Để Chuyển Đổi Thể Chế Một Cách Ôn Hòa - Thanh Niên Công Giáo

728x90 AdSpace

Trending
15 tháng 1, 2014

Để Chuyển Đổi Thể Chế Một Cách Ôn Hòa

Đôi lời: Thật may mắn khi trang Bauxite Việt Nam đã đưa lên những thông tin ngắn ngủi nhưng rất có ý nghĩa này, đánh bạt bớt đi những nghi ngại gần đây bất ngờ nổi lên.

“Nghi ngại” và “bất ngờ” bởi vì:

Suốt mấy năm qua, nhất là từ Hội nghị TW4, rồi Góp ý sửa đổi Hiến pháp, nhiều nhân sĩ, trí thức đã đi đầu trong cuộc tranh đấu cho quyền tự do, dân chủ của dân, chống tham nhũng, độc tài … Trong khi đó thì phía những người cầm quyền, chuyện nói không đi đôi với làm, thậm chí hành động ngược lại với lời hứa, đã là điều có lẽ không còn phải bàn cãi nữa.

Ấy thế mà, đột nhiên, ngay giữa lúc dư luận đang hết sức xôn xao về cú “tấn công” bất ngờ vào một yếu huyệt tham nhũng, thì không ít vị nhân sĩ trí thức được coi là “cấp tiến”, “gần dân” đã rất nhanh chóng tỏ ra tin tưởng nhiệt thành vào những ngôn từ đẹp đẽ của một người mà mới chỉ trong vòng hơn một năm qua đã trở thành mục tiêu của những đàm tiếu bất lợi khủng khiếp, tới độ bị gắn chết vào một thứ hỗn danh để đời, không phải chỉ những gì liên quan tới chiến dịch bài trừ tham nhũng, mà cả với những quyền tự do, dân chủ của dân.

Nhưng hóa ra, cũng có những vị không phải chỉ rất tỉnh táo khi nhận định, mà còn có vẻ như đã nhận ra một màn khuất tất, thậm chí lợi dụng, khi báo Tuổi trẻ chỉ đưa những ý kiến, bài viết ca ngợi một chiều thôi, còn trên mạng tự do thì những “cây viết” có tiếng lại đang chiếm lĩnh để như cùng diễn màn đồng ca … xuông – tức là không đòi hỏi phải có ngay những hành động thiết thực. Hay như với nhóm “Chương trình minh triết làm chủ Biển Đông”, nơi chủ xướng tổ chức buổi tọa đàm (cùng Tuổi trẻ, “kẻ tung người hứng”?), nếu ai để ý trong bức “Tâm thư gửi các em sinh viên, thanh niên …“, có câu “Chính phủ và nhân dân ta kiên quyết lên án, phản đối những hành vi trái lý, trái lẽ của Trung quốc“, và biết các thành viên của nhóm này thì sẽ rõ hơn.

Dù sao thì cũng đã bắt đầu hé lộ một tầng lớp trung lưu, “quý tộc cộng sản”, gắn bó ít nhiều quyền lợi, sẵn sàng chấp nhận, “phò” một thể chế độc tài tham nhũng, miễn là nó bớt … “đỏ”, (ra vẻ) ít thân Tàu; nhưng họ lại cố che đậy “mục tiêu” – bản chất đó, mà giương cao/cùng nắm ngọn cờ dân chủ, “vì dân”, thậm chí ngụy biện rằng phải dùng chiến thuật “phân hóa” đối thủ. Tạm gọi đây là “chiến thuật be bờ”, tức là tranh đấu nhưng vẫn tranh thủ bảo vệ an toàn cho quá khứ “vẻ vang” và quyền lợi riêng của mình, dù cho diễn biến chính trị có đi tới đâu, ngả theo chiều hướng nào. Đây là chủ đề rất thú vị, hy vọng sẽ được bàn trong thời gian tới.

—-
Vì nhiều lý do, báo Tuổi Trẻ tường thuật buổi tọa đàm ngày 4/1 về Thông điệp của Thủ tướng quá ngắn gọn không nói được những điều cần chuyển tải như ý kiến rất thẳng thắn của của GS Hoàng Tụy và ông Trần Đức Nguyên (cựu Trưởng ban nghiên cứu của Thủ tướng Võ Văn Kiệt và Phan Văn Khải). Được sự đồng ý của hai ông, BVN xin công bố những ý kiến tâm huyết này. Tựa đề của BVN.
Hoàng Tụy:
1) Trong tình hình hiện nay, dù sao bản thông điệp này cũng là một tiến bộ. Nhưng do kinh nghiệm thời gian qua, nhiều người chưa tin ở tính khả thi của thông điệp, thậm chí chưa tin ở sự thành thật, thực tâm của tác giả thông điệp. Vậy Thủ Tướng cần có hành động cụ thể đi kèm để chứng tỏ thực tâm của ông, và chứng tỏ ông có đủ năng lực và dũng khí thực hiện thông điệp này.

2) Xã hội VN hiện nay đang trong tình trạng trì trệ kẹt cứng kéo dài, muốn thoát ra khỏi thế đó cần một xung lực mạnh, một cú hích mạnh vào một điểm cốt tử. Trong hệ thống này nhìn vào đâu cũng thối nát, cú hích tốt nhất để gây được niềm tin là từ bỏ độc tài, từ bỏ đàn áp, tôn trọng nhân quyền, tôn trọng quyền tự do ngôn luận, thả ngay một số người đang bị giam giữ chỉ vì chính kiến khác. Làm được điều này thì không khí chính trị sẽ khác hẳn, từ đó mọi việc cải cách khác sẽ dần dần bớt lực cản, người dân sẽ có cơ sở để tin các vị bắt đầu muốn thay đổi thật sự hay nói đúng hơn, xu hướng cấp tiến trong lãnh đạo bắt đầu thắng thế. Còn không thì mọi lực cản vẫn còn nguyên, người dân một lần nữa sẽ càng mất lòng tin hơn.

Hình như trong bài tường thuật của Tuổi Trẻ về buổi họp ý kiến của tôi ít được chú ý. Nhưng tôi vẫn tin đó là cách duy nhất để ra khỏi bế tắc một cách ôn hòa.

Trần Đức Nguyên:

Chúng ta đều mong muốn chuyển đổi thể chế chính trị, dân chủ hóa đất nước một cách ôn hòa; đó cũng là nguyện vọng chung của nhân dân. Theo con đường đó, có mấy yếu tố quan trọng :

1/ Các nhân tố tích cực trong giới cầm quyền. Nhân tố ấy gồm con người và quan điểm, ý kiến. Không vội vàng đánh giá con người vì đó là điều khó nhất trong mọi sự đánh giá. Chưa thể kết luận về con người nhưng quan điểm, ý kiến lợi cho dân, cho nước thì ủng hộ quan điểm, ý kiến ấy. Vì thế tôi rất muốn biết Thông điệp đầu năm là của riêng Thủ tướng hay có sự đồng thuận ở mức nào của những nhà lãnh đạo chủ chốt?

2/ Các hoạt động thúc đẩy quá trình dân chủ hóa phải dựa vào Hiến pháp và luật pháp, kể cả ý kiến của những người lãnh đạo, như những điều Thủ tướng nêu trong thông điệp.

3/ Một giải pháp quan trọng theo tinh thần này, là kịp thời lên tiếng để chuẩn bị cho cuộc bầu cử QH khóa tới có được nhiều đại biểu thực sự của dân và một Quốc hội chuyên trách.

4/ Sự chuyển đổi ôn hòa không thể diễn ra tức khắc mà phải đi từng bước.

Có một khâu đột phá mà anh Hoàng Tụy đã nhấn mạnh: trả tự do cho những người phát biểu chính kiến một cách ôn hòa nhưng bị bắt giữ; đó là biện pháp quan trọng và cấp bách để tạo lòng tin trong dân. Tôi đồng tình. Đây là một biện pháp không tốn kém. Tôi nghĩ biện pháp này có ý nghĩa lớn, nhưng nếu thực hiện cũng mới là một bước của quá trình chuyển đổi thể chế.

H.T – T.Đ.N.
Để Chuyển Đổi Thể Chế Một Cách Ôn Hòa Reviewed by Unknown on 1/15/2014 Rating: 5 Đôi lời: Thật may mắn khi trang Bauxite Việt Nam đã đưa lên những thông tin ngắn ngủi nhưng rất có ý nghĩa này, đánh bạt bớt đi những ng...

Không có nhận xét nào: