Nguyễn Tất Thịnh, Chúng Ta: Những quan chức trong bộ máy Nhà nước mà phát ngôn và hành động của họ là hai phương diện quan trọng với xã hội, qua đó cũng đánh giá được họ là người như thế nào… Tôi gần như ngày nào cũng xem các chương trình TV, theo dõi các hội nghị, diễn đàn, trao đổi trong nước và quốc tế… Tôi chưa thấy có vị chính khách Quốc tế nào đổ lỗi sự quản trị yếu kém, vấn nạn xã hội cho cơ chế thị trường cả, mà thương thấy họ cam kết đổi mới hoặc từ chức…
Ý chí cao nhất của giới lãnh đạo Nhà nước Việt nam, Thể chế của Đất nước đã hơn 20 năm chấp nhận cơ chế kinh tế thị trường. Hệ thống các Doanh nghiệp dân doanh đã hoạt động ngày càng sâu rộng trong cơ chế đó. Chính phủ VN cũng có nhiều nỗ lực thúc đẩy Đất nước tham gia vào khuôn khổ kinh tế thị trường ở quy mô đa quốc gia, tới đây là TPP…
Thế nhưng bao lâu nay người dân vẫn luôn phải nghe thấy các quan chức hàng đầu hễ nói về những tiêu cực xã hội, tham nhũng của bộ máy, hay yếu kém của văn hóa… thì câu đầu lưỡi của họ là đổ lỗi đó là do ‘cơ chế thị trường’!!! Cứ như là Cơ chế thị trường là cái hũ thần kỳ được họ dùng một tay này thò vào trong để vét những đồng tiền thặng dư do nó tạo ra, còn tay kia thì để ném vào nó muôn điều hư hỏng và thối nát của xã hội. Cách đổ lỗi như thế phản ánh hai điều: họ không thực hiểu về cơ chế thị trường, hoặc là sự yếu kém toàn diện về phương thức quản lý kinh tế xã hội mà thôi. Dù lý do nào thì cũng đều phát xuất từ những nhân cách kém, trình độ kém, tư duy kém… Thực ra là sự trí trá đánh tráo phương thức và kết quả!
Hãy nhìn xem các nước Bắc Âu, các nước G7 và bao nhiêu nước xung quanh chúng ta, mà nền kinh tế hoạt động theo Cơ chế thị trường đầy đủ thì đang như thế nào, cách của các quan chức khi đối mặt với những vấn đề, giải quyết những vấn nạn có đổ lỗi cho Cơ chế thị trường không? Hay là họ phải tìm cách thay đổi Nhân sự chủ chốt với phương pháp quản trị xã hội ngày càng minh bạch và cam kết tiến bộ!
Nền kinh tế phi thị trường tuy có những tác dụng to lớn trong thời chiến, có thể huy động được nguồn lực Đất nước và sức dân vô biên cho những ‘công trình thế kỷ’, hoặc tạo nên những thành tích phi thường (chẳng hạn như thời Tần Thủy Hoàng có thể xây dựng được Vạn Lý Trường Thành, thời Liên xô có thể có thể thực hiện những chương trình Vũ trụ vĩ đại…)… nhưng rõ ràng Nhân loại đã khước từ và đi qua những mô hình kinh tế và quản trị xã hội tương ứng kiểu xưa cũ, để xây dựng và hướng tới nền kinh tế hoạt động theo Cơ chế thị trường đầy đủ và hiệu quả hơn…
Cơ chế thị trường bản thân nó không phải là một hình thái tổ chức xã hội, tuyệt đối không phải là thể chế Nhà nước, mà chỉ là một phương thức kinh tế. Nhưng Cơ chế thị trường với tư cách đó đã thúc đẩy sản xuất kinh doanh và giao thương toàn cầu. Cơ chế thị trường đòi hỏi quản trị ngày càng phải văn minh hơn hiệu quả hơn và xã hội hóa hơn. Cơ chế thị trường thực sự tạo nên những ‘sân chơi kinh tế’ những không gian hợp tác ngày càng năng động về phổ biến, tương tác và sử dụng những giá trị toàn cầu… Không cần phải nói nhiều về những điều hiển nhiên của Cơ chế thị trường mà hầu hết các quốc gia thực mong muốn mở cửa và phát triển tiến bộ đang lựa chọn và áp dụng
Những người dân trưởng thành, đã đi qua thời gian khó của những thập niên trước 90 của Thế kỷ trước (khi nền kinh tế của VN theo mô hình XHCH: kế hoạch hóa tập trung quan liêu bao cấp) đều thấu hiểu nếu Việt Nam không áp dụng Cơ chế thị trường thì nền kinh tế VN sẽ sụp đổ, xã hội sẽ xập xệ, mọi điều suy thoái khủng khiếp như thế nào. Sau đó phải xóa bỏ, dần chuyển sang Cơ chế thị trường mà chính Đảng CSVN luôn nhận về mình: sáng suốt đổi mới… ấy thế mà các quan chức hàng đầu đồng thời là đảng viên cốp cán khi đương chức thường đầu môi chót lưỡi đổ lỗi cho Cơ chế thị trường khi hệ thống quản lý Nhà nước của họ thiết lập, vận hành, lãnh đạo mắc sai phạm…
Một khẩu súng, có thể dùng nó để bắn chết người hiền dân, thì không ai tăm tối, vô tri mà đi kết tội khẩu súng là công cụ cả, mà phải xử tử kẻ sử dụng nó! Một liều thuốc đặc hiệu khiến người sử dụng bị bệnh nặng thêm thì người ta không tố cáo nó mà phải truy nguyên về bác sĩ khám bệnh kê đơn hoặc kẻ đã sản xuất thuốc! Ngày Pháp thuộc đã có chuyện bi hài tên Lý trưởng lưu manh thấy người nông dân mang dụng cụ nấu rượu bèn dọa bỏ tù nhằm phạt tiền anh ta nấu rượu lậu…Á à… Cơ chế thị trường khiến thằng dân mang đồ nấu rượu lậu phải không… khiến Lý trưởng đòi hối lộ! Kẻ nào nếu quy việc như thế thì thật lố bịch, chí ít là bị thiểu năng!!!! Không thể kết tội công cụ hay phương thức… mà phải truy cứu người sử dụng nó với phương pháp gì và mục tiêu ra sao… Toàn diện và sâu sắc hơn là phải cầu thị, triệt để, tầm cỡ để có thể sửa chữa cả hệ thống bộ máy tổ chức quản lý gây ra sai lỗi, đặc biệt phải gắn trách nhiệm xã hội và pháp lý cụ thể vào những người đứng đầu!
Trong Cơ chế thị trường thứ rất cơ bản là Tiền – chính là thước đo cho mọi quá trình kinh tế có tiết kiệm và hiệu quả không, là chỉ dấu của thị trường để các doanh nghiệp biết điều chỉnh nên sản xuất kinh doanh cái gì, như thế nào, bao nhiêu… là dung môi tương tác trao đổi về các giá trị… Thế nhưng chính Tiền là thứ gây men, kích thích ghê gớm nhất cho lòng Tham vô đáy của con người… nhưng đặc biệt nhạy cảm và mạnh nhất với giới chức có Quyền Lực – chính họ là thế lực có thể thao túng nó thu gom nó biến hóa nó, chứ không phải là những người dân có tí Tiền lẻ đâu và họ chẳng có bao nhiêu cơ hội để kiếm được nhiều nó, họ làm gì có thể bắt nó nhảy múa, đâu đủ quyền thuật mà biến hóa nó như Ma Quỷ… Thời kỳ kinh tế kế hoạch hóa, tuy có Tiền tệ nhưng không phải là Cơ chế thị trường lại bó hẹp trong bao cấp hàng hóa ít ỏi kém cỏi của một quốc gia… nên tham nhũng cũng chưa nhiều như bây giờ mà thôi (chả vì thế mà con người thời đó là Thánh nhân gì đâu, khi ấy đã có vô vàn thói đặc quyền đặc lợi rồi…). Nhưng nếu thích thú với cái thời đó để khỏi tham nhũng thì học theo cách của Polnpot ở Campuchia: thủ tiêu Tiền tệ? Không người bình thường nào dám nghĩ nên như thế! Ngay cả theo mô hình kinh tế kiểu Polpot như vậy thì giới nào vẫn được hưởng lợi phè phỡn trên mồ hôi và máu của nhân dân lao động? Sự sụp đổ của bè lũ Polpot khi đó có phải do Cơ chế thị trường đâu!!! Hay là Bắc Triều Tiên do nên kinh tế phi thị trường mà không có tham những và xã hội vô cùng tốt đẹp? Hỡi những vị quan chức cấp cao hãy nên thành thật với nhân dân rằng: chính vì họ với cái lối ‘vừa mở vừa đóng’ cố tình trì hoãn thực thi Cơ chế thị trường đầy đủ, áp dụng Cơ chế thị trường một cách méo mó trong cái gọi là ‘quản lý Nhà nước’ mà thực chất là sinh ra các ‘lợi ích nhóm’ sống ký sinh vào đặc quyền đặc lợi nhờ các chính sách ‘phi thi trường’ do các cơ quan quản lý Nhà nước ban hành! Chính điều đó mới tạo ra muôn tiêu cực trong xã hội, chứ không phải là Cơ chế thị trường có tội!
Tiền là công cụ chính của Cơ chế thị trường, sự dồi dào hay khan hiếm, những phản ứng và tính chất lưu chảy của nó như thế nào chính là phương thức chủ đạo trong Cơ chế thị trường do hệ thống quản lý kinh tế xã hội điểu tiết… gọi tên đích danh chính là Bộ máy Quản Lý Nhà nước… chứ Tiền không có tội… Trong mọi hoàn cảnh dù chưa có Cơ chế thị trường hay đã có như bây giờ, giới chức trong hệ thống Nhà nước phải chịu trách nhiệm với tất cả những hệ quả xấu tốt của phương thức quản lý áp đặt lên đời sống Nhân dân. Không được đổi lỗi! Khuynh hướng đổ lỗi của trẻ con đã bị cha mẹ mắng, bị thày cô chấn chỉnh… đối với người lớn, lại có cương vị lãnh đạo quan trọng mà lại có thói quen đổi lỗi thì táng tận lương tri, và thương xót cho Nhân dân quá!
Ý chí cao nhất của giới lãnh đạo Nhà nước Việt nam, Thể chế của Đất nước đã hơn 20 năm chấp nhận cơ chế kinh tế thị trường. Hệ thống các Doanh nghiệp dân doanh đã hoạt động ngày càng sâu rộng trong cơ chế đó. Chính phủ VN cũng có nhiều nỗ lực thúc đẩy Đất nước tham gia vào khuôn khổ kinh tế thị trường ở quy mô đa quốc gia, tới đây là TPP…
Thế nhưng bao lâu nay người dân vẫn luôn phải nghe thấy các quan chức hàng đầu hễ nói về những tiêu cực xã hội, tham nhũng của bộ máy, hay yếu kém của văn hóa… thì câu đầu lưỡi của họ là đổ lỗi đó là do ‘cơ chế thị trường’!!! Cứ như là Cơ chế thị trường là cái hũ thần kỳ được họ dùng một tay này thò vào trong để vét những đồng tiền thặng dư do nó tạo ra, còn tay kia thì để ném vào nó muôn điều hư hỏng và thối nát của xã hội. Cách đổ lỗi như thế phản ánh hai điều: họ không thực hiểu về cơ chế thị trường, hoặc là sự yếu kém toàn diện về phương thức quản lý kinh tế xã hội mà thôi. Dù lý do nào thì cũng đều phát xuất từ những nhân cách kém, trình độ kém, tư duy kém… Thực ra là sự trí trá đánh tráo phương thức và kết quả!
Hãy nhìn xem các nước Bắc Âu, các nước G7 và bao nhiêu nước xung quanh chúng ta, mà nền kinh tế hoạt động theo Cơ chế thị trường đầy đủ thì đang như thế nào, cách của các quan chức khi đối mặt với những vấn đề, giải quyết những vấn nạn có đổ lỗi cho Cơ chế thị trường không? Hay là họ phải tìm cách thay đổi Nhân sự chủ chốt với phương pháp quản trị xã hội ngày càng minh bạch và cam kết tiến bộ!
Nền kinh tế phi thị trường tuy có những tác dụng to lớn trong thời chiến, có thể huy động được nguồn lực Đất nước và sức dân vô biên cho những ‘công trình thế kỷ’, hoặc tạo nên những thành tích phi thường (chẳng hạn như thời Tần Thủy Hoàng có thể xây dựng được Vạn Lý Trường Thành, thời Liên xô có thể có thể thực hiện những chương trình Vũ trụ vĩ đại…)… nhưng rõ ràng Nhân loại đã khước từ và đi qua những mô hình kinh tế và quản trị xã hội tương ứng kiểu xưa cũ, để xây dựng và hướng tới nền kinh tế hoạt động theo Cơ chế thị trường đầy đủ và hiệu quả hơn…
Cơ chế thị trường bản thân nó không phải là một hình thái tổ chức xã hội, tuyệt đối không phải là thể chế Nhà nước, mà chỉ là một phương thức kinh tế. Nhưng Cơ chế thị trường với tư cách đó đã thúc đẩy sản xuất kinh doanh và giao thương toàn cầu. Cơ chế thị trường đòi hỏi quản trị ngày càng phải văn minh hơn hiệu quả hơn và xã hội hóa hơn. Cơ chế thị trường thực sự tạo nên những ‘sân chơi kinh tế’ những không gian hợp tác ngày càng năng động về phổ biến, tương tác và sử dụng những giá trị toàn cầu… Không cần phải nói nhiều về những điều hiển nhiên của Cơ chế thị trường mà hầu hết các quốc gia thực mong muốn mở cửa và phát triển tiến bộ đang lựa chọn và áp dụng
Những người dân trưởng thành, đã đi qua thời gian khó của những thập niên trước 90 của Thế kỷ trước (khi nền kinh tế của VN theo mô hình XHCH: kế hoạch hóa tập trung quan liêu bao cấp) đều thấu hiểu nếu Việt Nam không áp dụng Cơ chế thị trường thì nền kinh tế VN sẽ sụp đổ, xã hội sẽ xập xệ, mọi điều suy thoái khủng khiếp như thế nào. Sau đó phải xóa bỏ, dần chuyển sang Cơ chế thị trường mà chính Đảng CSVN luôn nhận về mình: sáng suốt đổi mới… ấy thế mà các quan chức hàng đầu đồng thời là đảng viên cốp cán khi đương chức thường đầu môi chót lưỡi đổ lỗi cho Cơ chế thị trường khi hệ thống quản lý Nhà nước của họ thiết lập, vận hành, lãnh đạo mắc sai phạm…
Một khẩu súng, có thể dùng nó để bắn chết người hiền dân, thì không ai tăm tối, vô tri mà đi kết tội khẩu súng là công cụ cả, mà phải xử tử kẻ sử dụng nó! Một liều thuốc đặc hiệu khiến người sử dụng bị bệnh nặng thêm thì người ta không tố cáo nó mà phải truy nguyên về bác sĩ khám bệnh kê đơn hoặc kẻ đã sản xuất thuốc! Ngày Pháp thuộc đã có chuyện bi hài tên Lý trưởng lưu manh thấy người nông dân mang dụng cụ nấu rượu bèn dọa bỏ tù nhằm phạt tiền anh ta nấu rượu lậu…Á à… Cơ chế thị trường khiến thằng dân mang đồ nấu rượu lậu phải không… khiến Lý trưởng đòi hối lộ! Kẻ nào nếu quy việc như thế thì thật lố bịch, chí ít là bị thiểu năng!!!! Không thể kết tội công cụ hay phương thức… mà phải truy cứu người sử dụng nó với phương pháp gì và mục tiêu ra sao… Toàn diện và sâu sắc hơn là phải cầu thị, triệt để, tầm cỡ để có thể sửa chữa cả hệ thống bộ máy tổ chức quản lý gây ra sai lỗi, đặc biệt phải gắn trách nhiệm xã hội và pháp lý cụ thể vào những người đứng đầu!
Trong Cơ chế thị trường thứ rất cơ bản là Tiền – chính là thước đo cho mọi quá trình kinh tế có tiết kiệm và hiệu quả không, là chỉ dấu của thị trường để các doanh nghiệp biết điều chỉnh nên sản xuất kinh doanh cái gì, như thế nào, bao nhiêu… là dung môi tương tác trao đổi về các giá trị… Thế nhưng chính Tiền là thứ gây men, kích thích ghê gớm nhất cho lòng Tham vô đáy của con người… nhưng đặc biệt nhạy cảm và mạnh nhất với giới chức có Quyền Lực – chính họ là thế lực có thể thao túng nó thu gom nó biến hóa nó, chứ không phải là những người dân có tí Tiền lẻ đâu và họ chẳng có bao nhiêu cơ hội để kiếm được nhiều nó, họ làm gì có thể bắt nó nhảy múa, đâu đủ quyền thuật mà biến hóa nó như Ma Quỷ… Thời kỳ kinh tế kế hoạch hóa, tuy có Tiền tệ nhưng không phải là Cơ chế thị trường lại bó hẹp trong bao cấp hàng hóa ít ỏi kém cỏi của một quốc gia… nên tham nhũng cũng chưa nhiều như bây giờ mà thôi (chả vì thế mà con người thời đó là Thánh nhân gì đâu, khi ấy đã có vô vàn thói đặc quyền đặc lợi rồi…). Nhưng nếu thích thú với cái thời đó để khỏi tham nhũng thì học theo cách của Polnpot ở Campuchia: thủ tiêu Tiền tệ? Không người bình thường nào dám nghĩ nên như thế! Ngay cả theo mô hình kinh tế kiểu Polpot như vậy thì giới nào vẫn được hưởng lợi phè phỡn trên mồ hôi và máu của nhân dân lao động? Sự sụp đổ của bè lũ Polpot khi đó có phải do Cơ chế thị trường đâu!!! Hay là Bắc Triều Tiên do nên kinh tế phi thị trường mà không có tham những và xã hội vô cùng tốt đẹp? Hỡi những vị quan chức cấp cao hãy nên thành thật với nhân dân rằng: chính vì họ với cái lối ‘vừa mở vừa đóng’ cố tình trì hoãn thực thi Cơ chế thị trường đầy đủ, áp dụng Cơ chế thị trường một cách méo mó trong cái gọi là ‘quản lý Nhà nước’ mà thực chất là sinh ra các ‘lợi ích nhóm’ sống ký sinh vào đặc quyền đặc lợi nhờ các chính sách ‘phi thi trường’ do các cơ quan quản lý Nhà nước ban hành! Chính điều đó mới tạo ra muôn tiêu cực trong xã hội, chứ không phải là Cơ chế thị trường có tội!
Tiền là công cụ chính của Cơ chế thị trường, sự dồi dào hay khan hiếm, những phản ứng và tính chất lưu chảy của nó như thế nào chính là phương thức chủ đạo trong Cơ chế thị trường do hệ thống quản lý kinh tế xã hội điểu tiết… gọi tên đích danh chính là Bộ máy Quản Lý Nhà nước… chứ Tiền không có tội… Trong mọi hoàn cảnh dù chưa có Cơ chế thị trường hay đã có như bây giờ, giới chức trong hệ thống Nhà nước phải chịu trách nhiệm với tất cả những hệ quả xấu tốt của phương thức quản lý áp đặt lên đời sống Nhân dân. Không được đổi lỗi! Khuynh hướng đổ lỗi của trẻ con đã bị cha mẹ mắng, bị thày cô chấn chỉnh… đối với người lớn, lại có cương vị lãnh đạo quan trọng mà lại có thói quen đổi lỗi thì táng tận lương tri, và thương xót cho Nhân dân quá!
Không có nhận xét nào: