Thanh Trúc, RFA - 8.11.2013:
Sáng ngày 7/11, tổ chức Amnesty International Ân Xá Quốc Tế kêu gọi Việt Nam đừng quay lại áp dụng hình thức xử bắn cũng như hãy chấm dứt án tử hình đối với người phạm trọng tội vì tử hình không làm tội ác giảm đi.
Hành động thiếu nhân tính
Lời kêu gọi của Amnesty International Ân Xá Quốc Tế được phổ biến ngay sau khi hãng tin nhà nước Việt Nam loan báo chính phủ vừa yêu cầu quốc hội thuận cho được áp dụng trở lại đội hình xử bắn đối với tử tội đến năm 2015.
Đó là nhận định của ông Olof Blomqvist, phát ngôn nhân của Ân Xá Quốc Tế chuyên trách khu vực Châu Á Thái Bình Dương, rằng dù như áp dụng hình thức xử bắn hoặc dùng cách tiêm thuốc độc thì cũng đáng tệ hại và nản lòng khi nhà cầm quyền Việt Nam một lần nữa tìm cách hủy diệt mạng sống của người phạm tội:
“Sự việc nhà cầm quyền Việt Nam yêu cầu quốc hội cho họ duy trì hình thức xử bắn tử tội phải bị coi như là một thông điệp thiếu nhân tính làm người ta quan ngại.”
Trong văn bản phổ biến hôm thứ Sáu ngày 8 tháng Mười Một, Ân Xá Quốc Tế nhắc đến một chi tiết quan trọng là trong khi lệnh cấm xuất khẩu các loại thuốc độc để chích cho phạm nhân mau chết đã được các nước EU thực thi, thì cũng có nghĩa là Việt Nam, nếu còn áp dụng luật tử hình, sẽ gặp nhiều khó khăn trở ngại trong việc tìm kiếm thuốc độc để xử tử phạm nhân:
“Ân Xá Quốc Tế e rằng tình trạng khan hiếm thuốc độc như vừa nói là cơ hội để chính quyền Việt Nam chứng tỏ cho thế giới biết họ vẫn có quyền áp dụng lệnh xử tử bằng cách bắn bỏ thay vì chích thuốc cho chết. Đây là án lệnh mà Ân Xá Quốc Tế đánh giá là không có nhân tính.
Lại nữa, tử hình không bao giờ là biện pháp ngăn trở hoặc xóa sạch tội phạm, đó là một loại hình khác của sự hung bạo, vô nhân , một cách xử phạt thấp kém hình thức trừng phạt thấp kém , một biểu hiện rõ ràng về sự vi phạm quyền sống là một trong những quyền căn bản của con người.”
Thay vì vận động để có thể tiếp tục áp dụng luật xử bắn, văn bản của Ân Xá Quốc Tế khẳng định tiếp, chính phủ Việt Nam nên mạnh dạn khuyến khích quốc hội bàn thảo hầu tiến tới việc bãi bỏ hoàn toàn án tử hình giống như các quốc gia bạn trong ASEAN đã xóa bỏ lệnh này trong hai năm qua.
“Ân xá quốc tế đã và sẽ cực lực chống lại hình thức tử hình trong mọi tình huống và bằng cách bắn hoặc chích thuốc. Bất kể quan điểm của chính phủ quốc gia đó như thế nào, Ân Xá Quốc Tế mong mỏi Việt Nam thay vì tìm một phương cách nào đó để xử tử phạm nhân thì nên nhân cơ hội quyết định để xóa bỏ hoàn toàn án tử hình đã áp dụng trước giờ.”
Vào khi cả thế giới đều nhắm đến khuynh hướng toàn cầu là nhanh chóng xóa bỏ và không còn áp dụng án tử hình nữa, văn bản của Ân Xá Quốc Tế kết luận, người ta cũng đã thấy đa số chính phủ các nước nhìn nhận rằng xử tử không làm tội ác biến mất.
Hiện 97 nước trên thế giới đã loại bỏ hoàn toàn án tử hình trong luật hình sự, 140 quốc gia khác tuyên bố ủng hộ cũng như chống lại việc thực hiện án tử hình.
Tính đến hết năm 2012, 21 nước vẫn còn áp dụng án luật tử hình, trong đó có Việt Nam, so với con số 28 nước cách đây một thập kỷ.
Sáng ngày 7/11, tổ chức Amnesty International Ân Xá Quốc Tế kêu gọi Việt Nam đừng quay lại áp dụng hình thức xử bắn cũng như hãy chấm dứt án tử hình đối với người phạm trọng tội vì tử hình không làm tội ác giảm đi.
Hành động thiếu nhân tính
Lời kêu gọi của Amnesty International Ân Xá Quốc Tế được phổ biến ngay sau khi hãng tin nhà nước Việt Nam loan báo chính phủ vừa yêu cầu quốc hội thuận cho được áp dụng trở lại đội hình xử bắn đối với tử tội đến năm 2015.
Đó là nhận định của ông Olof Blomqvist, phát ngôn nhân của Ân Xá Quốc Tế chuyên trách khu vực Châu Á Thái Bình Dương, rằng dù như áp dụng hình thức xử bắn hoặc dùng cách tiêm thuốc độc thì cũng đáng tệ hại và nản lòng khi nhà cầm quyền Việt Nam một lần nữa tìm cách hủy diệt mạng sống của người phạm tội:
“Sự việc nhà cầm quyền Việt Nam yêu cầu quốc hội cho họ duy trì hình thức xử bắn tử tội phải bị coi như là một thông điệp thiếu nhân tính làm người ta quan ngại.”
Trong văn bản phổ biến hôm thứ Sáu ngày 8 tháng Mười Một, Ân Xá Quốc Tế nhắc đến một chi tiết quan trọng là trong khi lệnh cấm xuất khẩu các loại thuốc độc để chích cho phạm nhân mau chết đã được các nước EU thực thi, thì cũng có nghĩa là Việt Nam, nếu còn áp dụng luật tử hình, sẽ gặp nhiều khó khăn trở ngại trong việc tìm kiếm thuốc độc để xử tử phạm nhân:
“Ân Xá Quốc Tế e rằng tình trạng khan hiếm thuốc độc như vừa nói là cơ hội để chính quyền Việt Nam chứng tỏ cho thế giới biết họ vẫn có quyền áp dụng lệnh xử tử bằng cách bắn bỏ thay vì chích thuốc cho chết. Đây là án lệnh mà Ân Xá Quốc Tế đánh giá là không có nhân tính.
Ông Olof Blomqvist, phát ngôn nhân của Ân Xá Quốc Tế chuyên trách khu vực Châu Á Thái Bình Dương. |
Lại nữa, tử hình không bao giờ là biện pháp ngăn trở hoặc xóa sạch tội phạm, đó là một loại hình khác của sự hung bạo, vô nhân , một cách xử phạt thấp kém hình thức trừng phạt thấp kém , một biểu hiện rõ ràng về sự vi phạm quyền sống là một trong những quyền căn bản của con người.”
Thay vì vận động để có thể tiếp tục áp dụng luật xử bắn, văn bản của Ân Xá Quốc Tế khẳng định tiếp, chính phủ Việt Nam nên mạnh dạn khuyến khích quốc hội bàn thảo hầu tiến tới việc bãi bỏ hoàn toàn án tử hình giống như các quốc gia bạn trong ASEAN đã xóa bỏ lệnh này trong hai năm qua.
“Ân xá quốc tế đã và sẽ cực lực chống lại hình thức tử hình trong mọi tình huống và bằng cách bắn hoặc chích thuốc. Bất kể quan điểm của chính phủ quốc gia đó như thế nào, Ân Xá Quốc Tế mong mỏi Việt Nam thay vì tìm một phương cách nào đó để xử tử phạm nhân thì nên nhân cơ hội quyết định để xóa bỏ hoàn toàn án tử hình đã áp dụng trước giờ.”
Vào khi cả thế giới đều nhắm đến khuynh hướng toàn cầu là nhanh chóng xóa bỏ và không còn áp dụng án tử hình nữa, văn bản của Ân Xá Quốc Tế kết luận, người ta cũng đã thấy đa số chính phủ các nước nhìn nhận rằng xử tử không làm tội ác biến mất.
Hiện 97 nước trên thế giới đã loại bỏ hoàn toàn án tử hình trong luật hình sự, 140 quốc gia khác tuyên bố ủng hộ cũng như chống lại việc thực hiện án tử hình.
Tính đến hết năm 2012, 21 nước vẫn còn áp dụng án luật tử hình, trong đó có Việt Nam, so với con số 28 nước cách đây một thập kỷ.
Không có nhận xét nào: