Người Buôn Gió: Đã đến lúc chúng ta cần phải nhìn nhận dư luận viên một cách bao quát hơn. Ngoài góc nhìn họ là những người bảo vệ chế độ ra, cần phải có một cách nhìn khác về họ.
Thứ nhất, sự ra đời của dlv trên các trang mạng khiến cho thông tin được phong phú hơn, đa chiều hơn. Ít nhiều nó sẽ gây ra sự thu hút của dân chúng vào thế giới mạng. Mà thế giới thông tin trên mạng nếu như thế sẽ được gọi là một chiến trường. Thì ít ra những người yêu thích tự do đã có được chiến trường.
Tại sao phải vui khi có chiến trường?
Bao năm nay, nhà nước CSVN vốn dĩ truyền thông độc quyền. Mọi thông tin đều do họ kiểm soát. Những lời nói đối lập dù chỉ loáng thoáng ở vỉa hè, khu phố, cơ quan, nhà máy đều bị trả giá lập tức bằng án tù hay tập trung cải tạo. Chúng ta chưa bao giờ biết đến một mặt trận truyền thông của hai làn dư luận như hiện nay.
Nhờ có sự phát triển của kỹ thuật, cộng với sự đổi mới của thế giới và quan hệ quốc tế. Những người yêu thích tự do đã có được một khoảng trống nhỏ để phát biểu ý kiến của mình, quan điểm và những bất đồng với chính quyền. Sự ra đời của dlv với nhiệm vụ tuyên truyền cho Đ và đấu tranh chống luận điệu sai trái đã cho thấy nhà nước CSVN đã buộc phải nhìn nhận rằng đã có một chiến trường thông tin trên mạng mà họ khó có thể dập tắt. Cho dù họ đã nỗ lực sử dụng kỹ thuật chặn, bắt bớ, nghị định xử phạt..
Nhưng chiến trường thông tin ấy không hề ngớt tiếng của phe yêu tự do. Một sự thật mà nhà cầm quyền Việt Nam thấy rõ là có sự tồn tại của truyền thông tự do, không thể lờ đi coi như không có được, hoặc bỏ mặc cho các người yêu tự do ngôn luận chiếm lĩnh truyền thông trên các trang mạng.
Buộc lòng họ phải đưa chiến sĩ của họ ra trận. ( hy vọng họ cũng sẽ sớm nhận ra có một chiến trường nữa mà bây lâu họ cũng cố quên đó là chiến trường nóng bỏng ngoài khu vực đảo Hoàng Sa ).
Một hội 258 ra đời, một hội phản bác 258 ra đời. Hội 258 đưa hình đến các cơ quan ngoại giao quốc tế quảng bá hành động của mình. Hội phản bác 258 cũng công khai đưa hình đến bộ ngoại giao VN. Tiếp đến là những bài viết công kích của nhóm phản bác 258 trên mạng. Nhóm này cũng chụp hình sinh hoạt, giao lưu, gặp gỡ...điều đó rất tốt. Tốt vì nó nói ra rằng một mặt trận truyền thông đã được công nhận.
Tuy rằng luận điệu của DLV nhiều khi thật buồn cười, ví dụ họ nói rằng nhóm mạng lưới bloger không đại diện cho tất cả các bloger Việt Nam. Nói thế thì họ cũng phải công nhận nhiều nhóm nhiều tổ chức khác không đại diện cho tất cả những người Việt Nam. Ví dụ cái hội Việt Kiều yêu nước do chính phủ VN thành lập. Cái hội này rõ ràng còn tiếm danh hơn mạng lưới bloger Việt Nam, vì Việt Kiều nào mà không yêu nước, chả lẽ VK nào không có trong hội này là không yêu nước VN sao.?
Nhưng cứ để cho sự tranh cãi được diễn ra. Dù sao có được một mặt trận để diễn ra sự tranh luận này cũng là thành công của những người yêu tự do. Dư luận sẽ phán xét bên nào có lý, sự phán xét có thể còn không đến ngày hôm nay, có thể là còn nhiều ngày sau nữa. Thì sự ra đời của các DLV một cách công khai, chính thức thì cũng có nghĩa sự ra đời của các nhóm đối thủ của nhóm DLV cũng đã được khẳng định.
Dư luận viên - mục đích ra đời và tương lai về đâu?
Mục đích ra đời của các nhóm DLV như Võ Khánh Linh, Tre Làng, Loa Phường ..ban đầu với mục đích là bảo vệ chế độ, đấu tranh chống luận điệu xuyên tạc. Nhưng càng ngày người ta càng thấy luận điệu của các nhóm này xa rời mục tiêu ban đầu đó. Nếu như bảo vệ chế độ cần phải có những bài viết nghiêm túc, khách quan, ngôn từ đứng đắn để chinh phục dư luân...thì đằng này các nhóm DLV trên sử dụng ngôn ngữ chợ búa, những lập luận ngô nghê của đám dân chợ để nhục mạ đối thủ của mình.
Nhục mạ đối thủ bằng những câu văn rẻ tiền, lập luận bừa bãi, khiên cưỡng và quy chụp như vậy, có phải là bảo vệ chế độ không.? Tất nhiên không ai đi bảo vệ chế độ một cách vô học như thế, trừ khi muốn lợi dụng vậy để bôi bác thêm chế độ. Một chế độ kiểu gì mà những kẻ bảo vệ nó nói những lời hạ đẳng như vậy.?
Rõ ràng các DLV không bảo vệ chế độ, hoặc trình độ của họ để bảo vệ chế độ là quá thấp. Hoặc mục tiêu chính của họ là nhục mạ, hạ thấp những nhà đấu tranh, những lực lượng tiến bộ trong xã hội. Gây cho nhân dân không tin tưởng vào các phong trào xã hội dân sự tiến bộ đang ra đời.
Không bảo vệ lý tưởng của chế độ, đánh phá uy tín những phong trào dân sự đang xuất hiện, vậy các dlv có mục đích chính là gì.?
Phải chăng (đám dlv) là sự chuẩn bị cho một thế lực nào đó sắp ra mắt công chúng. Một thế lực đang cần cho dân chúng thấy rằng chỉ có họ mới nắm vận mệnh, thay đổi được đất nước, chỉ có họ mới thực sự dân chủ, thực sự đem lại tự do và phát triển cho đất nước. Chính vì vậy, thế lực này đẻ ra đám Dư luận viên để cho đám này đi tung tăng đi khắp nơi nhục mạ , hạ thấp uy tín các nhóm khác bằng ngôn ngữ thấp hèn, qua cách sử dụng ngôn ngữ đó cũng hạ thấp hình ảnh ĐCS VN vì mang danh nghĩa bảo vệ.
Bỗng nhiên gần đây, hình ảnh của những nhà lý luận VN trong BCT không được báo chí đề cập đưa tin. Báo chí vắng bặt tin hoạt động của UVBCT Đinh Thế Huynh, Tô Huy Rứa, Phạm Quang Nghị, Ngô Văn Dụ....những ủy viên từng kinh nghiệm rành rẽ về các hoạt động tuyên truyền, lý luận, truyền thông.
Thay thế vào đó báo chí ca ngợi những gương mặt mới như Phạm Bình Minh, Vũ Đức Đam, thống đốc ngân hàng Nguyễn Văn Bình... khiến cho dân chúng cảm thấy những gương mặt này là nguồn động lực mới , đáng tin tưởng, đáng gánh vác trọng trách quan trọng nay mai.
Ở phía dưới, đám dlv cũng có nhiều bài khen ngợi những gương mặt mới này. Mọi sự chỉ trích những nhân vật mới này đều được các dư luận viên ưu tiên phản pháo hàng đầu.
Đến đây thì có lẽ bản chất sự ra đời của dlv để làm gì, phục vụ ai đã rõ.
Nói gì thì nói, những nhà lý luận như Nguyễn Phú Trọng, Đinh Thế Huynh, Tô Huy Rứa, Phạm Quang Nghị có muốn dập tắt những dư luận tự do đến mấy đi nữa, có thể bằng nhà tù, gông cùm...nhưng chắc họ không bao giờ sử dụng đám dlv võ biền,dung tục để tranh luận với thiên hạ bảo vệ lý tưởng CS của họ.
Nhìn toàn cục. Sự ra đời của đám dlv cũng là tổn thất của ĐCS về mặt uy tín. Điều rõ ràng nhìn thấy vậy , tại sao ĐCSVN vẫn để đám dlv tung hoành. Đơn giản bởi vì đám dlv đươc nuôi dưỡng bằng nguồn tiền của một thế lực mới đang ngự trị trên đất nước. Nó cho thấy ĐCS VN đã yếu thế trong việc kiểm soát kinh tế, tài nguyên, nguồn lực, lực lượng vũ trang....điểm mạnh nhất của ĐCS là tuyên truyền giờ cũng đang bị phân hóa nặng nề, nguy cơ mất kiểm soát nốt mảng này là điều dễ thấy.
Cuối cùng thì sự ra đời của dlv cũng đáng được chào đón. Nhất là sau bao năm những lời nói của những người yêu nước chỉ bị coi là dạng tin đồn. Giờ qua đám dlv đã chính thức được khẳng định là những kênh thông tin độc lập với nhà nước. Khi đám dlv này càng nỗ lực bao nhiêu thì những người yêu tự do ngôn luận đang ngày đêm hoạt động càng được khẳng định bấy nhiêu.
Vì điều đó, xin chào đón các dư luận viên đến một năm mới hứa hẹn nhiều thông tin bổ ích cho nhân dân.
Thứ nhất, sự ra đời của dlv trên các trang mạng khiến cho thông tin được phong phú hơn, đa chiều hơn. Ít nhiều nó sẽ gây ra sự thu hút của dân chúng vào thế giới mạng. Mà thế giới thông tin trên mạng nếu như thế sẽ được gọi là một chiến trường. Thì ít ra những người yêu thích tự do đã có được chiến trường.
Tại sao phải vui khi có chiến trường?
Bao năm nay, nhà nước CSVN vốn dĩ truyền thông độc quyền. Mọi thông tin đều do họ kiểm soát. Những lời nói đối lập dù chỉ loáng thoáng ở vỉa hè, khu phố, cơ quan, nhà máy đều bị trả giá lập tức bằng án tù hay tập trung cải tạo. Chúng ta chưa bao giờ biết đến một mặt trận truyền thông của hai làn dư luận như hiện nay.
Nhờ có sự phát triển của kỹ thuật, cộng với sự đổi mới của thế giới và quan hệ quốc tế. Những người yêu thích tự do đã có được một khoảng trống nhỏ để phát biểu ý kiến của mình, quan điểm và những bất đồng với chính quyền. Sự ra đời của dlv với nhiệm vụ tuyên truyền cho Đ và đấu tranh chống luận điệu sai trái đã cho thấy nhà nước CSVN đã buộc phải nhìn nhận rằng đã có một chiến trường thông tin trên mạng mà họ khó có thể dập tắt. Cho dù họ đã nỗ lực sử dụng kỹ thuật chặn, bắt bớ, nghị định xử phạt..
Nhưng chiến trường thông tin ấy không hề ngớt tiếng của phe yêu tự do. Một sự thật mà nhà cầm quyền Việt Nam thấy rõ là có sự tồn tại của truyền thông tự do, không thể lờ đi coi như không có được, hoặc bỏ mặc cho các người yêu tự do ngôn luận chiếm lĩnh truyền thông trên các trang mạng.
Buộc lòng họ phải đưa chiến sĩ của họ ra trận. ( hy vọng họ cũng sẽ sớm nhận ra có một chiến trường nữa mà bây lâu họ cũng cố quên đó là chiến trường nóng bỏng ngoài khu vực đảo Hoàng Sa ).
Một hội 258 ra đời, một hội phản bác 258 ra đời. Hội 258 đưa hình đến các cơ quan ngoại giao quốc tế quảng bá hành động của mình. Hội phản bác 258 cũng công khai đưa hình đến bộ ngoại giao VN. Tiếp đến là những bài viết công kích của nhóm phản bác 258 trên mạng. Nhóm này cũng chụp hình sinh hoạt, giao lưu, gặp gỡ...điều đó rất tốt. Tốt vì nó nói ra rằng một mặt trận truyền thông đã được công nhận.
Tuy rằng luận điệu của DLV nhiều khi thật buồn cười, ví dụ họ nói rằng nhóm mạng lưới bloger không đại diện cho tất cả các bloger Việt Nam. Nói thế thì họ cũng phải công nhận nhiều nhóm nhiều tổ chức khác không đại diện cho tất cả những người Việt Nam. Ví dụ cái hội Việt Kiều yêu nước do chính phủ VN thành lập. Cái hội này rõ ràng còn tiếm danh hơn mạng lưới bloger Việt Nam, vì Việt Kiều nào mà không yêu nước, chả lẽ VK nào không có trong hội này là không yêu nước VN sao.?
Nhưng cứ để cho sự tranh cãi được diễn ra. Dù sao có được một mặt trận để diễn ra sự tranh luận này cũng là thành công của những người yêu tự do. Dư luận sẽ phán xét bên nào có lý, sự phán xét có thể còn không đến ngày hôm nay, có thể là còn nhiều ngày sau nữa. Thì sự ra đời của các DLV một cách công khai, chính thức thì cũng có nghĩa sự ra đời của các nhóm đối thủ của nhóm DLV cũng đã được khẳng định.
Dư luận viên - mục đích ra đời và tương lai về đâu?
Mục đích ra đời của các nhóm DLV như Võ Khánh Linh, Tre Làng, Loa Phường ..ban đầu với mục đích là bảo vệ chế độ, đấu tranh chống luận điệu xuyên tạc. Nhưng càng ngày người ta càng thấy luận điệu của các nhóm này xa rời mục tiêu ban đầu đó. Nếu như bảo vệ chế độ cần phải có những bài viết nghiêm túc, khách quan, ngôn từ đứng đắn để chinh phục dư luân...thì đằng này các nhóm DLV trên sử dụng ngôn ngữ chợ búa, những lập luận ngô nghê của đám dân chợ để nhục mạ đối thủ của mình.
Nhục mạ đối thủ bằng những câu văn rẻ tiền, lập luận bừa bãi, khiên cưỡng và quy chụp như vậy, có phải là bảo vệ chế độ không.? Tất nhiên không ai đi bảo vệ chế độ một cách vô học như thế, trừ khi muốn lợi dụng vậy để bôi bác thêm chế độ. Một chế độ kiểu gì mà những kẻ bảo vệ nó nói những lời hạ đẳng như vậy.?
Rõ ràng các DLV không bảo vệ chế độ, hoặc trình độ của họ để bảo vệ chế độ là quá thấp. Hoặc mục tiêu chính của họ là nhục mạ, hạ thấp những nhà đấu tranh, những lực lượng tiến bộ trong xã hội. Gây cho nhân dân không tin tưởng vào các phong trào xã hội dân sự tiến bộ đang ra đời.
Không bảo vệ lý tưởng của chế độ, đánh phá uy tín những phong trào dân sự đang xuất hiện, vậy các dlv có mục đích chính là gì.?
Phải chăng (đám dlv) là sự chuẩn bị cho một thế lực nào đó sắp ra mắt công chúng. Một thế lực đang cần cho dân chúng thấy rằng chỉ có họ mới nắm vận mệnh, thay đổi được đất nước, chỉ có họ mới thực sự dân chủ, thực sự đem lại tự do và phát triển cho đất nước. Chính vì vậy, thế lực này đẻ ra đám Dư luận viên để cho đám này đi tung tăng đi khắp nơi nhục mạ , hạ thấp uy tín các nhóm khác bằng ngôn ngữ thấp hèn, qua cách sử dụng ngôn ngữ đó cũng hạ thấp hình ảnh ĐCS VN vì mang danh nghĩa bảo vệ.
Bỗng nhiên gần đây, hình ảnh của những nhà lý luận VN trong BCT không được báo chí đề cập đưa tin. Báo chí vắng bặt tin hoạt động của UVBCT Đinh Thế Huynh, Tô Huy Rứa, Phạm Quang Nghị, Ngô Văn Dụ....những ủy viên từng kinh nghiệm rành rẽ về các hoạt động tuyên truyền, lý luận, truyền thông.
Thay thế vào đó báo chí ca ngợi những gương mặt mới như Phạm Bình Minh, Vũ Đức Đam, thống đốc ngân hàng Nguyễn Văn Bình... khiến cho dân chúng cảm thấy những gương mặt này là nguồn động lực mới , đáng tin tưởng, đáng gánh vác trọng trách quan trọng nay mai.
Ở phía dưới, đám dlv cũng có nhiều bài khen ngợi những gương mặt mới này. Mọi sự chỉ trích những nhân vật mới này đều được các dư luận viên ưu tiên phản pháo hàng đầu.
Đến đây thì có lẽ bản chất sự ra đời của dlv để làm gì, phục vụ ai đã rõ.
Nói gì thì nói, những nhà lý luận như Nguyễn Phú Trọng, Đinh Thế Huynh, Tô Huy Rứa, Phạm Quang Nghị có muốn dập tắt những dư luận tự do đến mấy đi nữa, có thể bằng nhà tù, gông cùm...nhưng chắc họ không bao giờ sử dụng đám dlv võ biền,dung tục để tranh luận với thiên hạ bảo vệ lý tưởng CS của họ.
Nhìn toàn cục. Sự ra đời của đám dlv cũng là tổn thất của ĐCS về mặt uy tín. Điều rõ ràng nhìn thấy vậy , tại sao ĐCSVN vẫn để đám dlv tung hoành. Đơn giản bởi vì đám dlv đươc nuôi dưỡng bằng nguồn tiền của một thế lực mới đang ngự trị trên đất nước. Nó cho thấy ĐCS VN đã yếu thế trong việc kiểm soát kinh tế, tài nguyên, nguồn lực, lực lượng vũ trang....điểm mạnh nhất của ĐCS là tuyên truyền giờ cũng đang bị phân hóa nặng nề, nguy cơ mất kiểm soát nốt mảng này là điều dễ thấy.
Cuối cùng thì sự ra đời của dlv cũng đáng được chào đón. Nhất là sau bao năm những lời nói của những người yêu nước chỉ bị coi là dạng tin đồn. Giờ qua đám dlv đã chính thức được khẳng định là những kênh thông tin độc lập với nhà nước. Khi đám dlv này càng nỗ lực bao nhiêu thì những người yêu tự do ngôn luận đang ngày đêm hoạt động càng được khẳng định bấy nhiêu.
Vì điều đó, xin chào đón các dư luận viên đến một năm mới hứa hẹn nhiều thông tin bổ ích cho nhân dân.
90 triệu dân Việt nam có người tốt người xấu! Quan cũng từ đó mà ra nên cũng có người tốt người xấu! Sao cứ giọng điệu chụp xô mực lên đầu người khác? Chửi cũng phải có văn hóa!
Trả lờiXóa