Thứ Sáu, 13/12/2013 12:03: (NLĐO)- Với tư cách là cơ quan bị hại song đại diện Bộ GTVT đến muộn tòa muộn sáng nay 13-12; còn đại diện cho Vinalines thì không nắm rõ thiệt hại và không có yêu cầu gì về thiệt hại của tổng công ty mà chỉ nhắc đi nhắc lại: "Tùy phán quyết của tòa".
Hôm nay 13-12, bước sang ngày thứ 2 xét xử sơ thẩm vụ án hình sự đối với
Dương Chí Dũng và 9 đồng phạm, Hội đồng xét xử (HĐXX) tiếp tục thẩm vấn
nhằm làm rõ việc tham ô 28 tỉ đồng của các bị cáo trong thương vụ mua ụ
nổi No. 83M.
Chiều tối qua 12-12, bị cáo Trần Hải Sơn đã khai sở dĩ mình được Dương Chí Dũng và Mai Văn Phúc “chọn mặt gửi vàng” trong việc nhận tiền “lại quả” là vì ngoài việc được lãnh đạo tin tưởng thì đơn vị của Sơn sẽ sử dụng ụ nổi sau khi đưa về Việt Nam.
Sau khi nghe ông Goh Hoon Seow - Giám đốc Công ty AP, Singapore - nói Sơn chuẩn bị tiếp nhận số “tiền lại” lại quả, Sơn đã kiểm tra lại thông tin từ Dương Chí Dũng, Mai Văn Phúc và đã được xác nhận.
Số tiền đó được chia theo chỉ đạo của Dương Chí Dũng là: “Chia theo tỉ lệ 10 tỉ đồng cho anh, 10 tỉ đồng cho anh Phúc, còn lại cho em”. Nhận được tiền, Sơn đã đưa 10 tỉ đồng cho Dương Chí Dũng làm 2 đợt; đưa cho Mai Văn Phúc làm 3 đợt và “bồi dưỡng” Trần Hữu Chiều 340 triệu đồng.
Bị cáo Dương Chí Dũng phủ nhận toàn bộ nội dung của Sơn, cho rằng chỉ nhận được… vali rượu và cũng không có chuyện Sơn mang tiền về cho bị cáo ở Hải Phòng. Ngoài ra, số tiền mua 2 căn hộ cao cấp cho “bồ nhí” là Dũng lấy tiền của vợ chứ không phải tiền tham ô.
Sáng nay 13-12, tại tòa, bị cáo Mai Văn Phúc - người bị cáo buộc nhận 10 tỉ đồng - cũng tiếp tục phủ nhận hành vi phạm tội của mình. Bị cáo khẳng định mình không bàn bạc, không tổ chức vụ nhận tiền “lại quả” này.
Chủ tọa hỏi: “Trong trường hợp bị cáo biết Dương Chí Dũng làm sai, ở vị trí của bị cáo thì phải làm gì?”, Mai Văn Phúc trả lời: “Ở vị trí của bị cáo sẽ không làm theo. Bị cáo Dũng và tôi chưa bao giờ có sự thỏa thuận nào”.
Bị cáo Mai Văn Phúc xin phép nhờ chủ tọa hỏi Trần Hải Sơn: các hợp đồng với AP để hợp thức hóa chuyển tiền 1,67 triệu USD về Việt Nam được ai chỉ đạo? Bị cáo có khai là bị cáo có về quê nhà tôi chuyển tôi 2,5 tỉ đồng, ngồi tại phòng khách ở quê. Vậy phòng khách nhà tôi ở tầng mấy, được bố trí ở gian nào?
Khi được chủ tọa hỏi, Trần Hải Sơn nói: “Không ai chỉ đạo tôi làm hợp đồng khống. Còn việc thực hiện giao dịch là theo chỉ đạo của anh Dũng. Anh Phúc nhận được số tiền này là do tôi hoàn toàn chủ động. Ông Goh Hoon Seow yêu cầu phải nhận tiền. Nhưng để thực hiện chỉ đạo anh Dũng, anh Phúc cần phải nhận số tiền đó”.
Riêng câu hỏi về phòng khách nhà bị cáo Phúc, Trần Hải Sơn không trả lời rõ được. “Tôi chưa biết nhà, chỉ biết nhà ở đường. Tôi đợi ở bên ngoài, anh Phúc dẫn tôi đi vào một hẻm mà ô tô không vào được rồi rẽ trái. Sau đó vào phòng bên trong, vào gian giữa thì tôi thấy là có ghế và có bộ bàn ghế”.
Chủ tọa vặn lại: Vậy tại sao bị cáo khai với cơ quan điều tra là giao tiền ở phòng khách? Sơn lí nhí: “Bị cáo thấy có bộ bàn ghế thì nghĩ vậy”.
Tiếp tục phủ nhận toàn bộ việc nhận tiền, Phúc khẳng định: “Không có việc anh Sơn đến và không có việc nhà bị cáo… 1 năm bị cáo chỉ về quê được 1 đến 2 lần. Cũng rất may cho bị cáo, Sơn khai con trai của bị cáo lái xe cho bị cáo. Con trai bị cáo có về nhưng đến ngày 28 và đêm 28 tết chúng tôi mới đón con từ Anh quốc quay về. Vậy, liệu có việc anh Sơn đến hay không, có việc anh Sơn về quê hay không?”
“Lời khai của Sơn từ đầu tới cuối thay đổi rất nhiều, dẫn dắt tới việc về quê bị cáo song không có việc này. Vì lúc đó bị cáo đang trong TP HCM. Bị cáo Sơn lúc đầu khai mang tiền đến nhà bị cáo bằng 3 vali xách tay kéo. Nhưng bị cáo khai với cơ quan điều tra là bị cáo đã chuyển chỗ ở. Bị cáo Sơn lại khai mang tiền về quê nhưng thực tế cuối năm bị cáo mới về quê”.
Từ 8 giờ 45, HĐXX tiếp tục xét hỏi các bên có nghĩa vụ, quyền lợi liên quan, trong đó tập trung vào cơ quan chủ quản của Vinalines là Bộ Giao thông Vận tải (GTVT).
Theo cáo trạng của VKSND Tối cao, Bộ GTVT là cơ quan quản lý ngành, có chức năng tham gia kiểm tra, giám sát việc quản lý, sử dụng vốn, đánh giá kết quả kinh doanh của Vinalines trong quá trình phê duyệt thực hiện dự án.
“Tuy nhiên trong thời gian dài, bộ này đã không cập nhập, kiểm tra, giám sát, để Vinalines xảy ra nhiều sai phạm, gây thiệt hại rất lớn nên phải kiểm điểm, có biện pháp xử lý nghiêm đối với những cán bộ liên quan” - cáo trạng nêu rõ.
Trong phần xét hỏi, HĐXX đã hỏi đại diện của Bộ GTVT, tuy nhiên sau nhiều lần xướng tên vẫn không thấy đại diện của Bộ này do... đến muộn.
Chủ tọa đành gọi hỏi ông Lê Trung Thanh, Phó Tổng Giám đốc Vinalienes trước tiên.
Chủ tọa hỏi: “Thiệt hại đến thời điểm này là bao nhiêu, Vinalines có đề nghị gì không?”. Ông Thanh cho biết hiện ụ nổi đang neo tại cảng thuộc tỉnh Long An. Hiện nay đã bàn giao cho nhà máy sửa chữa tàu biển. Nhà máy sửa chữa đó là Công ty TNHH hai thành viên mà Vinalines và 1 doanh nghiệp khác đầu tư.
Chủ tọa hỏi tiếp: “Chi phí neo đậu là bao nhiêu một tháng?” thì ông Thanh cho hay, tốn khoảng 1 tỉ đồng/tháng chi phí cho trông coi, thuê bến. Song khi HĐXX hỏi tổng chi phí từ lúc mua về, chi phí bảo hiểm và các chi phí khác đến nay là hết bao nhiêu? Thì ông Thanh cho biết chưa có số liệu trong tay, sẽ cung cấp sau.
Chủ tọa hỏi: “Đối với thiệt hại này thì Vinalines có đề nghị gì không?”.
Ông Thanh trả lời ngắn gọn: “Sẽ tuân thủ phán quyết của tòa” khiến chủ tọa phải giải thích ông đang đại diện cho Công ty đại diện cho tài sản nhà nước vì vậy ông có đề nghị gì không?
Ông Thanh vẫn điệp khúc: “Tuân thủ theo tòa phán xử”.
Lúc này vị chủ tọa gay gắt hơn: “Trách nhiệm của ông là phài bảo vệ tài sản nhà nước, ông phải có đề nghị chính thức chứ?”
Ông Thanh không nói khác: “Tùy phán quyết của tòa”.
Trong khi đó, ông Đinh Quốc Vinh, đại diện Đăng kiểm Việt Nam khi được hỏi trong quá trình Lê Văn Dương báo cáo thì ông có phát hiện gì không? Có ý kiến gì không?” thì ông này cho rằng Lê Văn Dương đã làm đúng chức trách, đúng nhiệm vụ. “Với thời gian 3 ngày, ngắn như thế nên anh Dương đã đánh giá đúng thực trạng” - ông Vinh nói.
Tiếp đến, ông Trần Thái Sơn, đại diện Bộ Tài Chính được đặt vấn đề: “Chức năng nhiệm vụ Bộ Tài chính với Vinalines, hàng năm có kiểm tra chi tiêu và phát hiện gì ở Vinalines không?” thì ông Sơn cho hay: “Các vụ của Bộ có báo cáo, tôi không nắm được”.
Đối với đại điện Bộ GTVT, khi HĐXX đặt vấn đề: “Trách nhiệm của Bộ GTVT như thế nào trong vụ việc này” thì đại diện nói: “Bộ chỉ quản lý về mặt chuyên ngành thôi còn lúc đó Vinalines là Tổng Công ty 91 do Chính phủ quản lý, vì vậy thẩm quyền thanh tra thuộc Thanh tra Chính phủ, Bộ GTVT không có thẩm quyền kiểm tra”.
Chủ tọa tiếp: “Vậy Bộ được giám sát không?”, đại diện trả lời: “Ví dụ việc mua ụ nổi là do thẩm quyền của doanh nghiệp, của HĐQT tự quyết định, Bộ không can thiệp được”.
Nguyễn Quyết
Chiều tối qua 12-12, bị cáo Trần Hải Sơn đã khai sở dĩ mình được Dương Chí Dũng và Mai Văn Phúc “chọn mặt gửi vàng” trong việc nhận tiền “lại quả” là vì ngoài việc được lãnh đạo tin tưởng thì đơn vị của Sơn sẽ sử dụng ụ nổi sau khi đưa về Việt Nam.
Bị cáo Mai Văn Phúc (đứng) và Dương Chí Dũng (bìa trái) đều quyết liệt chối bỏ mọi chứng cứ buộc tội liên quan đến vụ tham ô 28 tỉ đồng “lại quả” - Ảnh: Dân trí
Sau khi nghe ông Goh Hoon Seow - Giám đốc Công ty AP, Singapore - nói Sơn chuẩn bị tiếp nhận số “tiền lại” lại quả, Sơn đã kiểm tra lại thông tin từ Dương Chí Dũng, Mai Văn Phúc và đã được xác nhận.
Số tiền đó được chia theo chỉ đạo của Dương Chí Dũng là: “Chia theo tỉ lệ 10 tỉ đồng cho anh, 10 tỉ đồng cho anh Phúc, còn lại cho em”. Nhận được tiền, Sơn đã đưa 10 tỉ đồng cho Dương Chí Dũng làm 2 đợt; đưa cho Mai Văn Phúc làm 3 đợt và “bồi dưỡng” Trần Hữu Chiều 340 triệu đồng.
Bị cáo Dương Chí Dũng phủ nhận toàn bộ nội dung của Sơn, cho rằng chỉ nhận được… vali rượu và cũng không có chuyện Sơn mang tiền về cho bị cáo ở Hải Phòng. Ngoài ra, số tiền mua 2 căn hộ cao cấp cho “bồ nhí” là Dũng lấy tiền của vợ chứ không phải tiền tham ô.
Sáng nay 13-12, tại tòa, bị cáo Mai Văn Phúc - người bị cáo buộc nhận 10 tỉ đồng - cũng tiếp tục phủ nhận hành vi phạm tội của mình. Bị cáo khẳng định mình không bàn bạc, không tổ chức vụ nhận tiền “lại quả” này.
Chủ tọa hỏi: “Trong trường hợp bị cáo biết Dương Chí Dũng làm sai, ở vị trí của bị cáo thì phải làm gì?”, Mai Văn Phúc trả lời: “Ở vị trí của bị cáo sẽ không làm theo. Bị cáo Dũng và tôi chưa bao giờ có sự thỏa thuận nào”.
Bị cáo Mai Văn Phúc xin phép nhờ chủ tọa hỏi Trần Hải Sơn: các hợp đồng với AP để hợp thức hóa chuyển tiền 1,67 triệu USD về Việt Nam được ai chỉ đạo? Bị cáo có khai là bị cáo có về quê nhà tôi chuyển tôi 2,5 tỉ đồng, ngồi tại phòng khách ở quê. Vậy phòng khách nhà tôi ở tầng mấy, được bố trí ở gian nào?
Khi được chủ tọa hỏi, Trần Hải Sơn nói: “Không ai chỉ đạo tôi làm hợp đồng khống. Còn việc thực hiện giao dịch là theo chỉ đạo của anh Dũng. Anh Phúc nhận được số tiền này là do tôi hoàn toàn chủ động. Ông Goh Hoon Seow yêu cầu phải nhận tiền. Nhưng để thực hiện chỉ đạo anh Dũng, anh Phúc cần phải nhận số tiền đó”.
Riêng câu hỏi về phòng khách nhà bị cáo Phúc, Trần Hải Sơn không trả lời rõ được. “Tôi chưa biết nhà, chỉ biết nhà ở đường. Tôi đợi ở bên ngoài, anh Phúc dẫn tôi đi vào một hẻm mà ô tô không vào được rồi rẽ trái. Sau đó vào phòng bên trong, vào gian giữa thì tôi thấy là có ghế và có bộ bàn ghế”.
Chủ tọa vặn lại: Vậy tại sao bị cáo khai với cơ quan điều tra là giao tiền ở phòng khách? Sơn lí nhí: “Bị cáo thấy có bộ bàn ghế thì nghĩ vậy”.
Tiếp tục phủ nhận toàn bộ việc nhận tiền, Phúc khẳng định: “Không có việc anh Sơn đến và không có việc nhà bị cáo… 1 năm bị cáo chỉ về quê được 1 đến 2 lần. Cũng rất may cho bị cáo, Sơn khai con trai của bị cáo lái xe cho bị cáo. Con trai bị cáo có về nhưng đến ngày 28 và đêm 28 tết chúng tôi mới đón con từ Anh quốc quay về. Vậy, liệu có việc anh Sơn đến hay không, có việc anh Sơn về quê hay không?”
“Lời khai của Sơn từ đầu tới cuối thay đổi rất nhiều, dẫn dắt tới việc về quê bị cáo song không có việc này. Vì lúc đó bị cáo đang trong TP HCM. Bị cáo Sơn lúc đầu khai mang tiền đến nhà bị cáo bằng 3 vali xách tay kéo. Nhưng bị cáo khai với cơ quan điều tra là bị cáo đã chuyển chỗ ở. Bị cáo Sơn lại khai mang tiền về quê nhưng thực tế cuối năm bị cáo mới về quê”.
Hội đồng xét xử phiên toà. Ảnh: Nguyễn Quyết (chụp qua màn hình)
Từ 8 giờ 45, HĐXX tiếp tục xét hỏi các bên có nghĩa vụ, quyền lợi liên quan, trong đó tập trung vào cơ quan chủ quản của Vinalines là Bộ Giao thông Vận tải (GTVT).
Theo cáo trạng của VKSND Tối cao, Bộ GTVT là cơ quan quản lý ngành, có chức năng tham gia kiểm tra, giám sát việc quản lý, sử dụng vốn, đánh giá kết quả kinh doanh của Vinalines trong quá trình phê duyệt thực hiện dự án.
“Tuy nhiên trong thời gian dài, bộ này đã không cập nhập, kiểm tra, giám sát, để Vinalines xảy ra nhiều sai phạm, gây thiệt hại rất lớn nên phải kiểm điểm, có biện pháp xử lý nghiêm đối với những cán bộ liên quan” - cáo trạng nêu rõ.
Trong phần xét hỏi, HĐXX đã hỏi đại diện của Bộ GTVT, tuy nhiên sau nhiều lần xướng tên vẫn không thấy đại diện của Bộ này do... đến muộn.
Chủ tọa đành gọi hỏi ông Lê Trung Thanh, Phó Tổng Giám đốc Vinalienes trước tiên.
Chủ tọa hỏi: “Thiệt hại đến thời điểm này là bao nhiêu, Vinalines có đề nghị gì không?”. Ông Thanh cho biết hiện ụ nổi đang neo tại cảng thuộc tỉnh Long An. Hiện nay đã bàn giao cho nhà máy sửa chữa tàu biển. Nhà máy sửa chữa đó là Công ty TNHH hai thành viên mà Vinalines và 1 doanh nghiệp khác đầu tư.
Chủ tọa hỏi tiếp: “Chi phí neo đậu là bao nhiêu một tháng?” thì ông Thanh cho hay, tốn khoảng 1 tỉ đồng/tháng chi phí cho trông coi, thuê bến. Song khi HĐXX hỏi tổng chi phí từ lúc mua về, chi phí bảo hiểm và các chi phí khác đến nay là hết bao nhiêu? Thì ông Thanh cho biết chưa có số liệu trong tay, sẽ cung cấp sau.
Chủ tọa hỏi: “Đối với thiệt hại này thì Vinalines có đề nghị gì không?”.
Ông Thanh trả lời ngắn gọn: “Sẽ tuân thủ phán quyết của tòa” khiến chủ tọa phải giải thích ông đang đại diện cho Công ty đại diện cho tài sản nhà nước vì vậy ông có đề nghị gì không?
Ông Thanh vẫn điệp khúc: “Tuân thủ theo tòa phán xử”.
Lúc này vị chủ tọa gay gắt hơn: “Trách nhiệm của ông là phài bảo vệ tài sản nhà nước, ông phải có đề nghị chính thức chứ?”
Ông Thanh không nói khác: “Tùy phán quyết của tòa”.
Trong khi đó, ông Đinh Quốc Vinh, đại diện Đăng kiểm Việt Nam khi được hỏi trong quá trình Lê Văn Dương báo cáo thì ông có phát hiện gì không? Có ý kiến gì không?” thì ông này cho rằng Lê Văn Dương đã làm đúng chức trách, đúng nhiệm vụ. “Với thời gian 3 ngày, ngắn như thế nên anh Dương đã đánh giá đúng thực trạng” - ông Vinh nói.
Tiếp đến, ông Trần Thái Sơn, đại diện Bộ Tài Chính được đặt vấn đề: “Chức năng nhiệm vụ Bộ Tài chính với Vinalines, hàng năm có kiểm tra chi tiêu và phát hiện gì ở Vinalines không?” thì ông Sơn cho hay: “Các vụ của Bộ có báo cáo, tôi không nắm được”.
Đối với đại điện Bộ GTVT, khi HĐXX đặt vấn đề: “Trách nhiệm của Bộ GTVT như thế nào trong vụ việc này” thì đại diện nói: “Bộ chỉ quản lý về mặt chuyên ngành thôi còn lúc đó Vinalines là Tổng Công ty 91 do Chính phủ quản lý, vì vậy thẩm quyền thanh tra thuộc Thanh tra Chính phủ, Bộ GTVT không có thẩm quyền kiểm tra”.
Chủ tọa tiếp: “Vậy Bộ được giám sát không?”, đại diện trả lời: “Ví dụ việc mua ụ nổi là do thẩm quyền của doanh nghiệp, của HĐQT tự quyết định, Bộ không can thiệp được”.
Nguyễn Quyết
Nguồn: http://nld.com.vn/phap-luat/bo-gtvt-den-muon-vinalines-khong-ro-thiet-hai-20131213114911866.ht
Không có nhận xét nào: