Người Buôn Gió: Những ngày của tháng 12 năm 2013, hình ảnh chuyến xe chở đồ đạc và số phận của chủ nhân đồ đạc là vợ chồng kỹ sư Nguyễn Văn Thạnh ở Đà Nẵng khiến người ta liên tưởng đến những hình ảnh trong phim đen trắng cách đây hơn 60 năm. Những thước phim kể về người Do Thái chạy trốn sự săn lùng của chủ nghĩa phát xít.
Sự khác nhau của 60 năm trước với lúc này là người bị săn đuổi không bị đưa vào lò thiêu.
Nhưng sự giống nhau thì vẫn thế. Một số phận như con thuyền không bến đậu, nó giống như người bị bệnh dịch hạch đến đâu cũng bị xua đuổi tàn nhẫn.
Mấy năm trước trong một đêm, tôi đánh thức con mình dậy bảo mình đi. Cậu bé ngái ngủ ngơ ngác sợ hãi nhìn thấy đồ đạc đã chất trên chiếc ô tô.
- Bố ơi, mình đi đâu thế.?
Chuyện là sau thời gian không có công việc, một người quen cho tôi thuê nhà mở hàng intenet tiền thuê trả sau. Nhưng lúc đó tôi không có tiền để mua dàn máy tính. Lúc vò đầu ngồi nghĩ cách xoay tiền, một người bạn mới quen gặp lần đầu thấy vậy nói.
- Đéo gì phải nghĩ, mấy chục triệu tí em đưa cho anh vay. Giờ cứ vui đi đã.
Lúc đứng dậy khỏi bàn nhậu, người đó đi ra ngân hàng rút 20 triệu đưa tôi. Cộng với 15 triệu vay của nhà vợ tôi cũng có được dàn vi tính cũ với 10 cái máy. Nhưng còn bàn ghế, còn vật dụng khác...đang lúc khó khăn thì thằng bạn thuở còn thanh niên ghé qua, nó cũng chả giàu có gì, rút phắt ra 5 triệu bảo ông cầm lấy, tôi cho ông gắng mà làm ăn. Phải nói thêm 2 thằng bạn này không hề quan tâm đến chính trị, chúng chỉ là người chăm chú làm ăn, có tiền thì đi làm từ thiện. Không phải thế lực thù địch nào, hiện cả hai vẫn sống ở Hà Nội trong cuộc sống mà chúng vẫn sống.
Hàng internet mở khá đông khách, bởi sự nhanh nhạy đón ý khách hàng và khiếu nói chuyện trên trời dưới biển của tôi. Khách luôn phải chờ nhau, trong lúc chờ họ nói chuyện với tôi cũng thích. Thậm chí có máy trống họ bảo cứ bật tính giờ, còn họ nói chuyện với tôi nốt câu chuyện.
Tôi chuyển nhà về đó ở, con tôi học trường mẫu giáo gần đó. Tôi nuôi một đôi gà chọi trống mái, tự mình hàn mấy cái giá sách. Có lẽ cuộc đời tôi đã an bình từ dạo đó. Sách, gà chọi, công việc tại chỗ, gia đình ở tại chỗ. Tất cả là những thứ dây neo đủ để cuộc đời tôi dù muốn bôn ba cũng khó mà dứt được dù chỉ một ngày. Thinh thoảng tôi có viết vài bài trên blog, nội dung bài viết lúc đó không có gì nặng nề lắm.Mức độ phê phán trong các bài viết của tôi hồi ấy có khi còn thua cả báo chí bây giờ.Có mấy bài bênh vực nhà thờ trong vụ cưỡng chế đất, mức độ bênh nhẹ nhàng kiểu thông cảm chia sẻ.
Bỗng nhiên một hôm người chủ nhà hớt hải đến, anh ta nói rằng công an bảo anh ta chỗ tôi là hang ổ phản động, nếu còn cho tôi ở thì sẽ bị tịch thu nhà. Tôi nói không có chuyện đó, làm sao mà tịch thu nhà cho thuê. Hai hôm sau người chủ nhà cho tôi xem tin nhắn điện thoại của ai đó nhắn anh ta. Nội dung đe dọa việc chứa chấp gia đình tôi sẽ khiến anh ta chịu hậu quả.
Tôi không muốn anh ta phải lo lắng, đêm đó tôi chuyển đồ về ở nhờ nhà vợ ở khu tập thể chật chội, cũ nát. Nắng nóng kinh người, mùa đông lạnh, mưa dột tứ tung.
Hàng intener thuê người trông,thời gian sau khách vắng dần, máy hỏng. Hai con gà chọi thì bị bắt trộm, sách mục nát. Tôi xin đi làm ở một công ty trong khi hàng internet thu nhập kém cỏi. Bỗng nhiên công an đến công ty hỏi giám đốc về phòng cháy chữa cháy, về thuế, về hợp đồng hỏi mãi hỏi mãi đến khi vợ chồng giám đốc trẻ lo lắng , hoảng hốt không hiểu chuyện gì. Khi mà sự hốt hoảng thành sợ hãi cao độ, công an mới hỏi họ về tôi. Lúc đó họ mới ngã người. Tuy nhiên họ là người can đảm, cả hai vợ chồng không vì thế mà cho tôi nghỉ việc. Nhưng tôi cũng không muốn làm khó họ. Tôi về nhà, lúc này hàng internet đã tan hoang, máy bán thanh lý không nôi, chỉ có nước đem cho.
Gia đình tôi trông chờ vào đồng lương ít ỏi của vợ. Chả hiểu sao vợ tôi tốt nghiệp đại học ngành tài chính loại tốt, đi làm ngân hàng bao lâu mà ngày lương chỉ thấy bằng người mới thử việc.
Hàng ngày tôi ở nhà đưa con đi học, chiều đón về, nấu cơm làm việc nhà. Tôi, một thằng đàn ông khỏe mạnh, đầy sức sống đã trở thành một người nội trợ đảm đang. Thời gian rảnh tôi đọc những cuốn sách của nhà xuất bản Sự Thật ngày trước và sách của nhà xuất bản Chính Trị Quốc Gia sau này. ( Khi khám nhà, cơ quan an ninh điều tra của bộ công an đã ngỡ ngàng khi thấy tôi đọc những cuốn đó ). Tôi tình cờ thấy những mâu thuẫn. Ví dụ sách của đại tướng Văn Tiến Dũng thì nói - Trung Quốc muốn xâm chiếm, thôn tính ta để làm bàn đạp tiến xuống phương Nam gây ảnh hưởng áp đặt các nước trong khối Đông Nam Á. Nhưng cuốn tài liệu bồi dưỡng đảng viên trẻ sau này thì lại nói - các thế lực thù địch Phương Tây âm mưu muốn biến Việt Nam thành con đê để ngăn chặn sự phát triển của Trung Quốc xuống phía Nam, bởi thế chúng luôn muốn ta ( Việt Nam ) mâu thuẫn với Trung Quốc ....
Tất nhiên thì ở thế hệ tôi, hình ảnh của Đại Tướng Văn Tiến Dũng và lời nói của ông đáng tin hơn mấy cuốn sách bồi dưỡng này nọ. Một thế hệ mà khi biết chữ lần đầu đọc những câu chuyện về bọn Hán gian,bọn bành trướng bá quyền Bắc Kinh, bọn giết đàn bà trẻ em 6 tỉnh biên giới rồi thả trôi sông Hồng để đe dọa dân Việt Nam....tất nhiên khó mà tin lời của cuốn tài liệu bồi dưỡng đảng viên trẻ hơn lời của một vị đại tướng.
Tôi lờ mờ hiểu ra, tại sao bao nhiêu năm sau này, đại tướng Văn Tiến Dũng hầu như chẳng bao giờ được truyền thông nhà nước này nhắc đến. Gần như ông bị quên lãng.
Quãng thời gian đó tôi nảy ra ý viết Đại Vệ Chí Dị, câu chuyện về nước Vệ, Tề thế nào thì bạn đọc đã hiểu, không cần nhắc ở đây.
Còn câu chuyện thực tế là tôi ăn bám vợ, nợ nần bạn bè, một năm không mua quần áo cho mình. Thứ mà tôi sắm cho mình Tết năm ấy là đôi giày giả da, đế nhựa giá 180 nghìn ở cái hàng giày vỉa hè phố Đặng Văn Ngữ. Một lần tôi viết bài cho báo Đẹp, bài báo nói về thú chơi mô hình máy bay. Nhuận bút được 1, 2 triệu ( giá như tôi chăm viết dạng ăn chơi thế này thu nhập cũng ổn), tôi đưa con tôi đến phố Tạ Hiện, vào cái hàng đặc sản mà khi xưa bố tôi đã cho tôi ăn phở xào vì bố tôi trúng mánh mua được cây bút Parker ngòi vàng. Hai bố con tôi ăn chim quay, thật ra tôi chỉ ăn đầu chim và chân chim, phần lại nhường con. Thằng bé trên đường về bỗng thốt.
- Hôm nay là ngày hạnh phúc của mình.
Tôi hỏi sao con nói thế, cậu bé trả lời.
- Vì ăn được món chim quay ngon nhất trên đời.
Tôi nghẹn ngào, có lẽ tôi không phải là người bố tốt.
Nhưng tôi còn có nhà vợ để ở nhờ, nhà vợ do ông vợ để lại. Ông vợ tôi là lão thành cách mạng tiền kháng chiến, ông về hưu với quân hàm đại tá. Có lẽ ngôi nhà tập thể cũ nát của vị lão thành cách mạng khó mà dọa thu hồi được. Nhờ thế dù lay lắt, nhưng tôi còn có chỗ dung thân. Đồng tiền có thể ít ỏi, nhưng có mái nhà trú thân rau cháo cũng qua bữa. Còn mái nhà để nương tựa, còn hy vọng kiếm tiền như các cụ nói an cư, lập nghiệp.
Đấy chỉ là một lần sạt nghiệp, một lần chạy trốn, một lần chuyển nhà. Vậy những gì hôm nay mà vợ chồng kỹ sư Nguyễn Văn Thạnh phải đối đầu còn khủng khiếp hơn câu chuyện của tôi nhiều lần. Đó mới là những gì ta trông thấy. Đi đến đâu cũng bị xua đuổi, từ chối. Thậm chí xe chở đồ đạc gia đình đi trên đường cũng bị chặn giữ, khám xét và mang về đồn công an. Có lẽ những chất liệu bi đát mà vợ chồng kỹ sư Nguyễn Văn Thạnh đang chịu ngày hôm nay còn nhiều hơn và bi kịch hơn những chất liệu đã làm nên những tiểu thuyết bất hủ, những thước phim kinh điển về sự trốn chạy như Không Chốn Nương Thân, Giờ thứ 25, Lối Thoát Cuối Cùng...và phim của người đạo diễn tài hoa Yilmaz Guney của Thổ Nhĩ Kỳ về sự trốn chạy.
Tôi căm phẫn khi đọc đoạn người vợ sống trong cảnh bị truy đuổi, phá hoại cuộc sống ở tác phẩm Lối Thoát Cuối Cùng của nhà văn người Rumani C.V Gheorghiu đã nhảy qua cửa sổ tự vẫn khi thấy công an hộ tịch đến gõ cửa đòi kiểm tra nhân khẩu.
Hôm nay tôi lạnh người khi theo dõi những sự kiện truy bức mà vợ chồng kỹ sư Nguyễn Văn Thạnh đã chịu đựng. Biết nói thế nào,tại tôi đọc quá nhiều thôi. Tôi đã thấy sự khác nhau giữa nhà xuất bản Sự Thật và nhà xuất bản Chính Trị Quốc Gia để lòng khuấy động phai viết gì đó như Đại Vệ Chí Dị. Còn hôm nay đọc thấy sự giống nhau tàn bạo , thâm độc của những gì vợ chồng kỹ sư Nguyễn Văn Thạnh gặp phải với những tác phẩm truy đuổi cách đây hơn nửa thế kỷ.
Tôi sẽ viết gì.? Khi tài năng của tôi có giới hạn.
Chỉ có vài dòng này chia sẽ với người anh em Nguyễn Văn Thạnh. Mong bình an đến với vợ chồng anh.
Sự khác nhau của 60 năm trước với lúc này là người bị săn đuổi không bị đưa vào lò thiêu.
Nhưng sự giống nhau thì vẫn thế. Một số phận như con thuyền không bến đậu, nó giống như người bị bệnh dịch hạch đến đâu cũng bị xua đuổi tàn nhẫn.
Mấy năm trước trong một đêm, tôi đánh thức con mình dậy bảo mình đi. Cậu bé ngái ngủ ngơ ngác sợ hãi nhìn thấy đồ đạc đã chất trên chiếc ô tô.
- Bố ơi, mình đi đâu thế.?
Chuyện là sau thời gian không có công việc, một người quen cho tôi thuê nhà mở hàng intenet tiền thuê trả sau. Nhưng lúc đó tôi không có tiền để mua dàn máy tính. Lúc vò đầu ngồi nghĩ cách xoay tiền, một người bạn mới quen gặp lần đầu thấy vậy nói.
- Đéo gì phải nghĩ, mấy chục triệu tí em đưa cho anh vay. Giờ cứ vui đi đã.
Lúc đứng dậy khỏi bàn nhậu, người đó đi ra ngân hàng rút 20 triệu đưa tôi. Cộng với 15 triệu vay của nhà vợ tôi cũng có được dàn vi tính cũ với 10 cái máy. Nhưng còn bàn ghế, còn vật dụng khác...đang lúc khó khăn thì thằng bạn thuở còn thanh niên ghé qua, nó cũng chả giàu có gì, rút phắt ra 5 triệu bảo ông cầm lấy, tôi cho ông gắng mà làm ăn. Phải nói thêm 2 thằng bạn này không hề quan tâm đến chính trị, chúng chỉ là người chăm chú làm ăn, có tiền thì đi làm từ thiện. Không phải thế lực thù địch nào, hiện cả hai vẫn sống ở Hà Nội trong cuộc sống mà chúng vẫn sống.
Hàng internet mở khá đông khách, bởi sự nhanh nhạy đón ý khách hàng và khiếu nói chuyện trên trời dưới biển của tôi. Khách luôn phải chờ nhau, trong lúc chờ họ nói chuyện với tôi cũng thích. Thậm chí có máy trống họ bảo cứ bật tính giờ, còn họ nói chuyện với tôi nốt câu chuyện.
Tôi chuyển nhà về đó ở, con tôi học trường mẫu giáo gần đó. Tôi nuôi một đôi gà chọi trống mái, tự mình hàn mấy cái giá sách. Có lẽ cuộc đời tôi đã an bình từ dạo đó. Sách, gà chọi, công việc tại chỗ, gia đình ở tại chỗ. Tất cả là những thứ dây neo đủ để cuộc đời tôi dù muốn bôn ba cũng khó mà dứt được dù chỉ một ngày. Thinh thoảng tôi có viết vài bài trên blog, nội dung bài viết lúc đó không có gì nặng nề lắm.Mức độ phê phán trong các bài viết của tôi hồi ấy có khi còn thua cả báo chí bây giờ.Có mấy bài bênh vực nhà thờ trong vụ cưỡng chế đất, mức độ bênh nhẹ nhàng kiểu thông cảm chia sẻ.
Bỗng nhiên một hôm người chủ nhà hớt hải đến, anh ta nói rằng công an bảo anh ta chỗ tôi là hang ổ phản động, nếu còn cho tôi ở thì sẽ bị tịch thu nhà. Tôi nói không có chuyện đó, làm sao mà tịch thu nhà cho thuê. Hai hôm sau người chủ nhà cho tôi xem tin nhắn điện thoại của ai đó nhắn anh ta. Nội dung đe dọa việc chứa chấp gia đình tôi sẽ khiến anh ta chịu hậu quả.
Tôi không muốn anh ta phải lo lắng, đêm đó tôi chuyển đồ về ở nhờ nhà vợ ở khu tập thể chật chội, cũ nát. Nắng nóng kinh người, mùa đông lạnh, mưa dột tứ tung.
Hàng intener thuê người trông,thời gian sau khách vắng dần, máy hỏng. Hai con gà chọi thì bị bắt trộm, sách mục nát. Tôi xin đi làm ở một công ty trong khi hàng internet thu nhập kém cỏi. Bỗng nhiên công an đến công ty hỏi giám đốc về phòng cháy chữa cháy, về thuế, về hợp đồng hỏi mãi hỏi mãi đến khi vợ chồng giám đốc trẻ lo lắng , hoảng hốt không hiểu chuyện gì. Khi mà sự hốt hoảng thành sợ hãi cao độ, công an mới hỏi họ về tôi. Lúc đó họ mới ngã người. Tuy nhiên họ là người can đảm, cả hai vợ chồng không vì thế mà cho tôi nghỉ việc. Nhưng tôi cũng không muốn làm khó họ. Tôi về nhà, lúc này hàng internet đã tan hoang, máy bán thanh lý không nôi, chỉ có nước đem cho.
Gia đình tôi trông chờ vào đồng lương ít ỏi của vợ. Chả hiểu sao vợ tôi tốt nghiệp đại học ngành tài chính loại tốt, đi làm ngân hàng bao lâu mà ngày lương chỉ thấy bằng người mới thử việc.
Hàng ngày tôi ở nhà đưa con đi học, chiều đón về, nấu cơm làm việc nhà. Tôi, một thằng đàn ông khỏe mạnh, đầy sức sống đã trở thành một người nội trợ đảm đang. Thời gian rảnh tôi đọc những cuốn sách của nhà xuất bản Sự Thật ngày trước và sách của nhà xuất bản Chính Trị Quốc Gia sau này. ( Khi khám nhà, cơ quan an ninh điều tra của bộ công an đã ngỡ ngàng khi thấy tôi đọc những cuốn đó ). Tôi tình cờ thấy những mâu thuẫn. Ví dụ sách của đại tướng Văn Tiến Dũng thì nói - Trung Quốc muốn xâm chiếm, thôn tính ta để làm bàn đạp tiến xuống phương Nam gây ảnh hưởng áp đặt các nước trong khối Đông Nam Á. Nhưng cuốn tài liệu bồi dưỡng đảng viên trẻ sau này thì lại nói - các thế lực thù địch Phương Tây âm mưu muốn biến Việt Nam thành con đê để ngăn chặn sự phát triển của Trung Quốc xuống phía Nam, bởi thế chúng luôn muốn ta ( Việt Nam ) mâu thuẫn với Trung Quốc ....
Tất nhiên thì ở thế hệ tôi, hình ảnh của Đại Tướng Văn Tiến Dũng và lời nói của ông đáng tin hơn mấy cuốn sách bồi dưỡng này nọ. Một thế hệ mà khi biết chữ lần đầu đọc những câu chuyện về bọn Hán gian,bọn bành trướng bá quyền Bắc Kinh, bọn giết đàn bà trẻ em 6 tỉnh biên giới rồi thả trôi sông Hồng để đe dọa dân Việt Nam....tất nhiên khó mà tin lời của cuốn tài liệu bồi dưỡng đảng viên trẻ hơn lời của một vị đại tướng.
Tôi lờ mờ hiểu ra, tại sao bao nhiêu năm sau này, đại tướng Văn Tiến Dũng hầu như chẳng bao giờ được truyền thông nhà nước này nhắc đến. Gần như ông bị quên lãng.
Quãng thời gian đó tôi nảy ra ý viết Đại Vệ Chí Dị, câu chuyện về nước Vệ, Tề thế nào thì bạn đọc đã hiểu, không cần nhắc ở đây.
Còn câu chuyện thực tế là tôi ăn bám vợ, nợ nần bạn bè, một năm không mua quần áo cho mình. Thứ mà tôi sắm cho mình Tết năm ấy là đôi giày giả da, đế nhựa giá 180 nghìn ở cái hàng giày vỉa hè phố Đặng Văn Ngữ. Một lần tôi viết bài cho báo Đẹp, bài báo nói về thú chơi mô hình máy bay. Nhuận bút được 1, 2 triệu ( giá như tôi chăm viết dạng ăn chơi thế này thu nhập cũng ổn), tôi đưa con tôi đến phố Tạ Hiện, vào cái hàng đặc sản mà khi xưa bố tôi đã cho tôi ăn phở xào vì bố tôi trúng mánh mua được cây bút Parker ngòi vàng. Hai bố con tôi ăn chim quay, thật ra tôi chỉ ăn đầu chim và chân chim, phần lại nhường con. Thằng bé trên đường về bỗng thốt.
- Hôm nay là ngày hạnh phúc của mình.
Tôi hỏi sao con nói thế, cậu bé trả lời.
- Vì ăn được món chim quay ngon nhất trên đời.
Tôi nghẹn ngào, có lẽ tôi không phải là người bố tốt.
Nhưng tôi còn có nhà vợ để ở nhờ, nhà vợ do ông vợ để lại. Ông vợ tôi là lão thành cách mạng tiền kháng chiến, ông về hưu với quân hàm đại tá. Có lẽ ngôi nhà tập thể cũ nát của vị lão thành cách mạng khó mà dọa thu hồi được. Nhờ thế dù lay lắt, nhưng tôi còn có chỗ dung thân. Đồng tiền có thể ít ỏi, nhưng có mái nhà trú thân rau cháo cũng qua bữa. Còn mái nhà để nương tựa, còn hy vọng kiếm tiền như các cụ nói an cư, lập nghiệp.
Đấy chỉ là một lần sạt nghiệp, một lần chạy trốn, một lần chuyển nhà. Vậy những gì hôm nay mà vợ chồng kỹ sư Nguyễn Văn Thạnh phải đối đầu còn khủng khiếp hơn câu chuyện của tôi nhiều lần. Đó mới là những gì ta trông thấy. Đi đến đâu cũng bị xua đuổi, từ chối. Thậm chí xe chở đồ đạc gia đình đi trên đường cũng bị chặn giữ, khám xét và mang về đồn công an. Có lẽ những chất liệu bi đát mà vợ chồng kỹ sư Nguyễn Văn Thạnh đang chịu ngày hôm nay còn nhiều hơn và bi kịch hơn những chất liệu đã làm nên những tiểu thuyết bất hủ, những thước phim kinh điển về sự trốn chạy như Không Chốn Nương Thân, Giờ thứ 25, Lối Thoát Cuối Cùng...và phim của người đạo diễn tài hoa Yilmaz Guney của Thổ Nhĩ Kỳ về sự trốn chạy.
Tôi căm phẫn khi đọc đoạn người vợ sống trong cảnh bị truy đuổi, phá hoại cuộc sống ở tác phẩm Lối Thoát Cuối Cùng của nhà văn người Rumani C.V Gheorghiu đã nhảy qua cửa sổ tự vẫn khi thấy công an hộ tịch đến gõ cửa đòi kiểm tra nhân khẩu.
Hôm nay tôi lạnh người khi theo dõi những sự kiện truy bức mà vợ chồng kỹ sư Nguyễn Văn Thạnh đã chịu đựng. Biết nói thế nào,tại tôi đọc quá nhiều thôi. Tôi đã thấy sự khác nhau giữa nhà xuất bản Sự Thật và nhà xuất bản Chính Trị Quốc Gia để lòng khuấy động phai viết gì đó như Đại Vệ Chí Dị. Còn hôm nay đọc thấy sự giống nhau tàn bạo , thâm độc của những gì vợ chồng kỹ sư Nguyễn Văn Thạnh gặp phải với những tác phẩm truy đuổi cách đây hơn nửa thế kỷ.
Tôi sẽ viết gì.? Khi tài năng của tôi có giới hạn.
Chỉ có vài dòng này chia sẽ với người anh em Nguyễn Văn Thạnh. Mong bình an đến với vợ chồng anh.
Không có nhận xét nào: