Nguyễn Nhơn (Danlambao) - Đây là bước chót quyết định trong liên hoàn kế Tam chiêu: 1.Xác định sách lược đấu tranh: Bất Tuân Dân Sự; 2. Tổ chức lực lượng: Các phong trào Bất tuân Dân sự; 3. Tiến hành tổng tiến công: Toàn quốc Tổng Bất tuân Dân sự.
Sinh thời Tổng thống Reagan nói một câu trái khoái: “Người cộng sản học Mác xít. Người chống cọng hiểu Mác xít.” Người dân Việt Nam chất phác, sống dưới gông cùm cộng sản, Miền Bắc non 70 năm, Miền Nam ngót 40 năm, không học mà thắm thía hoạn họa cộng sản đủ nhiều.
Quân lực VNCH chiến đấu chống cộng sản đủ lâu, phải học chiến thuật cộng sản để chống lại chúng, gậy ông, đập lưng ông, nên trong bài học chiến thuật nơi quân trường có một chương về chiến thuật trứ danh của Mao Trạch Đông: Tứ khoái – Nhất mãn. Câu thiệu chỉ bốn chữ, học hiểu cho thông, tổ chức đánh trả cũng nhiều phen chiến thắng.
Ngày nay trên mặt trận dân sự xem ra vẫn ứng dụng được; Tứ khoái là bốn nhanh. Nhất mãn là một chậm; Muốn được bốn nhanh, phải thực hành một chậm tỉ mỉ, thận trọng; Vậy thì bàn về một chậm trước.
Nhất mãn – Một chậm
1. Điều nghiên tình hình chậm
Ngày xưa trong chiến tranh, việc điều nghiên thâu thập dữ kiện phải do các toán quân báo chuyên nghiệp phụ trách. Ngày nay, với kỹ thuật điện tử, trên mặt trận dân sự, ai có chút hiểu biết và thiện chí đều làm được: Theo dỏi tình hình trên mạng là xong. Thậm chí muốn biết một địa chỉ cá nhân, chỉ cần mở trang định vị toàn cầu, click một cái là thấy. Cho nên việc điều nghiên ngày nay có thể làm nhanh hơn.
2. Tổ chức lực lượng chậm
Nếu như trong chiến tranh, chỉ cần dự trù các đơn vị vào trận là xong, bởi vì các đơn vị đã có sẵn sàng. Ở đây, trên mặt trận dân sự, việc tổ chức lực lượng thật khó khăn. Vừa phải vận động đám đông vừa phải tránh né côn an, mật vụ. Cho nên đòi hỏi phải có nhiều, thật nhiều nhóm nòng cốt can trường và quyết tâm vận động tổ chức đám đông thành các phong trào tranh đấu.
Đây là công tác QUYẾT ĐỊNH THÀNH BẠI của công cuộc tổng phản kháng toàn quốc.
3. Kế hoạch hành quân chậm
a) Phối trí lực lượng: Để cho mau lẹ, dễ hiểu xin lấy ví dụ cụ thể như trường hợp “Quân đoàn Nông Dân” ra quân. Vùng Hà Nội, trước nay vẫn có những cuộc biểu tình khiếu oan của nông dân Văn Giang, Dương Nội. Năm 2011 có vụ Vụ Bản, Nam Định và năm nay có Đông Triều. Vậy cứ giả định lấy lực lượng 4 nơi ấy phối trí hành quân gồm 2 sư đoàn Văn Giang, Dương Nội và một sư đoàn hỗn hợp Vụ Bản – Đông Triều.
b) Đội hình hành quân: Trong quân sự, khi di chuyển thường dùng đội hình “nấc thang” để che chở cạnh sườn và tiếp trợ khi bị địch tấn công. Khi tấn công thì hoặc đội hình “tam giác” mũi nhọn đi trước khi muốn công kích địch hoặc đáy đi trước khi muốn bao vây đối phương. Nay trên mặt trận dân sự, tham dự là đám đông không thuần nhất, việc tổ chức đội hình chiến đấu đơn giản hơn: Chỉ liên kết hàng người thành “bức nhân tường”, nghĩa là các hàng thanh niên xung kích đi đầu câu khuỷu tay nhau thành một xâu chuỗi bất phân ly, rập ràng tiến tới như sóng triều dâng, vừa bảo vệ đồng bào phía sau vừa tiến lên đương đầu với côn an cơ động. Khi nào chúng yếu thế, xua quân đánh vào cạnh sườn thì đoàn người xoay thành hàng ngang. Thanh niên xung kích vẫn hợp thành nhân tường dài như trận trường xà. Phen nầy mà bọn chống biểu tình đánh vào đàng đầu thì đuôi quay lên bao vây. Đánh vào đuôi thì đầu quay lại. Đánh vào khoản giữa là lâm vào cửa tử vì đầu, đuôi quanh lại bao vây. Bọn côn an cơ động dù súng đạn đầy mình cũng không xoay trở được, trừ phi… nỗ súng. Khi đó thì không tránh khỏi đổ máu, nhưng chiến trận sẽ giải quyết việc được thua, còn, mất: Khởi phát cách mạng Hoa Lài – Hoa Sen như Tunisia – Ai Cập.
c) Kế hoạch lui binh: Trong nhà binh, vấn đề nầy khó học, khó làm. Ở đây, lực lượng quần chúng, tay không tấc sắt lại càng nan giải. Vì vậy mà cần phải có những nhóm trẻ can trường làm nồng cốt. Khi bị đánh mạnh, tan vỡ đội hình, lực lượng xung kích trở thành hậu bị, cũng lại siết chặt khuỷu tay làm bức nhân tường chặn hậu cho đám dông rút lui, phân tán
d) Yểm trợ tiếp vận: Nhà binh thì có các đơn vị liên hệ lo liệu. Ở đây là hành quân đại chúng, mỗi chiến sĩ phải tự lo liệu, kể cả lận lưng chai nước uống. Dẫu sao thì hy vọng khi hành động kéo dài, dài ngày, bà con xung quanh thương, tiếp trợ là có thể trông cậy được như ở Tunisia, Ai Cập, thị dân Tunis, Cairo vừa tham dự vừa ủng hộ, tiếp tế.
Ghi chú: Như vậy chữ chậm không có nghĩa là chậm chạp mà là cẩn trọng, tỉ mỉ. Trên đây là những mô phỏng hết sức sơ lược về chiến thuật nhà binh đem ra thử ứng dụng vào việc tranh đấu dân sự.
Bây giờ bốn bước nhanh sẽ dễ hiểu hơn.
Tứ khoái – Bốn nhanh
1. Tập trung nhanh
Nếu như trên đã nói, việc tổ chức lực lượng thành phong trào chặt chẽ thì lực lượng tham dự hành động đã sẵn sàng. Như vậy khi tín hiệu hành động: Ngày N, Giờ G, Tọa độ X được nhóm điều hợp phát ra là các đơn vị y hẹn tập hợp nhanh chóng.
2. Bôn tập nhanh
Ngày xưa, bộ đội “cụ hồ” lội rừng, băng suối bằng chưn nên bôn tập nhanh cực khổ mà vẫn chậm. Ngày nay, nghĩa quân “bất tuân dân sự” dùng mọi phương tiện cơ giới, xe ca, tàu hỏa, xe lam, xe máy kể cả xe đạp thì việc bôn tập chắc chắn là nhanh. Có điều, cũng giống như ngày xưa, khi bôn tập có thể bị địch quân phục kích lẻ tẻ thì nay trong khi di chuyển cũng có thể bị côn an làm nút chặn tra xét. Cho nên các nhóm điều hợp cũng cần dự phòng kế hoạch thoát qua các nút chặn côn an.
3. Tấn công, giải quyết chiến trường nhanh
Để cho dễ hiểu lại lấy thí dụ cụ thể: Bên Thái Lan, quân áo vàng tiến chiếm mục tiêu thật ngoạn mục. Ban đầu là các cơ quan Bộ, Phủ. Cuối cùng là Phủ Thủ tướng gọn bân. Ở nước xã nghĩa dã man, muốn được như vậy cần chuẩn bị lực lượng thật lớn lao: Tập trung tổng lực tất cả các phong trào toàn quốc đã vận động tổ chức được như nói trong phần tổ chức lực lượng.
4. Rút lui nhanh
Trong quân sự, sau khi chiếm mục tiêu, giải quyết chiến trường, rút lui thật nhanh để khỏi bị địch tổ chức phản công.
Trong đấu tranh dân sự, cũng vậy, sau khi càn quét xong mục tiêu cũng rút lui, phân tán nhanh để bảo toàn lực lượng.
Trên đây là thử phác họa vài nét hết sức sơ lược về vận động tổ chức đưa phong trào bất tuân dân sự vào giai đoạn kết thúc: Toàn quốc Tổng bất tuân Dân sự hay Toàn Quốc Phản Kháng hay Toàn Quốc Nổi dậy tùy trường hợp.
Nguyễn Nhơn
Sinh thời Tổng thống Reagan nói một câu trái khoái: “Người cộng sản học Mác xít. Người chống cọng hiểu Mác xít.” Người dân Việt Nam chất phác, sống dưới gông cùm cộng sản, Miền Bắc non 70 năm, Miền Nam ngót 40 năm, không học mà thắm thía hoạn họa cộng sản đủ nhiều.
Quân lực VNCH chiến đấu chống cộng sản đủ lâu, phải học chiến thuật cộng sản để chống lại chúng, gậy ông, đập lưng ông, nên trong bài học chiến thuật nơi quân trường có một chương về chiến thuật trứ danh của Mao Trạch Đông: Tứ khoái – Nhất mãn. Câu thiệu chỉ bốn chữ, học hiểu cho thông, tổ chức đánh trả cũng nhiều phen chiến thắng.
Ngày nay trên mặt trận dân sự xem ra vẫn ứng dụng được; Tứ khoái là bốn nhanh. Nhất mãn là một chậm; Muốn được bốn nhanh, phải thực hành một chậm tỉ mỉ, thận trọng; Vậy thì bàn về một chậm trước.
Nhất mãn – Một chậm
1. Điều nghiên tình hình chậm
Ngày xưa trong chiến tranh, việc điều nghiên thâu thập dữ kiện phải do các toán quân báo chuyên nghiệp phụ trách. Ngày nay, với kỹ thuật điện tử, trên mặt trận dân sự, ai có chút hiểu biết và thiện chí đều làm được: Theo dỏi tình hình trên mạng là xong. Thậm chí muốn biết một địa chỉ cá nhân, chỉ cần mở trang định vị toàn cầu, click một cái là thấy. Cho nên việc điều nghiên ngày nay có thể làm nhanh hơn.
2. Tổ chức lực lượng chậm
Nếu như trong chiến tranh, chỉ cần dự trù các đơn vị vào trận là xong, bởi vì các đơn vị đã có sẵn sàng. Ở đây, trên mặt trận dân sự, việc tổ chức lực lượng thật khó khăn. Vừa phải vận động đám đông vừa phải tránh né côn an, mật vụ. Cho nên đòi hỏi phải có nhiều, thật nhiều nhóm nòng cốt can trường và quyết tâm vận động tổ chức đám đông thành các phong trào tranh đấu.
Đây là công tác QUYẾT ĐỊNH THÀNH BẠI của công cuộc tổng phản kháng toàn quốc.
3. Kế hoạch hành quân chậm
a) Phối trí lực lượng: Để cho mau lẹ, dễ hiểu xin lấy ví dụ cụ thể như trường hợp “Quân đoàn Nông Dân” ra quân. Vùng Hà Nội, trước nay vẫn có những cuộc biểu tình khiếu oan của nông dân Văn Giang, Dương Nội. Năm 2011 có vụ Vụ Bản, Nam Định và năm nay có Đông Triều. Vậy cứ giả định lấy lực lượng 4 nơi ấy phối trí hành quân gồm 2 sư đoàn Văn Giang, Dương Nội và một sư đoàn hỗn hợp Vụ Bản – Đông Triều.
b) Đội hình hành quân: Trong quân sự, khi di chuyển thường dùng đội hình “nấc thang” để che chở cạnh sườn và tiếp trợ khi bị địch tấn công. Khi tấn công thì hoặc đội hình “tam giác” mũi nhọn đi trước khi muốn công kích địch hoặc đáy đi trước khi muốn bao vây đối phương. Nay trên mặt trận dân sự, tham dự là đám đông không thuần nhất, việc tổ chức đội hình chiến đấu đơn giản hơn: Chỉ liên kết hàng người thành “bức nhân tường”, nghĩa là các hàng thanh niên xung kích đi đầu câu khuỷu tay nhau thành một xâu chuỗi bất phân ly, rập ràng tiến tới như sóng triều dâng, vừa bảo vệ đồng bào phía sau vừa tiến lên đương đầu với côn an cơ động. Khi nào chúng yếu thế, xua quân đánh vào cạnh sườn thì đoàn người xoay thành hàng ngang. Thanh niên xung kích vẫn hợp thành nhân tường dài như trận trường xà. Phen nầy mà bọn chống biểu tình đánh vào đàng đầu thì đuôi quay lên bao vây. Đánh vào đuôi thì đầu quay lại. Đánh vào khoản giữa là lâm vào cửa tử vì đầu, đuôi quanh lại bao vây. Bọn côn an cơ động dù súng đạn đầy mình cũng không xoay trở được, trừ phi… nỗ súng. Khi đó thì không tránh khỏi đổ máu, nhưng chiến trận sẽ giải quyết việc được thua, còn, mất: Khởi phát cách mạng Hoa Lài – Hoa Sen như Tunisia – Ai Cập.
c) Kế hoạch lui binh: Trong nhà binh, vấn đề nầy khó học, khó làm. Ở đây, lực lượng quần chúng, tay không tấc sắt lại càng nan giải. Vì vậy mà cần phải có những nhóm trẻ can trường làm nồng cốt. Khi bị đánh mạnh, tan vỡ đội hình, lực lượng xung kích trở thành hậu bị, cũng lại siết chặt khuỷu tay làm bức nhân tường chặn hậu cho đám dông rút lui, phân tán
d) Yểm trợ tiếp vận: Nhà binh thì có các đơn vị liên hệ lo liệu. Ở đây là hành quân đại chúng, mỗi chiến sĩ phải tự lo liệu, kể cả lận lưng chai nước uống. Dẫu sao thì hy vọng khi hành động kéo dài, dài ngày, bà con xung quanh thương, tiếp trợ là có thể trông cậy được như ở Tunisia, Ai Cập, thị dân Tunis, Cairo vừa tham dự vừa ủng hộ, tiếp tế.
Ghi chú: Như vậy chữ chậm không có nghĩa là chậm chạp mà là cẩn trọng, tỉ mỉ. Trên đây là những mô phỏng hết sức sơ lược về chiến thuật nhà binh đem ra thử ứng dụng vào việc tranh đấu dân sự.
Bây giờ bốn bước nhanh sẽ dễ hiểu hơn.
Tứ khoái – Bốn nhanh
1. Tập trung nhanh
Nếu như trên đã nói, việc tổ chức lực lượng thành phong trào chặt chẽ thì lực lượng tham dự hành động đã sẵn sàng. Như vậy khi tín hiệu hành động: Ngày N, Giờ G, Tọa độ X được nhóm điều hợp phát ra là các đơn vị y hẹn tập hợp nhanh chóng.
2. Bôn tập nhanh
Ngày xưa, bộ đội “cụ hồ” lội rừng, băng suối bằng chưn nên bôn tập nhanh cực khổ mà vẫn chậm. Ngày nay, nghĩa quân “bất tuân dân sự” dùng mọi phương tiện cơ giới, xe ca, tàu hỏa, xe lam, xe máy kể cả xe đạp thì việc bôn tập chắc chắn là nhanh. Có điều, cũng giống như ngày xưa, khi bôn tập có thể bị địch quân phục kích lẻ tẻ thì nay trong khi di chuyển cũng có thể bị côn an làm nút chặn tra xét. Cho nên các nhóm điều hợp cũng cần dự phòng kế hoạch thoát qua các nút chặn côn an.
3. Tấn công, giải quyết chiến trường nhanh
Để cho dễ hiểu lại lấy thí dụ cụ thể: Bên Thái Lan, quân áo vàng tiến chiếm mục tiêu thật ngoạn mục. Ban đầu là các cơ quan Bộ, Phủ. Cuối cùng là Phủ Thủ tướng gọn bân. Ở nước xã nghĩa dã man, muốn được như vậy cần chuẩn bị lực lượng thật lớn lao: Tập trung tổng lực tất cả các phong trào toàn quốc đã vận động tổ chức được như nói trong phần tổ chức lực lượng.
4. Rút lui nhanh
Trong quân sự, sau khi chiếm mục tiêu, giải quyết chiến trường, rút lui thật nhanh để khỏi bị địch tổ chức phản công.
Trong đấu tranh dân sự, cũng vậy, sau khi càn quét xong mục tiêu cũng rút lui, phân tán nhanh để bảo toàn lực lượng.
Trên đây là thử phác họa vài nét hết sức sơ lược về vận động tổ chức đưa phong trào bất tuân dân sự vào giai đoạn kết thúc: Toàn quốc Tổng bất tuân Dân sự hay Toàn Quốc Phản Kháng hay Toàn Quốc Nổi dậy tùy trường hợp.
Nguyễn Nhơn
Không có nhận xét nào: