Thanh Trúc, RFA - 12.2.2014:
Không chỉ cầm tù Nguyễn Tiến Trung, cô Nguyễn Thị Hường nhấn mạnh, nhà nước Việt Nam còn đe dọa, tạo áp lực và gây khó khăn đối với gia đình người bạn học của cô, trong lúc bản thân Trung không được đối xử tử tế trong nhà giam.
Về người tù Tạ Phong Tần, từng là nữ nhân viên công an trước kia, cô Nguyễn Thị Hường cho biết vì Tạ Phong Tần là một blogger biết rõ về những hành vi nhũng nhiễu của ngành cảnh sát, rồi lại là thành viên của Câu Lạc Bộ Các Nhà Báo Tự Do nên đã bị chính quyền tìm mọi cách bắt giữ năm 2011 rồi kêu án cô 10 năm tù giam theo Điều 88 Bộ Luật Hình Sự.
Đáng chú ý nhất của trường hợp Tạ Phong Tần, được cô Nguyễn Thị Hường nhắc lại trước buổi họp báo, là cái chết bà mẹ Đặng Thị Kim Liêng, tự thiêu vì uất ức hồi tháng Chín 2012 lúc con gái ở trong tù và gia đình bị quá nhiều áp lực.
Tất cả những điều đáng tiếc mà Nguyễn Tiến Trung và Tạ Phong Tần cũng như gia đình họ phải trải qua cũng chính là thảm cảnh của hàng trăm tù nhân chính trị và các nhà hoạt động ở Việt nam, cô Nguyễn Thị Hường kết luận. Cô cũng không quên nhắc đến những trường hợp của 2013, khi hàng chục nhà hoạt động bị đưa ra tòa để phân xử một cách bất công liên quan đến tiếng nói hay bài viết cổ xúy tự do dân chủ, tự do phát biểu và tự do báo chí mà họ tung lên mạng. Bên cạnh đó, bao nhiêu khuôn mặt trẻ trong nước bị bắt giữ bị đánh đập chỉ vì dám tụ tập biểu tình phản đối Trung Quốc. Đây là những hành động không thể chấp nhận được, sinh viên luật Nguyễn Thị Hường khẳng định, khi mà Việt Nam đã ký kết Tuyên Ngôn Quốc Tế Nhân Quyền của Liên Hiệp Quốc.
Đó là nội dung buổi họp báo để thẩm định về Chỉ Số Tự Do Báo Chí Thế Giới 2014, do Reporteurs Sans Frontieres Phóng Viên Không Biên Giới tổ chức hôm thứ Ba ngày 11 ở Washington. Cần nhắc khi bị xếp hạng 174/ 180, chỉ số tự do báo chí ở Việt Nam xem ra chỉ đỡ hơn chút đỉnh so với Trung Quốc hạng 175, kế đó là Somalia, Syria, Turkmenistan, rôi Bắc Hàn thứ 179 và đội sổ là Eritrea thứ 180.
Trong phúc trình mang tên Chỉ Số Tự Do Báo Chí 2014 với danh sách 180 quốc gia trên thế giới, do tổ chức RSF tức Phóng Viên Không Biên Giới công bố chiều qua ngày 11 tháng Hai tại Washington, Việt Nam đứng hạng 174 tức gần chót những nước đang theo đuổi chính sách kiểm duyệt báo chí và cấm đoán Internet một cách gắt gao.
"Việt Nam vẫn là một nhà tù lớn thứ nhì thế giới trong đó giam giữ nhiều bloggers và nhiều thành viên mạng…"
Đó là lời bà Delphine Halgand đại diện Reporteurs Sans Frontieres, Phóng Viên Không Biên Giới, vào khi công bố phúc trình về Chỉ Số Tự Do Báo Chí Thế Giới 2014 tại Câu Lạc Bộ Báo Chí Quốc Gia ở Washington DC chiều thứ Ba vừa qua.
Trong số 180 quốc gia trên toàn cầu được đánh gia có nền báo chí tự do thông thoáng, Việt Nam đứng thứ 174 tức gần chót bảng với chỉ số tự do rất thấp.
Trong 34 bloggers đang bị giam giữ thì 26 người bị bắt từ lúc ông Nguyễn Phú Trọng lên nắm chức tổng bí thư đảng tháng Giêng 2011.
Bloggers ở Việt Nam là những nguồn tin tức và báo cáo độc lập, hoàn toàn khác với lối đưa tin cũng như tuyên truyền trên các báo nhà nước. Các bloggers viết những thông tin về tham nhũng, về những vấn đề môi sinh và sự phát triển chính trị trong nước.
Nhắc lại một lần nữa con số 34 bloggers đang bị cầm tù ở Việt Nam, mà đại diện Phóng Viên Không Biên Giới cho là quá nhiều, bà Delphine Halgand nói rằng bà muốn gợi sự chú ý về mức độ nguy hiểm mà người viết blog ở Việt Nam gặp phải đối với chính quyền của họ.
Tháng Chín năm 2013, đảng cộng sản Việt Nam gia tăng mức độ kiểm duyệt lên một tầm cao hơn khi công bố Nghị Định 72 với qui định cấm sử dụng các trang blog cũng như những trang mạng xã hội dân sự để thông tin để trao đổi về những sự kiện đang xảy ra trong nước. Hành động này chứng tỏ đảng cộng sản đã chọn lựa một phương cách mới nhằm trấn áp cả một thế hệ trẻ vốn có kiến thức, có sự hiểu biết mà có thể gây phương hại đến nền báo chí chính thống do nhà nước kiểm soát.
Tiếp phần tường trình về Việt Nam của mình, bà Delphine Halgand giới thiệu một diển giả người Việt, cô Nguyễn Thị Hường, bạn học của blogger Nguyễn Tiến Trung đang bị cầm tù trong nước.
Là sinh viên môn Luật Học và Dân Chủ Học, cũng là một nghiên cứu sinh tại Trung Tâm Dân Chủ Hiến Định thuộc trường Luật Maurer đại học Indiana, cô Nguyễn Thị Hường đề cập tới hai tù nhân lương tâm tiêu biểu là blogger Nguyễn Tiến Trung, bạn học của cô ở Pháp từ 2002 đến 2007, và nhà báo tự do Tạ Phong Tần.
Vì những tư tưởng tự do, dân chủ rồi trở thành nhà hoạt động tích cực trong lãnh vực này, cô Nguyễn Thị Hường trình bày, Nguyễn Tiến Trung bị bắt khi trở về nước tháng Bảy 2009, sau đó bị kêu án 7 năm tù 3 năm quản chế theo Điều 88 Bộ Luật Hình Sự tội tuyên truyền chống phá nhà nước, và Điều 79 Bộ Luật Hình Sự tội âm mưu lật đổ chính phủ.
"Việt Nam vẫn là một nhà tù lớn thứ nhì thế giới trong đó giam giữ nhiều bloggers và nhiều thành viên mạng…"
Đó là lời bà Delphine Halgand đại diện Reporteurs Sans Frontieres, Phóng Viên Không Biên Giới, vào khi công bố phúc trình về Chỉ Số Tự Do Báo Chí Thế Giới 2014 tại Câu Lạc Bộ Báo Chí Quốc Gia ở Washington DC chiều thứ Ba vừa qua.
Trong số 180 quốc gia trên toàn cầu được đánh gia có nền báo chí tự do thông thoáng, Việt Nam đứng thứ 174 tức gần chót bảng với chỉ số tự do rất thấp.
Trong 34 bloggers đang bị giam giữ thì 26 người bị bắt từ lúc ông Nguyễn Phú Trọng lên nắm chức tổng bí thư đảng tháng Giêng 2011.
Bloggers ở Việt Nam là những nguồn tin tức và báo cáo độc lập, hoàn toàn khác với lối đưa tin cũng như tuyên truyền trên các báo nhà nước. Các bloggers viết những thông tin về tham nhũng, về những vấn đề môi sinh và sự phát triển chính trị trong nước.
Nhắc lại một lần nữa con số 34 bloggers đang bị cầm tù ở Việt Nam, mà đại diện Phóng Viên Không Biên Giới cho là quá nhiều, bà Delphine Halgand nói rằng bà muốn gợi sự chú ý về mức độ nguy hiểm mà người viết blog ở Việt Nam gặp phải đối với chính quyền của họ.
Tháng Chín năm 2013, đảng cộng sản Việt Nam gia tăng mức độ kiểm duyệt lên một tầm cao hơn khi công bố Nghị Định 72 với qui định cấm sử dụng các trang blog cũng như những trang mạng xã hội dân sự để thông tin để trao đổi về những sự kiện đang xảy ra trong nước. Hành động này chứng tỏ đảng cộng sản đã chọn lựa một phương cách mới nhằm trấn áp cả một thế hệ trẻ vốn có kiến thức, có sự hiểu biết mà có thể gây phương hại đến nền báo chí chính thống do nhà nước kiểm soát.
Bán báo dạo ở Hà Nội. AFP photo |
Tiếp phần tường trình về Việt Nam của mình, bà Delphine Halgand giới thiệu một diển giả người Việt, cô Nguyễn Thị Hường, bạn học của blogger Nguyễn Tiến Trung đang bị cầm tù trong nước.
Là sinh viên môn Luật Học và Dân Chủ Học, cũng là một nghiên cứu sinh tại Trung Tâm Dân Chủ Hiến Định thuộc trường Luật Maurer đại học Indiana, cô Nguyễn Thị Hường đề cập tới hai tù nhân lương tâm tiêu biểu là blogger Nguyễn Tiến Trung, bạn học của cô ở Pháp từ 2002 đến 2007, và nhà báo tự do Tạ Phong Tần.
Vì những tư tưởng tự do, dân chủ rồi trở thành nhà hoạt động tích cực trong lãnh vực này, cô Nguyễn Thị Hường trình bày, Nguyễn Tiến Trung bị bắt khi trở về nước tháng Bảy 2009, sau đó bị kêu án 7 năm tù 3 năm quản chế theo Điều 88 Bộ Luật Hình Sự tội tuyên truyền chống phá nhà nước, và Điều 79 Bộ Luật Hình Sự tội âm mưu lật đổ chính phủ.
Không chỉ cầm tù Nguyễn Tiến Trung, cô Nguyễn Thị Hường nhấn mạnh, nhà nước Việt Nam còn đe dọa, tạo áp lực và gây khó khăn đối với gia đình người bạn học của cô, trong lúc bản thân Trung không được đối xử tử tế trong nhà giam.
Về người tù Tạ Phong Tần, từng là nữ nhân viên công an trước kia, cô Nguyễn Thị Hường cho biết vì Tạ Phong Tần là một blogger biết rõ về những hành vi nhũng nhiễu của ngành cảnh sát, rồi lại là thành viên của Câu Lạc Bộ Các Nhà Báo Tự Do nên đã bị chính quyền tìm mọi cách bắt giữ năm 2011 rồi kêu án cô 10 năm tù giam theo Điều 88 Bộ Luật Hình Sự.
Đáng chú ý nhất của trường hợp Tạ Phong Tần, được cô Nguyễn Thị Hường nhắc lại trước buổi họp báo, là cái chết bà mẹ Đặng Thị Kim Liêng, tự thiêu vì uất ức hồi tháng Chín 2012 lúc con gái ở trong tù và gia đình bị quá nhiều áp lực.
Tất cả những điều đáng tiếc mà Nguyễn Tiến Trung và Tạ Phong Tần cũng như gia đình họ phải trải qua cũng chính là thảm cảnh của hàng trăm tù nhân chính trị và các nhà hoạt động ở Việt nam, cô Nguyễn Thị Hường kết luận. Cô cũng không quên nhắc đến những trường hợp của 2013, khi hàng chục nhà hoạt động bị đưa ra tòa để phân xử một cách bất công liên quan đến tiếng nói hay bài viết cổ xúy tự do dân chủ, tự do phát biểu và tự do báo chí mà họ tung lên mạng. Bên cạnh đó, bao nhiêu khuôn mặt trẻ trong nước bị bắt giữ bị đánh đập chỉ vì dám tụ tập biểu tình phản đối Trung Quốc. Đây là những hành động không thể chấp nhận được, sinh viên luật Nguyễn Thị Hường khẳng định, khi mà Việt Nam đã ký kết Tuyên Ngôn Quốc Tế Nhân Quyền của Liên Hiệp Quốc.
Đó là nội dung buổi họp báo để thẩm định về Chỉ Số Tự Do Báo Chí Thế Giới 2014, do Reporteurs Sans Frontieres Phóng Viên Không Biên Giới tổ chức hôm thứ Ba ngày 11 ở Washington. Cần nhắc khi bị xếp hạng 174/ 180, chỉ số tự do báo chí ở Việt Nam xem ra chỉ đỡ hơn chút đỉnh so với Trung Quốc hạng 175, kế đó là Somalia, Syria, Turkmenistan, rôi Bắc Hàn thứ 179 và đội sổ là Eritrea thứ 180.
Không có nhận xét nào: