Ấn phẩm của Chương trình Thông tin Quốc tế, Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ
Dân chủ là một thuật ngữ mà ai cũng biết nhưng vẫn bị hiểu và dùng sai ở thời điểm mà các nhà độc tài, các chế độ độc đảng và lãnh đạo các cuộc đảo chính quân sự đòi dân chúng ủng hộ vì tự cho rằng mình bảo vệ dân chủ. Tuy nhiên, sức mạnh của ý tưởng dân chủ vẫn phát triển trong suốt chiều dài lịch sử với nhiều biến cố. Các chính phủ dân chủ dù phải đối mặt với nhiều thách thức, vẫn tiếp tục tiến bộ và lan rộng trên toàn thế giới.
Xem thêm:
Phần I, II – Những đặc điểm của dân chủ
BA TRỤ CỘT CỦA CHÍNH PHỦ
Như đã trình bày, thông qua các cuộc bầu cử tự do, công dân của một nền dân chủ chuyển giao quyền lực cho các nhà lãnh đạo của họ theo quy định của luật pháp. Trong một nền dân chủ hợp hiến, quyền lực của chính phủ được phân chia để nhánh lập pháp ban hành luật, nhánh hành pháp thi hành luật và nhánh tư pháp hoạt động độc lập ngang với hai nhánh trên. Những quy định này đôi khi được gọi là “chia sẻ quyền lực”. Tuy nhiên trên thực tế, sự phân chia đó hiếm khi rõ ràng và ở hầu hết các nhà nước dân chủ hiện đại, những quyền này vẫn bị chồng chéo và được chia sẻ như chúng đã được tách ra. Các cơ quan lập pháp có thể muốn quản lý các chương trình bằng những quy định chi tiết; các cơ quan hành pháp thường xuyên tham gia vào hoạt động làm luật chi tiết; cả các nghị sĩ lẫn các quan chức chính phủ đều tiến hành điều trần theo kiểu tư pháp về hàng loạt vấn đề.
Hành pháp
Ở các nền dân chủ hợp hiến, quyền hành pháp nhìn chung bị giới hạn ở ba phương diện: (i) Sự phân chia quyền lực giữa ngành hành pháp, lập pháp và tư pháp như đã trình bày ở trên trong đó ngành lập pháp và tư pháp có thể kiểm soát quyền lực của ngành hành pháp; (ii) Các quy định của hiến pháp về việc bảo vệ các quyền cơ bản và (iii) Các cuộc bầu cử theo định kỳ.
Những người chuyên quyền và những người chỉ trích khác đều hiểu sai khi cho rằng các nền dân chủ thiếu quyền lực để trấn áp, đồng thời cũng thiếu quyền lực để cai trị. Quan điểm này hoàn toàn sai lạc: Các nền dân chủ đòi phải giới hạn quyền lực của chính phủ, chứ không phải họ yếu kém. Quyền hành pháp ở các nền dân chủ hiện đại nhìn chung được tổ chức theo một trong hai cách sau: hệ thống nghị viện hoặc tổng thống.
Trong hệ thống nghị viện, đảng đa số (hoặc liên minh các đảng sẵn sàng cùng nhau nắm quyền) trong cơ quan lập pháp sẽ thành lập chính phủ, đứng đầu là một thủ tướng. Ngành lập pháp và hành pháp không hoàn toàn khác biệt với nhau trong hệ thống nghị viện, do thủ tướng và các thành viên nội các đều là người của quốc hội; dù vậy nhưng thủ tướng là nguyên thủ quốc gia.
Ngược lại, trong hệ thống tổng thống, tổng thống thường được bầu lên riêng rẽ từ các thành viên của cơ quan lập pháp. Cả tổng thống lẫn cơ quan lập pháp đều có cơ sở quyền lực và các khu vực cử tri riêng, chúng kiểm soát và cân bằng lẫn nhau.
Mỗi hệ thống đều có những điểm mạnh, điểm yếu về thể chế. Đặc trưng cơ bản của hệ thống nghị viện mà cho đến nay tạo nên đa số các nền dân chủ chính là khả năng ứng phó và linh hoạt của chúng. Các chính phủ trong hệ thống nghị viện, đặc biệt là nếu được bầu lên thông qua tỉ lệ đại diện, có xu hướng hình thành các hệ thống đa đảng, trong đó ngay cả những đảng nhỏ cũng có đại diện tại cơ quan lập pháp. Do vậy, các nhóm thiểu số vẫn có thể tham gia vào tiến trình chính trị ở cấp cao nhất của chính phủ. Nếu như liên minh cầm quyền sụp đổ hoặc đảng mạnh nhất thất bại, thủ tướng từ chức và một chính phủ mới sẽ được hình thành hoặc các cuộc bầu cử mới sẽ diễn ra – tất cả điều diễn ra trong khoảng thời gian ngắn.
Điểm yếu cơ bản đối với hệ thống nghị viện chính là mặt trái của sự linh hoạt và chia sẻ quyền lực, đó là tính bất ổn định. Các liên minh đa đảng có thể lỏng lẻo và sụp đổ ngay khi nổ ra khủng hoảng chính trị, khiến cho các chính phủ cầm quyền chỉ tồn tại trong thời gian ngắn và không có khả năng giải quyết các vấn đề chính trị khó khăn. Nói cách khác, các hệ thống nghị viện khác sẽ ổn định nhờ có các đảng chiếm đa số mạnh.
Đối với hệ thống tổng thống, điểm mạnh chủ yếu là trách nhiệm trực tiếp, tính liên tục và sức mạnh. Các tổng thống – được dân bầu lên trong một nhiệm kỳ cố định – có thể khẳng định quyền lực từ các cuộc bầu cử trực tiếp, bất chấp vị thế của đảng họ tại quốc hội. Bằng việc xây dựng các nhánh chính quyền riêng rẽ và bình đẳng về mặt lý thuyết, hệ thống tổng thống muốn xây dựng các thể chế hành pháp và lập pháp mạnh, mỗi thể chế đều được nhân dân uỷ quyền và có khả năng kiểm soát và cân bằng lẫn nhau.
Điểm yếu của các tổng thống và cơ quan lập pháp được bầu lên riêng rẽ là khả năng dẫn đến bế tắc. Các tổng thống có thể không lôi kéo đủ đồng minh chính trị trong cơ quan lập pháp để bỏ phiếu thông qua các chính sách mà họ muốn. Tuy nhiên, với việc sử dụng quyền phủ quyết (trong các trường hợp nhất định đây là quyền được bác bỏ các luật do quốc hội thông qua), tổng thống có thể ngăn không cho cơ quan lập pháp ban hành các chương trình làm luật riêng của họ. Nhà khoa học chính trị Richard Neustadt đã mô tả quyền lực của tổng thống Mỹ là “không phải quyền ra lệnh, mà là quyền thuyết phục”. Neustadt muốn nói rằng tổng thống Mỹ nào muốn Quốc hội ban hành chương trình nghị sự pháp luật mà được tổng thống ưa thích – hoặc ít nhất là tránh ban hành những luật mà tổng thống không nhất trí vì được các đối thủ chính trị thông qua – đều phải có được sự ủng hộ chính trị của dân chúng và có khả năng lôi kéo liên minh hiệu quả tại Quốc hội.
Lập pháp
Các cơ quan lập pháp được bầu lên – dù là theo hệ thống nghị viện hay tổng thống – đều là diễn đàn chủ yếu để soạn thảo, tranh luận và thông qua luật trong một nền dân chủ đại diện. Những cơ quan này không phải là cái gọi là những quốc hội bù nhìn, chỉ có việc thông qua những quyết định của một lãnh đạo chuyên quyền. Các nghị sĩ có thể chất vấn các quan chức chính phủ về những hành động và quyết định của họ, phê chuẩn ngân sách quốc gia và thông qua thành viên chính phủ bổ nhiệm vào tòa án và các bộ. Ở một số nền dân chủ, các ủy ban lập pháp là diễn đàn cho các nhà làm luật công khai xem xét các vấn đề quốc gia. Các nghị sĩ có thể ủng hộ chính phủ đang nắm quyền hoặc họ có thể là lực lượng chính trị đối lập đề xuất những chính sách hoặc các chương trình thay thế.
Các nghị sĩ có trách nhiệm giải thích quan điểm của họ một cách hiệu quả nhất có thể. Tuy nhiên, họ phải làm việc trong khuôn khổ đạo đức dân chủ với sự khoan dung, tôn trọng và thỏa hiệp để có được sự nhất trí có lợi vì lợi ích chung của người dân, chứ không chỉ vì những người ủng hộ họ về mặt chính trị. Mỗi nghị sĩ phải tự mình quyết định cách cân bằng giữa lợi ích chung và nhu cầu của bộ phận cử tri địa phương. Do thiếu đặc điểm phân chia quyền lực của hệ thống tổng thống, nên hệ thống nghị viện phải dựa nhiều hơn vào động lực chính trị bên trong của hệ thống này để kiểm soát và cân bằng quyền lực của chính phủ. Những động lực này thường là phe đối lập được tổ chức riêng rẽ “bao vây” chính phủ hoặc cạnh tranh giữa các đảng đối lập.
Ngành tư pháp độc lập
Các thẩm phán có chuyên môn và độc lập là nền tảng của một hệ thống tòa án công bằng, vô tư và được hiến pháp bảo vệ. Sự độc lập này không có nghĩa là các thẩm phán có thể đưa ra những quyết định dựa trên ý muốn cá nhân họ. Họ phải được tự do đưa ra các quyết định pháp lý – ngay cả khi những quyết định đó mâu thuẫn với chính phủ hoặc các đảng có quyền lực khác có liên quan tới vụ việc.
Ở các nền dân chủ, cấu trúc hiến pháp mang tính bảo vệ và uy tín của ngành tư pháp bảo đảm sự độc lập trước áp lực chính trị. Do vậy, các phán quyết của ngành tư pháp mới vô tư, dựa trên thực tiễn vụ việc, các lập luận pháp lý và các luật liên quan, không bị chính phủ hoặc cơ quan lập pháp áp đặt hạn chế hoặc gây áp lực. Những nguyên tắc này đảm bảo mọi người đều được bảo vệ bình đẳng trước pháp luật.
Quyền của các thẩm phán được xem xét lại các bộ luật và tuyên bố các luật đó vi phạm hiến pháp là hình thức kiểm soát cơ bản khả năng chính phủ lạm dụng quyền lực – ngay cả khi chính phủ đó được bầu lên bằng đa số. Tuy nhiên, quyền này đòi hỏi các tòa án phải được nhìn nhận là độc lập và phi đảng phái và có khả năng đưa ra quyết định dựa trên luật pháp chứ không phải các tính toán chính trị.
Dù được bầu lên hay được chỉ định, các thẩm phán đều phải được an toàn trong nghề nghiệp hoặc nhiệm kỳ theo quy định của luật pháp, để họ có thể đưa ra những quyết định mà không phải lo ngại những người có quyền lực gây áp lực hoặc tấn công. Để đảm bảo sự vô tư, không thiên vị của họ, đạo đức tư pháp đòi hỏi các thẩm phán phải đứng bên ngoài (hoặc náu mình) không được ra quyết định trong các vụ việc mà họ có xung đột lợi ích cá nhân. Tin tưởng vào sự vô tư, không thiên vị của hệ thống tòa án – tin tưởng vào việc nó được đánh giá là một nhánh chính quyền “phi chính trị” – là nhân tố cơ bản quyết định sức mạnh và tính hợp pháp của ngành tư pháp.
Thẩm phán ở một nền dân chủ không thể bị bãi nhiệm vì những khiếu nại nhỏ nhặt, hoặc chỉ là đáp ứng sự chỉ trích chính trị. Thay vào đó, họ chỉ có thể bị bãi nhiệm nếu vi phạm những tội ác nghiêm trọng hoặc vi phạm luật thông qua thủ tục luận tội và xét xử kéo dài và nhiều bước (để đưa ra các cáo buộc) tại cơ quan lập pháp hoặc trước một hội đồng tòa án riêng rẽ.
Còn tiếp…
Dân chủ là một thuật ngữ mà ai cũng biết nhưng vẫn bị hiểu và dùng sai ở thời điểm mà các nhà độc tài, các chế độ độc đảng và lãnh đạo các cuộc đảo chính quân sự đòi dân chúng ủng hộ vì tự cho rằng mình bảo vệ dân chủ. Tuy nhiên, sức mạnh của ý tưởng dân chủ vẫn phát triển trong suốt chiều dài lịch sử với nhiều biến cố. Các chính phủ dân chủ dù phải đối mặt với nhiều thách thức, vẫn tiếp tục tiến bộ và lan rộng trên toàn thế giới.
Xem thêm:
Phần I, II – Những đặc điểm của dân chủ
***
BA TRỤ CỘT CỦA CHÍNH PHỦ
Như đã trình bày, thông qua các cuộc bầu cử tự do, công dân của một nền dân chủ chuyển giao quyền lực cho các nhà lãnh đạo của họ theo quy định của luật pháp. Trong một nền dân chủ hợp hiến, quyền lực của chính phủ được phân chia để nhánh lập pháp ban hành luật, nhánh hành pháp thi hành luật và nhánh tư pháp hoạt động độc lập ngang với hai nhánh trên. Những quy định này đôi khi được gọi là “chia sẻ quyền lực”. Tuy nhiên trên thực tế, sự phân chia đó hiếm khi rõ ràng và ở hầu hết các nhà nước dân chủ hiện đại, những quyền này vẫn bị chồng chéo và được chia sẻ như chúng đã được tách ra. Các cơ quan lập pháp có thể muốn quản lý các chương trình bằng những quy định chi tiết; các cơ quan hành pháp thường xuyên tham gia vào hoạt động làm luật chi tiết; cả các nghị sĩ lẫn các quan chức chính phủ đều tiến hành điều trần theo kiểu tư pháp về hàng loạt vấn đề.
Hành pháp
Ở các nền dân chủ hợp hiến, quyền hành pháp nhìn chung bị giới hạn ở ba phương diện: (i) Sự phân chia quyền lực giữa ngành hành pháp, lập pháp và tư pháp như đã trình bày ở trên trong đó ngành lập pháp và tư pháp có thể kiểm soát quyền lực của ngành hành pháp; (ii) Các quy định của hiến pháp về việc bảo vệ các quyền cơ bản và (iii) Các cuộc bầu cử theo định kỳ.
Những người chuyên quyền và những người chỉ trích khác đều hiểu sai khi cho rằng các nền dân chủ thiếu quyền lực để trấn áp, đồng thời cũng thiếu quyền lực để cai trị. Quan điểm này hoàn toàn sai lạc: Các nền dân chủ đòi phải giới hạn quyền lực của chính phủ, chứ không phải họ yếu kém. Quyền hành pháp ở các nền dân chủ hiện đại nhìn chung được tổ chức theo một trong hai cách sau: hệ thống nghị viện hoặc tổng thống.
Trong hệ thống nghị viện, đảng đa số (hoặc liên minh các đảng sẵn sàng cùng nhau nắm quyền) trong cơ quan lập pháp sẽ thành lập chính phủ, đứng đầu là một thủ tướng. Ngành lập pháp và hành pháp không hoàn toàn khác biệt với nhau trong hệ thống nghị viện, do thủ tướng và các thành viên nội các đều là người của quốc hội; dù vậy nhưng thủ tướng là nguyên thủ quốc gia.
Ngược lại, trong hệ thống tổng thống, tổng thống thường được bầu lên riêng rẽ từ các thành viên của cơ quan lập pháp. Cả tổng thống lẫn cơ quan lập pháp đều có cơ sở quyền lực và các khu vực cử tri riêng, chúng kiểm soát và cân bằng lẫn nhau.
Mỗi hệ thống đều có những điểm mạnh, điểm yếu về thể chế. Đặc trưng cơ bản của hệ thống nghị viện mà cho đến nay tạo nên đa số các nền dân chủ chính là khả năng ứng phó và linh hoạt của chúng. Các chính phủ trong hệ thống nghị viện, đặc biệt là nếu được bầu lên thông qua tỉ lệ đại diện, có xu hướng hình thành các hệ thống đa đảng, trong đó ngay cả những đảng nhỏ cũng có đại diện tại cơ quan lập pháp. Do vậy, các nhóm thiểu số vẫn có thể tham gia vào tiến trình chính trị ở cấp cao nhất của chính phủ. Nếu như liên minh cầm quyền sụp đổ hoặc đảng mạnh nhất thất bại, thủ tướng từ chức và một chính phủ mới sẽ được hình thành hoặc các cuộc bầu cử mới sẽ diễn ra – tất cả điều diễn ra trong khoảng thời gian ngắn.
Điểm yếu cơ bản đối với hệ thống nghị viện chính là mặt trái của sự linh hoạt và chia sẻ quyền lực, đó là tính bất ổn định. Các liên minh đa đảng có thể lỏng lẻo và sụp đổ ngay khi nổ ra khủng hoảng chính trị, khiến cho các chính phủ cầm quyền chỉ tồn tại trong thời gian ngắn và không có khả năng giải quyết các vấn đề chính trị khó khăn. Nói cách khác, các hệ thống nghị viện khác sẽ ổn định nhờ có các đảng chiếm đa số mạnh.
Đối với hệ thống tổng thống, điểm mạnh chủ yếu là trách nhiệm trực tiếp, tính liên tục và sức mạnh. Các tổng thống – được dân bầu lên trong một nhiệm kỳ cố định – có thể khẳng định quyền lực từ các cuộc bầu cử trực tiếp, bất chấp vị thế của đảng họ tại quốc hội. Bằng việc xây dựng các nhánh chính quyền riêng rẽ và bình đẳng về mặt lý thuyết, hệ thống tổng thống muốn xây dựng các thể chế hành pháp và lập pháp mạnh, mỗi thể chế đều được nhân dân uỷ quyền và có khả năng kiểm soát và cân bằng lẫn nhau.
Điểm yếu của các tổng thống và cơ quan lập pháp được bầu lên riêng rẽ là khả năng dẫn đến bế tắc. Các tổng thống có thể không lôi kéo đủ đồng minh chính trị trong cơ quan lập pháp để bỏ phiếu thông qua các chính sách mà họ muốn. Tuy nhiên, với việc sử dụng quyền phủ quyết (trong các trường hợp nhất định đây là quyền được bác bỏ các luật do quốc hội thông qua), tổng thống có thể ngăn không cho cơ quan lập pháp ban hành các chương trình làm luật riêng của họ. Nhà khoa học chính trị Richard Neustadt đã mô tả quyền lực của tổng thống Mỹ là “không phải quyền ra lệnh, mà là quyền thuyết phục”. Neustadt muốn nói rằng tổng thống Mỹ nào muốn Quốc hội ban hành chương trình nghị sự pháp luật mà được tổng thống ưa thích – hoặc ít nhất là tránh ban hành những luật mà tổng thống không nhất trí vì được các đối thủ chính trị thông qua – đều phải có được sự ủng hộ chính trị của dân chúng và có khả năng lôi kéo liên minh hiệu quả tại Quốc hội.
Lập pháp
Các cơ quan lập pháp được bầu lên – dù là theo hệ thống nghị viện hay tổng thống – đều là diễn đàn chủ yếu để soạn thảo, tranh luận và thông qua luật trong một nền dân chủ đại diện. Những cơ quan này không phải là cái gọi là những quốc hội bù nhìn, chỉ có việc thông qua những quyết định của một lãnh đạo chuyên quyền. Các nghị sĩ có thể chất vấn các quan chức chính phủ về những hành động và quyết định của họ, phê chuẩn ngân sách quốc gia và thông qua thành viên chính phủ bổ nhiệm vào tòa án và các bộ. Ở một số nền dân chủ, các ủy ban lập pháp là diễn đàn cho các nhà làm luật công khai xem xét các vấn đề quốc gia. Các nghị sĩ có thể ủng hộ chính phủ đang nắm quyền hoặc họ có thể là lực lượng chính trị đối lập đề xuất những chính sách hoặc các chương trình thay thế.
Các nghị sĩ có trách nhiệm giải thích quan điểm của họ một cách hiệu quả nhất có thể. Tuy nhiên, họ phải làm việc trong khuôn khổ đạo đức dân chủ với sự khoan dung, tôn trọng và thỏa hiệp để có được sự nhất trí có lợi vì lợi ích chung của người dân, chứ không chỉ vì những người ủng hộ họ về mặt chính trị. Mỗi nghị sĩ phải tự mình quyết định cách cân bằng giữa lợi ích chung và nhu cầu của bộ phận cử tri địa phương. Do thiếu đặc điểm phân chia quyền lực của hệ thống tổng thống, nên hệ thống nghị viện phải dựa nhiều hơn vào động lực chính trị bên trong của hệ thống này để kiểm soát và cân bằng quyền lực của chính phủ. Những động lực này thường là phe đối lập được tổ chức riêng rẽ “bao vây” chính phủ hoặc cạnh tranh giữa các đảng đối lập.
Ngành tư pháp độc lập
Các thẩm phán có chuyên môn và độc lập là nền tảng của một hệ thống tòa án công bằng, vô tư và được hiến pháp bảo vệ. Sự độc lập này không có nghĩa là các thẩm phán có thể đưa ra những quyết định dựa trên ý muốn cá nhân họ. Họ phải được tự do đưa ra các quyết định pháp lý – ngay cả khi những quyết định đó mâu thuẫn với chính phủ hoặc các đảng có quyền lực khác có liên quan tới vụ việc.
Ở các nền dân chủ, cấu trúc hiến pháp mang tính bảo vệ và uy tín của ngành tư pháp bảo đảm sự độc lập trước áp lực chính trị. Do vậy, các phán quyết của ngành tư pháp mới vô tư, dựa trên thực tiễn vụ việc, các lập luận pháp lý và các luật liên quan, không bị chính phủ hoặc cơ quan lập pháp áp đặt hạn chế hoặc gây áp lực. Những nguyên tắc này đảm bảo mọi người đều được bảo vệ bình đẳng trước pháp luật.
Quyền của các thẩm phán được xem xét lại các bộ luật và tuyên bố các luật đó vi phạm hiến pháp là hình thức kiểm soát cơ bản khả năng chính phủ lạm dụng quyền lực – ngay cả khi chính phủ đó được bầu lên bằng đa số. Tuy nhiên, quyền này đòi hỏi các tòa án phải được nhìn nhận là độc lập và phi đảng phái và có khả năng đưa ra quyết định dựa trên luật pháp chứ không phải các tính toán chính trị.
Dù được bầu lên hay được chỉ định, các thẩm phán đều phải được an toàn trong nghề nghiệp hoặc nhiệm kỳ theo quy định của luật pháp, để họ có thể đưa ra những quyết định mà không phải lo ngại những người có quyền lực gây áp lực hoặc tấn công. Để đảm bảo sự vô tư, không thiên vị của họ, đạo đức tư pháp đòi hỏi các thẩm phán phải đứng bên ngoài (hoặc náu mình) không được ra quyết định trong các vụ việc mà họ có xung đột lợi ích cá nhân. Tin tưởng vào sự vô tư, không thiên vị của hệ thống tòa án – tin tưởng vào việc nó được đánh giá là một nhánh chính quyền “phi chính trị” – là nhân tố cơ bản quyết định sức mạnh và tính hợp pháp của ngành tư pháp.
Thẩm phán ở một nền dân chủ không thể bị bãi nhiệm vì những khiếu nại nhỏ nhặt, hoặc chỉ là đáp ứng sự chỉ trích chính trị. Thay vào đó, họ chỉ có thể bị bãi nhiệm nếu vi phạm những tội ác nghiêm trọng hoặc vi phạm luật thông qua thủ tục luận tội và xét xử kéo dài và nhiều bước (để đưa ra các cáo buộc) tại cơ quan lập pháp hoặc trước một hội đồng tòa án riêng rẽ.
Còn tiếp…
Không có nhận xét nào: