Nguyễn Hưng Quốc: Cuộc vận động sửa đổi Hiến pháp tại Việt Nam kéo dài suốt năm 2013 đã kết thúc sau cuộc bỏ phiếu của Quốc Hội vào ngày 28/11 với 486 trên tổng số 488 đại biểu tán thành. Về phương diện hành chính, cuộc vận động chính trị thuộc loại lớn nhất trong năm đã kết thúc, nhưng về phương diện chính trị, ảnh hưởng của nó chắc sẽ còn lâu dài từ cả phía nhà cầm quyền đến giới trí thức độc lập và những người bất đồng chính kiến.
Nhìn lại, hình ảnh chính xác nhất để mô tả cả cuộc vận động sửa đổi Hiến pháp 2013, theo tôi, là hình ảnh của một vở tuồng vụng.
Tuồng, vì tất cả đều diễn ra đúng theo kịch bản đã hoạch định sẵn. Kịch bản: Chỉ thay đổi một số chi tiết nho nhỏ lặt vặt để, một, củng cố quyền lực của một số người; và hai, để chứng tỏ chế độ của họ là dân chủ, biết quan tâm đến không những quyền của công dân mà còn quyền của con người, không những sự ổn định hay phát triển của xã hội mà còn cả vấn đề môi trường vốn được xem là ưu tiên số một của thế giới. Tuy nhiên, bên cạnh những sự thay đổi ấy, những vấn đề lớn gắn liền với sự độc quyền lãnh đạo cũng như độc quyền kiểm soát và phân phối tài sản quốc gia vẫn tiếp tục nằm trong tay của đảng.
Những kiểu tuồng như vậy chả có gì lạ. Chế độ độc tài nào cũng diễn tuồng như vậy. Từ năm 1945, đặc biệt từ năm 1954, ở miền Bắc và từ năm 1975, trong cả nước, đảng Cộng sản vẫn thường xuyên đóng tuồng như vậy.
Cái khác ở lần này không phải ở tính tuồng mà ở sự vụng về của vở tuồng. Vụng ở hai điểm chính. Thứ nhất, nó được mở đầu một cách rầm rộ và to tát, cuối cùng, lại kết thúc một cách vô duyên và lãng nhách khiến giới quan sát đều chưng hửng. Thứ hai, nó mở đầu bằng lời hứa hẹn “không có vùng cấm trong thảo luận” có vẻ rất dân chủ, nhưng ngay sau đó, lại cấm hết chuyện này sang chuyện khác, không những cấm, họ còn lên án hết nhóm này đến nhóm khác trong cái gọi là “âm mưu diễn tiến hòa bình”.
Không ai hiểu tại sao, lúc đầu, giới lãnh đạo lại dám tuyên bố một cách ồn ào về chuyện không có vùng cấm trong thảo luận về Hiến pháp như vậy. Chả lẽ họ không biết dân tình bất mãn ra sao? Hơn nữa, người ta càng không hiểu tại sao họ lại vận động sửa đổi Hiến pháp để tạo cơ hội cho dân chúng, hoặc ít nhất, giới trí thức, đặt lại vấn đề vai trò lãnh đạo của đảng và vấn đề sở hữu toàn dân về đất đai như vậy? Họ sợ những vấn đề “nhạy cảm”, nhưng tại sao họ, chính họ, lại nêu những vấn đề “nhạy cảm” ấy ra cho mọi người bàn luận?
Có cảm tưởng giới lãnh đạo Việt Nam, một, nói mà không biết mình nói gì; hai, không hiểu được tâm lý bất mãn của quần chúng, do đó, không tiên liệu được các phản ứng ngược khi tung ra cuộc vận động sửa đổi Hiến pháp.
Cả hai đều có một đặc điểm chung: dại dột. Nguyên nhân của sự dại dột ấy có khi không phải vì ngu đần. Mà vì hoang tưởng. Tên độc tài nào cũng hoang tưởng. Các nhà độc tài đều sống bằng sự lừa đối người khác và nạn nhân cuối cùng của sự lừa dối ấy là chính họ: Họ cũng tin vào sự dối trá của mình. Họ cũng tưởng là mọi người đều tin tưởng và ủng hộ họ.
Vở tuồng, thoạt đầu, tưởng hoành tráng, sau, biến thành tuồng hài là vì vậy.
Nhưng có khi chính cái tuồng hài ấy cũng nằm trong một âm mưu nào đó. Nói cách khác, có khi nhà cầm quyền Việt Nam đem chính sự dại dột và lố bịch của họ ra làm một thứ vũ khí để duy trì chế độ.
Ngỡ như nghịch lý. Nhưng không phải. Để duy trì quyền lực, từ xưa đến nay, có ba thứ vũ khí tối ưu: được yêu mến, được kính phục và bị sợ hãi. Nếu chỉ có hai, ưu tiên sẽ là: được kính phục và bị sợ hãi. Nếu chỉ có một: bị sợ hãi. Ngay từ khi được thành lập, đảng Cộng sản đã sử dụng cả hai biện pháp tuyên truyền và bạo lực để dân chúng yêu mến, kính phục và sợ hãi. Bây giờ, trong xu hướng toàn cầu hóa và sự phát triển vượt bậc của các phương tiện truyền thông xã hội, mọi âm mưu tuyên truyền đều thất bại, nhà cầm quyền, nói chung, không còn được yêu mến và kính trọng nữa, họ chỉ giữ lại một yếu tố duy nhất: duy trì sự sợ hãi.
Nhưng chỉ có sự sợ hãi không không đủ. Người ta đẩy sự thiếu yêu mến và thiếu kính trọng đến một cực khác: sự rẻ rúng. Rẻ rúng đến độ khinh bỉ và không thèm nghĩ, không thèm chấp nữa: Lúc ấy, sự rẻ rúng biến thành một sự vô cảm. Chính sự vô cảm ấy trở thành một thứ vũ khí cho nhà cầm quyền.
Một ví dụ: Mới đây, tôi gặp một người quen cũ từ Việt Nam sang. Là một giáo sư đại học, ngành Khoa học, anh thông minh, biết nhiều và nhận xét tinh tế. Thế nhưng, điều khiến tôi ngạc nhiên là khi được hỏi về đợt vận động sửa đổi Hiến pháp tại Việt Nam vừa rồi, anh không biết gì cả. Sau, anh thú nhận là anh không hề để ý đến chuyện ấy. Lúc ở Việt Nam, bật ti vi, thấy bàn chuyện Hiến pháp, anh đổi ngay sang kênh khác; mở tờ báo, thấy bàn chuyện Hiến pháp, anh lật sang trang khác.
Hỏi tại sao, anh đáp: Vì chán. Anh biết tỏng tòng tong đó chỉ là một trò hề để bịp dân và bịp dư luận quốc tế. Nó sẽ chả đi đến đâu cả. Rồi rốt cuộc, đâu lại hoàn đấy. Đã biết vậy, còn theo dõi làm gì chứ? Anh kết luận: Mất công vô ích.
Tôi kiên nhẫn hỏi tiếp: Những người có thái độ như anh có nhiều không? Anh đáp: Nhiều. Tất cả bạn bè và người quen của anh đều nghĩ vậy và phản ứng như vậy. Họ khinh thường. Họ tuyệt vọng. Họ chán. Và cuối cùng, họ thành dửng dưng vô cảm.
Ngoài việc gây ra sợ hãi, tất cả những kẻ gây ra tội ác đều mong nhất một điều: sự vô cảm trước cái ác. Điều đó, hầu như ai cũng biết. Cái “mới” của giới lãnh đạo Việt Nam hiện nay là họ duy trì và củng cố sự vô cảm ấy bằng cách tự biến mình thành lố bịch.
Như những thằng hề cầm súng.
Nhìn lại, hình ảnh chính xác nhất để mô tả cả cuộc vận động sửa đổi Hiến pháp 2013, theo tôi, là hình ảnh của một vở tuồng vụng.
Tuồng, vì tất cả đều diễn ra đúng theo kịch bản đã hoạch định sẵn. Kịch bản: Chỉ thay đổi một số chi tiết nho nhỏ lặt vặt để, một, củng cố quyền lực của một số người; và hai, để chứng tỏ chế độ của họ là dân chủ, biết quan tâm đến không những quyền của công dân mà còn quyền của con người, không những sự ổn định hay phát triển của xã hội mà còn cả vấn đề môi trường vốn được xem là ưu tiên số một của thế giới. Tuy nhiên, bên cạnh những sự thay đổi ấy, những vấn đề lớn gắn liền với sự độc quyền lãnh đạo cũng như độc quyền kiểm soát và phân phối tài sản quốc gia vẫn tiếp tục nằm trong tay của đảng.
Những kiểu tuồng như vậy chả có gì lạ. Chế độ độc tài nào cũng diễn tuồng như vậy. Từ năm 1945, đặc biệt từ năm 1954, ở miền Bắc và từ năm 1975, trong cả nước, đảng Cộng sản vẫn thường xuyên đóng tuồng như vậy.
Cái khác ở lần này không phải ở tính tuồng mà ở sự vụng về của vở tuồng. Vụng ở hai điểm chính. Thứ nhất, nó được mở đầu một cách rầm rộ và to tát, cuối cùng, lại kết thúc một cách vô duyên và lãng nhách khiến giới quan sát đều chưng hửng. Thứ hai, nó mở đầu bằng lời hứa hẹn “không có vùng cấm trong thảo luận” có vẻ rất dân chủ, nhưng ngay sau đó, lại cấm hết chuyện này sang chuyện khác, không những cấm, họ còn lên án hết nhóm này đến nhóm khác trong cái gọi là “âm mưu diễn tiến hòa bình”.
Không ai hiểu tại sao, lúc đầu, giới lãnh đạo lại dám tuyên bố một cách ồn ào về chuyện không có vùng cấm trong thảo luận về Hiến pháp như vậy. Chả lẽ họ không biết dân tình bất mãn ra sao? Hơn nữa, người ta càng không hiểu tại sao họ lại vận động sửa đổi Hiến pháp để tạo cơ hội cho dân chúng, hoặc ít nhất, giới trí thức, đặt lại vấn đề vai trò lãnh đạo của đảng và vấn đề sở hữu toàn dân về đất đai như vậy? Họ sợ những vấn đề “nhạy cảm”, nhưng tại sao họ, chính họ, lại nêu những vấn đề “nhạy cảm” ấy ra cho mọi người bàn luận?
Có cảm tưởng giới lãnh đạo Việt Nam, một, nói mà không biết mình nói gì; hai, không hiểu được tâm lý bất mãn của quần chúng, do đó, không tiên liệu được các phản ứng ngược khi tung ra cuộc vận động sửa đổi Hiến pháp.
Cả hai đều có một đặc điểm chung: dại dột. Nguyên nhân của sự dại dột ấy có khi không phải vì ngu đần. Mà vì hoang tưởng. Tên độc tài nào cũng hoang tưởng. Các nhà độc tài đều sống bằng sự lừa đối người khác và nạn nhân cuối cùng của sự lừa dối ấy là chính họ: Họ cũng tin vào sự dối trá của mình. Họ cũng tưởng là mọi người đều tin tưởng và ủng hộ họ.
Vở tuồng, thoạt đầu, tưởng hoành tráng, sau, biến thành tuồng hài là vì vậy.
Nhưng có khi chính cái tuồng hài ấy cũng nằm trong một âm mưu nào đó. Nói cách khác, có khi nhà cầm quyền Việt Nam đem chính sự dại dột và lố bịch của họ ra làm một thứ vũ khí để duy trì chế độ.
Ngỡ như nghịch lý. Nhưng không phải. Để duy trì quyền lực, từ xưa đến nay, có ba thứ vũ khí tối ưu: được yêu mến, được kính phục và bị sợ hãi. Nếu chỉ có hai, ưu tiên sẽ là: được kính phục và bị sợ hãi. Nếu chỉ có một: bị sợ hãi. Ngay từ khi được thành lập, đảng Cộng sản đã sử dụng cả hai biện pháp tuyên truyền và bạo lực để dân chúng yêu mến, kính phục và sợ hãi. Bây giờ, trong xu hướng toàn cầu hóa và sự phát triển vượt bậc của các phương tiện truyền thông xã hội, mọi âm mưu tuyên truyền đều thất bại, nhà cầm quyền, nói chung, không còn được yêu mến và kính trọng nữa, họ chỉ giữ lại một yếu tố duy nhất: duy trì sự sợ hãi.
Nhưng chỉ có sự sợ hãi không không đủ. Người ta đẩy sự thiếu yêu mến và thiếu kính trọng đến một cực khác: sự rẻ rúng. Rẻ rúng đến độ khinh bỉ và không thèm nghĩ, không thèm chấp nữa: Lúc ấy, sự rẻ rúng biến thành một sự vô cảm. Chính sự vô cảm ấy trở thành một thứ vũ khí cho nhà cầm quyền.
Một ví dụ: Mới đây, tôi gặp một người quen cũ từ Việt Nam sang. Là một giáo sư đại học, ngành Khoa học, anh thông minh, biết nhiều và nhận xét tinh tế. Thế nhưng, điều khiến tôi ngạc nhiên là khi được hỏi về đợt vận động sửa đổi Hiến pháp tại Việt Nam vừa rồi, anh không biết gì cả. Sau, anh thú nhận là anh không hề để ý đến chuyện ấy. Lúc ở Việt Nam, bật ti vi, thấy bàn chuyện Hiến pháp, anh đổi ngay sang kênh khác; mở tờ báo, thấy bàn chuyện Hiến pháp, anh lật sang trang khác.
Hỏi tại sao, anh đáp: Vì chán. Anh biết tỏng tòng tong đó chỉ là một trò hề để bịp dân và bịp dư luận quốc tế. Nó sẽ chả đi đến đâu cả. Rồi rốt cuộc, đâu lại hoàn đấy. Đã biết vậy, còn theo dõi làm gì chứ? Anh kết luận: Mất công vô ích.
Tôi kiên nhẫn hỏi tiếp: Những người có thái độ như anh có nhiều không? Anh đáp: Nhiều. Tất cả bạn bè và người quen của anh đều nghĩ vậy và phản ứng như vậy. Họ khinh thường. Họ tuyệt vọng. Họ chán. Và cuối cùng, họ thành dửng dưng vô cảm.
Ngoài việc gây ra sợ hãi, tất cả những kẻ gây ra tội ác đều mong nhất một điều: sự vô cảm trước cái ác. Điều đó, hầu như ai cũng biết. Cái “mới” của giới lãnh đạo Việt Nam hiện nay là họ duy trì và củng cố sự vô cảm ấy bằng cách tự biến mình thành lố bịch.
Như những thằng hề cầm súng.
Không có nhận xét nào: