Giới trẻ tham dự buổi sinh hoạt mừng ngày Quốc Tế Nhân Quyền và cầm các bong bóng màu xanh với hàng chữ 'Quyền con người của Chúng Ta phải được tôn trọng' (Ảnh: Danlambao) |
VOA - 10.12.2013: Các nhà ngoại giao hàng đầu của Mỹ, Đức và Anh tại Hà Nội đã lên tiếng thúc giục Việt Nam cải thiện thành tích nhân quyền và không hạn chế các quyền tự do của người dân.
Phát biểu của Đại sứ Mỹ David Shear, Đại sứ Đức Jutta Frasch và Phó Đại sứ Anh Lesley Craig đồng loạt được đưa ra nhân ngày Nhân quyền Quốc tế 10/12.
Ngày này kỷ niệm Bản Tuyên ngôn thế giới về nhân quyền được Đại Hội đồng Liên Hiệp Quốc thông qua ngày 10/12/1948.
Trong thông cáo ra ngày 10/12, ông Shear nêu việc Hoa Kỳ và Việt Nam ‘tái khẳng định cam kết của hai nước về ủng hộ Tuyên ngôn Nhân quyền trong Quan hệ Đối tác Toàn diện Hoa Kỳ - Việt Nam được Tổng thống Obama và Chủ tịch Trương Tấn Sang công bố hồi tháng Bảy’.
Ông Shear cũng lặp lại một tuyên bố trước đây rằng Mỹ ‘ủng hộ một nước Việt Nam vững mạnh, thịnh vượng và độc lập mà cũng tôn trọng nhân quyền và pháp quyền’.
Đại sứ Hoa Kỳ nói rằng đạt được tiến bộ rõ ràng về nhân quyền ‘có tầm quan trọng quyết định đối với mối quan hệ của chúng ta, có tác động đến mọi khía cạnh của chính sách đối ngoại’.
Ông cũng kêu gọi Việt Nam ‘trả tự do cho tất cả các tù nhân lương tâm, cho phép mọi người Việt Nam được bày tỏ ý kiến của bản thân, và bảo vệ tự do tôn giáo trên toàn quốc’.
Trong khi đó, cơ quan đại diện ngoại giao của Đức và Anh cũng ra chung một thông cáo, trong đó cho rằng ‘Việt Nam đã đạt được kết quả to lớn trong việc thực thi các quyền xã hội và kinh tế’.
Nhưng hai nhà ngoai giao của châu Âu cho rằng ở Việt Nam ‘có những người bị giam giữ vì họ công khai đưa ra chính kiến của mình’.
Thông cáo viết: “Việt Nam phải bảo đảm không hạn chế quyền tự do chính kiến, tự do báo chí và tự do hội họp và phải thả ngay tất cả những người bị giam giữ vì tội đã đưa ra những chính kiến của mình”.
Các nhà ngoại giao phương Tây cũng cho rằng việc Việt Nam vào Hội đồng Nhân quyền Liên Hiệp Quốc là cơ hội để Việt Nam chứng minh cam kết đối với Tuyên ngôn Thế giới về nhân quyền bằng lời nói và hành động.
Đại sứ Mỹ nói trong thông cáo: “Cùng là một thành viên trong Hội đồng, Hoa Kỳ sẽ tìm cách cộng tác với Việt Nam trong mọi cơ hội nhằm đạt được các tiêu chuẩn cao này”.
Việc Việt Nam gia nhập Hội đồng này cho thấy ‘Việt Nam muốn nỗ lực hoạt động bảo đảm nhân quyền”.
Hôm 10/12, báo điện tử của chính phủ Việt Nam đã cho đăng bài viết của Phó Thủ tướng kiêm Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Phạm Bình Minh với tựa đề, ‘Bảo vệ quyền con người, chính sách bắt nguồn từ khát vọng của nhân dân’, trong đó đề cập nhiều tới việc Việt Nam trúng cử vào Hội đồng Nhân quyền Liên Hiệp Quốc.
Ông Minh viết rằng việc Việt Nam ứng cử vào Hội đồng này ‘xuất phát từ chính sách nhất quán của Đảng và Nhà nước ta là bảo vệ, thúc đẩy các quyền con người và tích cực đóng góp vào hợp tác quốc tế trong lĩnh vực này’.
Trả lời VOA Việt Ngữ tối 10/12, blogger Mẹ Nấm tức bà Nguyễn Ngọc Như Quỳnh nói rằng việc Việt Nam trở thành thành viên của Hội đồng Nhân quyền LHQ ‘có ý nghĩa rất lớn’.
“Nó sẽ buộc Việt Nam phải tuân thủ các luật chơi của quốc tế và các nguyên tắc mà các công ước quốc tế đã đề ra, dựa vào các công ước quốc tế để ban hành những nghị định, những luật đúng với luật pháp quốc tế. Điều này nó sẽ có lợi cho toàn bộ người dân Việt Nam. Nhưng mà mọi người biết rồi, Việt Nam luôn có luật chơi riêng. Việc Việt Nam vào Hội đồng Nhân quyền Liên Hiệp Quốc thì điều ý nghĩa nhất là tất cả các nước mà đã bỏ phiếu bầu chọn cho Việt Nam trách nhiệm và nghĩa vụ phải theo dõi tình hình này”.
Bà Quỳnh từng tới các cơ quan ngoại giao nước ngoài ở Hà Nội để trao tuyên bố của Mạng lưới blogger Việt Nam.
Bà cũng là một trong các thành viên sáng lập Hội Phụ nữ Nhân quyền Việt Nam mới ra mắt.
Blogger này cho rằng bà nghĩ tình hình nhân quyền ở Việt Nam là một ‘thảm họa’ sau vụ việc xảy ra với bà và một blogger khác hôm 10/12.
“Buổi sáng khi tôi đến Sài Gòn, tôi hy vọng sẽ có một ngày rất là bình thường và sau những gì vừa mới xảy ra thì tôi nghĩ tình hình nhân quyền ở Việt Nam nó là một thảm họa bởi vì khi tôi đến thăm blogger Nguyễn Hoàng Vi xong và chuẩn bị cho ra về và hai chị em đi bộ trên đường thì an ninh, mật vụ mặc thường phục đã nhào vào cướp giật con gấu bông đồ chơi trên tay của Hoàng Vi và sau đó đánh đập Hoàng Vi rất tàn nhẫn, thậm chí là cả tôi và con trai tôi cũng không thoát khỏi những cú đánh đó. Sau đó họ đẩy hai chị em tôi và một em nữa đang có thai vào nhà và khóa trái cửa lại”.
Theo bà Quỳnh, việc bà dự định tham gia buổi ra mắt mạng lưới blogger Việt Nam tại Sài Gòn có thể là lý do dẫn tới sự việc trên.
Một đoạn video đăng tải trên Facebook của bà Quỳnh cho thấy một đám người xô đẩy nhau và to tiếng trước một ngôi nhà, và các hình ảnh cũng cho thấy cửa sau đó bị khóa trái.
Những ngày qua xuất hiện thông tin về việc nhiều blogger bị an ninh xách nhiễu nhưng VOA Việt Ngữ không thể phỏng vấn những người thuộc lực lượng công quyền.
Phát biểu của Đại sứ Mỹ David Shear, Đại sứ Đức Jutta Frasch và Phó Đại sứ Anh Lesley Craig đồng loạt được đưa ra nhân ngày Nhân quyền Quốc tế 10/12.
Ngày này kỷ niệm Bản Tuyên ngôn thế giới về nhân quyền được Đại Hội đồng Liên Hiệp Quốc thông qua ngày 10/12/1948.
Trong thông cáo ra ngày 10/12, ông Shear nêu việc Hoa Kỳ và Việt Nam ‘tái khẳng định cam kết của hai nước về ủng hộ Tuyên ngôn Nhân quyền trong Quan hệ Đối tác Toàn diện Hoa Kỳ - Việt Nam được Tổng thống Obama và Chủ tịch Trương Tấn Sang công bố hồi tháng Bảy’.
Ðại sứ Shear lặp lại một tuyên bố trước đây rằng Mỹ ‘ủng hộ một nước Việt Nam vững mạnh, thịnh vượng và độc lập mà cũng tôn trọng nhân quyền và pháp quyền’. |
Đại sứ Hoa Kỳ nói rằng đạt được tiến bộ rõ ràng về nhân quyền ‘có tầm quan trọng quyết định đối với mối quan hệ của chúng ta, có tác động đến mọi khía cạnh của chính sách đối ngoại’.
Ông cũng kêu gọi Việt Nam ‘trả tự do cho tất cả các tù nhân lương tâm, cho phép mọi người Việt Nam được bày tỏ ý kiến của bản thân, và bảo vệ tự do tôn giáo trên toàn quốc’.
Trong khi đó, cơ quan đại diện ngoại giao của Đức và Anh cũng ra chung một thông cáo, trong đó cho rằng ‘Việt Nam đã đạt được kết quả to lớn trong việc thực thi các quyền xã hội và kinh tế’.
Nhưng hai nhà ngoai giao của châu Âu cho rằng ở Việt Nam ‘có những người bị giam giữ vì họ công khai đưa ra chính kiến của mình’.
Thông cáo viết: “Việt Nam phải bảo đảm không hạn chế quyền tự do chính kiến, tự do báo chí và tự do hội họp và phải thả ngay tất cả những người bị giam giữ vì tội đã đưa ra những chính kiến của mình”.
Các nhà ngoại giao phương Tây cũng cho rằng việc Việt Nam vào Hội đồng Nhân quyền Liên Hiệp Quốc là cơ hội để Việt Nam chứng minh cam kết đối với Tuyên ngôn Thế giới về nhân quyền bằng lời nói và hành động.
Đại sứ Mỹ nói trong thông cáo: “Cùng là một thành viên trong Hội đồng, Hoa Kỳ sẽ tìm cách cộng tác với Việt Nam trong mọi cơ hội nhằm đạt được các tiêu chuẩn cao này”.
Việc Việt Nam gia nhập Hội đồng này cho thấy ‘Việt Nam muốn nỗ lực hoạt động bảo đảm nhân quyền”.
Hôm 10/12, báo điện tử của chính phủ Việt Nam đã cho đăng bài viết của Phó Thủ tướng kiêm Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Phạm Bình Minh với tựa đề, ‘Bảo vệ quyền con người, chính sách bắt nguồn từ khát vọng của nhân dân’, trong đó đề cập nhiều tới việc Việt Nam trúng cử vào Hội đồng Nhân quyền Liên Hiệp Quốc.
Ông Minh viết rằng việc Việt Nam ứng cử vào Hội đồng này ‘xuất phát từ chính sách nhất quán của Đảng và Nhà nước ta là bảo vệ, thúc đẩy các quyền con người và tích cực đóng góp vào hợp tác quốc tế trong lĩnh vực này’.
Blogger Mẹ Nấm - Nguyễn Ngọc Như Quỳnh. |
“Nó sẽ buộc Việt Nam phải tuân thủ các luật chơi của quốc tế và các nguyên tắc mà các công ước quốc tế đã đề ra, dựa vào các công ước quốc tế để ban hành những nghị định, những luật đúng với luật pháp quốc tế. Điều này nó sẽ có lợi cho toàn bộ người dân Việt Nam. Nhưng mà mọi người biết rồi, Việt Nam luôn có luật chơi riêng. Việc Việt Nam vào Hội đồng Nhân quyền Liên Hiệp Quốc thì điều ý nghĩa nhất là tất cả các nước mà đã bỏ phiếu bầu chọn cho Việt Nam trách nhiệm và nghĩa vụ phải theo dõi tình hình này”.
Bà Quỳnh từng tới các cơ quan ngoại giao nước ngoài ở Hà Nội để trao tuyên bố của Mạng lưới blogger Việt Nam.
Bà cũng là một trong các thành viên sáng lập Hội Phụ nữ Nhân quyền Việt Nam mới ra mắt.
Blogger này cho rằng bà nghĩ tình hình nhân quyền ở Việt Nam là một ‘thảm họa’ sau vụ việc xảy ra với bà và một blogger khác hôm 10/12.
“Buổi sáng khi tôi đến Sài Gòn, tôi hy vọng sẽ có một ngày rất là bình thường và sau những gì vừa mới xảy ra thì tôi nghĩ tình hình nhân quyền ở Việt Nam nó là một thảm họa bởi vì khi tôi đến thăm blogger Nguyễn Hoàng Vi xong và chuẩn bị cho ra về và hai chị em đi bộ trên đường thì an ninh, mật vụ mặc thường phục đã nhào vào cướp giật con gấu bông đồ chơi trên tay của Hoàng Vi và sau đó đánh đập Hoàng Vi rất tàn nhẫn, thậm chí là cả tôi và con trai tôi cũng không thoát khỏi những cú đánh đó. Sau đó họ đẩy hai chị em tôi và một em nữa đang có thai vào nhà và khóa trái cửa lại”.
Theo bà Quỳnh, việc bà dự định tham gia buổi ra mắt mạng lưới blogger Việt Nam tại Sài Gòn có thể là lý do dẫn tới sự việc trên.
Một đoạn video đăng tải trên Facebook của bà Quỳnh cho thấy một đám người xô đẩy nhau và to tiếng trước một ngôi nhà, và các hình ảnh cũng cho thấy cửa sau đó bị khóa trái.
Những ngày qua xuất hiện thông tin về việc nhiều blogger bị an ninh xách nhiễu nhưng VOA Việt Ngữ không thể phỏng vấn những người thuộc lực lượng công quyền.
Không có nhận xét nào: