Lý Trung Nam (Danlambao) - Mỗi khi quân Tàu sang xâm chiếm nước ta, chúng đều ra sức phá hoại nền văn hóa Việt nhằm Hán hóa người Việt ta. Đời Nguyễn đã khôi phục và xây dựng được khá nhiều di tích, thì đến đời Cộng Sản (HCM) lại phá đi hầu hết. Đáng nói là lần phá này không phải người Hán phá, mà chính là CS (do HCM du nhập), và người dân làm theo theo CS phá; Kết quả, người thiệt hại nhất là dân tộc Việt, người có lợi nhất lại là người Hán.
Những năm 60, Thế kỷ trước, CSVN đã phá đi hầu hết các công trình văn hóa, tín ngưỡng, như: Đền, chùa, miếu, bia ký, sắc phong, gia phả các dòng họ... Có nhiều công trình do dân dân phá là do thiếu ý thức nên làm theo cách mạng CS.
Ngày nay, ĐCSVN không tiếc tay chi tiền của dân để xây dựng các công trình có liên quan đến đảng, đến bác, ví dụ: Tỉnh nào cũng có đền thờ HCM, gây tốn kém đất đai tiền của dân.
Hiện nay, ĐCSVN chủ trương đưa hình ảnh HCM đến mọi nhà, đền, chùa, và kể cả việc buôn thần bán thánh, làm ngơ để việc tuyên truyền Đạo HCM, hay HCM thành phật đang lan rộng.
Tại một số vùng quê, các đoàn thể như Hội cựu chiến binh, Hội Phụ nữ… đang bán cho các hội viên các sản phẩm như đĩa có ảnh bác, ảnh bác... để đặt trang trọng trên bàn thờ; nhiều nhà treo ảnh HCM ở vị trí cao nhất trên bàn thờ gia tiên.
Việc thờ cúng ai trong nhà, là quyền của các hộ, không ai cấm; kể cả Bin Laden cũng có nhiều người thờ; nếu ngưỡng mộ ai thì tôn thờ người ấy chẳng ai cấm, nhưng nên có bàn thờ riêng; Chứ việc để ảnh HCM cao hơn tổ tiên mình thì cần phải xem xét lại. Vì xét về ý nghĩa, thì HCM cũng không thể bằng bố mẹ, ông bà, tổ tiên, người đẻ ra chúng ta; chưa nói HCM so với tổ tiên chúng ta chỉ là hậu sinh; vì ông tổ của chúng ta có trước cả Vua Hùng.
Vừa rồi, tác giả đi công tác trong Huế thấy ảnh HCM được đặt trang trọng ngay tại Ngọ Môn (Cổng chính của Hoàng Thành Huế), đứng từ xa có thể nhìn thấy. Việc làm như vậy có gây phản cảm vì:
Xét về giáo dục lịch sử: Một số người, đặc biệt trẻ em nhầm tưởng Kinh thành Huế, triều đình nhà Nguyễn là của HCM; xét về tâm linh: Để ảnh HCM ở đây chỉ làm khổ linh hồn HCM, vì các vua quan triền Nguyễn làm sao để cho HCM yên được; xét về đạo lý: Sau này ĐCSVN mất, chế độ khác lại lấy ảnh người khác treo vào Lăng HCM có được không? (Thật ra, nếu Kinh thành Huế mà rơi vào tay ĐCSVN hồi cách mạng văn hóa thì giờ làm gì còn mà treo ảnh HCM.)
Hiện nay, người ta đã đưa tượng HCM vào cả các đền, chùa… thông qua các ngoại cảm (tự phong) để tuyên truyền việc bác Hồ lên đồng; tuyên truyền đạo HCM.
Tác giả xin ghi lại chuyện cách đây vài năm khi tác giả đang còn mê muội về HCM; khi đó tác giả được một người bạn cho một cái đĩa HCM lên đồng, xem cũng thấy thích, nên khi gặp GS cũ của mình, tác giả muốn chia sẻ.
“Tác giả: Em vừa có cái đĩa bác Hồ lên đồng, hay lắm GS ạ; lúc nào GS xem thế nào nhé.
GS: Làm gì có.
Tác giả: Có thật đấy.
GS: Vớ vẫn, hoang đường.
Tác giả: Có thật, em có đĩa đây này… và tôi vô tư, vui vẻ giải thích với GS về chuyện HCM lên đồng, nhưng quên không để ý nét mặt của GS.... ; sau một lúc tôi giải thích, chắc GS thấy tôi không hiểu ý, nên GS có vẻ khó chịu.
GS: Hồi còn sống, ông ấy đã chỉ đạo phá hết bao nhiêu đền, chùa, miếu… nên khi ông ấy chết, các thần linh, Diêm Vương bắt, nhốt ông ấy vào địa ngục rồi còn đâu mà lên được nữa.
Tác giả: Im lặng vì xấu hổ”.
Hiện nay, tại một số công sở thường có ban thờ và ảnh HCM. Trong những ngày đi cơ sở, tác giả có dịp hỏi một người bạn, đang là hiệu trưởng trường tiểu học.
- Ban thờ trên là thầy thờ ai vậy?
- Thần linh, thổ địa.
- Sao lại có ảnh HCM trên đó
- À, để vậy để chi bộ, cấp trên không phê bình.
Thiết nghĩ, việc thờ cúng là nét đẹp văn hóa có từ ngàn đời nay, không ai cấm được, tuy nhiên việc thờ cúng phải căn cứ vào yếu tố văn hóa, không nên vì yếu tố chính trị. Việc thờ cúng mà chạy theo yếu tố chính trị thường không những không bền mà còn ảnh hưởng đến văn hóa. Nếu ảnh hưởng yếu tố văn hóa, ảnh hưởng tới tổ tiên thì chỉ có thể xảy ra ở người mê muội, thiếu hiểu biết; hay những người chỉ vì mục đích chính trị, miếng cơm manh áo mà nhắm mắt làm những việc nằm ngoài sự hiểu biết của mình.
Những năm 60, Thế kỷ trước, CSVN đã phá đi hầu hết các công trình văn hóa, tín ngưỡng, như: Đền, chùa, miếu, bia ký, sắc phong, gia phả các dòng họ... Có nhiều công trình do dân dân phá là do thiếu ý thức nên làm theo cách mạng CS.
Ngày nay, ĐCSVN không tiếc tay chi tiền của dân để xây dựng các công trình có liên quan đến đảng, đến bác, ví dụ: Tỉnh nào cũng có đền thờ HCM, gây tốn kém đất đai tiền của dân.
Hiện nay, ĐCSVN chủ trương đưa hình ảnh HCM đến mọi nhà, đền, chùa, và kể cả việc buôn thần bán thánh, làm ngơ để việc tuyên truyền Đạo HCM, hay HCM thành phật đang lan rộng.
Tại một số vùng quê, các đoàn thể như Hội cựu chiến binh, Hội Phụ nữ… đang bán cho các hội viên các sản phẩm như đĩa có ảnh bác, ảnh bác... để đặt trang trọng trên bàn thờ; nhiều nhà treo ảnh HCM ở vị trí cao nhất trên bàn thờ gia tiên.
Việc thờ cúng ai trong nhà, là quyền của các hộ, không ai cấm; kể cả Bin Laden cũng có nhiều người thờ; nếu ngưỡng mộ ai thì tôn thờ người ấy chẳng ai cấm, nhưng nên có bàn thờ riêng; Chứ việc để ảnh HCM cao hơn tổ tiên mình thì cần phải xem xét lại. Vì xét về ý nghĩa, thì HCM cũng không thể bằng bố mẹ, ông bà, tổ tiên, người đẻ ra chúng ta; chưa nói HCM so với tổ tiên chúng ta chỉ là hậu sinh; vì ông tổ của chúng ta có trước cả Vua Hùng.
Vừa rồi, tác giả đi công tác trong Huế thấy ảnh HCM được đặt trang trọng ngay tại Ngọ Môn (Cổng chính của Hoàng Thành Huế), đứng từ xa có thể nhìn thấy. Việc làm như vậy có gây phản cảm vì:
Xét về giáo dục lịch sử: Một số người, đặc biệt trẻ em nhầm tưởng Kinh thành Huế, triều đình nhà Nguyễn là của HCM; xét về tâm linh: Để ảnh HCM ở đây chỉ làm khổ linh hồn HCM, vì các vua quan triền Nguyễn làm sao để cho HCM yên được; xét về đạo lý: Sau này ĐCSVN mất, chế độ khác lại lấy ảnh người khác treo vào Lăng HCM có được không? (Thật ra, nếu Kinh thành Huế mà rơi vào tay ĐCSVN hồi cách mạng văn hóa thì giờ làm gì còn mà treo ảnh HCM.)
Hiện nay, người ta đã đưa tượng HCM vào cả các đền, chùa… thông qua các ngoại cảm (tự phong) để tuyên truyền việc bác Hồ lên đồng; tuyên truyền đạo HCM.
Tác giả xin ghi lại chuyện cách đây vài năm khi tác giả đang còn mê muội về HCM; khi đó tác giả được một người bạn cho một cái đĩa HCM lên đồng, xem cũng thấy thích, nên khi gặp GS cũ của mình, tác giả muốn chia sẻ.
“Tác giả: Em vừa có cái đĩa bác Hồ lên đồng, hay lắm GS ạ; lúc nào GS xem thế nào nhé.
GS: Làm gì có.
Tác giả: Có thật đấy.
GS: Vớ vẫn, hoang đường.
Tác giả: Có thật, em có đĩa đây này… và tôi vô tư, vui vẻ giải thích với GS về chuyện HCM lên đồng, nhưng quên không để ý nét mặt của GS.... ; sau một lúc tôi giải thích, chắc GS thấy tôi không hiểu ý, nên GS có vẻ khó chịu.
GS: Hồi còn sống, ông ấy đã chỉ đạo phá hết bao nhiêu đền, chùa, miếu… nên khi ông ấy chết, các thần linh, Diêm Vương bắt, nhốt ông ấy vào địa ngục rồi còn đâu mà lên được nữa.
Tác giả: Im lặng vì xấu hổ”.
Hiện nay, tại một số công sở thường có ban thờ và ảnh HCM. Trong những ngày đi cơ sở, tác giả có dịp hỏi một người bạn, đang là hiệu trưởng trường tiểu học.
- Ban thờ trên là thầy thờ ai vậy?
- Thần linh, thổ địa.
- Sao lại có ảnh HCM trên đó
- À, để vậy để chi bộ, cấp trên không phê bình.
Thiết nghĩ, việc thờ cúng là nét đẹp văn hóa có từ ngàn đời nay, không ai cấm được, tuy nhiên việc thờ cúng phải căn cứ vào yếu tố văn hóa, không nên vì yếu tố chính trị. Việc thờ cúng mà chạy theo yếu tố chính trị thường không những không bền mà còn ảnh hưởng đến văn hóa. Nếu ảnh hưởng yếu tố văn hóa, ảnh hưởng tới tổ tiên thì chỉ có thể xảy ra ở người mê muội, thiếu hiểu biết; hay những người chỉ vì mục đích chính trị, miếng cơm manh áo mà nhắm mắt làm những việc nằm ngoài sự hiểu biết của mình.
Không có nhận xét nào: