Khởi Tố Vụ Án Lộ Bí Mật Nhà Nước (Cập Nhật Liên Tục) - Thanh Niên Công Giáo

728x90 AdSpace

Trending
9 tháng 1, 2014

Khởi Tố Vụ Án Lộ Bí Mật Nhà Nước (Cập Nhật Liên Tục)

Tiến sỹ Nguyễn Quang A, một nhà bình luận ở Hà Nội, nói lời khai của ông Dương Chí Dũng cho thấy 'sự thối nát không thể tưởng tượng nổi' ở Việt Nam.

Trả lời BBC ngày 08/01/2014, ông nói "Lời khai của ông Dũng tại tòa có thể nói sẽ là một bước đầy kịch tính và sẽ làm cho rất nhiều người đau đầu.

"Nó bộc lộ ra một sự thối nát không thể tưởng tượng được trong đội ngũ quan chức của Việt Nam hiện nay.

"Từ chuyện những người lãnh đạo doanh nghiệp nhà nước ăn cắp, ăn trộm tiền, rồi đi hối lộ, đút lót để chạy án, cho đến chuyện lập âm mưu để chạy trốn.

"Những tình tiết đấy thực sự dư luận đã biết cũng khá lâu rồi, trước cả khi ông [Phạm Quý] Ngọ lên Thượng tướng.

"Những người nghe được thông tin đồn đoán ... và thấy khi mà ông ấy lên Thượng tướng cách đây hơn 5, 6 tháng thôi thì thấy có thể vụ này đã được dàn xếp mọi thứ rồi.

"Nhưng mà đến lời khai của ông Dũng trước tòa thì có thể những tính toán đấy sẽ vỡ và thực sự người dân sẽ được chứng kiến một màn kịch rất là gay cấn."

Mặc dù vậy ông Quang A cũng nói trong hệ thống tư pháp "không minh bạch" ở Việt Nam khó biết chuyện gì sẽ xảy ra tiếp theo.

"Nếu người ta muốn làm, nếu người ta muốn điều tra cặn kẽ thì có thể tìm ra vô vàn bằng chứng."

Vị Tiến sỹ nói các công ty viễn thông có thể có những dữ liệu về các cuộc gọi kể cả khi gọi bằng 'sim rác' và có thể có các nhân chứng khác nữa.

Nhưng ông Quang A nói thêm một người từng đứng đầu cơ quan điều tra sẽ là "bậc thầy" về xóa mọi dấu vết.

So với phiên xử Dương Chí Dũng, phiên xử Dương Tự Trọng, ít nhất vào thời điểm này, có vẻ ít được quan tâm đăng tải hơn trên truyền thông bằng tiếng Anh.

Hiện mới có một số bài trên Thanh Niên, Đài tiếng nói Hoa Kỳ, Straits Times, Tân Hoa Xã.

Trang web Đài tiếng nói Việt Nam chạy bài với tít 'Làm rõ lời khai đút tiền chạy tội của Dương Chí Dũng'.

Bài báo có đoạn viết: "Ở phiên tòa được dư luận quan tâm này, đã nảy sinh nhiều tình tiết mới, đặc biệt trong lời khai của nhân chứng có mặt tại phiên tòa là ông Dương Chí Dũng – nguyên Cục trưởng Cục Hàng hải Việt Nam.

"Để lo lót cho vụ mua ụ nổi 83M, tối 2/5/2012, Dương Chí Dũng lại đến nhà riêng cán bộ cao cấp ngành công an và biếu 500.000 USD.

"Thông qua, vị cán bộ cao cấp trong ngành công an, ông Dương Chí Dũng gặp được một số cán bộ công an khác. Mỗi lần như vậy, ông Dũng phải chi phong bì từ 10.000-20.000 USD.

"Ngoài việc “đút tiền” để chạy án vụ ụ nổi 83M, tại phiên tòa ông Dương Chí Dũng còn khai có liên quan đến dự án di dời chuyển đổi công năng cảng Sài Gòn, ông Dũng đã nhận của chủ của Tập đoàn Vạn Thịnh Phát, TP HCM, 1 triệu USD để chuyển cho cán bộ công an mà Dương Chí Dũng đang nhờ vả."

Tập Đoàn Vạn Thịnh Phát vào năm 2012 được giao tặng “Huân chương Lao động Hạng ba” vì đã có thành tích xuất sắc trong công tác, góp phần vào sự nghiệp xây dựng Chủ nghĩa xã hội và bảo vệ Tổ Quốc.

Trang web của Công ty TNHH Vạn Thịnh Phát tự giới thiệu tổng quan về hoạt động công ty, các dự án và các hoạt động xã hội.

Kể từ khi ra đời vào năm 1992 do Bà Trương Mỹ Lan thành lập với tên gọi Công ty TNHH Vạn Thịnh Phát hoạt động ban đầu trong lĩnh vực thương mại và kinh doanh nhà hàng – khách sạn, Công ty đã mở rộng hoạt động sang lĩnh vực kinh doanh bất động sản. Đến nay, Công ty đã lần lượt khai trương nhiều nhà hàng, khách sạn, cao ốc văn phòng và cao ốc căn hộ - tất cả đều đạt tiêu chuẩn chất lượng dịch vụ cao, trong đó có hai công trình lớn là Khách sạn Thương mại An Đông - Windsor Plaza Hotel và Cao ốc căn hộ cao cấp Sherwood Residence. Ngoài ra, Công ty còn triển khai nhiều dự án đầu tư xây dựng khu dân cư, khu nghỉ dưỡng-du lịch…trên địa bàn Tp. Hồ Chí Minh và các tỉnh lân cận.

Cùng với sự phát triển đầu tư nói trên, quy mô tổ chức của Công ty cũng không ngừng mở rộng. Năm 2007 Công ty Vạn Thịnh Phát đã tham gia thành lập các công ty cổ phần có vốn đầu tư lớn là Công ty CP Đầu tư Vạn Thịnh Phát và Công ty CP Đầu tư An Đông, đồng thời hợp tác với Công ty CP Đầu tư Times Square Việt Nam và Công ty CP Tập Đoàn Sài Gòn Peninsula để hình thành nên nhóm các công ty liên kết chuyên đầu tư bất động sản.

Thương hiệu Vạn Thịnh Phát cũng nhờ vậy mà ngày càng phát triển, từng bước khẳng định vị thế của mình trên thương trường và đến nay đã trở thành một trong những tập đoàn hàng đầu ở Việt Nam trong lãnh vực đầu tư kinh doanh bất động sản, với vốn điều lệ 12.800 tỷ đồng.

Với tầm nhìn chiến lược, kinh nghiệm dồi dào và đội ngũ nhân viên tận tụy, Tập đoàn Vạn Thịnh Phát cùng các Công ty thuộc nhóm liên kết hoàn toàn sẵn sàng tiến bước vững chắc đến tương lai trong bối cảnh hội nhập toàn cầu của nền kinh tế nước nhà.

Quang Nguyen Dang, Facebook: Nói thật là qua vụ này mình mới hiểu sơ sơ về các đại gia của Việt Nam. dù nghe kể nhiều về đại gia sân sau của quan chức nhưng không ngờ nó kinh khủng đến thế. như vậy thì các tấm gương tỉ phú hiện nay ở Việt Nam chắc toàn gương thần?

Báo Người Lao động: ...HĐXX còn đề nghị VKSND TP Hà Nội có yêu cầu đề nghị đối với VKSND Tối cao điều tra hành vi nhận 500.000 USD và 20 tỉ đồng của một cán bộ cấp cao để thực hiện dự án chuyển đổi công năng của Cảng Sài Gòn của Công ty Vạn Thịnh Phát (TPHCM); nếu đủ căn cứ phải xử lý theo đúng quy định của pháp luật.

Liên quan tới khoản tiền của một người mà ông Dương Chí Dũng nêu tên là bà Lan từ một doanh nghiệp mà ông mô tả là đưa đút lót cho Thượng tướng Phạm Quý Ngọ, một đoạn video clip được phát tán trên mạng youtube cho thấy ông Dũng khai chi tiết về khoản tiền này theo yêu cầu của Hội đồng Xét xử. Ông cũng đề cập quan hệ của mình với Bộ trưởng Bộ Công an Trần Đại Quang.

Hội đồng xét xử: Chiều ngày hôm nay, anh có khai và giải trình một số vấn đề phát sinh mới. Thế thì xin hỏi anh một câu là ngoài lời khai của anh thì anh còn căn cứ nào để mà chứng minh, xác định đó là sự thật không.

Ông Dương Chí Dũng: "Kính thưa hội đồng xét xử. Tôi nói những điều như trước khi tôi nói, tôi đã gần như tuyên thệ rồi. Tôi nói những điều thật nhất, bởi với cái con người tôi là (không nghe rõ) thì tôi không thể nói những gì khác cho ai cả.

"Việc 20 tỷ tôi đưa cho anh Ngọ là tiền của chị Lan, chứ không phải của tôi. Mà chị Lan cho một người khác. Khi chị Lan điện thoại cho tôi, chị Lan bảo là sẽ có người ở Hà Nội chuyển cho anh, người đó thì anh đừng trao đổi về số tiền này để đưa cho ai làm gì. Đấy, chị còn dặn vậy. Và cái anh Tiệp là người đưa cho tôi. Thì là có 2 người biết việc, chứ không phải một mình tôi. Đấy là cái thứ nhất, cái thứ hai là lại còn một việc nữa hôm nay tôi mới báo cáo là khi Tiệp hai lần đưa tiền, sau đó anh Tiệp còn còn điện cho tôi một lần để hẹn tôi gặp uống nước nói chuyện. Và anh Tiệp có nói là anh yên tâm đi, tôi đã gặp và báo cáo với anh Trần Đại Quang Bộ trưởng Bộ Công an, để anh Quang có ý kiến với anh Ngọ. Và anh Quang sẽ điện cho anh, để anh Ngọ không can thiệp hay gây khó cho doanh nghiệp nữa.

"Thì sau đó ít ngày, sau một thời gian tôi không nhớ bao nhiêu ngày, tôi có đến thăm gia đình anh Quang. Và ngồi ở phòng khách có hai anh em, anh Quang rất tình cờ tự nói ra những chuyện đó. Chính anh Quang bộ trưởng nói ra và tôi cũng báo cáo lại với anh Quang là "Anh Ngọ có giới thiệu công ty ... (không nghe rõ) như thế, em hiện nay thì..."

"Anh Quang bảo: "Chú cứ làm đúng nguyên tắc, đúng luật. Chọn đơn vị nào có năng lực, kinh nghiệm, có uy tín tham gia. Không phải ngại ai can thiệp cả". (tiếng cua hội đồng xét xử cắt lời: Thôi thôi... trình bày rồi)…..Ông Dương Chí Dũng nói tiếp: Vâng, riêng cái tiền ấy thì có ít nhất 2 người biết, thế rồi tôi gặp chị Lan qua anh Minh -- tổng giám đốc Cảng Sài Gòn bố trí cho tôi và chị gặp.

"Còn cái tiền đô tôi đưa 500 nghìn sau này, khoảng 6-7 giờ tối ngày mùng 2/5, chú lái xe tôi chở đi. Đây là tiền tôi vay của mười mấy người, tôi khai từ lúc ở Sài Gòn tôi báo cáo với ... (tiếng gõ vào micro cắt lời) nhưng mà vì sau đó thì… (tiếng của hội đồng xét xử nói thôi anh Dũng ạ, anh dừng ở đây).

Vicent Coreleone, Facebook: Bắt luôn chị Lan - Vạn Thịnh Phát để điều tra quả đưa hối lộ 1 triệu USD đi. Thì cứ cho là anh Kông Tư đã điều tra vụ đồng chí Dũng khai báo anh Ngọ chứ chưa điều tra vụ này. Bắt hết! Nhốt hết! Hốt liền! Không nói nhiều!!!

Phan Ngọc Thái, Facebook: Lính công an, mà đòi đi điều tra lãnh đạo bộ công an? Rồi đâu lại vào đấy thôi.

Bichhaont Nguyen, Facebook: Đâu là trắng, đâu là đen? Xã hội này biết tin vào đâu? Kẻ bị kết tội liệu có tội thật không, kẻ cầm quyền liệu có trong sạch?

Trãi Tròn, Facebook: Dương Chí Dũng có khả năng ngoại cảm, biết trước được thông tin nên tự bỏ trốn. Nên giữ lại để cho đi tìm mộ.

Hãn Cọt, Facebook: Chú Kông Tư cấp dưới của anh Ngọ, anh nói gì mà chú chả nghe.

Báo Công an Nhân dân vào hôm 08/01/2014 đăng phỏng vấn với Trung tướng Hoàng Kông Tư, Quyền Tổng Cục trưởng Tổng cục An ninh II, Thủ trưởng Cơ quan An ninh điều tra Bộ Công an về lời khai của ông Dương Chí Dũng liên quan đến điều mà báo này gọi là “một số cán bộ cao cấp ngành Công an đã đã tiết lộ thông tin về vụ án và khuyên Dũng bỏ trốn”.

Trung tướng Hoàng Kông Tư: Về thông tin này, trước đây trong quá trình điều tra, Dương Chí Dũng đã khai báo, Cơ quan An ninh điều tra Bộ Công an đã báo cáo kịp thời lãnh đạo Bộ Công an. Lãnh đạo Bộ Công an đã chỉ đạo Cơ quan An ninh điều tra báo cáo với cấp có thẩm quyền và khẩn trương điều tra, xác minh theo quy định của pháp luật. Kết quả điều tra, xác minh đến nay xác định không có cuộc gọi trao đổi trong các list điện thoại như Dương Chí Dũng khai báo và bản thân Dương Chí Dũng cũng đã nhiều lần thay đổi lời khai trước Cơ quan An ninh điều tra, nên chưa đủ căn cứ kết luận.

Phóng viên Báo Công an nhân dân: Những thông tin từ lời khai của Dương Chí Dũng trước tòa có liên quan đến một số cán bộ công an sẽ được xử lý như thế nào?

Trung tướng Hoàng Kông Tư: Theo quy định của Bộ luật Tố tụng hình sự, khi phát hiện có dấu hiệu tội phạm thì Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát, Tòa án trong phạm vi, nhiệm vụ, quyền hạn của mình có trách nhiệm khởi tố vụ án và áp dụng các biện pháp điều tra do pháp luật quy định để xác định tội phạm và xử lý người phạm tội.

Đối với những thông tin từ lời khai của Dương Chí Dũng trước tòa có liên quan đến một số cán bộ công an và cá nhân khác; theo chỉ đạo của lãnh đạo Bộ Công an, Cơ quan An ninh điều tra Bộ Công an sẽ phối hợp chặt chẽ với Viện kiểm sát, Tòa án và các cơ quan chức năng tiếp tục khẩn trương điều tra, xác minh, làm rõ để xử lý theo quy định của pháp luật, bảo đảm không bỏ lọt tội phạm, không để oan, sai.

BBC tiếng Việt: Ông Phạm Quý Ngọ là đương kim Ủy viên Trung ương Đảng, các ủy viên Trung ương Đảng từng vướng vòng lao lý trong quá khứ gồm:

Ông Trần Mai Hạnh, cực Tổng giám đốc Đài Tiếng nói Việt Nam, do có liên quan trong vụ án Năm Cam.

Ông Bùi Quốc Huy, Thứ trưởng Bộ Công an, Anh hùng lực lượng vũ trang, do vai trò trong vụ Năm Cam. Ông Huy từng là trung tướng, Tổng cục trưởng Tổng cục An ninh, Ủy viên Trung ương Đảng, Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân, do có liên quan trong vụ án Năm Cam. Ông Huy bị cách chức, bị tước quân tịch, quân hàm và bị tù nhưng được ân xá sau chưa đầy 2 năm.

Ông Trần Xuân Giá, cựu Bộ trưởng Bộ Kế hoạch-Đầu tư sắp ra tòa trong vụ án Nguyễn Đức Kiên.
cách đây 3 giờ 22 phút từ BBC tiếng Việt

Thiếu tướng Đàm Văn Tâm, Phó Chánh văn phòng bộ Công an, trả lời phỏng vấn báo Một Thế Giới:

"Vụ án hiện vẫn đang thuộc thẩm quyền quyết định của tòa nên có trả lại hồ sơ, khởi tố vụ án mới hay không là trách nhiệm của tòa án.

Việc xác định lời khai của ông Dũng đúng hay sai sẽ trước tiên phải để Hội đồng xét xử làm rõ. Sau đó, cơ quan điều tra sẽ có trách nhiệm vào cuộc.”

Truong Chinh Do, Facebook: Đọc về thành tích đánh án mà thấy thương ông Dương Tự Trọng, vì một chữ 'tình' mà đi ngược lại lí tưởng của người công an nhân dân, lại chịu sự nhục nhã ở cuối đời.


Trả lời BBC hôm 8/1, Đại biểu Quốc hội Dương Trung Quốc nói ông cũng đang quan tâm theo dõi phiên tòa xử Dương Tự Trọng với những tình tiết mới từ lời khai của nhân chứng Dương Chí Dũng.

Về cáo buộc của ông Dũng rằng người mật báo cho ông bỏ trốn là Thượng tướng Phạm Quý Ngọ, thứ trưởng Bộ Công an, ông Quốc nói: "Mọi chi tiết xuấ́t hiện trong phiên tòa nên được xem xét đến nơi đến chốn".

Bình luận về phiên tòa Dương Chí Dũng, ông nói án tử hình đã là bản án cao nhất, nhưng điều ông băn khoăn là 'làm sao lấy lại tài sản bị mất'.

Quyết định khởi tố hình sự Vụ án làm lộ bí mật nhà nước:

- Căn cứ vào điều 13, điều 100, điều 104 Bộ luật tố tụng hình sự,

- Căn cứ vào pháp lệnh số 30 ngày 28-12-2000 về bảo vệ bí mật nhà nước của Ủy ban Thường vụ Quốc hội, nghị định số 33 ngày 28-3-2002 của Chính phủ chi tiết thi hành pháp lệnh bảo vệ bí mật nhà nước, quyết định số 13 năm 2010 ngày 13-12-2010 của Thủ tướng Chính phủ quyết định danh mục bí mật nhà nước độ tuyệt mật và tối mật trong lực lượng công an nhân dân

- Căn cứ vào lời khai của bị cáo Vũ Tiến Sơn, của nhân chứng Dương Chí Dũng và tài liệu có trong hồ sơ vụ án Dương Tự Trọng và đồng phạm bị VKSND Tối cao truy tố về tội tổ chức người khác trốn đi nước ngoài.

- Căn cứ vào kết quả xét hỏi, tranh tụng tại phiên tòa ngày 7, 8-1-2014, căn cứ vào đề nghị của đại diện Viện kiểm sát nhân dân TP. Hà Nội tại phiên tòa,

Hội đồng xét xử xét thấy có dấu hiệu phạm tội cố ý làm lộ bí mật nhà nước theo quy định tại điều 263 Bộ luật hình sự.

Quyết định

1. khởi tố vụ án hình sự về tội cố ý làm lộ bí mật nhà nước theo quy định tại điều 263 Bộ luật hình sự

2. Quyết định này được gửi đến VKSND TP Hà Nội

Chủ tọa thay mặt hội đồng xét xử

Thẩm phán Trương Việt Toàn (đã ký)

Hấp dẫn ghê... Tạm đình chỉ chức vụ ông Ngọ mới điều tra được chứ, chắc thủ tướng đình chỉ tối nay hoặc mai....

Hien Phan, Facebook: Hôm nay khai thêm Phạm Quý Ngọ, ngày mai còn ai liên can đến vụ án nữa không hãy chờ xem. Nếu thật sự chống tham nhũng, trị đến tận gốc.

Chu Ngoan, Facebook: Có thể thấy việc xử lý đã được bật đèn xanh bởi một ai đó.

Theo Tuổi Trẻ: Tại phiên tòa hôm nay, Dương Chí Dũng một lần nữa đã khẳng định đã nhận được thông tin sẽ bị khởi tố nên tạm lánh một thời gian.

Xét lời khai của Dương Chí Dũng và các bị cáo, HĐXX xét thấy đây là chuyên án được cơ quan nhà nước đang điều tra, thuộc dạng thông tin tuyệt mật của nhà nước nhưng đã có sự lộ thông tin.

VnExpress: Thẩm phán Trương Việt Toàn cho hay căn cứ các quyết định về độ tuyệt mật, tối mật trong Công an nhân dân, căn cứ lời khai của các bị cáo và đề nghị của Viện kiểm sát, Hội đồng xét xử nhận thấy có dấu hiệu làm lộ nên ra quyết định khởi tố vụ án.

Quyết định đã được gửi đến Viện Kiểm sát Nhân dân Hà Nội.

Luật sư Trần Đình Triển: Tại tòa sơ thẩm tôi đã có ý kiến đề nghị anh Dũng bình tĩnh không và chưa đưa thông tin về "mật báo và tiền", đưa Ông Ngọ trong vụ này vì chính anh là bị cáo nên mọi người dễ cảm nhận không khách quan, chờ vụ xử "tổ chức người trốn ra nước ngoài" sẽ khách quan hơn,với tư cách nhân chứng.

Điều 263. Tội cố ý làm lộ bí mật nhà nước; tội chiếm đoạt, mua bán, tiêu huỷ tài liệu bí mật nhà nước

1. Người nào cố ý làm lộ bí mật nhà nước hoặc chiếm đoạt, mua bán, tiêu huỷ tài liệu bí mật nhà nước, nếu không thuộc trường hợp quy định tại Điều 80 của Bộ luật này, thì bị phạt tù từ hai năm đến bảy năm.

2. Phạm tội gây hậu quả nghiêm trọng thì bị phạt tù từ năm năm đến mười năm.

3. Phạm tội gây hậu quả rất nghiêm trọng hoặc đặc biệt nghiêm trọng, thì bị phạt tù từ mười năm đến mười lăm năm.

4. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ mười triệu đồng đến một trăm triệu đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ một năm đến năm năm.



Tòa tại Hà Nôi vừa tuyên án:

1. Bị cáo Dương Tự Trọng (53 tuổi, nguyên Phó Giám đốc Công an TP Hải Phòng, nguyên Phó Cục trưởng Cục Cảnh sát Quản lý Hành chính về Trật tự xã hội, Tổng cục VII, Bộ Công an) bị tòa tuyên phạt mức án 18 năm tù.

2. Bị cáo Vũ Tiến Sơn (48 tuổi, nguyên Phó Trưởng phòng Cảnh sát Điều tra Tội phạm về Trật tự xã hội, Công an TP Hải Phòng) bị tòa tuyên phạt mức án 13 năm tù.

3. Bị cáo Hoàng Văn Thắng (44 tuổi, nguyên cán bộ Phòng Cảnh sát Điều tra Tội phạm về Môi trường, Công an TP Hải Phòng) bị tòa tuyên phạt mức án 5 năm tù.

4. Bị cáo Nguyễn Trọng Ánh (29 tuổi, ở quận Hồng Bàng, TP Hải Phòng, nguyên cán bộ Phòng Cảnh sát Điều tra về Trật tự xã hội, Công an TP Hải Phòng) bị tòa tuyên phạt mức án 6 năm tù.

5. Bị cáo Đồng Xuân Phong (40 tuổi, ở Hải Phòng, nguyên cán bộ Cục Hải quan TP Hải Phòng) bị tòa tuyên phạt mức án 7 năm tù.

6. Bị cáo Trần Văn Dũng (tức Dũng “Bắc Kạn” 46 tuổi, ở quận Hải An, TP Hải Phòng) bị tòa tuyên phạt mức án 8 năm tù.

7. Bị cáo Phạm Minh Tuấn (53 tuổi, nguyên Giám đốc Xí nghiệp Bạch Đằng) bị tòa tuyên phạt mức án 5 năm tù.

Truyền thông Việt Nam đưa tin tòa chuyển quyết định khởi tố vụ án hình sự "Làm lộ bí mật Nhà nước" - Theo điều 263 Bộ Luật Hình sự sang cho Viện kiểm sát.

Từ vụ khởi tố vụ án làm lộ bí mật sẽ tiếp tục khui ra nhiều vị khác nữa.. Nếu bóc tách đến cùng thì thể chế bắt buộc phải thay đổi.

15:20 chiều ngày 8/1, Hội đồng Xét xử vào phòng xử án để bắt đầu tuyên án với Dương Tự Trọng và sáu bị can khác. An ninh phòng xử được nói rất chặt chẽ.

Blogger Người Buôn Gió: Bài toán pháp luật trong vụ án Dương Tự Trọng - Dương Chí Dũng là phải có đối tượng báo tin, dư luận quần chúng sôi sục đòi tìm ra kẻ báo tin.

Giờ cứ cho là lời khai của Dương Chí Dũng chưa đủ cơ sở để khẳng định Ngọ báo tin. Vậy thì ai là kẻ báo tin?

Nếu không tìm ra kẻ khác nào Ngọ, tức là không tìm ra được kẻ báo tin cho Dương Chí Dũng thì coi như pháp luật Việt Nam đã tự kết liễu niềm tin của nhân dân trong vụ án này.

Đó sẽ là một tổn thất rất lớn có thể nguy hại đến cả thể chế, khi mà ở một vụ đại án như thế này có bị hại (thông tin bị tiết lộ) mà không tìm ra được thủ phạm (kẻ tiết lộ).

Với thế trận cùng đường như vậy, việc tìm ra người báo tin cho Dương Chí Dũng bắt buộc là phải có. Và đương nhiên kẻ biết tin vào thời điểm ấy phải từ cấp thứ trưởng Phạm Quý Ngọ trở lên.

Đây là một trận đánh đẹp của ban Nội Chính Trung Ương. Chỉ hy vọng nó không phải là món võ của người Tàu, nếu là sự hướng dẫn dạy bảo của người Tàu cho trưởng ban Nội Chính. Thì chưa hẳn đây đã là điều đáng mừng trọn vẹn. Có khi nó lại là một mối lo.

Hôm qua phim mới bắt đầu chiếu, mà hôm nay hết rồi sao? Nhanh thật!

Luật sư Trần Vũ Hải từ Hà Nội nhận định ‘sẽ rất khó khăn’ để điều tra về lời tố cáo của ông Phạm Chí Dũng về việc Thượng tướng Phạm Quý Ngọ, thứ trưởng Bộ Công an, đã mật báo tin cho ông về việc ông bị khởi tố để bỏ trốn.“

Có nhiều vấn đề người khác đã chứng kiến và cơ quan điều tra phải xác minh những người chứng kiến họ khai như thế nào,” ông nói.

“Còn các cuộc điện thoại (liên lạc giữa ông Phạm Quý Ngọ và Dương Chí Dũng) có lưu lại trên hệ thống hay không bởi vì Dương Chí Dũng khai rằng nhiều cuộc gọi qua sim rác thì người ta cũng phải xem là số sim rác nào và lưu lại số sim rác như thế nào,” ông giải thích.

“Sẽ rất khó khăn để điều tra,” ông nói thêm, “Nhưng không có nghĩa là bế tắc”.

Cũng theo ông Hải thì trong tình hình hiện nay, ông Phạm Quý Ngọ ‘nên tự nguyện từ chức’ và ‘ra thông cáo báo chí để trả lời các buộc của Dương Chí Dũng’.

“Nếu không thì các cơ quan Đảng và Nhà nước cần xem xét có nên tiếp tục giữ ông ấy ở chức vụ hay là tạm đình chỉ một thời gian để ông không thể có ảnh hưởng tác động đến các cơ quan điều tra vốn là cấp dưới của ông."

Mức hình phạt do Viện Kiểm sát đề nghị:

Bị cáo Dương Tự Trọng: 18 -20 năm tù về tội Tổ chức cho người khác trốn ra nước ngoài.
Vũ Tiến Sơn, nguyên Phó phòng Cảnh sát điều tra tội phạm về trật tự xã hội, Công an Hải Phòng: 17-18 năm tù

Hoàng Văn Thắng (nguyên cán bộ Phòng Cảnh sát điều tra các tội phạm về môi trường, Công an Hải Phòng); Nguyễn Trọng Ánh, (nguyên cán bộ Phòng Cảnh sát điều tra tội phạm về trật tự xã hội, Công an Hải Phòng); Đồng Xuân Phong (nguyên cán bộ Cục Hải quan Hải Phòng); Trần Văn Dũng tức Dũng “Bắc Kạn”: mỗi người 6-7 năm tù

Phạm Minh Tuấn (nguyên Giám đốc Xí nghiệp Bạch Đằng, Hải Phòng, bạn ông Trọng): 5-6 năm

Âu Dương Phong, Facebook: Nếu không khai, án sẽ chung thân. Nếu khai án sẽ tử hình. Tòa không chấp nhận điều tra thêm nhưng tuyên án luôn cho thấy nền lập pháp VN đang dần trở về thời kỳ đồ đá.

Khanh Tran, Facebook: "Đối với những nhân vật có thế lực thì xử hay không xử không nằm ở chỗ họ có tội không mà nằm ở chỗ quan trên có muốn xử hay không".

Nhà báo Huy Đức, viết trên Facebook cá nhân:

Lời khai của Dương Chí Dũng để có thể trở thành bằng chứng buộc tội Thượng tướng Phạm Quý Ngọ còn cần được đối chiếu với các bằng chứng khác.

Vấn đề là tại sao khi có lời khai này, cơ quan điều tra không triệu tập Phạm Quý Ngọ ngay, đồng thời niêm phong các dữ liệu liên quan đến các số máy được khai là thực hiện các cuộc gọi giữa Tướng Ngọ và Dương Chí Dũng?

Nếu các điều tra viên không thể triệu tập Phạm Quý Ngọ vì Ngọ là cấp trên, là cán bộ thuộc diện quản lý của Ban Bí thư, thì cho dù ông Nguyễn Bá Thanh định đưa ai đó ra tòa cũng chỉ là vấn đề "thí tốt".

Luật sư Nguyễn Đình Hưng, bào chữa cho ông Dương Tự Trọng: "Việc Dương Chí Dũng sang Campuchia bằng đường tiểu ngạch là không xâm phạm quy định quản lý về xuất nhập cảnh".

"Vì tính chất vụ án tại Vinalines lộ ra sau này, các bị cáo trong vụ án này đã phải chịu áp lực ảnh hưởng là vi phạm nghiêm trọng. Chính tình tiết có người mật báo với Dương Chí Dũng nói “chú né đi” nên mới có hành động của các bị cáo. Do đó, nên dừng vụ án này, chờ làm rõ hành vi đó thì mới xem xét vụ tổ chức người khác đưa đi nước ngoài mới được xem xét đúng bản chất…".

Tuy nhiên đề nghị của LS Hưng đã bị bác.


Ông Dương Tự Trọng nói lời cuối trước tòa:

"Tôi không hiểu vì sao lại nói tôi ngoan cố. Trước toà, vì trí nhớ nên tôi nói không phản đối, không xác nhận. Tôi không thắc mắc gì nhưng không thể vì vậy mà kết luận là ngoan cố được".

"Tôi mong xét xử khách quan, đánh giá đúng người đúng tội, mở lượng khoan hồng để những người đứng trước vành móng ngựa có cơ hội làm lại. Cá nhân tôi, tôi chấp nhận chấp hành án".

“Anh em tôi sống với nhau từ nhỏ đến lớn trong một gia đình nên có rất nhiều kỉ niệm gắn bó. Mỗi việc làm của anh tôi đều có ảnh hưởng rất nhiều đến tôi trong cuộc sống và tình cảm. Sau phiên tòa xét xử anh tôi, tôi luôn mong mọi người hãy tỏ lòng vị tha với anh tôi, mong anh tôi được hưởng lượng khoan hồng của pháp luật.

"Những việc làm của tôi đối với anh tôi chỉ đơn thuần xuất phát từ tình cảm ruột thịt. Tôi làm việc gì thì sẵn sàng chịu trách nhiệm về việc đó, đề nghị HĐXX trước khi lượng hình hãy đánh giá khách quan bản chất giữa tội và tình để ra một bản án thấu tình, đạt lý. Cá nhân tôi sẽ nghiêm túc chấp hành bản án của Tòa."

Báo trong nước đưa tin Viện Kiểm sát đã bác đề nghị trả hồ sơ vụ án điều tra lại mà một số luật sư đưa ra. Đại diện bên công tố khẳng định việc ông Dương Tự Trọng lên kế hoạch đưa cựu Cục trưởng cục Hàng hải Dương Chí Dũng trốn ra nước ngoài "đã được điều tra đầy đủ".
Tòa án TP Hà Nội dự tính sẽ tuyên án vào lúc 15:00 chiều thứ Tư 8/1, sau một ngày rưỡi xét xử ông Dương Tự Trọng và một số bị cáo khác tội “Tổ chức người khác trốn đi nước ngoài” theo quy định tại khoản 3 Điều 275 Bộ Luật hình sự.
cách đây 10 giờ 48 phút

VnExpress: Cựu cục trưởng Hàng hải Dương Chí Dũng cho biết tại tòa hôm 7/1 rằng sau khi bị tuyên án tử hình do sai phạm trong quản lý tại Vinalines, ngày 25/12/2013 ông đã gửi một lá đơn tố cáo dài 16 trang tới nhiều cơ quan.

"Tôi đã bị tuyên án tử hình nên ra đây tôi chỉ khai sự thật và sự thật không giấu được nên tôi khai ngày hôm nay như vậy".


Báo Tuổi Trẻ cung cấp thêm chi tiết về "quan hệ" giữa ông Dương Chí Dũng và Thứ trưởng Công an Phạm Quý Ngọ, theo lời khai của ông Dũng tại tòa hôm 7/1.

Theo đó, số tiền mà ông Dũng hối lộ cho ông Ngọ (trong tường thuật của Tuổi Trẻ được nêu danh là cán bộ cao cấp của Bộ Công an) lên tới 1 triệu 500 nghìn đôla Mỹ. Ngoài khoản nửa triệu chuyển hôm 2/5/2012 tại nhà riêng ông Ngọ sau khi ông bị cơ quan điều tra triệu tập; ông Dũng còn nhận của chủ Tập đoàn Vạn Thịnh Phát, TP.HCM, có tên là Lan 1 triệu đôla để chuyển cho ông Ngọ trong vụ liên quan đến dự án di dời chuyển đổi công năng cảng Sài Gòn.
Blog Cầu Nhật Tân: Cứ đập Dương Chí Dũng thật mạnh là lòi ra Thượng tướng. Đập mạnh Thượng tướng là lòi ra cụ kia ngay.

Blog Người Buôn Gió có bài 'Đâu rồi khí phách báo CA, QĐ và Petrotimes?'

Sự kiện động trời của ngày hôm nay khi mà tại tòa án Hà Nội , bị cáo Dương Chí Dũng bật khai rõ ràng về người cung cấp tin cho Dũng trốn chạy là tướng cảnh sát Phạm Quý Ngọ. Theo Dương Chí Dũng thì ông Ngọ đã từng cầm 10 nghìn, 500 nghìn, 1 triệu usd của ông và bà Lan. Tin tức ngay lập tức được tường thuật trực tiếp công khai trên nhiều tờ báo.

Nhưng nếu tinh ý chúng ta nhận thấy những tờ báo hăng hái hàng đầu, có khi còn đi trước cả phiên tòa trong việc luận tội, bàn định như các tờ QĐND, CAND, Lao Động, Petrotimes lại im lặng hoặc đưa tin không đầy đủ.

Chắc chúng ta quá quen thuộc với những tờ báo vốn dĩ hay cầm đèn chạy trước ô tô trong các vụ việc của những nhà đấu tranh dân chủ, bất đồng chính kiến. Những tờ báo luôn sẵn sàng đi trước phiên tòa để phán xét, khép tội những người đấu tranh như Cù Huy Hà Vũ, Lê Quốc Quân....Trần Huỳnh Duy Thức, Lê Công Định, Nguyễn Văn Hải ( điếu cày ). Các bài của báo này cho thấy họ ê hề thông tin, cảm tưởng như chính họ là những người năm trong ban điều tra vụ án.

Lời khai thu hút dư luận của ông Dương Chí Dũng được tiết lộ khoảng hai tuần sau phiên họp thứ 4 của Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng, chống tham nhũng.

Tại phiên họp này, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, Trưởng ban, được dẫn lời nói ông “Hoan nghênh các thành viên Ban chỉ đạo hoạt động đều tay, tâm huyết và trách nhiệm, có sự phân công, phối hợp tương đối tốt. Tuy nhiên, còn nhiều việc còn phải làm, còn nhiều khó khăn gian nan, phức tạp, cần phải cố gắng, nỗ lực, không được chủ quan.

“Ban Chỉ đạo đã làm đúng chức năng, nhiệm vụ, không buông lỏng sự lãnh đạo của Đảng, nhưng cũng không bao biện, làm thay cơ quan chức năng. Đây là Ban Chỉ đạo của Bộ Chính trị lập ra trong hệ thống tổ chức của Đảng, chỉ đạo các cơ quan của Đảng.”

Báo Tuổi Trẻ đưa tin Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng ngày 06/01/2014 tiếp xúc cử tri quận Tây Hồ để báo cáo kết quả kỳ họp thứ 6 của Quốc hội.

"...Tổng Bí thư nói: tham nhũng hiện nay khó chịu ở chỗ khá phổ biến, đua nhau.

Thứ hai là nó có tổ chức rồi, như chúng tôi nói là lợi ích nhóm, câu kết với nhau. Còn quyền lực là còn tham nhũng. Mục đích đặt ra là phải tìm cách trị tận gốc. Thời gian tới phải tập trung vào phòng, làm cho người ta không dám tham nhũng, không muốn tham nhũng, không thể tham nhũng....

"Chứng minh quyết tâm chống tham nhũng, Tổng bí thư cho biết từ đầu năm đến nay đã đưa ra xét xử một số vụ án nghiêm trọng, tới đây sẽ đưa ra xử những vụ án lớn như vụ bầu Kiên, vụ Dương Chí Dũng...Vừa rồi chúng ta vừa xử vụ lớn có hai án tử hình. Từ trước đến nay chúng ta chưa có tử hình, trừ vụ Trần Dụ Châu trước kia (thời Bác Hồ)” - Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng dẫn chứng.


VnExpress đã liên lạc qua điện thoại với Thứ trưởng Phạm Quý Ngọ về những lời khai của Dương Chí Dũng. Ông Ngọ phủ nhận, cho hay: "Tôi không liên quan đến việc bỏ trốn của Dương Chí Dũng. Dũng khai là chuyện của anh ta, trách nhiệm của cơ quan điều tra là phải làm rõ việc này".

Ông Phạm Quý Ngọ là Trưởng ban chuyên án điều tra các sai phạm tại Vinalines. Hiện ông Ngọ đang trong giai đoạn điều trị bệnh.

Nghe đoạn VNexpress thu âm khi gọi điện cho Tướng Ngọ.

Nguyễn Xuân Tân, Hà Nội: Theo tôi nhân dịp phiên tòa xét sử Dương Tự trọng Và Dương chí Dũng tại sao BBC không đưa ra bình luân vô cùng sâu sắc là so sánh với vụ xét xử Phạm Thanh Bình (Vinalines), thiệt hại tài sản đất nước vụ Phạm Thanh Bình gấp nhiều lần Dương Chí Dũng Dững, tài sản của Bình đã kịp tẩu tán hết chỉ để lại căn nhà tập thể làm phép, tại sao xử Dũng và Trọng ở Hà Nội còn Bình tại Hải phòng?

Trang điện tử Danviet.vn: “Tôi rất thương các anh em chỉ vì giúp tôi mà phải vào tù, tôi rất thương em trai mình và sẵn sàng chết để cho em tôi sống,” Dương Chí Dũng nói trước tòa.

Đúng một năm trước vào tháng 1/2013, VnExpress đăng tải tin ông Nguyễn Bá Thanh đã gây xôn xao dư luận với câu nói về thái độ không khoan nhượng với tham nhũng:

"Nói đến tham nhũng, ông Nguyễn Bá Thanh nhấn mạnh: 'Sắp tới tôi sẽ rà một số cái, cho hốt liền, không nói nhiều'".

Báo Dân Trí: Trưởng Ban Nội chính Trung Ương Nguyễn Bá Thanh một mình theo dõi phiên xử sơ thẩm Dương Tự Trọng và các đồng phạm qua phòng truyền hình trực tiếp tại TAND Hà Nội.

Phòng theo dõi qua truyền hình dành cho các cơ quan chức năng, cán bộ, lãnh đạo tòa án được bố trí cùng khu vực phòng tác nghiệp, đưa tin về phiên tòa của phóng viên báo chí. Tuy nhiên, trong phòng truyền hình chỉ có Trưởng Ban Nội chính TƯ lặng lẽ ngồi theo dõi phiên xử.

Trước đó trong phiên tòa xét xử anh trai cựu Phó Giám đốc Công an Hải Phòng - cựu Chủ tịch Vinalines Dương Chí Dũng và các đồng phạm tại TCty Hàng Hải Việt Nam, Trưởng Ban Nội chính TƯ, Phó Trưởng Ban Chỉ đạo TƯ về phòng chống tham nhũng cũng ngày ngày một mình đến tòa Hà Nội tham dự.

Nguyễn Hữu Tài, Facebook: Nếu ông này tiếp tục khai thì dự là sẽ chết trước khi thi hành án. Đột tử do ngộ độc thức ăn chẳng hạn

Báo Tuổi Trẻ: Theo đại diện Viện Kiểm sát, tại phiên tòa hôm nay, căn cứ vào lời khai của các bị cáo và các nhân chứng thì thấy có dấu hiệu của tội cố ý làm lộ bí mật công tác, đại diện Viện Kiểm sát kiến nghị Hội đồng xét xử có kiến nghị khởi tố vụ án cố ý làm lộ bí mật công tác theo điều 286 Bộ luật hình sự.

Đối với nội dung Dương Chí Dũng khai đưa và nhận hối lộ liên quan đến việc điều tra những sai phạm xảy ra tại công ty Vinalines có dấu hiệu ép cung mớm cung, đề nghị Hội đồng Xét xử kiến nghị trong bản án đến cơ quan có thẩm quyền để điều tra theo quy định của pháp luật.

Báo Thanh Niên: Ngày 13/5, [Dương Chí] Dũng đi công tác Hà Tĩnh. Hôm sau ra có điện cho ông [Phạm Quý] Ngọ nhưng thấy tắt máy, điện lại vào số cũ thì ông Thứ trưởng Phạm Quý Ngọ nghe máy và đồng ý hẹn tới nhà ông này. Tại đây Thứ trưởng Bộ Công an Phạm Quý Ngọ nói tình hình có căng thẳng, nhất là khi Trung ương vừa họp, C48 (Cục cảnh sát điều tra tội phạm chống tham nhũng) đề nghị khởi tố 3 người, trong đó có Dũng là người đứng đầu.

Đang nói chuyện thì Thứ trưởng Ngọ có điện thoại. Nghe hết cuộc điện thoại, ông này quay ra nói là Chủ tịch nước nói làm sớm, làm nghiêm vụ Vinalines trước kỳ họp Quốc hội cuối tháng 5.2012. Chủ

http://www.thanhnien.com.vn/pages/20140107/duong-chi-dung-khai-da-mang-500-000-usd-toi-nha-thu-truong-bo-cong-an-pham-quy-ngo.aspx

Báo Thanh Niên: Cục trưởng Cục cảnh sát chống tham nhũng (C48) nói ‘không liên quan’ đến Dương Chí Dũng

Trả lời Thanh Niên Online vào cuối giờ chiều ngày 7.1, ông Trần Duy Thanh, Cục trưởng Cục Cảnh sát điều tra tội phạm về tham nhũng (C48) Bộ Công an nói ông “không nắm được” và “không liên quan gì” đến việc Dương Chí Dũng bỏ trốn.

Ông Thanh là một trong 2 nhân vật cấp cao của Bộ Công an bị Dương Chí Dũng, nguyên Chủ tịch HĐQT Vinalines khai trước tòa (vào ngày 7.1) đã nhận các khoản tiền hàng chục ngàn USD.

Tại phiên tòa xét xử các bị cáo tổ chức cho người khác trốn ra nước ngoài vào ngày 7.1, Dương Chí Dũng với vai trò là nhân chứng, khai vào chiều 17.5.2012 đã nhận được điện thoại của của Thượng tướng - Thứ trưởng Bộ Công an Phạm Quý Ngọ báo Dũng bị khởi tố, bắt giam và khuyên nên tránh đi một thời gian.

Trả lời Thanh Niên Online, trung tướng Nguyễn Danh Cộng, Chánh văn phòng, kiêm người phát ngôn của Bộ Công an cho rằng các thông tin liên quan đến vụ án Dương Tự Trọng đang được xét xử nên báo chí nên lấy thông tin từ tòa án, còn bộ chưa có phát ngôn nào.

Nguyễn Đức Dũng, Facebook: Cố lên bác Dũng, khai tí nữa thôi là bác thành anh hùng dân tộc rồi.

Báo PetroTimes với Tổng Biên tập là Đại tá Nguyễn Như Phong, cựu Phó Tổng biên tập Báo Công an Nhân dân có chạy tin về phiên xử Dương Tự Trọng, em trai Dương Chí Dũng, nhưng không hề đề cập tới chi tiết liên quan tới cáo buộc hối lội liên quan tới Tướng Ngọ.

Bài báo ' Xét xử vụ án tổ chức người khác trốn đi nước ngoài' của báo điện tử Nhân Dânkhông đề cập tới bất kỳ chi tiết nhỏ nào trong lời khai của ông Dương Chí Dũng liên quan tới Thứ trưởng Công an Phạm Qu‎‎ý Ngọ.

Báo Công an Nhân dân, vốn theo dõi sát các vụ án và vụ xử hình sự, chưa có bài cập nhật lời khai của ông Dương Chí Dũng mà thay vào đó đưa tin về hoạt động từ thiện tại Hải Phòng.

Trang nhất bản điện tử của báo này đưa tin lãnh đạo ngành công an ‘ Mang quà Tết đến với đồng bào nghèo Hải Phòng’.

Thành phần thăm và tặng quà đồng bào nghèo gồm Đại tá Phạm Văn Miên, Tổng Biên tập Báo CAND dẫn đầu, cùng Thiếu tướng Đỗ Hữu Ca, Giám đốc Công an TP Hải Phòng và đại diện một công ty cổ phần.

Ông Đỗ Hữu Ca, từng mang hàm đại tá, giám đốc công an Hải Phòng, được thăng lên hàm Thiếu tướng theo quyết định của Thủ tướng Dũng hồi tháng 7/2013.

Ông Đỗ Hữu Ca hồi năm 2010 đã thu hút nhiều sự chú ý của báo chí và dư luận vì những phát biểu về vụ cưỡng chế "hiệp đồng tác chiến cực kỳ hay" tại Tiên Lãng.

Vnexress: Ông Dũng cho hay trong quá trình điều tra "rất sợ bị ám sát".

Theo lời khai, ông từng bị đưa vào trại giam ở Lạng Sơn, gặp nhiều thanh niên bặm trợn trong phòng nên đã lo sợ cho sự an toàn tính mạng. "Cũng may cho tôi, không bị đánh, tôi đã tử tế, nhún nhường với nhóm cùng phòng. Nhưng vẫn chưa yên tâm, sau đó tôi đăng ký với anh quản giáo để được chú ý giúp không để xảy ra chuyện gì", Dương Chí Dũng trình bày.

Ông Dũng cho biết, sau khi bị tuyên án tử hình về tội Tham ô tài sản và Cố ý làm trái quy định nhà nước về quản lý kinh tế vào ngày 16/12/2013, đã viết đơn tố cáo dài 16 trang gửi đến nhiều nơi, có cả những cơ quan lãnh đạo cao nhất. Nhân chứng này khai đã "nhớ hết nội dung đã viết", và thuật lại những lần liên lạc với ông Ngọ trước thời điểm bỏ trốn.

Dorae Bup, Facebook: Nên nhớ Tướng Ngọ là người chỉ dưới Bộ trưởng và hiện đang là Tổng chỉ huy vụ án của Dương Chí Dũng. Việc đánh đổ được Tướng Ngọ có thể giúp DCD lay chuyển cục diện rất nhiều kể cả về quá trình điều tra và bản án!

Báo Tuổi Trẻ: Theo Dương Chí Dũng, sau khi xử xong vụ Vinalines, ông Dũng có viết đơn tố cáo gửi Tổng bí thư, Chủ tịch nước, Thủ tướng, ông Nguyễn Bá Thanh (Trưởng Ban nội chính). Trong đơn ông cho rằng ông không nhận 1,666 triệu USD tiền lại quả từ việc mua ụ nổi. "Oan cho tôi nên tôi không nhận. Việc này có có nguyên nhân sâu xa từ anh Ngọ. Việc điều tra không khách quan. Cố ý ép tội cho tôi chết. Những điều trước đây tôi phản bác giờ tôi khai lại: Vấn đề anh Ngọ nhận tiền, ngoài 500.000 USD thì còn khoản nữa. Liên quan đến việc đầu tư làm ăn nên tôi và bà Lan (công ty Vạn Thịnh Phát ở TP.HCM- PV) còn đưa cho anh Ngọ 1 triệu USD. Hôm đưa tiền tôi gọi cho anh Ngọ, anh nói 5g về đến nhà. Tôi mang túi vào phòng anh rồi để luôn hai cái túi ở phía bên trong nhà".

Lê Quang Đức, Facebook:

Dương Chí Dũng đáng ra tội chết

Nhưng vụ này đã lập chiến công

Đưa tên những kẻ thông đồng

Nhận tiền hối lộ cho lòng nhẹ đi!


Báo Pháp luật TPHCM (Ngày 16/10/2012): Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng tại buổi tiếp xúc với cử tri quận Ba Đình của Đoàn đại biểu Quốc hội thành phố Hà Nội cho biết "tới đây sẽ đặc biệt chú trọng xây dựng các cơ chế, chính sách để giám sát, quản lý chặt chẽ, không để xảy ra những cái sai như vụ Vinalines, Vinashin".

Wu Ke Qian, Facebook: Không biết ông Ngọ còn khai ra ai nữa :)

Ngoai Hoi Tu Dong, Facebook: Càng ngày cuộc chiến chống bọn tham quan ô lại càng trở nên hấp dẫn. Hoan hô việc chuyển cơ quan phòng chống tham nhũng về Bộ Chính trị.


Tiến sĩ Đoàn Xuân Lộc, London: Trong thời gian qua, dư luận thường đặt câu hỏi và có khi còn cho rằng ông Dương Chí Dũng chỉ là ‘bề nổi’ của một tảng băng. Với những diễn biến mấy ngày qua, dường như tảng băng chìm đó đang dần dần nổi lên và hé lộ nhiều thông tin bí ẩn, quan trọng về vụ án.
Trong thông điệp đầu năm Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng nói là ‘Mọi quyết định quản lý của Nhà nước đều phải minh bạch’. Nếu thực tâm làm chuyện đó, chắc chắn Thủ tướng và chính phủ của ông không thể không vào cuộc và giải quyết những bí ẩn, mờ ám, khúc mắc trong vụ án này”.



Để có thể tiến hành điều tra công bằng, khách quan, Thượng tướng Phạm Quý Ngọ, Ủy viên Trung ương Đảng, nên bị tạm đình chỉ mọi chức vụ hiện thời, luật sư Trần Quốc Thuận nói với BBC Tiếng Việt. Đã xuất hiện tình tiết mới trong phiên xử buổi chiều tại phiên tòa xử Dương Tự Trọng khi nhân chứng Dương Chí Dũng khai rằng ‘đã đưa 500.000 USD’ cho người mật báo. Trước đó, ông Dũng đã khai người mật báo tin cho ông bỏ trốn hôm 17/5 năm 2013 là Thượng tướng Phạm Quý Ngọ, thứ trưởng Công an. Lời khai của ông Dương Chí Dũng trước tòa hôm 7/1 là “một thách thức cho cơ quan điều tra, là một thách thức cho ông giáo sư tiến sỹ luật Trần Đại Quang, Bộ trưởng Công an, Ủy viên Bộ Chính trị”, luật sư Thuận từ TP Hồ Chí Minh nói. Cơ quan có quyền đình chỉ chức ủy viên Trung ương Đảng là Bộ Chính trị, trong lúc người có thẩm quyền đình chỉ chức thứ trưởng là Thủ tướng, luật sư Thuận cho biết thêm.

Nhà báo Huy Đức viết trên Facebook cá nhân: "Chỉ riêng việc đang chỉ đạo án mà tiếp xúc liên tục với đối tượng điều tra cũng đã đáng bị cách chức. Dương Chí Dũng đã khai ra Phạm Quý Ngọ tại cơ quan điều tra mà cơ quan điều tra không khởi tố Phạm Quý Ngọ thì cơ quan điều tra rất đáng bị truy cứu trách nhiệm hình sự về việc "không truy cứu trách nhiệm hình sự người có (dấu hiệu phạm) tội". 
Báo Pháp Luật: "Sau khi đề nghị mức án đối với từng bị cáo đại diện VKS đề nghị: "Tại phiên tòa, Dương Chí Dũng và Vũ Tiến Sơn khai việc Dũng bỏ trốn do được Thứ trưởng Bộ Công an Phạm Quý Ngọ tiết lộ. VKS thấy có dấu hiệu của tội làm lộ bí mật công tác, đề nghị HĐXX xem xét khởi tố vụ án hình sự cố ý làm lộ bí mật công tác." 

Tội cố ý làm lộ bí mật công tác (Điều 286 Bộ luật Hình sự) 1. Người nào cố ý làm lộ bí mật công tác hoặc chiếm đoạt, mua bán, tiêu hủy tài liệu bí mật công tác, nếu không thuộc trường hợp quy định tại Điều 80 và Điều 263 của Bộ luật này, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến ba năm hoặc phạt tù từ ba tháng đến ba năm. 2. Phạm tội gây hậu quả nghiêm trọng thì bị phạt tù từ hai năm đến bảy năm. 3. Người phạm tội còn bị cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ một năm đến năm năm.

Báo Tuổi Trẻ chạy bài ‘ Đề nghị khởi tố người "mật báo" tội cố ý làm lộ bí mật công tác’ "Theo đại diện Viện Kiểm sát (VKS), tại phiên tòa hôm nay, căn cứ vào lời khai của các bị cáo và các nhân chứng thì thấy có dấu hiệu của tội cố ý làm lộ bí mật công tác, đại diện VKS kiến nghị HĐXX có kiến nghị khởi tố vụ án cố ý làm lộ bí mật công tác theo điều 286 Bộ luật hình sự." 

Dương Chí Dũng khai rằng ‘đã đưa 500.000 USD’ cho người mật báo. Cả hai báo Dân trí và Người Lao Động đều tường thuật chi tiết về lời khai này của ông Dũng, nhưng không nêu đích danh ông Phạm Quý Ngọ mà chỉ ghi là ‘một ông anh’. Theo tường thuật của Dân Trí, thì nhân chứng Dũng khai rằng vợ chồng ông đã đến thăm vợ chồng ‘ông anh’ sau khi nhận được giấy triệu tập của Bộ Công an đến để thẩm vấn về thương vụ ụ nổi 83M hồi cuối tháng Tư. Thượng tướng Phạm Quý Ngọ từng là trưởng Ban chuyên án điều tra vụ Vinalines của Dương Chí Dũng. “Lúc đấy ‘ông anh’ đang nghỉ mát tại Tuần Châu, tỉnh Quảng Ninh, và đã chờ Dương Chí Dũng đến để gặp, theo lời khai của Dương Chí Dũng trước Tòa được dẫn lại. Khi đó, ông Dũng khai là đã ‘có quà cho ông anh’. Đến tối ngày 2/5, tức là nửa tháng trước khi có quyết định khởi tố bắt tạm giam, Dương Chí Dũng đến nhà ‘ông anh’ một lần nữa. Lần này, ông Dũng khai rằng có đem theo ‘túi đựng phong bì tiền’ để ‘biếu ông anh’. ‘Ông anh’ này còn gợi ý ông Dũng ‘dùng sim rác’ để liên lạc với ông. Trang baomoi.com cho biết số tiền mà ông Dũng đưa cho ông Ngọ tại Tuần Châu là 10.000 USD, còn tại nhà riêng ông Ngọ là 500.000USD

Báo An ninh Thủ đô: Đến dự Hội nghị tập huấn Luật xử lý vi phạm hành chính và các nghị định có liên quan cho công an các địa phương hôm 5/12/2013 ở Hà Nội, Thượng tướng Phạm Quý Ngọ, Ủy viên Trung ương Đảng, Thứ trưởng Bộ Công an đã 'đặc biệt nhấn mạnh đến công tác quản lý, chấn chỉnh tư thế, lễ tiết tác phong của cán bộ cảnh sát trong khi làm nhiệm vụ, tiếp xúc với nhân dân, người vi phạm'. 
Luật sư Trần Quốc Thuận từ TP Hồ Chí Minh nói với BBC Tiếng Việt: "Lời khai của ông Dương Chí Dũng trước tòa hôm nay là một thách thức cho cơ quan điều tra, là một thách thức cho ông giáo sư tiến sỹ luật Trần Đại Quang, Bộ trưởng Công an, Ủy viên Bộ Chính trị.”

Báo Điện tử Chính phủ: "Nhắc lại thông điệp đầu năm 2014 của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng về chính sách cán bộ: 'Mọi cơ quan, công chức đều phải được giao nhiệm vụ rõ ràng. Việc đánh giá tổ chức, cán bộ, công chức phải căn cứ vào kết quả hoàn thành nhiệm vụ. "Phải hoàn thiện tiêu chí đánh giá và cơ chế kiểm soát thực thi công vụ. Người đứng đầu cơ quan hành chính phải chịu trách nhiệm về kết quả thực hiện chức năng nhiệm vụ được giao và phải được trao quyền quyết định tương ứng về tổ chức cán bộ." 
Đây không phải là lần đầu tiên một thứ trưởng công an ở Việt Nam bị cáo buộc trong vụ án lớn có án tử hình. Hình của AFP hôm 4/6/2003 chụp Thứ trưởng Bùi Quốc Huy trong vụ Năm Cam. Khi đó tòa án tại TPHCM xử 154 bị cáo, gồm hai cựu ủy viên Trung ương Đảng, 13 cán bộ cao cấp của Bộ Công an và hai kiểm sát viên.  


Quanlambao: Trong bài ‘ Ai tiết lộ thông tin để Dương Chí Dũng trốn thoát?’ Đăng trên trang quanlambao từ tháng Sáu 2012, tác giả Thám Tử viết: "...Tại sao Cục cảnh sát điều tra của Phạm Quý Ngọ không ký Quyết định khởi tố bị can và bắt tạm Dương Chí Dũng cùng lúc với Phúc và Chiều vào tối 17/5/2012 mà lại phải chờ đến sáng hôm sau Cục Cảnh sát điều tra mới mang Quyết định khởi tố bắt tạm giam Dương Chí Dũng đến văn phòng Bộ Giao thông vận tải và Cục hàng hải? "Họ lấy cớ Dương Chí Dũng đang kiêm chức vụ Bí thư Đảng uỷ Cục Hàng hải nên phải làm thủ tục tạm đình chỉ chức vụ Đảng trước khi bị bắt vì Đảng viên ĐCS thì KHÔNG thể mắc sai phạm! Chính điều này đã kéo thêm thời gian cho Dũng trốn thoát. "Vậy ai là kẻ đã tiết lộ thông tin và cố tình mua thêm thời gian cho Dương Chí Dũng bỏ trốn đến đây thì ai cũng thấy rõ.

Báo Giáo dục: Nhắc lại tựa đề bài ông Dương Tự Trọng trên báo Giáo dục 6/1/2014 'Lụy tình máu mủ, vướng vòng lao lý': Trong vai trò là Thủ trưởng cơ quan Cảnh sát điều tra Công an TP. Hải Phòng, ông Trọng từng được ví là nỗi ám ảnh kinh hoàng đối với các băng nhóm giang hồ đất Cảng. Ông Trọng cũng được coi là ứng cử viên số 1 cho vị trí giám đốc công an Hải Phòng sau này. Sau thời điểm Dương Chí Dũng bỏ trốn chưa đầy một tháng, tháng 6.2012, ông Trọng bất ngờ được điều chuyển về làm Phó Cục trưởng Cục Cảnh sát quản lý hành chính về trật tự xã hội. Đến ngày 22.2.2013, ông Trọng bị bắt giam, tước quân tịch.

Theo Tuổi Trẻ, ông Dương Chí Dũng tại tòa hôm 7/1 cũng khai đã hối lộ Đại tá Trần Duy Thanh, Cục trưởng C48, cơ quan điều tra vụ án Vinalines. “"Đêm đó anh Ngọ ngồi điện cho anh Thanh cục trưởng C48 (Cục CSĐT tội phạm về tham nhũng ) thì thấy không nghe máy. Sau đó tôi xin số điện thoại của anh Thanh. Sau đó tôi cũng ngại, không dám gọi cho anh Thanh.” “Tôi nhờ anh Hùng con trai anh Ngọ, nhờ dẫn đến nhà anh Thanh. Tối 6-5, tôi đến nhà anh Ngọ, tôi điện cho Hùng nhờ dẫn sang nhà anh Thanh. Tôi gặp anh Thanh, đưa quà cho anh Thanh 20.000 USD và 1 chai rượu. Tôi biếu anh Thanh với mục đích anh Thanh giúp tôi trong việc bị triệu tập điều tra việc mua ụ nổi 83M.”  

Marco Solo, Facebook: Có diễn biến gần giống vụ Bùi Tiến Dũng PMU 18... Dự đoán có 1 vài chú bên lĩnh vực báo chí sẽ bị tóm cổ với lý do vi phạm các Điều 7, Điều 10 và Điều 15 của Luật Báo chí Việt Nam, cụ thể là "đã trực tiếp viết, biên tập, duyệt đăng các tin bài về vụ PMU 18, trong đó có những thông tin sai sự thật nghiêm trọng, hay là tiết lọ bí mật nhà nước :)  


 Straw Hero, Facebook: Khổ thân....năm nay là năm Ngọ mà anh Ngọ ăn tết cũng không yên nữa. 

 Michael Lê, Faceboook: Khai hết thì lấy đâu ra lãnh đạo mà lãnh đạo đất nước.

Chi-na Yuan, Facebook: Anh Dũng, em yêu anh, khai nữa đi anh, khai hết đi anh...........










  • Trong file âm thanh một số báo trong nước đưa lên mạng, tại phiên tòa xử vụ tổ chức cho ông Dũng đi trốn mà chủ mưu bị cho là người em của ông, cựu Phó Giám đốc Công an Hải Phòng Dương Tự Trọng, ông Dũng nói: "Ngày 17/5/2012, buổi trưa tôi có gọi điện cho anh Phạm Quý Ngọ, Thứ trưởng Bộ Công an để hỏi thăm xem anh Ngọ đã về Hà Nội chưa vì anh Ngọ nói với tôi [anh ấy] đi công tác thành phố Hồ Chí Minh, sáng 17 sẽ ra Hà Nội. "Anh Ngọ thông báo với tôi là 'chiều nay thủ tướng nghe vụ của chú' vì vậy chiều hôm 17/5 tôi loanh quanh ở trung tâm thành phố ở khu vực gần nhà anh Ngọ tại khu vực đường Lý Thường Kiệt, Hai Bà Trưng để chờ anh Ngọ. Tôi có nói với anh Ngọ 'thế tối em đến anh'. Đến khoảng 17-18g tối ngày 17/5, tôi đang loanh quanh trên trên xe thì anh Ngọ [gọi] điện cho tôi thông báo là 'Thủ tướng chấp thuận khởi tố [và] bắt tạm giam chú, chú tránh đi một thời gian'. Sau đó, anh ấy nói tiếp rằng là 'chú tắt điện thoại đi. Sau đó tôi trốn thôi, lúc tối ngày 17/5. "...Thực sự là những điều tôi nói đây là những điều, như Chủ tọa nói lúc đầu, là sự thật khách quan. Với tôi, tôi đã bị xử cái vụ cố ý làm trái, tham ô ... [với] mức án cao nhất tử hình, tôi toàn nói sự thật. "Tôi rất lo vì qua nghe thì tôi thấy em trai tôi [Dương Tự Trọng] tôi rất thương, nhưng mà [em trai tôi] có vấn đề về trí nhớ rồi." 
     
    Trong phiên tòa xét xử Dương Tự Trọng, cựu phó giám đốc Công an Hải Phòng, về tội ‘Tổ chức cho người khác trốn ra nước ngoài’, nhân chứng Dương Chí Dũng được cho là đã khai Thứ trưởng Công an Phạm Quý Ngọ, là người mật báo tin cho ông bỏ trốn. Một số báo đưa tin người này là Thứ trưởng Công an Phạm Quý Ngọ, nhưng sau đó đa số đã gỡ bỏ thông tin. Một số báo khác thay đổi tựa của bài, tránh để tên Thứ trưởng, Thượng tướng Công an Phạm Quý Ngọ.
  • Khởi Tố Vụ Án Lộ Bí Mật Nhà Nước (Cập Nhật Liên Tục) Reviewed by Unknown on 1/09/2014 Rating: 5 Tiến sỹ Nguyễn Quang A , một nhà bình luận ở Hà Nội, nói lời khai của ông Dương Chí Dũng cho thấy 'sự thối nát không thể tưởng tượ...

    1 nhận xét: