Thứ trưởng Bộ Công an Việt Nam, người đang bị điều tra, đột ngột qua đời chiều 18/2 vì bệnh ung thư gan.
Thượng tướng Phạm Quý Ngọ qua đời tại bệnh viện Quân y 108, Hà Nội, theo lời Phó chánh văn phòng Bộ Công an.
Tin này được Thiếu tướng Đàm Văn Tâm xác nhận với trang tin Một Thế giới, và cũng được các báo Tiền Phong, Người Lao Động đăng tải.
BBC được biết gần đây ông Ngọ đã sang Pháp chữa bệnh về gan, nhưng dường như không thành công và ông đã trở về lại Hà Nội khoảng ba tuần trước.
Cái chết của Thượng tướng Phạm Quý Ngọ xảy ra trong lúc Bộ Chính trị đang cân nhắc việc xử lý những tố cáo đối với ông.
Tại phiên tòa xét xử vụ án “Tổ chức cho người khác trốn đi nước ngoài”, ông Dương Chí Dũng khai Thượng tướng Phạm Quý Ngọ là người đã mật báo quyết định khởi tố và bắt tạm giam ông, dẫn tới việc ông bỏ trốn theo sự trợ giúp một số người trong đó có em trai là Dương Tự Trọng, nguyên Phó giám đốc Công an Thành phố Hải Phòng.
Từ những lời khai này, TAND TP Hà Nội hôm 8/1 khởi tố vụ án cố ý làm lộ bí mật nhà nước.
Ông Dương Chí Dũng cũng cáo buộc ông Ngọ nhận 510 ngàn đôla Mỹ của ông Dũng để giúp “chạy án” và khai hối lộ ông Ngọ 20 tỉ VND trong một lần khác liên quan tới một doanh nhân tên là Lan, theo VOV.
Một nhà báo kỳ cựu tại TP HCM cho BBC hay từ trước rằng Bộ Chính trị đã quyết định cuộc điều tra lời khai của Dương Chí Dũng sẽ chỉ dừng lại ở ông Phạm Quý Ngọ chứ không mở rộng.
Một nguồn khác muốn ẩn danh cho hay mới đây Bộ Chính trị đồng ý khởi tố bị can đối với ông.
Vì thế hiện chưa rõ diễn tiến vụ việc sẽ ra sao sau khi ông Ngọ qua đời.
Theo tiểu sử chính thức, ông Phạm Quý Ngọ, sinh năm 1954, từng là Giám đốc công an tỉnh Thái Bình với hàm Đại tá.
Năm 2006, ông được bổ nhiệm kiêm chức thủ trưởng cơ quan cảnh sát điều tra bộ Công an thay cho thiếu tướng Cao Ngọc Oánh.
Hai năm sau, ông giữ chức Tổng cục trưởng Tổng cục cảnh sát nhân dân, rồi trở thành Tổng cục trưởng Tổng cục cảnh sát phòng chống tội phạm năm 2010.
Tháng Tám 2010, ông được phong chức Thứ trưởng Công an, và tại Đại hội Đảng XI đầu năm 2011, được bầu làm Ủy viên chính thức Ban chấp hành trung ương Đảng.
Ông phong hàm từ Trung tướng lên Thượng tướng vào tháng Bảy năm ngoái.
Mới hôm 17/2, ông Phạm Anh Tuấn, Phó Trưởng ban Nội chính Trung ương, nói “đã có một số ý kiến đề xuất đình chỉ công tác đối với Thứ trưởng Bộ Công an Phạm Quý Ngọ” để đảm bảo việc điều tra những nội dung tố cáo của cựu Cục trưởng Cục Hàng hải Việt Nam Dương Chí Dũng.
“Về nguyên tắc thì phải tạm đình chỉ nhưng ông Ngọ đang bệnh nặng nên việc này nhạy cảm. …nếu sốc mạnh thì cũng không lợi lắm, còn thực hư đúng sai thì vẫn phải chờ.
“Việc điều tra vụ án vẫn do cơ quan điều tra thực hiện theo quy trình tố tụng. Ban Nội Chính Trung ương chỉ giải quyết vụ việc theo quy định của Đảng chứ không làm thay cơ quan điều tra được. Đối tượng bị tố cáo thuộc diện Bộ Chính trị quản lý nên cơ quan điều tra, tố tụng vẫn làm theo quy trình về tố tụng", ông Phạm Anh Tuấn cho biết.
-------------------------------------------------------------------THẾ LÀ HẾT, PHẠM QUÝ NGỌ CHẾT VÌ UNG THƯ?
Trao đổi với Báo điện tử Một Thế Giới, Thiếu tướng Đàm Văn Tâm, Phó chánh văn phòng bộ Công an xác nhận Thượng tướng Phạm Quý Ngọ, Thứ trưởng bộ Công an đã qua đời vào chiều 18.2 tại Hà Nội.
Cho chìm xuồng vụ Phạm Quý Ngọ tức cho chìm xuồng chế độ và...
Ông Ngọ qua đời tại bệnh viện Quân y 108 (Hà Nội) vì căn bệnh ung thư gan.
Thượng tướng Phạm Quý Ngọ sinh ngày 24.12.1954. Quê quán tại xã Đông Cường, huyện Đông Hưng tỉnh Thái Bình. Ông tốt nghiệp Đại học Cảnh sát nhân dân, được kết nạp vào Đảng ngày 19.4.1980.
Trước khi về công tác tại bộ Công an, ông Ngọ từng giữ chức Bí thư đảng ủy, Giám đốc công an tỉnh Thái Bình với hàm Đại tá. Ngày 14.2.2006, ông Ngọ được bổ nhiệm kiêm chức thủ trưởng cơ quan cảnh sát điều tra bộ Công an thay cho thiếu tướng Cao Ngọc Oánh.
Ngày 28.1.2008, ông Ngọ giữ chức Tổng cục trưởng Tổng cục cảnh sát nhân dân, bộ Công An. Trên cương vị này, ông Ngọ giữ vai trò Chủ tịch Hội nghị cảnh sát các nước ASEAN lần thứ 29 diễn ra tại Hà Nội vào tháng 5.2009.
Từ ngày 1.1.2010, ông Ngọ chuyển sang làm Tổng cục trưởng Tổng cục cảnh sát phòng chống tội phạm, bộ Công an.
Ngày 12.8.2010, ông được bổ nhiệm chức vụ Thứ trưởng bộ Công an. Ngày 18.1.2011, ông Ngọ được bầu làm Ủy viên chính thức Ban chấp hành trung ương Đảng khóa 11.
Ngày 22.7.2013, ông Ngọ được chủ tịch nước Trương Tấn Sang phong hàm từ Trung tướng lên Thượng tướng.
Trước đó, trong vụ án xét xử nguyên Đại tá công an Dương Tự Trọng về tội tổ chức cho anh trai mình trốn ra nước ngoài, Dương Chí Dũng đã khai tại tòa rằng ông Ngọ chính là người mật báo cho mình trước khi có quyết định khởi tố mình vì những sai phạm trong vụ án tại Vinalines. Ông Dũng còn tố cáo ông Ngọ đã nhận của mình tổng cộng 510 ngàn USD để giúp "chạy án". Từ những lời khai trên, ngày 8.1, TAND TP Hà Nội đã khởi tố vụ án cố ý làm lộ bí mật nhà nước.
Ngày 17.2, trả lời báo chí, ông Nguyễn Anh Tuấn, Phó ban nội chính Trung ương cho biết có một số ý kiến đề xuất tạm đình chỉ công tác với ông Ngọ để làm rõ những tình tiết liên quan đến những tố cáo của Dương Chí Dũng. Ông Tuấn cũng cho biết ông Ngọ đang bệnh này nên việc này "nhạy cảm".
Song Sa - Nam Phong
PetroTimes:
Một nguồn tin riêng của PetroTimes cho hay, Thượng tướng Phạm Quý Ngọ, Ủy viên TƯ Đảng, Thứ trưởng Bộ Công an đã từ trần vào hồi 16h ngày 18/2 tại Bệnh viện Quân đội 108 vì căn bệnh ung thư quái ác.
-----------------------------------------------------------------------
Blog Quê Choa: Cho chìm xuồng vụ Phạm Quý Ngọ tức cho chìm xuồng chế độ và...
Nguyễn Mộng Hoài
Mấy hôm nay, tưởng ra xuân "Con ngựa" sẽ khỏe lên, tiếp tục sông những năm tháng cuối đời mạnh khỏe và chứng kiến sự vần xoay thời cuộc. Nhưng thông tin của mạng lưới truyền thông rất phong phú hiện nay buộc tôi ngồi bật dạy, và sau một hồi suy nghĩ, tôi ngồi vào máy viết những dòng này, từ trong tâm khảm của mình.
Từ thông điệp đầu năm của Thủ tướng Chính phủ, trong thâm tâm tôi đã có tia hi vọng và khấp khởi mừng thầm. Tuy nhiên, với cái tuổi "bát thập" mọi sự đời qua mặt, tôi không công háo hức và cả tin như những năm còn trẻ. Tất cả để còn "xem xem đã" . ...
Nghe người ta nói là một việc, còn thấy người ta làm và hiệu quả của việc làm mới là quyết định đến vận mệnh quốc gia và sự tiến lên của 90 triệu dân Việt Nam trong thời đại "toan cầu hóa" này. Trong những dòng thông tin, có thông tin về vụ Phạm Quý Ngọ, có người viết rằng "đại án không chừng trở thành bại án" Ôi, cái ngôn ngữ nhiều ẩn dụ của Việt Nam sao mà dễ hiểu và sâu sắc đến thê?
Lại có người bày tỏ rằng, ở Việt Nam, nhiều vụ án đã được "cán cân công lý" thực hiện sự chỉ đạo của "trên" đã bị chìm xuồng, và lặn mất tăm không còn dấu vết. Có lẽ trong lịch sử hoạt động của Tòa cộng sản, đến nay chỉ có vụ án Trần Dụ Châu, cục trưởng cục cung cấp quân nhu của quân đội, do đích thân Cụ Hồ thức trắng đêm để "vì nhân dân và binh sĩ" ký quyết định y án tử hình. Đây là vụ án hiếm hoi đối với một cán bộ vào loại cao cấp trong quân đội. Tuy nhiên, đến bây giờ, tình hình có nhiều cái khác, có thể khác về cơ bản.
Trở lại vụ Phạm Quý Ngọ với lời tố cáo ăn hối lộ nhiều tỷ đông VN của Dương Chí Dũng, đã bị chính Dương chí Dũng tố cáo tai phiên tòa xử Dương Tự Trọng vừa qua. Đụng đến cấp này, chắc Ban Nội chính, BCHTW, Ban chỉ đạo và ngày cả 16 vị ủy viên Bộ Chính trị cũng rất đau đầu. Xử hay không xử, xử thế nào cho đúng với Luật hiện hành, và nếu cho chìm xuồng thì không phải chỉ là cứu một "cán bộ cao cấp" trong ngành đầy quyền lực, mà còn có thể "vô hiệu hóa rất nhiều vụ sẽ mang ra xử nay mai.
Vì thế, hơn lúc nào hết, chính do Đảng cầm quyền cho soạn các điều khoản, duyệt đến từng dấu phảy trong các Bộ luật nhất là Bộ Luât hình sự, nghĩa là xử tội bất kỳ ai, bất kỳ tổ chức nào phạm tội, không có cửa mở cho phậm nhân thoạt tội.Nếu làm công tâm, không bao che, không nể nang, không sợ mất uy tín, thì phải làm như vậy, còn ngược lai chỉ còn có cách xuyên tạc sự thật, bao che, và cho chìm xuồng.
Nếu làm theo cách thứ hai, hậu quả sẽ không lường, trong tình hình đất nước có nhiều bê bối như hiện nay. Vậy cho chìm xuồng vụ Phạm Qúy Ngọ và những vụ khác có tầm như hoặc trên Phạm Quý Ngọ, tức là ta đã tự nguyện "cho chìm xuồng" cả chế độ, cả "Đảng lãnh đạo, Nhà nước quản lý và nhân dân" làm chủ nữa.
"Làm cuộc cách mạng tắt này" có khi lại được lòng dân, được dân tin vảo chế độ mới nhiều hơn cũng nên. Cái đất nước mình nó như vậy. Tất cả phải đi đúng quỹ đạo quy luật của nó.
Từ thông điệp đầu năm của Thủ tướng Chính phủ, trong thâm tâm tôi đã có tia hi vọng và khấp khởi mừng thầm. Tuy nhiên, với cái tuổi "bát thập" mọi sự đời qua mặt, tôi không công háo hức và cả tin như những năm còn trẻ. Tất cả để còn "xem xem đã" . ...
Nghe người ta nói là một việc, còn thấy người ta làm và hiệu quả của việc làm mới là quyết định đến vận mệnh quốc gia và sự tiến lên của 90 triệu dân Việt Nam trong thời đại "toan cầu hóa" này. Trong những dòng thông tin, có thông tin về vụ Phạm Quý Ngọ, có người viết rằng "đại án không chừng trở thành bại án" Ôi, cái ngôn ngữ nhiều ẩn dụ của Việt Nam sao mà dễ hiểu và sâu sắc đến thê?
Lại có người bày tỏ rằng, ở Việt Nam, nhiều vụ án đã được "cán cân công lý" thực hiện sự chỉ đạo của "trên" đã bị chìm xuồng, và lặn mất tăm không còn dấu vết. Có lẽ trong lịch sử hoạt động của Tòa cộng sản, đến nay chỉ có vụ án Trần Dụ Châu, cục trưởng cục cung cấp quân nhu của quân đội, do đích thân Cụ Hồ thức trắng đêm để "vì nhân dân và binh sĩ" ký quyết định y án tử hình. Đây là vụ án hiếm hoi đối với một cán bộ vào loại cao cấp trong quân đội. Tuy nhiên, đến bây giờ, tình hình có nhiều cái khác, có thể khác về cơ bản.
Trở lại vụ Phạm Quý Ngọ với lời tố cáo ăn hối lộ nhiều tỷ đông VN của Dương Chí Dũng, đã bị chính Dương chí Dũng tố cáo tai phiên tòa xử Dương Tự Trọng vừa qua. Đụng đến cấp này, chắc Ban Nội chính, BCHTW, Ban chỉ đạo và ngày cả 16 vị ủy viên Bộ Chính trị cũng rất đau đầu. Xử hay không xử, xử thế nào cho đúng với Luật hiện hành, và nếu cho chìm xuồng thì không phải chỉ là cứu một "cán bộ cao cấp" trong ngành đầy quyền lực, mà còn có thể "vô hiệu hóa rất nhiều vụ sẽ mang ra xử nay mai.
Vì thế, hơn lúc nào hết, chính do Đảng cầm quyền cho soạn các điều khoản, duyệt đến từng dấu phảy trong các Bộ luật nhất là Bộ Luât hình sự, nghĩa là xử tội bất kỳ ai, bất kỳ tổ chức nào phạm tội, không có cửa mở cho phậm nhân thoạt tội.Nếu làm công tâm, không bao che, không nể nang, không sợ mất uy tín, thì phải làm như vậy, còn ngược lai chỉ còn có cách xuyên tạc sự thật, bao che, và cho chìm xuồng.
Nếu làm theo cách thứ hai, hậu quả sẽ không lường, trong tình hình đất nước có nhiều bê bối như hiện nay. Vậy cho chìm xuồng vụ Phạm Qúy Ngọ và những vụ khác có tầm như hoặc trên Phạm Quý Ngọ, tức là ta đã tự nguyện "cho chìm xuồng" cả chế độ, cả "Đảng lãnh đạo, Nhà nước quản lý và nhân dân" làm chủ nữa.
"Làm cuộc cách mạng tắt này" có khi lại được lòng dân, được dân tin vảo chế độ mới nhiều hơn cũng nên. Cái đất nước mình nó như vậy. Tất cả phải đi đúng quỹ đạo quy luật của nó.
Nguồn: Quê Choa
Bài viết thể hiện văn phong và quan điểm riêng của tác giả
Bài viết thể hiện văn phong và quan điểm riêng của tác giả
Không có nhận xét nào: