KIẾN NGHỊ TỔ CHỨC HỘI ĐỒNG THÚC ĐẨY NHÂN QUYÊN
Thành phố Hồ Chí Minh, ngày 26 tháng 11 năm 2013
Kính gởi:
CHỦ TỊCH NƯỚC CHXHCN VIỆT NAM
CHỦ TỊCH QUỐC HỘI
THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ
Thành phố Hồ Chí Minh, ngày 26 tháng 11 năm 2013
Kính gởi:
CHỦ TỊCH NƯỚC CHXHCN VIỆT NAM
CHỦ TỊCH QUỐC HỘI
THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ
V/v Tổ chức Hội đồng Thúc đẩy nhân quyền.
Ngày 12 tháng 11 năm 2013, Việt Nam được bầu vào Hội Đồng Nhân Quyền Liên Hiệp Quốc. Trước đó 5 ngày (ngày 7/11) Việt Nam ký kết tham gia Công ước chống tra tấn của Liên hiệp quốc, đồng thời Cam kết 14 điều khi nộp đơn ứng cử vào Hội Đồng Nhân Quyền Liên Hiệp Quốc.
Trước sự kiện này, một số cơ quan Đảng – Nhà nước, hệ thống báo chí, truyền thông chính thức loan tải thông tin bình luận đó là một thành tựu to lớn của nhân quyền Việt Nam dưới sự lãnh đạo của Đảng và quản lý của Nhà nước các cấp niềm hãnh diện của Đất nước, của Nhân dân ta.
Nhiều tác giả, từ những góc nhìn, tầm nhìn khác nhau đã đưa ra những thẩm định đa dạng, nhiều chiều. Trong đó có những viên chức cao cấp của nhà nước, như ông Trần Văn Hằng, Chủ nhiệm Ủy Ban đối ngoại của Quốc hội đưa ra nhận định : “Đây là đòn đánh mạnh vào các đối tượng mà bấy lâu nay cố tình bôi nhọ, vu cáo chúng ta”. Nhiều ý kiến khác lại cho rằng Việt Nam và một số ít nước khác tuy có vi phạm nghiêm trọng Nhân quyền cũng được bầu vào Hội Đồng Nhân Quyền Liên Hiệp Quốc là tạo điều kiện cho các nước này phấn đấu.
Trước tình hình này, chúng tôi một số nhân sĩ, trí thức, những người quan tâm đến thời cuộc, đang cư trú, sinh sống tại Thành phố Hồ Chí Minh nhận thấy :
Hàng chục năm qua, trên các báo đài chính thống hiếm khi đăng tải toàn văn các Công ước quốc tế mà Việt Nam ký kết, tham gia là thành viên, đặc biệt là các Công ước của Liên Hiệp Quốc về nhân quyền mà dư luận rất quan tâm như Công ước về Quyền dân sự và chính trị, Công ước về cấm tra tấn… Trên thực tế, các văn bản quan trọng này, chúng tôi chỉ nghe thấy tên, một vài trích dẫn để diễn giải theo ý kiến chủ quan của người cầm quyền. Đây lại chính là điều “cấm kỵ” đã được quy định trong Công ước. Chúng tôi hy vọng kể từ nay, các quyền dân sự và chính trị, quyền kinh tế, văn hóa, xã hội và các quyền cơ bản khác của công dân…cần phải được thực thi đúng theo tinh thần "Tuyên Ngôn Nhân Quyền Liên Hiệp Quốc ” và các “Công ước quốc tế nhân quyền” của Liên Hiệp Quốc mà Việt Nam đã ký kết, hoặc đã là thành viên và đặc biệt mới đây là “14 điều cam kết” mà chính phủ Việt Nam ký khi nộp đơn ứng cử vào Hội Đồng Nhân Quyền Liên Hiệp Quốc.
Chúng tôi hiểu rằng, kể từ nay, Việt Nam không chỉ hãnh diện vì được bầu vào một trong hai tổ chức quyền lực bậc nhất của Liên hiệp quốc [Hội đồng Bảo An LHQ, Hội Đồng Nhân Quyền LHQ] mà vấn đề có ý nghĩa quan trọng là Nhà nước Việt Nam phải bằng hành động cụ thể có sự kiểm tra giám sát chặt chẽ của Nhà nước và của dân được quy định công khai, minh bạch với những chủ trương, chính sách, giải pháp, trong đó có những văn bản pháp quy nhằm đảm bảo cho 90 triệu người dân ở trong nước được hưởng và thực hiện đầy đủ các quyền ghi trong các Công ước mà Việt Nam đã ký kết, tham gia là thành viên .
Chúng tôi hiểu rằng, đường lối ngoại giao đúng đắn và bền vững chính là sự nghiêm chỉnh thực thi những cam kết quốc tế và khu vực thể hiện công khai trong đời sống xã hội của đất nước, thành tựu đạt được của ngoại giao là nhằm góp phần to lớn thúc đẩy xây dựng, phát triển mọi mặt xã hội của đời sống chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội cho nhân dân. Điều này không chỉ là nghĩa vụ chính trị mà còn là nghĩa vụ đạo đức của người cầm quyền. Để nhân quyền của mỗi người dân được thực thi và để sự hãnh diện của nhà nước đúng tầm với trách nhiệm đã cam kết, chúng tôi, những người quan tâm đến thời cuộc, đang cư trú, sinh sống tại Thành phố Hồ chí Minh muốn nói lên nguyện vọng bức xúc của các tầng lớp nhân dân thành phố Hồ Chí Minh, kiến nghị:
1/ Nhân ngày 10 tháng 12 năm 2013, Ngày Nhân quyền do Liên Hiệp Quốc khởi xướng, Nhà nước, các tổ chức chính trị -xã hội, các tổ chức xã hội tổ chức mit- tinh, xuống đường chào mừng sự kiện trọng đại Việt Nam được bầu vào Hội đồng Nhân quyền Liên Hiệp Quốc nhằm vinh danh thắng lợi và đề cao ý thức trách nhiệm thực thi nhân quyền của chính quyền các cấp và các tầng lớp nhân dân. Công bố thành lập "Hội Đồng Nhân Quyền của nhà nước", "Hội Đồng Nhân Quyền của Mặt trận tổ quốc Việt Nam các cấp" và tại các tổ chức chính trị- xã hội, tổ chức xã hội cùng đồng thời cho thành lập các "Nhóm tổ chức xúc tiến Nhân Quyền của nhân dân".
2) "Hội Đồng Nhân Quyền của nhà nước", "Hội Đồng Nhân Quyền của Mặt trận tổ quốc các cấp" cùng các "Nhóm tổ chức xúc tiến Nhân Quyền của nhân dân" có các nhiệm vụ chính như sau:
a) Phổ biến rộng rãi toàn văn các văn bản về nhân quyền của Liên Hiệp Quốc mà Việt Nam đã ký kết, tham gia... cụ thể là Bản Tuyên Ngôn Quốc Tế Nhân Quyền, Công ước quốc tế về các quyền dân sự và chính trị, Công ước quốc tế về các quyền kinh tế, xã hội và văn hóa, Công ước chống tra tấn, cam kết 14 Điều khi ứng cử vào Hội Đồng Nhân Quyền và Luật Ký kết, Gia nhập và Thực hiện Điều ước Quốc tế ( Luật số: 41/2005/QH11).
b) Chủ trì phối với các cơ quan, tổ chức hữu quan nghiên cứu, rà soát, phát hiện các văn bản qui phạm pháp luật của Việt Nam qui định khác với qui định của Điều ước quốc tế về cùng một vấn đề, nghiêm túc phổ biến một cách minh bạch và công khai cho cơ quan, tổ chức, cá nhân thực hiện, áp dụng theo qui định của Điều ước quốc tế (khoản 1 Điều 6: . Điều ước quốc tế và quy định của pháp luật trong nước. Luật Ký kết, Gia nhập và Thực hiện Điều ước quốc tế ).
c) Kịp thời cập nhật và quảng bá thông tin về tình hình thực thi nhân quyền tại VN.
d) Tiếp xúc, phối hợp giữa Hội Đồng Nhân Quyền nhà nước, Hội đồng nhân quyền của các đoàn thể, Nhóm xúc tiến nhân quyền của nhân dân với các cấp chánh quyền trong nước và các cơ quan của Hội Đồng Nhân Quyền Liên Hiệp Quốc để trao đổi thông tin và xử lý thông tin về nhân quyền.
e) Phổ biến, truyền đạt kiến thức, tổ chức hội thảo về nhân quyền cho nhân dân.
g) Vận động trợ giúp, chia sẻ, góp phần khắc phục hậu quả đối với những trường hợp nhân
dân bị vi phạm nhân quyền.
Trước sự kiện này, một số cơ quan Đảng – Nhà nước, hệ thống báo chí, truyền thông chính thức loan tải thông tin bình luận đó là một thành tựu to lớn của nhân quyền Việt Nam dưới sự lãnh đạo của Đảng và quản lý của Nhà nước các cấp niềm hãnh diện của Đất nước, của Nhân dân ta.
Nhiều tác giả, từ những góc nhìn, tầm nhìn khác nhau đã đưa ra những thẩm định đa dạng, nhiều chiều. Trong đó có những viên chức cao cấp của nhà nước, như ông Trần Văn Hằng, Chủ nhiệm Ủy Ban đối ngoại của Quốc hội đưa ra nhận định : “Đây là đòn đánh mạnh vào các đối tượng mà bấy lâu nay cố tình bôi nhọ, vu cáo chúng ta”. Nhiều ý kiến khác lại cho rằng Việt Nam và một số ít nước khác tuy có vi phạm nghiêm trọng Nhân quyền cũng được bầu vào Hội Đồng Nhân Quyền Liên Hiệp Quốc là tạo điều kiện cho các nước này phấn đấu.
Trước tình hình này, chúng tôi một số nhân sĩ, trí thức, những người quan tâm đến thời cuộc, đang cư trú, sinh sống tại Thành phố Hồ Chí Minh nhận thấy :
Hàng chục năm qua, trên các báo đài chính thống hiếm khi đăng tải toàn văn các Công ước quốc tế mà Việt Nam ký kết, tham gia là thành viên, đặc biệt là các Công ước của Liên Hiệp Quốc về nhân quyền mà dư luận rất quan tâm như Công ước về Quyền dân sự và chính trị, Công ước về cấm tra tấn… Trên thực tế, các văn bản quan trọng này, chúng tôi chỉ nghe thấy tên, một vài trích dẫn để diễn giải theo ý kiến chủ quan của người cầm quyền. Đây lại chính là điều “cấm kỵ” đã được quy định trong Công ước. Chúng tôi hy vọng kể từ nay, các quyền dân sự và chính trị, quyền kinh tế, văn hóa, xã hội và các quyền cơ bản khác của công dân…cần phải được thực thi đúng theo tinh thần "Tuyên Ngôn Nhân Quyền Liên Hiệp Quốc ” và các “Công ước quốc tế nhân quyền” của Liên Hiệp Quốc mà Việt Nam đã ký kết, hoặc đã là thành viên và đặc biệt mới đây là “14 điều cam kết” mà chính phủ Việt Nam ký khi nộp đơn ứng cử vào Hội Đồng Nhân Quyền Liên Hiệp Quốc.
Chúng tôi hiểu rằng, kể từ nay, Việt Nam không chỉ hãnh diện vì được bầu vào một trong hai tổ chức quyền lực bậc nhất của Liên hiệp quốc [Hội đồng Bảo An LHQ, Hội Đồng Nhân Quyền LHQ] mà vấn đề có ý nghĩa quan trọng là Nhà nước Việt Nam phải bằng hành động cụ thể có sự kiểm tra giám sát chặt chẽ của Nhà nước và của dân được quy định công khai, minh bạch với những chủ trương, chính sách, giải pháp, trong đó có những văn bản pháp quy nhằm đảm bảo cho 90 triệu người dân ở trong nước được hưởng và thực hiện đầy đủ các quyền ghi trong các Công ước mà Việt Nam đã ký kết, tham gia là thành viên .
Chúng tôi hiểu rằng, đường lối ngoại giao đúng đắn và bền vững chính là sự nghiêm chỉnh thực thi những cam kết quốc tế và khu vực thể hiện công khai trong đời sống xã hội của đất nước, thành tựu đạt được của ngoại giao là nhằm góp phần to lớn thúc đẩy xây dựng, phát triển mọi mặt xã hội của đời sống chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội cho nhân dân. Điều này không chỉ là nghĩa vụ chính trị mà còn là nghĩa vụ đạo đức của người cầm quyền. Để nhân quyền của mỗi người dân được thực thi và để sự hãnh diện của nhà nước đúng tầm với trách nhiệm đã cam kết, chúng tôi, những người quan tâm đến thời cuộc, đang cư trú, sinh sống tại Thành phố Hồ chí Minh muốn nói lên nguyện vọng bức xúc của các tầng lớp nhân dân thành phố Hồ Chí Minh, kiến nghị:
1/ Nhân ngày 10 tháng 12 năm 2013, Ngày Nhân quyền do Liên Hiệp Quốc khởi xướng, Nhà nước, các tổ chức chính trị -xã hội, các tổ chức xã hội tổ chức mit- tinh, xuống đường chào mừng sự kiện trọng đại Việt Nam được bầu vào Hội đồng Nhân quyền Liên Hiệp Quốc nhằm vinh danh thắng lợi và đề cao ý thức trách nhiệm thực thi nhân quyền của chính quyền các cấp và các tầng lớp nhân dân. Công bố thành lập "Hội Đồng Nhân Quyền của nhà nước", "Hội Đồng Nhân Quyền của Mặt trận tổ quốc Việt Nam các cấp" và tại các tổ chức chính trị- xã hội, tổ chức xã hội cùng đồng thời cho thành lập các "Nhóm tổ chức xúc tiến Nhân Quyền của nhân dân".
2) "Hội Đồng Nhân Quyền của nhà nước", "Hội Đồng Nhân Quyền của Mặt trận tổ quốc các cấp" cùng các "Nhóm tổ chức xúc tiến Nhân Quyền của nhân dân" có các nhiệm vụ chính như sau:
a) Phổ biến rộng rãi toàn văn các văn bản về nhân quyền của Liên Hiệp Quốc mà Việt Nam đã ký kết, tham gia... cụ thể là Bản Tuyên Ngôn Quốc Tế Nhân Quyền, Công ước quốc tế về các quyền dân sự và chính trị, Công ước quốc tế về các quyền kinh tế, xã hội và văn hóa, Công ước chống tra tấn, cam kết 14 Điều khi ứng cử vào Hội Đồng Nhân Quyền và Luật Ký kết, Gia nhập và Thực hiện Điều ước Quốc tế ( Luật số: 41/2005/QH11).
b) Chủ trì phối với các cơ quan, tổ chức hữu quan nghiên cứu, rà soát, phát hiện các văn bản qui phạm pháp luật của Việt Nam qui định khác với qui định của Điều ước quốc tế về cùng một vấn đề, nghiêm túc phổ biến một cách minh bạch và công khai cho cơ quan, tổ chức, cá nhân thực hiện, áp dụng theo qui định của Điều ước quốc tế (khoản 1 Điều 6: . Điều ước quốc tế và quy định của pháp luật trong nước. Luật Ký kết, Gia nhập và Thực hiện Điều ước quốc tế ).
c) Kịp thời cập nhật và quảng bá thông tin về tình hình thực thi nhân quyền tại VN.
d) Tiếp xúc, phối hợp giữa Hội Đồng Nhân Quyền nhà nước, Hội đồng nhân quyền của các đoàn thể, Nhóm xúc tiến nhân quyền của nhân dân với các cấp chánh quyền trong nước và các cơ quan của Hội Đồng Nhân Quyền Liên Hiệp Quốc để trao đổi thông tin và xử lý thông tin về nhân quyền.
e) Phổ biến, truyền đạt kiến thức, tổ chức hội thảo về nhân quyền cho nhân dân.
g) Vận động trợ giúp, chia sẻ, góp phần khắc phục hậu quả đối với những trường hợp nhân
dân bị vi phạm nhân quyền.
Chúng tôi đồng ký tên:
1. Huỳnh Tấn Mẫm, Bác sĩ, nguyên Chủ tịch Tổng hội Sinh viên Sài Gòn (trước 1975), Đại biểu Quốc hội khóa 6; Ủy viên Ủy ban Mặt trận Tổ quốc VN Tp HCM.
2. Trần Quốc Thuận, Luật sư, nguyên Phó chủ nhiệm thường trực Văn phòng Quốc hội.
3. Lê Công Giàu, nguyên Phó bí thư thường trực Thành đoàn TNCS tpHCM, nguyên Giám đốc Trung tâm xúc tiến thương mại và đầu tư (ITPC), TPHCM.
5. Lê Văn Oanh, Chủ nhiệm Khối Trí thức, CLB Truyền thống kháng chiến TP HCM.
6. Võ Văn Thôn, nguyên Giám đốc Sở Tư Pháp TPHCM.
7. Nguyễn Văn Kết [Tư Kết], nguyên Phó bí thư Đảng ủy Sở Văn hóa-Thông tin TPHCM.
8. Bùi Tiến An, cựu tù Chính trị Côn Đảo, nguyên Cán bộ Ban Dân vận Thành Ủy TPHCM.
9. Hà Thúc Huy, PGS.TS, GS Đại học TPHCM.
10. Cao Lập, cựu tù chính trị Côn Đảo, nguyên Giám đốc Khu Du lịch Bình Quới.
11. Kha Lương Ngãi, nguyên Phó tổng biên tập Báo Sài Gòn Giải Phóng.
12. Tô Lê Sơn, Kỹ sư, TPHCM.
13. Tương Lai, nguyên Viện trưởng Viện Xã Hội Học Việt Nam, nguyên thành viên Tổ Tư vấn của Thủ tướng Võ Văn Kiệt, nguyên thành viên Viện IDS.
14. Huỳnh Kim Báu, nguyên Tổng thư ký Hội Trí thức TPHCM.
15. Trần Công Thạch, Hưu trí, TPHCM.
16. GB Huỳnh Công Minh, Linh mục Tổng giáo phận Sài Gòn, TPHCM.
17. Hạ Đình Nguyên, nguyên Chủ tịch UB Hành động thuộc Tổng hội Sinh viên Sài Gòn (trước 1975), cựu tù chính trị Côn Đảo, TPHCM.
18. Nguyễn Thị Khánh Trâm, Nghiên cứu viên văn hóa, TPHCM.
19. Nguyễn Mai Oanh, Chuyên gia Nông nghiệp nông thôn, TPHCM.
20. Nguyễn Xuân Nghĩa, Tiến sĩ, Giảng viên TPHCM.
21. Trần Văn Long, nguyên Tổng thư ký UB vận động cải thiện chế độ lao tù miền Nam Việt Nam (trước 1975), nguyên Phó bí thư Thành đoàn TNCS TPHCM.
22. Lê Thân, nguyên CB Phong trào đấu tranh của nhân dân, sinh viên, học sinh tranh thủ dân chủ TP Đà Lạt, cựu tù chính trị Côn Đảo.
23. Hồ Ngọc Nhuận, Nhà báo, Ủy viên UBTW MTTQ VN, Phó chủ tịch UB MTTQ TPHCM, nguyên Giám đốc chính trị Chủ bút nhật báo Tin Sáng, TPHCM.
24. Tống Văn Công, Nhà báo, nguyên Tổng biên tập báo Lao Động, TPHCM.
25. Nguyễn Thế Thanh, Nhà báo, Cán bộ hưu trí, TPHCM.
26. Lưu Trọng Văn, Nhà báo, TPHCM.
27. Lê Phú Khải, Nhà báo, nguyên Phóng viên Đài tiếng nói Việt Nam thường trú tại miền Nam.
28. Trần Minh Quốc, Hội viên CLB Truyền thống kháng chiến TPHCM, Thường trực khối Thanh niên.
29. Nguyễn Đắc Diên, Bác sĩ nha khoa, TPHCM.
30. Đào Duy Chữ, Tiến sĩ, nguyên Phó chủ tịch Phòng Thương mại và công nghiệp Việt Nam,TPHCM.
31. Hồ Hiếu, cựu tù chính trị Côn Đảo, nguyên CB Phong trào đấu tranh của nhân dân, sinh viên, học sinh tranh thủ dân chủ TP Đà Lạt, nguyên Chánh văn phòng Quận ủy quận 1, nguyên Chánh văn phòng Ban Dân vận Thành ủy TPHCM.
32. Phan Văn Thuận, Doanh nhân, Giám đốc công ty Phú An Định, TPHCM.
33. Trần Văn Mỹ, cựu tù chính trị Côn Đảo, nguyên Giảng viên Đại học Sài Gòn, TPHCM.
34. Nguyễn Lê Thu An, cựu tù chính trị CônTPHCM Đảo, nguyên Tổng biên tập Báo Điện ảnh TPHCM.
35. Nguyễn Lê Thu Mỹ, cựu chiến sĩ biệt động khu Sài Gòn- Gia Định, CB hưu trí.
36. Nguyễn Văn Lê, nguyên Chánh Văn phòng Khu đoàn Sài Gòn-Gia Định, nguyên Chánh Văn phòng Ban Dân Vận TPHCM.
37. Trần Văn Nhiệm, nguyên Phó Giám đốc Sở Lao Động-TB và XH TpHCM.
38. Đào Công Tiến, PGS, nguyên Hiệu trưởng Trường Đại học Kinh tế TPHCM.
39. Huy Đức. Nhà báo. TPHCM.
40. Hoàng Lại Giang, nhà văn. TPHCM.
Không có nhận xét nào: