Nguyễn Văn Tuấn: Nhiều lúc tôi tự hỏi: không biết những người đang dùng ngòi bút tấn công các văn nghệ sĩ, hay những người đang mạnh tay đàn áp và gây khó khăn cho các thanh niên [thể hiện thái độ chống China] có nghĩ đến ngày sau chăng? “Ngày sau” là ngày khi họ không còn tại chức, không còn chỗ dựa, không còn “ô dù”, đó là ngày khi họ trở về đời thường làm thường dân, hay nói dễ hiểu là “về với dân”. Lúc đó họ sẽ sống như thế nào, và nạn nhân của họ ngày hôm nay sẽ có thái độ gì với họ? Con cái của nạn nhân của họ ngày hôm nay sẽ có thái độ như thế nào với con cái họ?
Tôi tự hỏi như thế là vì nhân đọc mấy bài viết của những “nhà trí thức” thời thập niên 1950 tấn công các nhân vật trong nhóm Nhân văn Giai Phẩm một cách dã man. Một số người dùng ngòi bút tấn công các nhà trí thức chân chính đó vẫn còn sống. Không biết họ có đọc lại những gì mình viết và nghĩ như thế nào. Đừng biện minh rằng “hồi đó người ta bảo tôi viết thế” nhé. Con cháu họ đọc lại những bài đó sẽ nghĩ gì trong đầu họ? Chắc là xấu hổ lắm. Nỗi xấu hổ lưu truyền trên trang giấy còn rất lâu.
Ở tuổi này tôi đã chứng kiến chuyện có vay có trả, mà ngày xưa có khi mình chỉ nghe ba má hay người lớn cảnh báo thôi. Nhớ thời còn ở trong trại tị nạn bên Thái Lan, có “ban trật tự” (giống như công an trại) được xem như là hung thần. Họ hành hung, đánh đập và khủng bố đồng hương. Họ còn tiếp tay cho các giới an ninh địa phương hành hạ đồng hương Việt Nam. (Nhiều khi tôi nghĩ người Việt có gen xu nịnh ngoại bang). Một anh bạn cùng lên bờ Buli với tôi là nạn nhân của bọn ác ôn này. Anh ấy tên là T, anh là thuỷ thủ tài đánh cá trong hợp tác xã, rồi một ngày “đẹp trời” anh lấy tàu hải sản đi vượt biên. Qua đến trại tị nạn, anh ấy bị ai đó tố cáo là cộng sản, và bị ban trật tự đánh đến nỗi mang tật. Tôi không biết anh, nhưng ai cũng nói anh chỉ là nhân viên thủy sản chứ chẳng cộng sản cộng siếc gì cả. Tôi nhớ hoài đêm ấy anh nằm ngủ bên mùng tôi (thời đó nhiều nhóm nằm ngủ gần kề nhau), anh thề sẽ trả thù. Nói là làm. Đến khi một hay hai người trong ban trật tự đi định cư ở nước ngoài, mới bước xuống phi trường thì đã được anh và hàng chục nạn nhân của họ “chào đón”. Sau này, tôi nghe nói một người trong ban trật tự bị giết chết ngay tại Mĩ! Có vay thì có trả.
Không có quyền lực nào tồn tại vĩnh viễn. Chuyện vợ chồng Nicolae Ceausescu và Elena Ceausescu là một minh chứng sống động. Nicolae Ceausescu là tổng bí thư đảng CS Romania được thần tượng hóa như “cha dân tộc”, còn vợ Elena Ceausescu được hệ thống tuyên truyền của đảng nâng lên thành “mẹ dân tộc”. Hai người này làm mưa làm gió trong chính trường Romania một thời, và gây ra biết bao ân oán, hận thù ngút trời. Đảng CS Romania thời đó dĩ nhiên là “bạn” của đảng CSVN. Năm 1989, ông ĐDT lúc đó là quan lớn trong BCT dẫn đoàn đại biểu đảng CSVN đi dự đại hội đảng CS Romania. Ông Bùi Tín kể lại rằng ông ĐDT đã phải đứng lên ngồi xuống 94 lần theo tiếng vỗ tay bài diễn văn của ông Nichola Ceausescu. Khi về nước ông khen đảng CS Romania rất mạnh, đoàn kết, ổn định và không còn nhờ Nga nữa. Hai tuần sau, vợ chồng Ceausescu bị đem đi đem ra tử hình trước công chúng. Có ai ngờ mới vài tuần trước thì hành xử như vua chúa, mà nay bị phơi thây giữa công cộng. Có ai ngờ 7 người cận thần của cha cậu Ủn lại bị chính cậu ấy hành hình hay đày đoạ. Có ai ngờ ông Lenin ngày nào được sùng bái như thánh mà nay thì tượng bị người ta, có khi chính "thần dân" của ông ấy, kéo xuống và còn lấy búa đập đầu. Tất cả đều có thể xảy ra.
Những cái “mũ” chỉ là đặc danh của người cầm quyền, việc làm mới định hình thực sự. Ông Yasser Arafat là một chính khách gây ra nhiều tranh cãi, vì lúc đấu tranh thì ông bị mang cái mũ “khủng bố”, nhưng khi thành công thì là lãnh tụ - statesman. Nhiều người làm cách mạng ở VN cũng thế, nhưng trớ trêu thay sau này họ lại dùng cái mũ đó cho người khác. Những cái “nhãn hiệu” chỉ là tạm thời, và nó có thể thay đổi theo thời gian. Những người đang đấu tranh cho lí tưởng nào đó hôm nay có thể mang tiếng là phạm pháp, nhưng sẽ có thể có ngày họ là người điều hành đất nước. Ví dụ như ông Nelson Mandela ngày xưa khi còn đấu tranh chống chế độ Apartheid bị gọi là “thân cộng sản”, là khủng bố, v.v. nhưng sau này khi thời cuộc thay đổi thì ông là tổng thống, là chính khách đáng kính. Mà, ông đáng kính thật. Tôi nghĩ có lẽ ông là chính khách vĩ đại nhất của thế kỉ 20/21. Tôi chưa nghĩ ra một chính khách nào trên thế giới, kể cả Việt Nam, có thể sánh với tầm vóc và lòng nhân ái của ông Nelson Mandela.
Bởi vậy, những người đang đánh đập và tra tấn (hoặc bằng thể lực hoặc bằng tinh thần) những thanh niên yêu nước nên nghĩ đến ngày mai, đến ngày mà khi họ không còn quyền lực và vũ khí trong tay để có thể sống với dân. Chợt nhớ đến câu Trịnh Công Sơn nói với Khánh Ly: sống ở đời cần có một tấm lòng.
Tôi tự hỏi như thế là vì nhân đọc mấy bài viết của những “nhà trí thức” thời thập niên 1950 tấn công các nhân vật trong nhóm Nhân văn Giai Phẩm một cách dã man. Một số người dùng ngòi bút tấn công các nhà trí thức chân chính đó vẫn còn sống. Không biết họ có đọc lại những gì mình viết và nghĩ như thế nào. Đừng biện minh rằng “hồi đó người ta bảo tôi viết thế” nhé. Con cháu họ đọc lại những bài đó sẽ nghĩ gì trong đầu họ? Chắc là xấu hổ lắm. Nỗi xấu hổ lưu truyền trên trang giấy còn rất lâu.
Ở tuổi này tôi đã chứng kiến chuyện có vay có trả, mà ngày xưa có khi mình chỉ nghe ba má hay người lớn cảnh báo thôi. Nhớ thời còn ở trong trại tị nạn bên Thái Lan, có “ban trật tự” (giống như công an trại) được xem như là hung thần. Họ hành hung, đánh đập và khủng bố đồng hương. Họ còn tiếp tay cho các giới an ninh địa phương hành hạ đồng hương Việt Nam. (Nhiều khi tôi nghĩ người Việt có gen xu nịnh ngoại bang). Một anh bạn cùng lên bờ Buli với tôi là nạn nhân của bọn ác ôn này. Anh ấy tên là T, anh là thuỷ thủ tài đánh cá trong hợp tác xã, rồi một ngày “đẹp trời” anh lấy tàu hải sản đi vượt biên. Qua đến trại tị nạn, anh ấy bị ai đó tố cáo là cộng sản, và bị ban trật tự đánh đến nỗi mang tật. Tôi không biết anh, nhưng ai cũng nói anh chỉ là nhân viên thủy sản chứ chẳng cộng sản cộng siếc gì cả. Tôi nhớ hoài đêm ấy anh nằm ngủ bên mùng tôi (thời đó nhiều nhóm nằm ngủ gần kề nhau), anh thề sẽ trả thù. Nói là làm. Đến khi một hay hai người trong ban trật tự đi định cư ở nước ngoài, mới bước xuống phi trường thì đã được anh và hàng chục nạn nhân của họ “chào đón”. Sau này, tôi nghe nói một người trong ban trật tự bị giết chết ngay tại Mĩ! Có vay thì có trả.
Không có quyền lực nào tồn tại vĩnh viễn. Chuyện vợ chồng Nicolae Ceausescu và Elena Ceausescu là một minh chứng sống động. Nicolae Ceausescu là tổng bí thư đảng CS Romania được thần tượng hóa như “cha dân tộc”, còn vợ Elena Ceausescu được hệ thống tuyên truyền của đảng nâng lên thành “mẹ dân tộc”. Hai người này làm mưa làm gió trong chính trường Romania một thời, và gây ra biết bao ân oán, hận thù ngút trời. Đảng CS Romania thời đó dĩ nhiên là “bạn” của đảng CSVN. Năm 1989, ông ĐDT lúc đó là quan lớn trong BCT dẫn đoàn đại biểu đảng CSVN đi dự đại hội đảng CS Romania. Ông Bùi Tín kể lại rằng ông ĐDT đã phải đứng lên ngồi xuống 94 lần theo tiếng vỗ tay bài diễn văn của ông Nichola Ceausescu. Khi về nước ông khen đảng CS Romania rất mạnh, đoàn kết, ổn định và không còn nhờ Nga nữa. Hai tuần sau, vợ chồng Ceausescu bị đem đi đem ra tử hình trước công chúng. Có ai ngờ mới vài tuần trước thì hành xử như vua chúa, mà nay bị phơi thây giữa công cộng. Có ai ngờ 7 người cận thần của cha cậu Ủn lại bị chính cậu ấy hành hình hay đày đoạ. Có ai ngờ ông Lenin ngày nào được sùng bái như thánh mà nay thì tượng bị người ta, có khi chính "thần dân" của ông ấy, kéo xuống và còn lấy búa đập đầu. Tất cả đều có thể xảy ra.
Những cái “mũ” chỉ là đặc danh của người cầm quyền, việc làm mới định hình thực sự. Ông Yasser Arafat là một chính khách gây ra nhiều tranh cãi, vì lúc đấu tranh thì ông bị mang cái mũ “khủng bố”, nhưng khi thành công thì là lãnh tụ - statesman. Nhiều người làm cách mạng ở VN cũng thế, nhưng trớ trêu thay sau này họ lại dùng cái mũ đó cho người khác. Những cái “nhãn hiệu” chỉ là tạm thời, và nó có thể thay đổi theo thời gian. Những người đang đấu tranh cho lí tưởng nào đó hôm nay có thể mang tiếng là phạm pháp, nhưng sẽ có thể có ngày họ là người điều hành đất nước. Ví dụ như ông Nelson Mandela ngày xưa khi còn đấu tranh chống chế độ Apartheid bị gọi là “thân cộng sản”, là khủng bố, v.v. nhưng sau này khi thời cuộc thay đổi thì ông là tổng thống, là chính khách đáng kính. Mà, ông đáng kính thật. Tôi nghĩ có lẽ ông là chính khách vĩ đại nhất của thế kỉ 20/21. Tôi chưa nghĩ ra một chính khách nào trên thế giới, kể cả Việt Nam, có thể sánh với tầm vóc và lòng nhân ái của ông Nelson Mandela.
Bởi vậy, những người đang đánh đập và tra tấn (hoặc bằng thể lực hoặc bằng tinh thần) những thanh niên yêu nước nên nghĩ đến ngày mai, đến ngày mà khi họ không còn quyền lực và vũ khí trong tay để có thể sống với dân. Chợt nhớ đến câu Trịnh Công Sơn nói với Khánh Ly: sống ở đời cần có một tấm lòng.
Không có nhận xét nào: