là hiện tượng mà lãnh đạo CSVN phải thoái lui, chấp nhận một số thay đổi trước các đòi hỏi của lực lượng dân chủ. Dư luận cho rằng việc Hà Nội cử ông Nguyễn Thiện Nhân, ủy viên bộ chính trị sang nắm Chủ tịch Mặt Trận Tổ Quốc là chuẩn bị cho thế vớt vát để vẫn kiểm soát các đoàn thể quần chúng dù phải chấp nhận nhượng bộ. Dấu hiệu rõ nhất là khi họ bị đẩy vào thế chấp nhận sự hình thành và hiện hữu công khai của xã hội dân sự.
Trong ba kịch bản nói trên, kịch bản chấp nhận thay đổi mang tính "hạ cánh an toàn" nhiều nhất cho giới lãnh đạo Hà Nội; nhưng với bản chất độc tài toàn trị, CSVN vẫn không muốn tiến hành vì vẫn ôm tham vọng độc tài vĩnh viễn. Họ biết là khi có thay đổi chính là lúc khởi đầu của sự sụp đổ.
Tóm lại, đảng Cộng sản Liên Xô đã tan rã sau 70 năm thống trị (1921-1991), và đã tan rã từ bên trong sau cuộc đảo chánh bất thành của phe giáo điều vào mùa hè năm 1991. Năm 2015 tới đây, đánh dấu đảng Cộng sản Việt Nam nắm quyền thống trị cũng vừa đúng 70 năm (1945- 2015).
Đảng CSVN đã có nhiều cơ hội thay đổi để cứu chính họ và cứu đất nước nhưng họ đã không làm. Những suy thoái trong nội bộ đảng, cùng với sự xung đột giữa các phe nhóm trong bộ chính trị hiện nay, cho chúng ta thấy là đảng CSVN khó tránh khỏi cuộc đổ vỡ từ bên trong nếu họ tiếp tục cố thủ trong lô cốt độc tài, tiếp tục quay lưng lại với tất cả những áp suất thay đổi cấp thời của xã hội bên ngoài lẫn hàng ngũ đảng viên bên trong.
Lý Thái Hùng
Ngày 24/11/2013
Là gia đinh 03 đời là cộng sản nhưng tôi cho rằng với lòng tham lam - ngu dốt hiện nay của nhóm 16 ủy viên Bộ chính trị . Đảng cộng sản sẽ không có Đại Hội llần sau nữa đâu .
Trả lờiXóasớm hơn 2015
Trả lờiXóa