BVN - 17.11.2013: (Bài 6 trong loạt “Những bài viết của nhân Kỳ họp 6 Quốc hội Khóa 13”)
(Đề nghị chất vấn Chánh án Tòa án nhân dân tối cao, người đứng đầu cơ quan hành pháp và một số Bộ trưởng về việc một số vụ người dân kiện quyết định thu hồi đất không được giải quyết vì những quan điểm mâu thuẫn nhau giữa các cơ quan Nhà nước, và kiến nghị Ủy ban Thường vụ Quốc hội giải thích luật)
Tôi – luật sư Trần Vũ Hải, hành nghề tại 81 phố Chùa Láng, quận Đống Đa, Hà Nội và 66 Huỳnh Khương Ninh, quận 1, thành phố Hồ Chí Minh, đang trợ giúp pháp lý cho nhiều hộ dân khiếu nại việc thu hồi đất tại một số địa phương, xin kiến nghị như sau đến Quý Vị nhân kỳ họp Quốc hội đang diễn ra:
Chúng tôi thấy trong các vụ thu hồi đất, có khá nhiều trường hơp có quyết định thu hồi đất chung của Thủ tướng Chính phủ hoặc Chủ tịch Ủy ban Nhân dân tỉnh cho một hoặc nhiều dự án. Chính quyền địa phương cấp huyện đã sử dụng những quyết định này để thu hồi đất của nhiều hộ dân nhưng không thông báo và giao cho họ quyết định thu đó. Trong những quyết định thu hồi đất này cũng không ghi tên người bị thu hồi đất, diện tích đất của họ bị thu hồi.
Lý giải về việc không giao quyết định thu hồi đất đến từng hộ dân, chính quyền một số địa phương đã viện dẫn văn bản số 361/BTNMT-ĐĐ của Bộ Tài nguyên và Môi trường ngày 30/01/2008 (xin gửi kèm theo – TL1), theo đó trường hợp… đã có quyết định thu hồi đất trước Luật đất đai 2003… thì UBND cấp huyện không phải ban hành quyết định thu hồi đất đối với hộ gia đình, cá nhân.
Chúng tôi cho rằng văn bản 361/BTNMT-ĐĐ trái quy định của Luật đất đai năm 1993 (được sửa đổi, bổ sung những năm 1998, 2001) và Luật khiếu nại, tố cáo 1998 (sửa đổi bổ sung 2004, 2005). Cụ thể:
Điều 21 Luật đất đai 1993 quy định: “Việc quyết định giao đất đang có người sử dụng cho người khác chỉ được tiến hành sau khi có quyết định thu hồi đất đó”.
Điều 28 Luật đất đai 1993 quy định: “Cơ quan Nhà nước có thẩm quyền quyết định giao đất nào thì có quyền thu hồi đất đó.
Điều 31 Luật khiếu nại, tố cáo năm 1998 (sửa đổi bổ sung 2004, 2005) quy định: “Thời hiệu khiếu nại là 90 ngày, kể từ ngày nhận được quyết định hành chính hoặc biết được có hành vi hành chính”.
Khoản 10, Điều 2 Luật khiếu nại, tố cáo 1998 định nghĩa về quyết định hành chính như sau: “Quyết định hành chính là quyết định bằng văn bản của cơ quan hành chính nhà nước hoặc của người có thẩm quyền trong cơ quan hành chính nhà nước được áp dụng một lần đối với một hoặc một số đối tượng cụ thể về một vấn đề cụ thể trong hoạt động quản lý hành chính”.
Như vậy, việc thu hồi đất phải căn cứ bằng một quyết định hành chính, trong đó ghi tên (hoặc gắn liền một danh sách) một hoặc một số hộ dân cụ thể, cùng diện tích đất bị thu hồi của từng hộ dân. Người dân phải nhận được quyết định hành chính (có ghi rõ tên họ và diện tích bị thu hồi) để chấp hành hoặc thực hiện quyền khiếu nại.
Do việc thu hồi đất không đúng pháp luật vì nhiều lý do, trong đó có lý do quyết định thu hồi đất không được thực hiện như trên, nhiều hộ dân chúng tôi đang trợ giúp đã khiếu nại, khởi kiện, tố cáo nhưng hầu hết hiện nay đều rơi vào bế tắc do các cơ quan liên quan đều né tránh hoặc không chịu thụ lý.
Chúng tôi xin nêu một số ví dụ sau đây:
1. Trường hợp của ông Nguyễn Xuân Ngữ, quận 9, tp Hồ Chí Minh:
a. Ngày 27/6/2002, UBND tp Hồ Chí Minh ban hành Quyết định 2666/QĐ-UB thu hồi 804 ha đất mà theo UBND Quận 9 có diện tích đất của ông Ngữ. Tuy nhiên, quyết định 2666/QĐ-UB không được giao cho ông Ngữ và các hộ dân khác, không có tên ông Ngữ và diện tích đất của ông Ngữ bị thu hồi.
b. Ngày 11/8/2011, ông Ngữ đã gửi đơn đến Tòa án nhân dân Tp Hồ Chí Minh (TAND TP HCM) khởi kiện “Hành vi hành chính của Chủ tịch UBND thành phố Hồ Chí Minh về việc không tống đạt quyết định hành chính (QĐ 2666/QĐ-UB), không giải quyết đơn khiếu nại, tố cáo”.
Ngày 13/10/2011, TAND TP HCM trả lại đơn khởi kiện với lý do hết thời hiệu khởi kiện. Sau đó, ông Ngữ khiếu nại lên Tòa án nhân dân Tối cao (TANDTC). TANDTC bác đơn khiếu nại với lý do nội dung trong Đơn khởi kiện ngày 11/8/2011 của ông Ngữ không thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án bằng vụ án hành chính (xin gửi đính kèm – TL2).
c. Trong khi đó, tại văn bản số 199/KTrVB của Cục kiểm tra Văn bản quy phạm pháp luật – Bộ Tư pháp ngày 16/8/2013 trả lời ông Nguyễn Xuân Ngữ ghi rõ “Trường hợp Ông cho rằng, các văn bản hành chính của… UBND thành phố Hồ Chí Minh liên quan đến thu hồi đất làm ảnh hưởng đến quyền lợi của mình thì Ông có thể khiếu nại đối với các quyết định hành chính đó hoặc có quyền khởi kiện vụ án hành chính tại Tòa án theo quy định của Luật Tố tụng hành chính” (Xin gửi đính kèm – TL3).
2. Trường hợp về Dự án Khu đô thị mới Thủ Thiêm, liên quan đến Khu phố 1, Phường Bình An, Quận 2:
Ngày 10/5/2002, UBND thành phố Hồ Chí Minh ban hành quyết định 1997/QĐ-UBND thu hồi 6.214.328 m2 đất, theo UBND Quận 2 có đất của ông Nguyễn Đình Đệ. Tương tự quyết định 2666/QĐ –UBND nêu trên, quyết định này không ghi tên ông Đệ, diện tích đất của ông Đệ bị thu hồi và không giao cho ông Đệ. Ông Đệ khởi kiện quyết định 1997 này ra TAND TP HCM, tòa này đã trả lại đơn kiện của ông Đệ với lý do quyết định 1997 không phải là quyết định hành chính nên không thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án (Xin gửi đính kèm – TL4)
3. Trường hợp những hộ nông dân Văn Giang bị thu hồi đất trong Dự án Ecopark:
a. Việc thu hồi đất ở Văn Giang – Hưng Yên để xây dựng Khu đô thị Thương mại – Du lịch Văn Giang (Dự án Ecopark) có nguồn gốc từ 02 quyết định do Phó Thủ tướng Chính phủ ký (quyết định 303/QĐ-TTg và quyết định 742/QĐ-TTg). Trong đó, Bộ TN-MT và chính quyền tỉnh Hưng Yên cho rằng quyết định 742/QĐ-TTg là quyết định thu hồi đất có hiệu lực đối với các hộ dân liên quan tại Văn Giang, mặc dù không giao quyết định này cho họ, không ghi tên những người bị thu hồi đất, diện tích đất của từng người bị thu hồi.
b. Hàng ngàn hộ nông dân Văn Giang đã liên tục khiếu nại, tố cáo, khởi kiện từ năm 2006 đến nay (có đính kèm trong tập tài liệu kiến nghị 05 mà chúng tôi đã gửi tới Chủ tịch Quốc hội) nhưng không có cơ quan nào thụ lý, giải quyết. Các luật sư trợ giúp pháp lý cũng đã gửi 05 đơn kiến nghị và hàng loạt thư đề nghị, thông báo khác đến Quý Vị và các cơ quan chức năng khác nhưng không thấy phản hồi nào.
Như vậy, cùng một vấn đề khá đơn giản đó là việc xác định quyết định thu hồi đất chung có phải là quyết định hành chính có áp dụng những người bị thu hồi (và do đó có phải thực hiện hành vi hành chính giao cho người bị thu hồi hay không), nhưng Tòa án và Bộ Tư pháp đã có quan điểm khác nhau, dẫn đến quyền khiếu nại, khởi kiện của công dân bị xâm phạm, không thực hiện được.
Vì vậy, chúng tôi đề nghị Ông Chủ tịch Quốc hội yêu cầu Thủ tướng Chính phủ (cùng Bộ Tư pháp, Bộ Tài nguyên và môi trường), Chánh án Tòa án nhân dân tối cao, trả lời trong phiên chất vấn tới của kỳ họp Quốc hội về những vấn đề sau:
(i) Dựa trên những căn cứ pháp lý nào Thủ tướng Chính phủ và các chính quyền địa phương (với sự tham mưu của Bộ Tài nguyên và Môi trường và sự bỏ qua của Bộ Tư pháp) đã ban hành quyết định thu hồi đất nhưng không giao quyết định cho những người bị thu hồi, không ghi tên và diện tích bị thu hồi của họ.
(ii) Tại sao tòa án các cấp không thụ lý những khiếu nại liên quan đến những quyết định thu hồi đất (như những ví dụ nêu trên).
Đồng thời chúng tôi đề nghị ông Chủ tịch Quốc hội và đặc biệt ông Phó Chủ tịch Quốc hội Uông Chung Lưu (Chủ tịch Hội đồng khoa học của Ủy ban Thường vụ Quốc hội) yêu cầu Ủy ban Thường vụ Quốc hội thực hiện nhiệm vụ giải thích Hiến pháp, luật, pháp lệnh theo khoản 3 điều 91 Hiến pháp 1992 để giải thích điều 21 Luật đất đai 1993 “Việc quyết định giao đất đang có người sử dụng cho người khác chỉ được tiến hành sau khi có quyết định thu hồi đất đó”. Ủy ban Thường vụ Quốc hội cần làm rõ theo quy định của điều luật này (và những quy định khác của pháp luật), quyết định thu hồi đất của người đang sử dụng đất có phải giao cho người bị thu hồi và ghi rõ tên họ, diện tích đất bị thu hồi không? Có phải là quyết định hành chính không?
Do những vấn đề trên rất quan trọng, liên quan đến việc tháo gỡ bế tắc cách giải quyết, thụ lý cho hàng ngàn, thậm chí có thể hàng vạn vụ kiện, khiếu nại, tố cáo ở Việt Nam, chúng tôi rất mong Quý Vị quan tâm, giải quyết trong thời gian sớm nhất.
Trân trọng
Luật sư Trần Vũ Hải
Địa chỉ liên hệ: số 81 phố Chùa Láng, phường Láng Thượng, quận Đống Đa, Hà Nội.
Nơi gửi:
- Như trên
Tài liệu kèm theo Kiến nghị này: ( các bản photo)
1. Văn bản số 361/BTNMT-ĐĐ của Bộ Tài nguyên và Môi trường ngày 30/01/2008;
2. Văn bản số 553/2012/QĐ-THC ngày 19/11/2012 của Tòa án nhân dân tối cao v/v giải quyết đơn khiếu nại;
3. Văn bản số 199/KTrVB của Cục kiểm tra Văn bản quy phạm pháp luật – Bộ Tư pháp ngày 16/8/2013;
4. Thông báo trả lại đơn khởi kiện số 1601/QATP-VP ngày 12/8/2013 của TAND TP HCM;
- Những tài liệu liên quan đến vụ thu hồi đất tại Văn Giang chúng tôi đã gửi đến Ông Chủ tịch Quốc hội ngày 16/01/2013).
Nguồn: diendanxahoidansu.wordpress.com
(Đề nghị chất vấn Chánh án Tòa án nhân dân tối cao, người đứng đầu cơ quan hành pháp và một số Bộ trưởng về việc một số vụ người dân kiện quyết định thu hồi đất không được giải quyết vì những quan điểm mâu thuẫn nhau giữa các cơ quan Nhà nước, và kiến nghị Ủy ban Thường vụ Quốc hội giải thích luật)
Kính gửi: Ông Nguyễn Sinh Hùng – Chủ tịch Quốc Hội
Đồng kính gửi: – Ông Uông Chung Lưu – Phó Chủ tịch Quốc Hội (Chủ tịch Hội đồng khoa học của Ủy ban Thường vụ Quốc Hội)
- Ông Nguyễn Văn Hiện – Chủ nhiệm Ủy ban Tư pháp Quốc Hội
Đồng kính gửi: – Ông Uông Chung Lưu – Phó Chủ tịch Quốc Hội (Chủ tịch Hội đồng khoa học của Ủy ban Thường vụ Quốc Hội)
- Ông Nguyễn Văn Hiện – Chủ nhiệm Ủy ban Tư pháp Quốc Hội
Tôi – luật sư Trần Vũ Hải, hành nghề tại 81 phố Chùa Láng, quận Đống Đa, Hà Nội và 66 Huỳnh Khương Ninh, quận 1, thành phố Hồ Chí Minh, đang trợ giúp pháp lý cho nhiều hộ dân khiếu nại việc thu hồi đất tại một số địa phương, xin kiến nghị như sau đến Quý Vị nhân kỳ họp Quốc hội đang diễn ra:
Chúng tôi thấy trong các vụ thu hồi đất, có khá nhiều trường hơp có quyết định thu hồi đất chung của Thủ tướng Chính phủ hoặc Chủ tịch Ủy ban Nhân dân tỉnh cho một hoặc nhiều dự án. Chính quyền địa phương cấp huyện đã sử dụng những quyết định này để thu hồi đất của nhiều hộ dân nhưng không thông báo và giao cho họ quyết định thu đó. Trong những quyết định thu hồi đất này cũng không ghi tên người bị thu hồi đất, diện tích đất của họ bị thu hồi.
Lý giải về việc không giao quyết định thu hồi đất đến từng hộ dân, chính quyền một số địa phương đã viện dẫn văn bản số 361/BTNMT-ĐĐ của Bộ Tài nguyên và Môi trường ngày 30/01/2008 (xin gửi kèm theo – TL1), theo đó trường hợp… đã có quyết định thu hồi đất trước Luật đất đai 2003… thì UBND cấp huyện không phải ban hành quyết định thu hồi đất đối với hộ gia đình, cá nhân.
Chúng tôi cho rằng văn bản 361/BTNMT-ĐĐ trái quy định của Luật đất đai năm 1993 (được sửa đổi, bổ sung những năm 1998, 2001) và Luật khiếu nại, tố cáo 1998 (sửa đổi bổ sung 2004, 2005). Cụ thể:
Điều 21 Luật đất đai 1993 quy định: “Việc quyết định giao đất đang có người sử dụng cho người khác chỉ được tiến hành sau khi có quyết định thu hồi đất đó”.
Điều 28 Luật đất đai 1993 quy định: “Cơ quan Nhà nước có thẩm quyền quyết định giao đất nào thì có quyền thu hồi đất đó.
Điều 31 Luật khiếu nại, tố cáo năm 1998 (sửa đổi bổ sung 2004, 2005) quy định: “Thời hiệu khiếu nại là 90 ngày, kể từ ngày nhận được quyết định hành chính hoặc biết được có hành vi hành chính”.
Khoản 10, Điều 2 Luật khiếu nại, tố cáo 1998 định nghĩa về quyết định hành chính như sau: “Quyết định hành chính là quyết định bằng văn bản của cơ quan hành chính nhà nước hoặc của người có thẩm quyền trong cơ quan hành chính nhà nước được áp dụng một lần đối với một hoặc một số đối tượng cụ thể về một vấn đề cụ thể trong hoạt động quản lý hành chính”.
Như vậy, việc thu hồi đất phải căn cứ bằng một quyết định hành chính, trong đó ghi tên (hoặc gắn liền một danh sách) một hoặc một số hộ dân cụ thể, cùng diện tích đất bị thu hồi của từng hộ dân. Người dân phải nhận được quyết định hành chính (có ghi rõ tên họ và diện tích bị thu hồi) để chấp hành hoặc thực hiện quyền khiếu nại.
Do việc thu hồi đất không đúng pháp luật vì nhiều lý do, trong đó có lý do quyết định thu hồi đất không được thực hiện như trên, nhiều hộ dân chúng tôi đang trợ giúp đã khiếu nại, khởi kiện, tố cáo nhưng hầu hết hiện nay đều rơi vào bế tắc do các cơ quan liên quan đều né tránh hoặc không chịu thụ lý.
Chúng tôi xin nêu một số ví dụ sau đây:
1. Trường hợp của ông Nguyễn Xuân Ngữ, quận 9, tp Hồ Chí Minh:
a. Ngày 27/6/2002, UBND tp Hồ Chí Minh ban hành Quyết định 2666/QĐ-UB thu hồi 804 ha đất mà theo UBND Quận 9 có diện tích đất của ông Ngữ. Tuy nhiên, quyết định 2666/QĐ-UB không được giao cho ông Ngữ và các hộ dân khác, không có tên ông Ngữ và diện tích đất của ông Ngữ bị thu hồi.
b. Ngày 11/8/2011, ông Ngữ đã gửi đơn đến Tòa án nhân dân Tp Hồ Chí Minh (TAND TP HCM) khởi kiện “Hành vi hành chính của Chủ tịch UBND thành phố Hồ Chí Minh về việc không tống đạt quyết định hành chính (QĐ 2666/QĐ-UB), không giải quyết đơn khiếu nại, tố cáo”.
Ngày 13/10/2011, TAND TP HCM trả lại đơn khởi kiện với lý do hết thời hiệu khởi kiện. Sau đó, ông Ngữ khiếu nại lên Tòa án nhân dân Tối cao (TANDTC). TANDTC bác đơn khiếu nại với lý do nội dung trong Đơn khởi kiện ngày 11/8/2011 của ông Ngữ không thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án bằng vụ án hành chính (xin gửi đính kèm – TL2).
c. Trong khi đó, tại văn bản số 199/KTrVB của Cục kiểm tra Văn bản quy phạm pháp luật – Bộ Tư pháp ngày 16/8/2013 trả lời ông Nguyễn Xuân Ngữ ghi rõ “Trường hợp Ông cho rằng, các văn bản hành chính của… UBND thành phố Hồ Chí Minh liên quan đến thu hồi đất làm ảnh hưởng đến quyền lợi của mình thì Ông có thể khiếu nại đối với các quyết định hành chính đó hoặc có quyền khởi kiện vụ án hành chính tại Tòa án theo quy định của Luật Tố tụng hành chính” (Xin gửi đính kèm – TL3).
2. Trường hợp về Dự án Khu đô thị mới Thủ Thiêm, liên quan đến Khu phố 1, Phường Bình An, Quận 2:
Ngày 10/5/2002, UBND thành phố Hồ Chí Minh ban hành quyết định 1997/QĐ-UBND thu hồi 6.214.328 m2 đất, theo UBND Quận 2 có đất của ông Nguyễn Đình Đệ. Tương tự quyết định 2666/QĐ –UBND nêu trên, quyết định này không ghi tên ông Đệ, diện tích đất của ông Đệ bị thu hồi và không giao cho ông Đệ. Ông Đệ khởi kiện quyết định 1997 này ra TAND TP HCM, tòa này đã trả lại đơn kiện của ông Đệ với lý do quyết định 1997 không phải là quyết định hành chính nên không thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án (Xin gửi đính kèm – TL4)
3. Trường hợp những hộ nông dân Văn Giang bị thu hồi đất trong Dự án Ecopark:
a. Việc thu hồi đất ở Văn Giang – Hưng Yên để xây dựng Khu đô thị Thương mại – Du lịch Văn Giang (Dự án Ecopark) có nguồn gốc từ 02 quyết định do Phó Thủ tướng Chính phủ ký (quyết định 303/QĐ-TTg và quyết định 742/QĐ-TTg). Trong đó, Bộ TN-MT và chính quyền tỉnh Hưng Yên cho rằng quyết định 742/QĐ-TTg là quyết định thu hồi đất có hiệu lực đối với các hộ dân liên quan tại Văn Giang, mặc dù không giao quyết định này cho họ, không ghi tên những người bị thu hồi đất, diện tích đất của từng người bị thu hồi.
b. Hàng ngàn hộ nông dân Văn Giang đã liên tục khiếu nại, tố cáo, khởi kiện từ năm 2006 đến nay (có đính kèm trong tập tài liệu kiến nghị 05 mà chúng tôi đã gửi tới Chủ tịch Quốc hội) nhưng không có cơ quan nào thụ lý, giải quyết. Các luật sư trợ giúp pháp lý cũng đã gửi 05 đơn kiến nghị và hàng loạt thư đề nghị, thông báo khác đến Quý Vị và các cơ quan chức năng khác nhưng không thấy phản hồi nào.
Như vậy, cùng một vấn đề khá đơn giản đó là việc xác định quyết định thu hồi đất chung có phải là quyết định hành chính có áp dụng những người bị thu hồi (và do đó có phải thực hiện hành vi hành chính giao cho người bị thu hồi hay không), nhưng Tòa án và Bộ Tư pháp đã có quan điểm khác nhau, dẫn đến quyền khiếu nại, khởi kiện của công dân bị xâm phạm, không thực hiện được.
Vì vậy, chúng tôi đề nghị Ông Chủ tịch Quốc hội yêu cầu Thủ tướng Chính phủ (cùng Bộ Tư pháp, Bộ Tài nguyên và môi trường), Chánh án Tòa án nhân dân tối cao, trả lời trong phiên chất vấn tới của kỳ họp Quốc hội về những vấn đề sau:
(i) Dựa trên những căn cứ pháp lý nào Thủ tướng Chính phủ và các chính quyền địa phương (với sự tham mưu của Bộ Tài nguyên và Môi trường và sự bỏ qua của Bộ Tư pháp) đã ban hành quyết định thu hồi đất nhưng không giao quyết định cho những người bị thu hồi, không ghi tên và diện tích bị thu hồi của họ.
(ii) Tại sao tòa án các cấp không thụ lý những khiếu nại liên quan đến những quyết định thu hồi đất (như những ví dụ nêu trên).
Đồng thời chúng tôi đề nghị ông Chủ tịch Quốc hội và đặc biệt ông Phó Chủ tịch Quốc hội Uông Chung Lưu (Chủ tịch Hội đồng khoa học của Ủy ban Thường vụ Quốc hội) yêu cầu Ủy ban Thường vụ Quốc hội thực hiện nhiệm vụ giải thích Hiến pháp, luật, pháp lệnh theo khoản 3 điều 91 Hiến pháp 1992 để giải thích điều 21 Luật đất đai 1993 “Việc quyết định giao đất đang có người sử dụng cho người khác chỉ được tiến hành sau khi có quyết định thu hồi đất đó”. Ủy ban Thường vụ Quốc hội cần làm rõ theo quy định của điều luật này (và những quy định khác của pháp luật), quyết định thu hồi đất của người đang sử dụng đất có phải giao cho người bị thu hồi và ghi rõ tên họ, diện tích đất bị thu hồi không? Có phải là quyết định hành chính không?
Do những vấn đề trên rất quan trọng, liên quan đến việc tháo gỡ bế tắc cách giải quyết, thụ lý cho hàng ngàn, thậm chí có thể hàng vạn vụ kiện, khiếu nại, tố cáo ở Việt Nam, chúng tôi rất mong Quý Vị quan tâm, giải quyết trong thời gian sớm nhất.
Trân trọng
Luật sư Trần Vũ Hải
Địa chỉ liên hệ: số 81 phố Chùa Láng, phường Láng Thượng, quận Đống Đa, Hà Nội.
Nơi gửi:
- Như trên
Tài liệu kèm theo Kiến nghị này: ( các bản photo)
1. Văn bản số 361/BTNMT-ĐĐ của Bộ Tài nguyên và Môi trường ngày 30/01/2008;
2. Văn bản số 553/2012/QĐ-THC ngày 19/11/2012 của Tòa án nhân dân tối cao v/v giải quyết đơn khiếu nại;
3. Văn bản số 199/KTrVB của Cục kiểm tra Văn bản quy phạm pháp luật – Bộ Tư pháp ngày 16/8/2013;
4. Thông báo trả lại đơn khởi kiện số 1601/QATP-VP ngày 12/8/2013 của TAND TP HCM;
- Những tài liệu liên quan đến vụ thu hồi đất tại Văn Giang chúng tôi đã gửi đến Ông Chủ tịch Quốc hội ngày 16/01/2013).
Nguồn: diendanxahoidansu.wordpress.com
Không có nhận xét nào: