‘Hành Động Táo Bạo’ của Trung Quốc ở Biển Hoa Đông - Thanh Niên Công Giáo

728x90 AdSpace

Trending
23 tháng 12, 2013

‘Hành Động Táo Bạo’ của Trung Quốc ở Biển Hoa Đông

Thùy Dương chuyển ngữ, CTV Phía Trước
Alan Romberg, EAF

Tuyên bố của Trung Quốc vào ngày 23 tháng Mười về vùng Nhận diện Phòng không (ADIZ) ở Biển Hoa Đông – bao gồm vùng không phận thuộc khu vực các đảo đang tranh chấp giữa Nhật Bản và Trung Quốc – đã làm tình hình thêm căng thẳng và cả Tokyo lẫn Washington đã lên tiếng phản đối.

Hành động của Trung Quốc được đánh giá là khá táo bạo giữa lúc Trung Quốc và Nhật Bản vẫn còn nhiều bất đồng trong việc xác định chủ quyền tại quần đảo Senkaku (tiếng Nhật), hay còn gọi là Điếu Ngư (tiếng Trung ). Quy định mới do Trung Quốc đề ra yêu cầu tất cả các máy bay phải thông báo cho Trung Quốc trước khi bay vào vùng ADIZ và chấp hành nghiêm túc các mệnh lệnh từ phía Trung Quốc. Bộ Quốc phòng Trung Quốc cảnh báo: “Lực lượng vũ trang của Trung Quốc sẽ áp dụng biện pháp khẩn cấp để phòng thủ trong trường hợp các máy bay không hợp tác hoặc từ chối thực hiện các mệnh lệnh hướng dẫn”.

Mặc dù Bắc Kinh cho biết các hoạt động hàng không quốc tế dự kiến sẽ không bị ảnh hưởng bởi qui định định mới, nhưng một số hãng hàng không – bao gồm các hãng có trụ sở tại Nhật Bản – phải thông báo lịch trình bay cho phía Trung Quốc ngay lập tức nếu các chuyên bay đó bay vào vùng ADIZ mới được xác lập. Ngay sau đó, Ngoại trưởng Hoa Kỳ John Kerry đã phản đối việc thiết lập vùng ADIZ và biện pháp “phòng vệ khẩn cấp” từ phía Bộ Quốc phòng Trung Quốc, và xem động thái của Trung Quốc như một hành động mang tính đe dọa. Ông cũng lên tiếng yêu cầu phía Trung Quốc nên thận trọng và kiếm chế. Ngoại trưởng Kerry đã thêm rằng Washington đã tham khảo ý kiến với Nhật Bản và các bên liên quan khi đưa ra quyết định chỉ trích này.

Bộ trưởng Quốc phòng Hoa Kỳ Chuck Hagel cũng bày tỏ sự quan ngại sâu sắc và xem động thái này như “nỗ lực gây mất ổn định để thay đổi hiện tình trong khu vực”. Ông cũng nói rõ rằng tuyên bố của Trung Quốc sẽ “không thay đổi cách Hoa Kỳ tiến hành hoạt động quân sự trong khu vực”. Ngoài tuyên bố của Ngoại trưởng Kerry rằng Hoa Kỳ vẫn “kiên quyết cam kết” với các đồng minh và các đối tác của mình, Bộ trưởng Quốc phòng Hagel thêm một lần nữa tái khẳng định Hiệp ước Quốc phòng Mỹ – Nhật, bao gồm các điều khoản rằng Mỹ sẽ bảo vệ Nhật Bản bằng mọi cách trong trường hợp Nhật Bản bị tấn công. Điều khoản này áp dụng đối với tất cả các đảo mà cả Nhật Bản và Trung Quốc đang tuyên bố tranh chấp chủ quyền.

Trong khi đó, Tokyo đã gửi tuyên bố “phản đối mạnh mẽ” tới phía Bắc Kinh, nói rằng hành động của Trung Quốc là “một chiều” và “không có căn cứ”. Ngay sau đó, Bắc Kinh đã bác bỏ lời phản đối và phủ nhận mục đích “gây căng thẳng khu vực”. Phía Bắc Kinh tuyên bố rằng việc xác lập vùng ADIZ trên quần đảo Điếu Ngư là cần thiết, đồng thời biện minh cho các hành động của họ nhằm “duy trì quyền hợp pháp của mình và bảo vệ những gì đã và sẽ luôn luôn thuộc của Trung Quốc”.

Ngày 24 tháng Mười một, phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Trung Quốc Tần Cương đã trao công hàm phản đối chính thức tới Đại sứ Hoa Kỳ tại Trung Quốc liên quan tới phản ứng của Washington về việc Bắc Kinh thiết lập vùng ADIZ trên Biển Hoa Đông. Ông Tần Cương phát biểu, Trung Quốc thiết lập vùng ADIZ trên Biển Hoa Đông phù hợp với Hiến chương Liên Hiệp Quốc và luật pháp quốc tế. Bắc Kinh cũng hối thúc Hoa Kỳ “không đứng về phía nào” trong vấn đề tranh chấp lãnh thổ trên Biển Hoa Đông và không đưa ra thêm các tuyên bố không phù hợp.

Tuyên bố của Trung Quốc đã được phát biểu rằng họ đã tham khảo và đáp ứng tất cả các yêu cầu cũng phù hợp với luật pháp quốc tế. Về vùng ADIZ, Hoa Kỳ và một số nước khác từ lâu đã thành lập khu vực đó nhưng tuyên bố của Ngoại trưởng Kerry về vấn đề này chỉ ra rằng Hoa Kỳ không áp dụng thủ tục ADIZ của mình cho các máy bay nước ngoài không có ý định nhập không phận của Hoa Kỳ và không hỗ trợ bất kỳ nhà nước nào làm như vậy.

Tuy nhiên, các quy tắc nhận dạng máy bay do Bộ Quốc phòng Trung Quốc áp dụng cho tất cả các máy bay bay qua hoặc trong ADIZ và không hề có bất kỳ một ngoại lệ nào. Động thái của Trung Quốc càng làm rõ thêm mụch đích muốn tuyên bố chủ quyền tại quần đảo Điếu Ngư/Senkaku.

Tại sao Trung Quốc lại có hành động này? Giữa lúc tình huống đang cháy âm ỉ trong tranh chấp Điếu Ngư/Senkaku thì vấn đề luôn là con gà và quả trứng – có nghĩa là, ai sẽ đi cờ nước đầu tiên.

Tranh chấp chủ quyền trên quần đảo Điếu Ngư/Senkaku đã là vấn đề trong nhiều thế kỉ qua – Trung Quốc đổ lỗi cho các vấn đề hiện tại và rằng Nhật Bản đã “chiếm đóng hợp pháp” các đảo vào năm 1895, và cáo buộc nhật bản phá vỡ thỏa thuận từ những năm 1970 để gạt vấn đề này sang một bên (Trung Quốc cũng đổ cho phía Hoa kỳ trong việc trả lại quyền kiểm soát hành chính trên các đảo Nhật Bản vào năm 1972). Do đó, Trung Quốc khẳng định họ không phải là người chịu trách nhiệm liên quan đến những rắc rối hiện tại.

Tuy nhiên, những giả định gần đây khi Trung Quốc quyết định gửi máy bay không người lái vào khu vực – điều mà Nhật Bản phản ứng bằng cách tăng cường khả năng phòng không – là một hành động phức tạp và khá quyết liệt. Bằng cách tạo ra vùng ADIZ bao gồm quần đảo Điếu Ngư/Senkaku, Trung Quốc đã tạo ra những thử thách song song với mục đích trên cho phía Nhật Bản. Hơn nữa, nếu cần thiết, họ sẽ đáp trả lại bằng vũ lực khi máy bay Nhật Bản xâm nhập vào không phận Trung Quốc – bao gồm quần đảo đang tranh chấp. Cho dù Trung Quốc có bất kỳ ý định gì thì “hành động khiêu khích” là một điều có thể nhìn ra khá rõ ràng.

Hơn nữa, Nhật Bản có một vùng ADIZ khá rộng, trải dài đáng kể vào khu vực Biển Đông. Máy bay chiến đấu Nhật Bản cũng thường xuyên đáp trả lại động thái “xâm nhập” của các máy bay Trung Quốc và Nga. Hành động của Bắc Kinh có thể là tiền thân cho động thái tương tự hướng tới Nhật Bản hay bất kì máy bay nào bay vào không phận của Trung Quốc.

Tác động chính của những hành động vừa qua từ phía Trung Quốc đã mang lại – ở thời điểm hiện tại – ít nhất sẽ tác động tới tình hình chính trị. Nhưng qua các báo cáo khác nhau của Hoa Kỳ đã chỉ rõ, Hoa Kỳ lo ngại rằng hành động này sẽ gây thêm căng thẳng và tạo nguy cơ xảy ra những sự cố bởi các hiểu lầm hoặc tính toán sai lầm.

Cũng tương tự như các hành động trước đây tại các khu vực lân cận ở quần đảo Điếu Ngư/Senkaku, dường như khó có thể đảo ngược lại tình hình ngay cả khi căng thẳng được xoa dịu. Khu vực ADIZ đã được xác lập và chắc chắn nó sẽ được áp dụng. Các quy tắc chung – đặc biệt đối với các máy bay không hướng đến không phận Trung Quốc – có thể sẽ được điều chỉnh. Nhưng làm thế nào họ có thể áp dụng tại khu vực đảo Điếu Ngư/Senkaku trong giai đoạn căng thẳng đang ngày càng tăng cao? Câu trả lời sẽ được giải đáp trong thời gian sắp tới.
_________

Alan D. Romberg là Giám đốc chương trình Đông Á tại Trung tâm Stimson, một tổ chức phi lợi nhuận và phi đảng phái chuyên về cố vấn an ninh quốc tế. Trước đó, ông đã dành 27 năm làm việc tại Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ và 10 năm tại Hội đồng Quan hệ Đối ngoại.

* Tựa đề do CTV Phía Trước đặt

© 2013 Bản tiếng Việt TẠP CHÍ PHÍA TRƯỚC – Nguồn: www.phiatruoc.info


‘Hành Động Táo Bạo’ của Trung Quốc ở Biển Hoa Đông Reviewed by Unknown on 12/23/2013 Rating: 5 Thùy Dương chuyển ngữ, CTV Phía Trước Alan Romberg , EAF Tuyên bố của Trung Quốc vào ngày 23 tháng Mười về vùng Nhận diện Phòng không...

Không có nhận xét nào: