Ls Trần Công Thuận |
BBC - 6.2.2014: Nhân quyền ở Việt Nam cũng có một số tiến bộ thời gian gần đây, nhưng chính quyền vẫn có những biểu hiện hai mặt giữa việc 'có luật thì có' nhưng 'áp dụng thì tùy tiện', theo một cựu quan chức lãnh đạo Văn phòng Quốc hội Việt Nam từ Sài Gòn.
Hôm 06/2/2014, bình luận với BBC đánh giá thực tế tình hình nhân quyền và bảo đảm của luật pháp Việt Nam về nhân quyền thời gian gần đây, luật sư Trần Quốc Thuận, nguyên Phó Chủ nhiệm thường trực Văn phòng Quốc hội nói:
"Pháp luật, chỉ vô hình thức, thì nhìn đâu cũng thấy có, nhưng mà rõ ràng khi áp dụng thì tùy tiện, pháp luật mù mờ và chưa có một điều luật bảo vệ quyền, nhân quyền của người công dân một cách thực sự."
Hôm 06/2/2014, bình luận với BBC đánh giá thực tế tình hình nhân quyền và bảo đảm của luật pháp Việt Nam về nhân quyền thời gian gần đây, luật sư Trần Quốc Thuận, nguyên Phó Chủ nhiệm thường trực Văn phòng Quốc hội nói:
"Pháp luật, chỉ vô hình thức, thì nhìn đâu cũng thấy có, nhưng mà rõ ràng khi áp dụng thì tùy tiện, pháp luật mù mờ và chưa có một điều luật bảo vệ quyền, nhân quyền của người công dân một cách thực sự."
Nhiều quyền cơ bản của người dân vẫn còn bị hạn chế, theo luật sư, đặc biệt về tự do bầu cử, quyền tự do báo chí, quyền phản biện với các chính sách luật pháp hiện hành chứ không chỉ là những dự thảo, dự án chính sách, luật pháp v.v...
Về quyền tự do bầu cử thực sự, luật sư Thuận nói:
"Luật pháp Việt Nam, cái mà người ta đang nói nhiều là quyền mang tính phổ quát nhất là được quyền ứng cử và bầu cử, mà bầu cử trên báo chí công khai, nhiều người cũng nói công khai rồi là 'Đảng cử, dân bầu', chứ không có một cuộc ứng xử thực sự ở Việt Nam."
'Không bắt bớ là may rồi'
Cựu quan chức lập pháp đặt câu hỏi liệu tình trạng để tỷ lệ các đại biểu quốc hội, hội đồng nhân dân các cấp đa số ở nhiều nơi lên tới trên 90% thành phần các cơ quan 'dân cử' này phải chăng là các 'hội nghị đảng viên mở rộng.'
Và ông kỳ vọng Đảng chấp thuận cho phép tăng thành phần các tiếng nói độc lập trong Quốc hội lên 5-10% trong kỳ bầu của Quốc hội và Hội đồng nhân dân các cấp tới đây.
Từng bào chữa cho Tiến sỹ luật Cù Huy Hà Vũ trong vụ án mà nhà hoạt động dân chủ này bị kết án 7 năm tù giam, 3 năm quản chế vị "Tuyên truyền chống Nhà nước XHCN", luật sư Thuận cho rằng nhiều điều luật ở VN hiện nay vẫn còn cản trở, hạn chế và đe dọa nhân quyền như các điều 79, 88, 258 của Bộ Luật hình sự.
Tuy nhiên, luật sư cũng cho rằng không khí dân chủ, nhân quyền ở Việt Nam thời gian gần đây đã "dễ thở hơn", và điều này theo ông cần được ghi nhận.
"Dầu sao cũng phải thừa nhận không khí dân chủ, nhân quyền ở Việt Nam có dễ hơn, dễ thở hơn, cho nên người ta có thể bàn luận chuyện này, chuyện kia ở trong các quán café, quán ăn uống, rồi người ta nói năng mà không có bị rình rập, không bắt bớ thì đó cũng là cái may rồi," ông Thuận nói với BBC.
Cựu quan chức lập pháp đặt câu hỏi liệu tình trạng để tỷ lệ các đại biểu quốc hội, hội đồng nhân dân các cấp đa số ở nhiều nơi lên tới trên 90% thành phần các cơ quan 'dân cử' này phải chăng là các 'hội nghị đảng viên mở rộng.'
Và ông kỳ vọng Đảng chấp thuận cho phép tăng thành phần các tiếng nói độc lập trong Quốc hội lên 5-10% trong kỳ bầu của Quốc hội và Hội đồng nhân dân các cấp tới đây.
Từng bào chữa cho Tiến sỹ luật Cù Huy Hà Vũ trong vụ án mà nhà hoạt động dân chủ này bị kết án 7 năm tù giam, 3 năm quản chế vị "Tuyên truyền chống Nhà nước XHCN", luật sư Thuận cho rằng nhiều điều luật ở VN hiện nay vẫn còn cản trở, hạn chế và đe dọa nhân quyền như các điều 79, 88, 258 của Bộ Luật hình sự.
Tuy nhiên, luật sư cũng cho rằng không khí dân chủ, nhân quyền ở Việt Nam thời gian gần đây đã "dễ thở hơn", và điều này theo ông cần được ghi nhận.
"Dầu sao cũng phải thừa nhận không khí dân chủ, nhân quyền ở Việt Nam có dễ hơn, dễ thở hơn, cho nên người ta có thể bàn luận chuyện này, chuyện kia ở trong các quán café, quán ăn uống, rồi người ta nói năng mà không có bị rình rập, không bắt bớ thì đó cũng là cái may rồi," ông Thuận nói với BBC.
Không có nhận xét nào: