Soeur Đinh Thị Quy: “Chúng tôi không bao giờ khước từ người nghèo khổ và những người bất hạnh”
VRNs (16.12.2013) – Đăk Hà – Diễn tiến của vụ việc chính quyền xã Hà Mòn và huyện Đăk Hà khủng bố học sinh dân tộc
“17 người đàn ông gồm ông Bí thư xã, ông trưởng xã, ông phó và công an cùng với 6 – 7 người phụ nữ ở các Hội đoàn đến nhà nội trú của các em học sinh Dân tộc vùng sâu vùng xa do Soeur Đinh Thị Quy phụ trách, thuộc thôn 5, xã Hà Mòn, huyện Đăk Hà, tỉnh Kontum để đánh đập các em và đuổi các em về nhà giữa ban đêm, vào lúc 22 giờ, ngày 13.12.2013.” Soeur Quy cho VRNs biết.
Soeur Quy kể lại: “Nhóm người này đã cưỡng chế các em ra khỏi nhà nội trú nhưng các em nhất quyết không rời khỏi nhà nên các phụ nữ này đã xông vào, lôi các em đi, các em không chịu đi thì đánh và tát vào mặt các em. Có một em khi bị họ lôi đi thì em đã ôm chặt lấy cái bàn, do đó họ đã nhấc bổng em này lên, lôi cái bàn ra khỏi người em này và đã làm cho em này bị trật khớp tay.
Khi nhóm người này cưỡng chế và lôi các em đi thì các em đã khóc thét lên, tinh thần các em rất hoảng loạn.
Sau đó, họ đưa các em về thôn 5, xã Hà Mòn làm việc và lập biên bản với nội dung không được ở nhà bà Quy, nhưng các em kiên quyết không ký bất kỳ một biên bản nào do họ lập ra. Họ giữ các em từ 12 giờ đêm ngày 13.12 cho đến 5 giờ 30 sáng ngày 14.12.2013. Sau đó, một số em được họ đưa về nhà nhưng bị thả ngay giữa đường, gần ngay nghĩa trang và dọa các em là “thả tụi mày ở đây để cho ma bắt tụi mày đi”. Còn một số em khác được phụ huynh đến đón về nhưng họ bắt các phụ huynh phải làm tờ cam kết nhận con về nhà. Do các em thức suốt đêm nên các em quá mệt mỏi vì vậy các em đã nghỉ học ngày hôm sau.
Các em nói, các em không muốn đi học nữa. Công an gì mà ác quá, họ không phải là con người nữa rồi.”
Sau khi đưa các em về thôn 5 xã Hà Mòn thì tại nhà nội trú của souer Quy họ đã lập biên bản và bắt Soeur ký với nội dung là vi phạm hành chính về nhân khẩu nhưng sơ kiên quyết không ký bởi vì các Soeur đã đăng ký lưu trú cho các em.
Giữa đêm, nhà cầm quyền các xã thuộc huyện Đăk Hà thường đến sách nhiễu và đe dọa các em học sinh ở nhà nội trú này, gần đây nhất và vào ngày 06.12 và ngày 09.12.2013.
Soeur nói: “Tối ngày 06.12 và 09.12, vào lúc hơn 10 giờ đêm, có khoảng 6 công an viên trèo qua cổng và đập phá cửa bên trong của nhà nội trú, để yêu cầu các Soeur mở cửa và kiểm tra giấy tờ tùy thân của các em. Tôi nói: ‘Giờ này, các em đã đi ngủ’ nhưng họ vẫn gọi các em dậy mặc cho chúng tôi phản đối.”
Em Y Lý, học lớp 10 nhớ lại: “Các chú công an nói với em là, nếu em còn ở nhà bà Quy thì sẽ không làm giấy khai sinh cho các em của em dù cho gia đình em có cầu xin cũng không làm. Ở nhà bà Quy sẽ không cho [ông cha] xây nhà thờ. Công an xã đến nhà bố mẹ em và nói bố mẹ em cho em về không cho em được ở nhà Soeur Quy.”
Em Y Khạo, học lớp 11 kể: “Các chú công an nói là nếu xã Đăk Uy không được công nhận là “xã nông thôn mới” thì đó là lỗi của chúng em do chúng em ở nhà Soeur Quy.”
Em Y Hà cho hay: “Gia đình em thuộc hộ nghèo nên các chú công an nói là nếu em cứ ở nhà nội trú của Soeur Quy, thì gia đình em sẽ bị [cắt tiền trợ cấp] cho hộ nghèo.”
Em Y Diệp, lớp 10 thuộc thôn Đăk La nói: “Ngày 10.12, ông phó chủ tịch xã gọi mẹ em đi họp. Mẹ em không biết viết và biết chữ nên ông phó chủ tịch xã đã cầm tay ép buộc mẹ em phải ký biên bản. Mẹ em nói là nếu có chuyện gì xảy ra thì mấy đứa ở nhà nội trú của bà Soeur sẽ phải chịu trách nhiệm hết.”
Soeur Quy khẳng định: “Phụ huynh em Y Diệp đã bị công an lấy vân tay để ép ký biên bản.”
Không những thế, ở trường phổ thông Dân tộc Huyện Đăk Hà nơi các em theo học, thì thầy hiệu trưởng và thầy cô đã không bảo vệ cho những quyền lợi chính đáng của các em mà còn gây khó khăn cho các em học sinh này.
Em Y Lý cho hay: “Thầy hiệu trưởng nói là sẽ hạ hạnh kiểm em nếu em còn ở nhà nội trú của bà Quy. Thầy giáo hỏi em là ở nhà bà Soeur đúng hay sai. Em trả lời là đúng vì ở nhà Soeur, Soeur hướng dẫn em trong việc học, nhà ở sạch sẽ và an toàn, ăn uống tốt hơn và được đọc kinh. Thầy cô phạt em cứ 15 phút đầu giờ em phải đi tưới rau và quét nhà [vì đã ở nhà soeur]. Mỗi lần bị công an hay thầy cô đe dọa em rất sợ. Em mong các chú công an và thầy cô cho em ở nhà Soeur Quy để em được đi học.”
Em Y Khạo cho biết: “Thầy cô nói với em là, em còn nhỏ không biết gì nên ở nhà bà Quy như thế là sai pháp luật nên không được ở nhà bà Quy nữa. Thầy nói nên đi ở nơi khác nhưng không được ở nhà bà Quy. Em không dám ở nhà nội trú của trường vì không an toàn. Em nghĩ là em có quyền tự do nên em muốn ở đâu thì em ở. Nếu thầy cô và các chú công an không cho em ở nhà bà Quy nữa thì em sẽ bỏ học.”
Soeur cho biết thêm: “Các em ở nhà nội trú của nhà trường phổ thông Dân tộc Nội trú Huyện Đăk Hà phải đóng 350.000 VNĐ/tháng và 17 ký gạo nhưng các gia đình các em không thể có đủ số tiền này đóng tiền học cho các em. Một số em đã ở nhà nội trú của nhà trường và phản hồi lại với các Soeur là “cơm rất khó ăn, nhà ở không vệ sinh, thiếu nước uống, ở đó không an toàn vì ban đêm những người nghiện ma túy đến quậy phá… thầy cô biết nhưng không làm gì mà chỉ đứng nhìn thôi.”
Lý do nhà cầm quyền đưa ra là nhà nội trú của Soeur vi phạm pháp luật nên không cho các em ở. Soeur Quy không đồng tình: “Họ cho rằng các em ở nhà tôi chưa đăng ký lưu trú. Nhưng sự thật chúng tôi đã thông báo lưu trú cho các em ở xã, ở huyện và ở tỉnh. Tôi nói với họ là nếu các ông không cho các em ở nhà nội trú thì các ông phải ra quyết định bằng văn bản cho chúng tôi để chúng tôi thi hành. Các em tự nguyện ở nhà nội trú của chúng tôi và chúng tôi không bao giờ khước từ người nghèo khổ và những người bất hạnh.”
“Tôi cũng ước mong nhà cầm quyền cùng hợp tác với chúng tôi trong việc giáo dục các em, để các em có thể đến trường học hành.” Soeur Quy mong ước.
“Từ năm 2005, tôi thấy các em ở các xã học đến cấp 2 thì bỏ học hết do nhà xa và không có tiền đi học, nên tôi quyết định xây nhà nội trú cho các em nữ để các em ở đó gần trường học và nuôi các em ăn học. Mỗi năm, các em đi học càng ngày nhiều hơn nên năm nay chúng tôi đã tiếp nhận 47 em học sinh nữ ở các vùng sâu vùng xa với diện tích ngôi nhà nội trú là 377 m2, có 3 phòng ngủ, 2 phòng học, 1 nhà khách và 1 phòng Soeur phụ trách trông coi các em.
Đầu năm có 47 em ở các xã Đăk La, Đăk Uy, Đăk Mar, Ngọc Wang thuộc huyện Đăk Hà đến nội trú để đi học. Nhưng nhà cầm quyền luôn đến sách nhiễu làm cho tinh thần của các em sợ sệt, tâm trạng lo lắng và các em không học thể chú tâm học được nên 34 em đã rời khỏi nhà nội trú của các Soeur, còn 13 em vẫn kiên quyết ở lại. 34 em này có 4 em đã bỏ học nửa chừng, các em còn lại đi học rất xa, từ nhà các em ở các xã Đăk La, Đăk Uy, Đăk Mar, Ngọc Wang đến trường ít nhất 13 cây số.” Soeur Quy nói.
Từ ngày 14.12 cho đến nay, có một số công an mặc thường phục “canh gác và bảo vệ” nhà nội trú của Soeur Quy.
Con cái của nhà cầm quyền được di du học nước này đến nước kia, còn các em Dân tộc thì sao?
Thực chất vụ chính quyền xã Hà Mòn, Đăk Hà, Kontum khủng bố nhà nội trú của học sinh dân tộc
VRNs (16.12.2013) – Đăk Hà – Diễn tiến của vụ việc chính quyền xã Hà Mòn và huyện Đăk Hà khủng bố học sinh dân tộc
“17 người đàn ông gồm ông Bí thư xã, ông trưởng xã, ông phó và công an cùng với 6 – 7 người phụ nữ ở các Hội đoàn đến nhà nội trú của các em học sinh Dân tộc vùng sâu vùng xa do Soeur Đinh Thị Quy phụ trách, thuộc thôn 5, xã Hà Mòn, huyện Đăk Hà, tỉnh Kontum để đánh đập các em và đuổi các em về nhà giữa ban đêm, vào lúc 22 giờ, ngày 13.12.2013.” Soeur Quy cho VRNs biết.
Soeur Quy kể lại: “Nhóm người này đã cưỡng chế các em ra khỏi nhà nội trú nhưng các em nhất quyết không rời khỏi nhà nên các phụ nữ này đã xông vào, lôi các em đi, các em không chịu đi thì đánh và tát vào mặt các em. Có một em khi bị họ lôi đi thì em đã ôm chặt lấy cái bàn, do đó họ đã nhấc bổng em này lên, lôi cái bàn ra khỏi người em này và đã làm cho em này bị trật khớp tay.
Khi nhóm người này cưỡng chế và lôi các em đi thì các em đã khóc thét lên, tinh thần các em rất hoảng loạn.
Sau đó, họ đưa các em về thôn 5, xã Hà Mòn làm việc và lập biên bản với nội dung không được ở nhà bà Quy, nhưng các em kiên quyết không ký bất kỳ một biên bản nào do họ lập ra. Họ giữ các em từ 12 giờ đêm ngày 13.12 cho đến 5 giờ 30 sáng ngày 14.12.2013. Sau đó, một số em được họ đưa về nhà nhưng bị thả ngay giữa đường, gần ngay nghĩa trang và dọa các em là “thả tụi mày ở đây để cho ma bắt tụi mày đi”. Còn một số em khác được phụ huynh đến đón về nhưng họ bắt các phụ huynh phải làm tờ cam kết nhận con về nhà. Do các em thức suốt đêm nên các em quá mệt mỏi vì vậy các em đã nghỉ học ngày hôm sau.
Các em nói, các em không muốn đi học nữa. Công an gì mà ác quá, họ không phải là con người nữa rồi.”
Sau khi đưa các em về thôn 5 xã Hà Mòn thì tại nhà nội trú của souer Quy họ đã lập biên bản và bắt Soeur ký với nội dung là vi phạm hành chính về nhân khẩu nhưng sơ kiên quyết không ký bởi vì các Soeur đã đăng ký lưu trú cho các em.
Giữa đêm, nhà cầm quyền các xã thuộc huyện Đăk Hà thường đến sách nhiễu và đe dọa các em học sinh ở nhà nội trú này, gần đây nhất và vào ngày 06.12 và ngày 09.12.2013.
Soeur nói: “Tối ngày 06.12 và 09.12, vào lúc hơn 10 giờ đêm, có khoảng 6 công an viên trèo qua cổng và đập phá cửa bên trong của nhà nội trú, để yêu cầu các Soeur mở cửa và kiểm tra giấy tờ tùy thân của các em. Tôi nói: ‘Giờ này, các em đã đi ngủ’ nhưng họ vẫn gọi các em dậy mặc cho chúng tôi phản đối.”
Em Y Lý, học lớp 10 nhớ lại: “Các chú công an nói với em là, nếu em còn ở nhà bà Quy thì sẽ không làm giấy khai sinh cho các em của em dù cho gia đình em có cầu xin cũng không làm. Ở nhà bà Quy sẽ không cho [ông cha] xây nhà thờ. Công an xã đến nhà bố mẹ em và nói bố mẹ em cho em về không cho em được ở nhà Soeur Quy.”
Em Y Khạo, học lớp 11 kể: “Các chú công an nói là nếu xã Đăk Uy không được công nhận là “xã nông thôn mới” thì đó là lỗi của chúng em do chúng em ở nhà Soeur Quy.”
Em Y Hà cho hay: “Gia đình em thuộc hộ nghèo nên các chú công an nói là nếu em cứ ở nhà nội trú của Soeur Quy, thì gia đình em sẽ bị [cắt tiền trợ cấp] cho hộ nghèo.”
Em Y Diệp, lớp 10 thuộc thôn Đăk La nói: “Ngày 10.12, ông phó chủ tịch xã gọi mẹ em đi họp. Mẹ em không biết viết và biết chữ nên ông phó chủ tịch xã đã cầm tay ép buộc mẹ em phải ký biên bản. Mẹ em nói là nếu có chuyện gì xảy ra thì mấy đứa ở nhà nội trú của bà Soeur sẽ phải chịu trách nhiệm hết.”
Soeur Quy khẳng định: “Phụ huynh em Y Diệp đã bị công an lấy vân tay để ép ký biên bản.”
Không những thế, ở trường phổ thông Dân tộc Huyện Đăk Hà nơi các em theo học, thì thầy hiệu trưởng và thầy cô đã không bảo vệ cho những quyền lợi chính đáng của các em mà còn gây khó khăn cho các em học sinh này.
Em Y Lý cho hay: “Thầy hiệu trưởng nói là sẽ hạ hạnh kiểm em nếu em còn ở nhà nội trú của bà Quy. Thầy giáo hỏi em là ở nhà bà Soeur đúng hay sai. Em trả lời là đúng vì ở nhà Soeur, Soeur hướng dẫn em trong việc học, nhà ở sạch sẽ và an toàn, ăn uống tốt hơn và được đọc kinh. Thầy cô phạt em cứ 15 phút đầu giờ em phải đi tưới rau và quét nhà [vì đã ở nhà soeur]. Mỗi lần bị công an hay thầy cô đe dọa em rất sợ. Em mong các chú công an và thầy cô cho em ở nhà Soeur Quy để em được đi học.”
Em Y Khạo cho biết: “Thầy cô nói với em là, em còn nhỏ không biết gì nên ở nhà bà Quy như thế là sai pháp luật nên không được ở nhà bà Quy nữa. Thầy nói nên đi ở nơi khác nhưng không được ở nhà bà Quy. Em không dám ở nhà nội trú của trường vì không an toàn. Em nghĩ là em có quyền tự do nên em muốn ở đâu thì em ở. Nếu thầy cô và các chú công an không cho em ở nhà bà Quy nữa thì em sẽ bỏ học.”
Soeur cho biết thêm: “Các em ở nhà nội trú của nhà trường phổ thông Dân tộc Nội trú Huyện Đăk Hà phải đóng 350.000 VNĐ/tháng và 17 ký gạo nhưng các gia đình các em không thể có đủ số tiền này đóng tiền học cho các em. Một số em đã ở nhà nội trú của nhà trường và phản hồi lại với các Soeur là “cơm rất khó ăn, nhà ở không vệ sinh, thiếu nước uống, ở đó không an toàn vì ban đêm những người nghiện ma túy đến quậy phá… thầy cô biết nhưng không làm gì mà chỉ đứng nhìn thôi.”
Lý do nhà cầm quyền đưa ra là nhà nội trú của Soeur vi phạm pháp luật nên không cho các em ở. Soeur Quy không đồng tình: “Họ cho rằng các em ở nhà tôi chưa đăng ký lưu trú. Nhưng sự thật chúng tôi đã thông báo lưu trú cho các em ở xã, ở huyện và ở tỉnh. Tôi nói với họ là nếu các ông không cho các em ở nhà nội trú thì các ông phải ra quyết định bằng văn bản cho chúng tôi để chúng tôi thi hành. Các em tự nguyện ở nhà nội trú của chúng tôi và chúng tôi không bao giờ khước từ người nghèo khổ và những người bất hạnh.”
“Tôi cũng ước mong nhà cầm quyền cùng hợp tác với chúng tôi trong việc giáo dục các em, để các em có thể đến trường học hành.” Soeur Quy mong ước.
“Từ năm 2005, tôi thấy các em ở các xã học đến cấp 2 thì bỏ học hết do nhà xa và không có tiền đi học, nên tôi quyết định xây nhà nội trú cho các em nữ để các em ở đó gần trường học và nuôi các em ăn học. Mỗi năm, các em đi học càng ngày nhiều hơn nên năm nay chúng tôi đã tiếp nhận 47 em học sinh nữ ở các vùng sâu vùng xa với diện tích ngôi nhà nội trú là 377 m2, có 3 phòng ngủ, 2 phòng học, 1 nhà khách và 1 phòng Soeur phụ trách trông coi các em.
Đầu năm có 47 em ở các xã Đăk La, Đăk Uy, Đăk Mar, Ngọc Wang thuộc huyện Đăk Hà đến nội trú để đi học. Nhưng nhà cầm quyền luôn đến sách nhiễu làm cho tinh thần của các em sợ sệt, tâm trạng lo lắng và các em không học thể chú tâm học được nên 34 em đã rời khỏi nhà nội trú của các Soeur, còn 13 em vẫn kiên quyết ở lại. 34 em này có 4 em đã bỏ học nửa chừng, các em còn lại đi học rất xa, từ nhà các em ở các xã Đăk La, Đăk Uy, Đăk Mar, Ngọc Wang đến trường ít nhất 13 cây số.” Soeur Quy nói.
Từ ngày 14.12 cho đến nay, có một số công an mặc thường phục “canh gác và bảo vệ” nhà nội trú của Soeur Quy.
Con cái của nhà cầm quyền được di du học nước này đến nước kia, còn các em Dân tộc thì sao?
HT, VRNs
Thực chất vụ chính quyền xã Hà Mòn, Đăk Hà, Kontum khủng bố nhà nội trú của học sinh dân tộc
VRNs (16.12.2013) – Đăk Hà – Đầu tháng 11/2013 Văn phòng Công lý & Hòa bình DCCT Sài Gòn giúp bà Đinh Thị Quy (Thôn 5 – Xã Hà Mòn – Huyện Đăk Hà - Tỉnh Kon Tum) soạn đơn khiếu nại đến Chủ tịch UBND xã Hà Mòn và yêu cầu thu hồi Quyết định xử phạt vi phạm hành chính số 23/QĐ-XPVPHC ngày 4/11/2013 của công an xã Hà Mòn. Sau đó, ngày 29/11/2013 chủ tịch UBND xã Hà Mòn đã ký quyết định số 132/QĐ-CTUBND trong đó nêu rõ:
Điều 1. Thu hồi và hủy bỏ Quyết định xử phạt VPHC số 23 ngày 04/11/2013 của Trưởng công an xã Hà Mòn.
Điều 2. UBND xã Hà Mòn sẽ tổ chức kiểm điểm trách nhiệm đối với ông Nguyễn Tiến Hà- Trưởng công an xã Hà Mòn.
Sai phạm này chứng tỏ Trưởng công an xã Hà Mòn không có những hiểu biết pháp luật tối thiểu mà chỉ biết khủng bố người dân. Chưa dừng lại ở đó, bắt đầu từ ngày 6/12/2013 Trưởng công an xã Hà Mòn bắt đầu tiến hành cuộc khủng bố có tổ chức và trả thù đối với hộ của bà Đinh Thị Quy và các em học sinh dân tộc có hoàn cảnh nghèo đang được bà cưu mang cho ăn ở, vì gia đình các em không có khả năng cho các em vào trường nội trú huyện Đăk Hà của nhà nước. Tuy bà Đinh Thị Quy đã làm một công việc rất đáng khích lệ, nhưng không hiểu vì lý do gì, Trưởng công an xã Hà Mòn là ông Nguyễn Tiến Hà đã huy động “toàn lực” tấn công vào bà Quy và các em dân tộc đang tuổi học sinh?
Bắt đầu cuộc khủng bố là sự kiện kiểm tra hành chính lúc 23g25 ngày 6/12 do chính ông Nguyễn Tiến Hà dẫn đầu. Sau đó, vào lúc 14g10 ngày 9/12 Phòng Kinh tế và Hạ tầng huyện Đăk Hà tiến hành lập biên bản xác định hiện trạng nhà ở của bà Đinh Thị Quy, do các ông Đinh Khánh Hoàng và Huỳnh Anh Khoa dẫn đầu. Tiếp theo, lúc 9g45 ngày 10/12 chính ông Nguyễn Kế Trường, chủ tịch UBND xã Hà Mòn cùng với bầu đoàn thê tử công an, cán bộ đã mời bà Quy ra Nhà văn hóa xã để lập biên bản và yêu cầu bà không được cho các em học sinh dân tộc nội trú trong nhà vì chưa được cho phép! Trong khi đó, luật pháp VN không hề quy định phải được phép mới được cho người nghèo vào nhà ở. Cuối buổi làm việc, chủ tịch UBND xã Hà Mòn yêu cầu “Kể từ ngày 10/12/2013 bà Đinh Thị Quy không được để học sinh cư trú tại nhà của mình. Nếu bà Đinh Thị Quy không chấp hành thì phải chịu hoàn toàn trách nhiệm trước pháp luật.”
Trang 1 Biên bản làm việc về việc xác định hiện trạng nhà ở của bà Đinh Thị Quy ngày 9/12/2013
Trang 1 Biên bản làm việc ngày 10/12/2013
Trang 2
Điều này cho thấy cả một hệ thống nhà cầm quyền từ huyện Đăk Hà đến xã Hà Mòn đều coi thường pháp luật và áp đặt cho công dân những điều luật pháp không hề quy định. Chưa nói những điều áp đặt này vi phạm cả đạo đức làm người, vì ngăn cản một việc làm từ thiện, giúp đỡ người nghèo của công dân. Việc phụ huynh các em học sinh dân tộc chọn nơi nào cho con cái họ ở là quyền của họ. Không ai có quyền can thiệp vào việc này.
Chúng tôi sẽ tiếp tục theo dõi và phản ánh vụ việc.
Không có nhận xét nào: