Đào Thanh Hương - 9.11.2013: Chủ nghĩa Mác-Lênin chân chính
Thập niên 60 thế kỷ trước, phong trào CS phân hóa mạnh. Đảng CS ở các nước tư bản lớn chủ trương giành chính quyền qua con đường nghị trường (nghĩa là trái với chủ trương của dùng bạo lực của Lênin). Liên Xô tán thành (đề ra khái niệm "đảng toàn dân"), Trung Quốc phản đối và gọi Liên Xô là bọn "xét lại chủ nghĩa Mác", đồng thơi đề ra tiêu chuẩn "chủ nghĩa Mác-Lê chân chính", với đặc trưng là: 1) đảng là của công nhân; 2) thực hiện đấu tranh giai cấp; 3) sử dụng bạo lực cướp chính quyền, 4) dùng chuyên chính vô sản để tiến lên CNXH (diệt địa chủ, tư sản, đấu tố với trí thức, văn nghệ sĩ).
CS Việt Nam đang áp dụng chuyên chính ở miền Bắc và sử dụng bạo lực ở miền Nam nên được Trung Quốc thừa nhận là "chân chính". Từ ngữ này rất đắc dụng thời đó, đảng nói không biết chán... Chỉ sợ không được coi là "chân chính". Nhưng rồi biết bao thay đổi tiếp theo: VN bỏ Trung Quốc để theo Liên Xô; Liên Xô sụp đổ, mở đầu thoái trào CS... Cái nhóm từ "chủ nghĩa Mác-Lênin chân chính" trở thành vô duyên, phản cảm. Tuy đảng CS VN không dùng "chân chính" nữa, nhưng không thể bỏ hẳn sự diễn đạt nó ở điều 4 hiến pháp, với các từ "tiên phong", "giai cấp", "Mác-Lê", "nhân dân lao động"... nghe rất chướng.
Điều 4 (sửa đổi, bổ sung)
1. Đảng Cộng sản Việt Nam, đội tiên phong của giai cấp công nhân, đồng thời là đội tiên phong của nhân dân lao động và của dân tộc Việt Nam, đại biểu trung thành lợi ích của giai cấp công nhân, nhân dân lao động và của cả dân tộc, lấy chủ nghĩa Mác - Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh làm nền tảng tư tưởng, là lực lượng lãnh đạo Nhà nước và xã hội.
Xin nhớ: hiện nay "nhân dân không lao động" đang chiếm tỷ lệ cao trong dân số, gồm học sinh, các cụ già (chưa đến tuổi lao động và hết tuổi lao động). Nếu cộng thêm bọn tham nhũng (không cần lao động, ngày càng đông đảo), thì chiếm tới nửa dân số. Họ nằm ngoài điều 4.
Thập niên 60 thế kỷ trước, phong trào CS phân hóa mạnh. Đảng CS ở các nước tư bản lớn chủ trương giành chính quyền qua con đường nghị trường (nghĩa là trái với chủ trương của dùng bạo lực của Lênin). Liên Xô tán thành (đề ra khái niệm "đảng toàn dân"), Trung Quốc phản đối và gọi Liên Xô là bọn "xét lại chủ nghĩa Mác", đồng thơi đề ra tiêu chuẩn "chủ nghĩa Mác-Lê chân chính", với đặc trưng là: 1) đảng là của công nhân; 2) thực hiện đấu tranh giai cấp; 3) sử dụng bạo lực cướp chính quyền, 4) dùng chuyên chính vô sản để tiến lên CNXH (diệt địa chủ, tư sản, đấu tố với trí thức, văn nghệ sĩ).
CS Việt Nam đang áp dụng chuyên chính ở miền Bắc và sử dụng bạo lực ở miền Nam nên được Trung Quốc thừa nhận là "chân chính". Từ ngữ này rất đắc dụng thời đó, đảng nói không biết chán... Chỉ sợ không được coi là "chân chính". Nhưng rồi biết bao thay đổi tiếp theo: VN bỏ Trung Quốc để theo Liên Xô; Liên Xô sụp đổ, mở đầu thoái trào CS... Cái nhóm từ "chủ nghĩa Mác-Lênin chân chính" trở thành vô duyên, phản cảm. Tuy đảng CS VN không dùng "chân chính" nữa, nhưng không thể bỏ hẳn sự diễn đạt nó ở điều 4 hiến pháp, với các từ "tiên phong", "giai cấp", "Mác-Lê", "nhân dân lao động"... nghe rất chướng.
Điều 4 (sửa đổi, bổ sung)
1. Đảng Cộng sản Việt Nam, đội tiên phong của giai cấp công nhân, đồng thời là đội tiên phong của nhân dân lao động và của dân tộc Việt Nam, đại biểu trung thành lợi ích của giai cấp công nhân, nhân dân lao động và của cả dân tộc, lấy chủ nghĩa Mác - Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh làm nền tảng tư tưởng, là lực lượng lãnh đạo Nhà nước và xã hội.
Xin nhớ: hiện nay "nhân dân không lao động" đang chiếm tỷ lệ cao trong dân số, gồm học sinh, các cụ già (chưa đến tuổi lao động và hết tuổi lao động). Nếu cộng thêm bọn tham nhũng (không cần lao động, ngày càng đông đảo), thì chiếm tới nửa dân số. Họ nằm ngoài điều 4.
Đã có Đảng và Nhà Nước lo
Khi đảng CS còn được tin tưởng (đảng viên rất gương mẫu và sẵn sàng hi sinh) thì cụm từ nói trên rất đắc dụng. Nó giúp trấn an lòng dân. Dân cứ biết tuân theo lời dạy, chỉ thị, chính sách của đảng. Những việc quốc gia đại sự "đã có đảng và nhà nước lo".
Nhưng khi niềm tin mất đi, tham nhũng tràn lan (thủ phạm hầu hết là đảng viên), tình hình mất đất, mất biển... cụm từ này nghe rất phản cảm, nực cười. Đảng CS đã tự thấy mình ngu và lố bịch - nếu còn sử dụng nó - cho nên sang 2013 dường như đã thôi hẳn.
CNXH và XHCN
"Chủ nghĩa xã hội" (danh từ, được google cho 18 triệu kết quả) và "xã hội chủ nghĩa" (tính từ, 120 triệu kết quả) là những từ phổ biến nhất hiện nay.
Chúng cũng trải qua 2 giai đoạn: thăng và trầm.
CNXH = cái bong bóng sặc sỡ, từng mê hoặc nhiều người
- Thập niên 60 trước đây, đảng chủ trương: vừa gây chiến thôn tính miền nam, lại vừa xây dựng CNXH ở miền bắc (tập thể hóa, hợp tác hóa). Thất bại trong xây dựng CNXH, nhưng được "phe ta" hỗ trợ hàng hóa, lương thực, khí giới, đảng CS vẫn tiến hành được cuộc nội chiến. Khi thống nhất đất nước, đảng CS dồn toàn lực "tiến nhanh, tiến mạnh, tiến vững chắc lên CNXH". Dân VN hy vọng tràn trề, nhưng rồi thất bại cay đắng. Đảng CS phải sửa sai, làm khác trước (tự gọi là "đổi mới" - có mà "đổi mới" cái cóc khô!).
- Thập niên 90, sau khi Liên Xô sụp đổ, dân ta "ngã ngửa" mà nhận ra rằng trên đời này chưa hề có CNXH. Nó đẹp mơ hồ, huyền ảo, giống như khải niệm "thiên đường" - chưa bao giờ có, mà chỉ trên lý thuyết, trong tưởng tượng, với hình ảnh sặc sỡ, mờ ảo, thuộc giấc mơ tính bằng những thế kỷ.
Bây giờ mà đảng CS còn nói leo lẻo về CNXH chỉ tổ bị cười khẩy, kể cả nghe chửi. Khốn nỗi, không nói thế, làm sao còn lý do ngồi trên đầu dân? Nói CNXH là "khát vọng" của dân là sự vu cáo trơ tráo, nhưng cứ phải vu; cũng vì lý do trên.
Tính từ XHCN được gắn vào mọi khái niệm để ca ngợi sự "hơn hẳn"; đồng thời để dè bỉu chính những khái niệm đó khi chúng được gắn với tính từ "tư sản".
Xin tóm bằng một câu: Cộng Sản mượn những khái niệm cao cả và tốt đẹp do cách mạng tư sản cống hiến cho nhân loại, gắn vào nó tính từ XHCN để tự khen (cái chưa hề có) và dè bỉu cái tốt nhất hiện đang có.
Ví dụ, Nền dân chủ XHCN (như kiểu bầu cử quốc hội, dân đã ngấy tận cổ) hơn triệu lần nền dân chủ tư sản. Giáo dục XHCN (đang khủng hoảng) hơn hẳn giáo dục tư sản. Con người XHCN (năng suất thấp và không ham xây dựng CNXH) hơn hẳn con người tư sản (năng suất cao hơn)...
Định nghĩa XHCN (tính từ), các từ điển đều ghi rõ: thuộc về CNXH, hoặc mang tính chất CNXH...
Cứ coi CNXH là thiên đường mà nhân loại mơ ước, xin phép thay CNXH bằng "thiên đường", ta có các định nghĩa "cười vỡ bụng" vì sự lố bịch:
- Con người XHCN = con người mang tính chất thiên đường...= con người lêu bêu trên thiên đường...
- Pháp quyền XHCN = pháp quyền mang tính chất thiên đường...
- Nền dân chủ XHCN = nền dân chủ mang tính chất thiên đường...
- Nước cộng hòa XHCN = nước cộng hòa mang tính chất thiên đường...
- Tài sản XHCN = tài sản mang tính chất thiên đường...
- ???
Không có nhận xét nào: