Ts. Nguyễn Đình Thắng, Mạch Sống:
Đóng góp cho buổi Kiểm Điểm Định Kỳ Phổ Quát (UPR) đối với Việt Nam vào ngày 5 tháng 2 tại Geneva, phái bộ Hoa Kỳ đưa ra 3 khuyến cáo cụ thể: trả tự do cho mọi tù nhân lương tâm, tôn trọng quyền lao động, và chấm dứt tra tấn. (Xem:http://vietnam.usembassy.gov/pr020714.html)
Đây cũng là 3 trọng tâm của kế hoạch vận động nhân quyền cho Việt Nam trong 2 năm 2013-2014 của BPSOS mà tôi đã tóm lược qua buổi phỏng vấn ngày 13 tháng 1 với đài VOA:
“Trường hợp cô [Đỗ Thị Minh] Hạnh là giao điểm của ba chiến dịch mà chúng tôi đang tiến hành. Thứ nhất, về chống tra tấn, cô Hạnh là nạn nhân bị tra tấn rất trầm trọng trong tù. Thứ hai, cô là một tù nhân lương tâm, phù hợp với chiến dịch của chúng tôi đòi trả tự do cho tất cả tù nhân lương tâm tại Việt Nam. Thứ ba, chúng tôi vận động gắn kết điều kiện nhân quyền vào thương ước Hợp tác Kinh tế Xuyên Thái Bình Dương TPP giữa Mỹ với Việt Nam, trong đó quyền của người lao động là một trong những vấn đề rất nổi bật mà chúng tôi đang muốn thúc đẩy. Cô Hạnh vì đấu tranh cho quyền của người lao động trong nước mà bị đi tù với bản án rất nặng.” (Xem:
http://www.voatiengviet.com/content/van-dong-cho-nhan-quyen-vn-truoc-cuoc-kiem-diem-upr-cua-hanoi/1828804.html)
Ý Nghĩa Của Lời Phát Biểu Của Phái Bộ Hoa Kỳ
Hội Đồng Nhân Quyền LHQ thường bị xem là con cọp giấy vì không có quyền chế tài một quốc gia. Không những vậy, trong số thành viên của hội đồng này có cả những quốc gia vi phạm nhân quyền trầm trọng nhất trên thế giới. Riêng trong thủ tục UPR, quốc gia bị kiểm điểm không cần thiết phải chấp nhận các ý kiến đóng góp. Việt Nam do đó không ngại các kiểm điểm tại diễn đàn LHQ này.
Tuy nhiên lời phát biểu của Hoa Kỳ tại diễn đàn LHQ hàm chứa những lĩnh vực quan tâm mà Hoa Kỳ sẽ thúc đẩy qua chính sách đối ngoại với Việt Nam. Vì đang cầu cạnh nhiều quyền lợi từ Hoa Kỳ, Việt Nam không thể để ngoài tai lập trường của Hoa Kỳ.
Hiểu vậy thì cuộc kiểm điểm UPR chỉ là “diện” còn nội dung lời tuyên bố của phái bộ Hoa Kỳ mới là “điểm”. Từ đầu năm 2012 chúng tôi đã bắt đầu nỗ lực vận động Quốc Hội và Bộ Ngoại Giao Hoa Kỳ để tập trung vào ba lĩnh vực nhân quyền trong mọi đối tác với Việt Nam: tù nhân lương tâm, quyền lao động, tra tấn.
Qua lời phát biểu của phái bộ Hoa Kỳ thì xem như chúng ta đạt được điều này. Còn Hoa Kỳ sẽ áp lực Việt Nam đến mức độ nào thì tuỳ thuộc phần lớn vào khả năng vận động của tập thể người Việt ở Hoa Kỳ.
Muốn tăng hiệu quả, chúng ta cần hành động theo một kế hoạch dài lâu, xuyên suốt và có sự phối hợp ngày càng lan toả khắp cộng đồng. Trong mục đích ấy, tôi xin tổng lược dưới đây 3 mũi nhọn vận động trong kế hoạch này: đòi tự do cho tù nhân lương tâm, bảo vệ quyền lao động, và xoá bỏ tra tấn.
Chiến Dịch Đòi Tự Do Cho Tù Nhân Lương Tâm
Chiến dịch này được phát động ngày 24 tháng 7, 2013 nhân dịp TT Barack Obama đón tiếp Chủ Tịch Nước Trương Tấn Sang ở Toà Bạch Ốc. Mục tiêu tối hậu của chiến dịch này là đòi tự do cho tất cả tù nhân lương tâm, thực hiện qua ba giai đoạn: (1) tự do cho một số trường hợp tiêu biểu; (2) tự do cho khoảng 150 trường hợp đã được quốc tế biết; (3) tự do cho số tù nhân lương tâm ít ai biết đến theo đà phối kiểm được.
Chiến dịch có 4 hoạt động chính:
- Tìm dân biểu đỡ đầu cho mỗi tù nhân lương tâm
- Kêu gọi đồng hương kết nghĩa với tù nhân lương tâm
- Đưa tiếng nói của tù nhân lương tâm đến các diễn
đàn quốc tế
- Bảo vệ cho các tù nhân lương tâm để không bị ngược
đãi, tra tấn, hãm hại khi còn ở trong tù
Ngay khi phát động, chiến dịch này đã nhận được sự ủng hộ của nhiều tổ chức quốc tế và Hoa Kỳ, cũng như của nhiều dân biểu và thượng nghị sĩ Hoa Kỳ.
Lời phát biểu ở Geneva của phái bộ Hoa Kỳ cho thấy Hành Pháp Hoa Kỳ cũng đồng ý với mục tiêu và phương hướng của chiến dịch.
Chiến Dịch Xoá Bỏ Tra Tấn
Chiến Dịch Xoá Bỏ Tra Tấn Ở Việt Nam được phát động ngày 16 tháng 1, 2014 tại buổi họp báo ở Quốc Hội Hoa Kỳ. Tại buổi họp báo chúng tôi phổ biến bản báo cáo về tra tấn ở Việt Nam, kết quả của 2 năm nghiên cứu.
Hai hoạt động chính của chiến dịch này gồm có:
- Vận động quốc tế áp lực Quốc Hội Việt Nam sớm phê chuẩn Công Ước LHQ về Chống Tra Tấn và ban hành luật để ngăn cấm và trừng phát mọi hành vi và hình thức tra tấn
- Huy động quần chúng trong nước theo dõi, nhận diện và báo cáo mọi hành vi tra tấn với quốc tế
Lời phát biểu của phái bộ Hoa Kỳ ở Geneva cho thấy Hành Pháp Hoa Kỳ hoàn toàn đồng thuận với mục tiêu của chiến dịch này.
Vận Động Cho Quyền Lao Động
Chiến dịch vận động cho quyền lao động đã bắt đầu từ lâu và bao gồm nhiều lĩnh vực, qua nhiều giai đoạn: chống buôn bán lao động ra nước ngoài, bài trừ lao động cưỡng bức ở trong nước, bảo vệ các người tranh đấu cho quyền của người lao động, và đòi hỏi quyền lập nghiệp đoàn tự do và độc lập. Trước đây, chúng tôi tập trung vào quy chế GSP (Hệ Thống Ưu Đãi Thuế Quan Phổ Quát) của Hoa Kỳ mà Việt Nam đã nộp đơn xin vì quy chế này đòi hỏi sự tôn trọng quyền lập nghiệp đoàn tự do và độc lập. Từ khi có cuộc thương thảo TPP (Hợp Tác Xuyên Thái Bình Dương), chúng tôi chuyển cuộc vận động sang TPP.
Để ảnh hưởng đến TPP, chúng tôi nương vào sức mạnh của các công đoàn lao động Hoa Kỳ. Họ quan tâm đếN quyền lao động và có ảnh hưởng rất lớn đối với cả Hành Pháp lẫn Quốc Hội. Tuy nhiên, họ không nắm vững các lĩnh vực vi phạm quyền lao động bởi chính quyền Việt Nam. Chúng tôi đã cung cấp dữ kiện cho họ, để họ lên tiếng cho mình.
Nhờ ảnh hưởng của các công đoàn, đến nay ở Hạ Viện có thể đã mấp mé đủ túc số để triển hạn việc phê chuẩn TPP dù có được Hành Pháp ký kết. Còn ở Thượng Viện, một số thượng nghị sĩ có thể sẽ đơn phương ngăn chặn việc biểu quyết về TPP theo thẩm quyền của một thượng nghị sĩ.
“Gói” Chính Sách Nhân Quyền
Để tăng hiệu quả cho công tác Hoa Kỳ vận và quốc tế vận, đầu năm nay chúng tôi tổng hợp 3 chiến dịch kể trên thành một “gói” chính sách để vận động cả Quốc Hội lẫn Hành Pháp Hoa Kỳ.
Trong mục đích ấy, chúng tôi đã chọn trường hợp của Đỗ Thị Minh Hạnh để nêu lên tại buổi điều trần ngày 16 tháng 1 vừa qua trước Uỷ Hội Nhân Quyền Tom Lantos, vì nó là “giao điểm” của cả 3 chiến dịch đòi tự do cho tù nhân lương tâm, bảo vệ quyền lao động và xoá bỏ tra tấn.
Lá thư do 11 vị dân biểu Hoa Kỳ vừa gởi cho Chủ Tịch Nước Trương Tấn Sang mới đây để đòi tự do cho Đỗ Thị Minh Hạnh, Nguyễn Hoàng Quốc Hùng và Đoàn Huy Chương cho thấy rằng “gói chính sách” nhân quyền với 3 mũi nhọn kể trên đang được hưởng ứng bởi nhiều thành viên Quốc Hội:
“Đây là những hồ sơ làm nổi bật tình trạng khó khăn đáng kể mà những người hoạt động bảo vệ người lao động phải giáp mặt ở Việt Nam. Để có được bất kỳ sự phát triển nào trong đối tác giữa Hoa Kỳ và Việt Nam -- kể cả quan hệ mậu dịch – thì Việt Nam phải giải quyết những hồ sơ này. Trả tự do cho các tù nhân lương tâm ôn hoà này là bước đầu cần thiết để tiến đến gia tăng hợp tác giữa Hoa Kỳ và Việt Nam, mặc dù còn nhiều thách đố khác về nhân quyền cũng phải được giải quyết, kể cả việc dùng các biện pháp tra tấn và ngược đãi trong các trại giam Việt Nam.”
Tại Ngày Vận Động Cho Việt Nam 2014, diễn ra ở Quốc Hội và Bộ Ngoại Giao Hoa Kỳ trong hai ngày 26 và 27 tháng 3 tới đây, chúng ta sẽ cùng thúc đẩy cho “gói” chính sách với 3 trọng tâm kể trên song song với việc vận động cho Luật Nhân Quyền Cho Việt Nam.
Tôi tin rằng, nếu các cá nhân và đoàn thể người Việt ở Hoa Kỳ nối tay nhau để cùng đẩy “gói” chính sách kể trên đi xa, và cộng đồng người Việt ở các quốc gia khác cũng làm tương tự đối với chính quyền của họ, thì đó là cách yểm trợ hữu hiệu cho những nỗ lực tranh đấu thay đổi đất nước đang diễn ra ở Việt Nam.
Ngày 11 tháng 2, 2014
(Trên đường từ Đông Nam Á về lại Hoa Kỳ)
(Trên đường từ Đông Nam Á về lại Hoa Kỳ)
Đóng góp cho buổi Kiểm Điểm Định Kỳ Phổ Quát (UPR) đối với Việt Nam vào ngày 5 tháng 2 tại Geneva, phái bộ Hoa Kỳ đưa ra 3 khuyến cáo cụ thể: trả tự do cho mọi tù nhân lương tâm, tôn trọng quyền lao động, và chấm dứt tra tấn. (Xem:http://vietnam.usembassy.gov/pr020714.html)
Đây cũng là 3 trọng tâm của kế hoạch vận động nhân quyền cho Việt Nam trong 2 năm 2013-2014 của BPSOS mà tôi đã tóm lược qua buổi phỏng vấn ngày 13 tháng 1 với đài VOA:
“Trường hợp cô [Đỗ Thị Minh] Hạnh là giao điểm của ba chiến dịch mà chúng tôi đang tiến hành. Thứ nhất, về chống tra tấn, cô Hạnh là nạn nhân bị tra tấn rất trầm trọng trong tù. Thứ hai, cô là một tù nhân lương tâm, phù hợp với chiến dịch của chúng tôi đòi trả tự do cho tất cả tù nhân lương tâm tại Việt Nam. Thứ ba, chúng tôi vận động gắn kết điều kiện nhân quyền vào thương ước Hợp tác Kinh tế Xuyên Thái Bình Dương TPP giữa Mỹ với Việt Nam, trong đó quyền của người lao động là một trong những vấn đề rất nổi bật mà chúng tôi đang muốn thúc đẩy. Cô Hạnh vì đấu tranh cho quyền của người lao động trong nước mà bị đi tù với bản án rất nặng.” (Xem:
http://www.voatiengviet.com/content/van-dong-cho-nhan-quyen-vn-truoc-cuoc-kiem-diem-upr-cua-hanoi/1828804.html)
Sự trùng hợp này không ngẫu nhiên.
Bà Ngọc Minh tại Freedom Now (ảnh BPSOS)
Ý Nghĩa Của Lời Phát Biểu Của Phái Bộ Hoa Kỳ
Hội Đồng Nhân Quyền LHQ thường bị xem là con cọp giấy vì không có quyền chế tài một quốc gia. Không những vậy, trong số thành viên của hội đồng này có cả những quốc gia vi phạm nhân quyền trầm trọng nhất trên thế giới. Riêng trong thủ tục UPR, quốc gia bị kiểm điểm không cần thiết phải chấp nhận các ý kiến đóng góp. Việt Nam do đó không ngại các kiểm điểm tại diễn đàn LHQ này.
Tuy nhiên lời phát biểu của Hoa Kỳ tại diễn đàn LHQ hàm chứa những lĩnh vực quan tâm mà Hoa Kỳ sẽ thúc đẩy qua chính sách đối ngoại với Việt Nam. Vì đang cầu cạnh nhiều quyền lợi từ Hoa Kỳ, Việt Nam không thể để ngoài tai lập trường của Hoa Kỳ.
Hiểu vậy thì cuộc kiểm điểm UPR chỉ là “diện” còn nội dung lời tuyên bố của phái bộ Hoa Kỳ mới là “điểm”. Từ đầu năm 2012 chúng tôi đã bắt đầu nỗ lực vận động Quốc Hội và Bộ Ngoại Giao Hoa Kỳ để tập trung vào ba lĩnh vực nhân quyền trong mọi đối tác với Việt Nam: tù nhân lương tâm, quyền lao động, tra tấn.
Qua lời phát biểu của phái bộ Hoa Kỳ thì xem như chúng ta đạt được điều này. Còn Hoa Kỳ sẽ áp lực Việt Nam đến mức độ nào thì tuỳ thuộc phần lớn vào khả năng vận động của tập thể người Việt ở Hoa Kỳ.
Muốn tăng hiệu quả, chúng ta cần hành động theo một kế hoạch dài lâu, xuyên suốt và có sự phối hợp ngày càng lan toả khắp cộng đồng. Trong mục đích ấy, tôi xin tổng lược dưới đây 3 mũi nhọn vận động trong kế hoạch này: đòi tự do cho tù nhân lương tâm, bảo vệ quyền lao động, và xoá bỏ tra tấn.
Chiến Dịch Đòi Tự Do Cho Tù Nhân Lương Tâm
Chiến dịch này được phát động ngày 24 tháng 7, 2013 nhân dịp TT Barack Obama đón tiếp Chủ Tịch Nước Trương Tấn Sang ở Toà Bạch Ốc. Mục tiêu tối hậu của chiến dịch này là đòi tự do cho tất cả tù nhân lương tâm, thực hiện qua ba giai đoạn: (1) tự do cho một số trường hợp tiêu biểu; (2) tự do cho khoảng 150 trường hợp đã được quốc tế biết; (3) tự do cho số tù nhân lương tâm ít ai biết đến theo đà phối kiểm được.
Chiến dịch có 4 hoạt động chính:
- Tìm dân biểu đỡ đầu cho mỗi tù nhân lương tâm
- Kêu gọi đồng hương kết nghĩa với tù nhân lương tâm
- Đưa tiếng nói của tù nhân lương tâm đến các diễn
đàn quốc tế
- Bảo vệ cho các tù nhân lương tâm để không bị ngược
đãi, tra tấn, hãm hại khi còn ở trong tù
Ngay khi phát động, chiến dịch này đã nhận được sự ủng hộ của nhiều tổ chức quốc tế và Hoa Kỳ, cũng như của nhiều dân biểu và thượng nghị sĩ Hoa Kỳ.
Lời phát biểu ở Geneva của phái bộ Hoa Kỳ cho thấy Hành Pháp Hoa Kỳ cũng đồng ý với mục tiêu và phương hướng của chiến dịch.
Chiến Dịch Xoá Bỏ Tra Tấn
Chiến Dịch Xoá Bỏ Tra Tấn Ở Việt Nam được phát động ngày 16 tháng 1, 2014 tại buổi họp báo ở Quốc Hội Hoa Kỳ. Tại buổi họp báo chúng tôi phổ biến bản báo cáo về tra tấn ở Việt Nam, kết quả của 2 năm nghiên cứu.
Hai hoạt động chính của chiến dịch này gồm có:
- Vận động quốc tế áp lực Quốc Hội Việt Nam sớm phê chuẩn Công Ước LHQ về Chống Tra Tấn và ban hành luật để ngăn cấm và trừng phát mọi hành vi và hình thức tra tấn
- Huy động quần chúng trong nước theo dõi, nhận diện và báo cáo mọi hành vi tra tấn với quốc tế
Lời phát biểu của phái bộ Hoa Kỳ ở Geneva cho thấy Hành Pháp Hoa Kỳ hoàn toàn đồng thuận với mục tiêu của chiến dịch này.
Vận Động Cho Quyền Lao Động
Chiến dịch vận động cho quyền lao động đã bắt đầu từ lâu và bao gồm nhiều lĩnh vực, qua nhiều giai đoạn: chống buôn bán lao động ra nước ngoài, bài trừ lao động cưỡng bức ở trong nước, bảo vệ các người tranh đấu cho quyền của người lao động, và đòi hỏi quyền lập nghiệp đoàn tự do và độc lập. Trước đây, chúng tôi tập trung vào quy chế GSP (Hệ Thống Ưu Đãi Thuế Quan Phổ Quát) của Hoa Kỳ mà Việt Nam đã nộp đơn xin vì quy chế này đòi hỏi sự tôn trọng quyền lập nghiệp đoàn tự do và độc lập. Từ khi có cuộc thương thảo TPP (Hợp Tác Xuyên Thái Bình Dương), chúng tôi chuyển cuộc vận động sang TPP.
Để ảnh hưởng đến TPP, chúng tôi nương vào sức mạnh của các công đoàn lao động Hoa Kỳ. Họ quan tâm đếN quyền lao động và có ảnh hưởng rất lớn đối với cả Hành Pháp lẫn Quốc Hội. Tuy nhiên, họ không nắm vững các lĩnh vực vi phạm quyền lao động bởi chính quyền Việt Nam. Chúng tôi đã cung cấp dữ kiện cho họ, để họ lên tiếng cho mình.
Nhờ ảnh hưởng của các công đoàn, đến nay ở Hạ Viện có thể đã mấp mé đủ túc số để triển hạn việc phê chuẩn TPP dù có được Hành Pháp ký kết. Còn ở Thượng Viện, một số thượng nghị sĩ có thể sẽ đơn phương ngăn chặn việc biểu quyết về TPP theo thẩm quyền của một thượng nghị sĩ.
“Gói” Chính Sách Nhân Quyền
Để tăng hiệu quả cho công tác Hoa Kỳ vận và quốc tế vận, đầu năm nay chúng tôi tổng hợp 3 chiến dịch kể trên thành một “gói” chính sách để vận động cả Quốc Hội lẫn Hành Pháp Hoa Kỳ.
Trong mục đích ấy, chúng tôi đã chọn trường hợp của Đỗ Thị Minh Hạnh để nêu lên tại buổi điều trần ngày 16 tháng 1 vừa qua trước Uỷ Hội Nhân Quyền Tom Lantos, vì nó là “giao điểm” của cả 3 chiến dịch đòi tự do cho tù nhân lương tâm, bảo vệ quyền lao động và xoá bỏ tra tấn.
Lá thư do 11 vị dân biểu Hoa Kỳ vừa gởi cho Chủ Tịch Nước Trương Tấn Sang mới đây để đòi tự do cho Đỗ Thị Minh Hạnh, Nguyễn Hoàng Quốc Hùng và Đoàn Huy Chương cho thấy rằng “gói chính sách” nhân quyền với 3 mũi nhọn kể trên đang được hưởng ứng bởi nhiều thành viên Quốc Hội:
“Đây là những hồ sơ làm nổi bật tình trạng khó khăn đáng kể mà những người hoạt động bảo vệ người lao động phải giáp mặt ở Việt Nam. Để có được bất kỳ sự phát triển nào trong đối tác giữa Hoa Kỳ và Việt Nam -- kể cả quan hệ mậu dịch – thì Việt Nam phải giải quyết những hồ sơ này. Trả tự do cho các tù nhân lương tâm ôn hoà này là bước đầu cần thiết để tiến đến gia tăng hợp tác giữa Hoa Kỳ và Việt Nam, mặc dù còn nhiều thách đố khác về nhân quyền cũng phải được giải quyết, kể cả việc dùng các biện pháp tra tấn và ngược đãi trong các trại giam Việt Nam.”
Tại Ngày Vận Động Cho Việt Nam 2014, diễn ra ở Quốc Hội và Bộ Ngoại Giao Hoa Kỳ trong hai ngày 26 và 27 tháng 3 tới đây, chúng ta sẽ cùng thúc đẩy cho “gói” chính sách với 3 trọng tâm kể trên song song với việc vận động cho Luật Nhân Quyền Cho Việt Nam.
Tôi tin rằng, nếu các cá nhân và đoàn thể người Việt ở Hoa Kỳ nối tay nhau để cùng đẩy “gói” chính sách kể trên đi xa, và cộng đồng người Việt ở các quốc gia khác cũng làm tương tự đối với chính quyền của họ, thì đó là cách yểm trợ hữu hiệu cho những nỗ lực tranh đấu thay đổi đất nước đang diễn ra ở Việt Nam.
Không có nhận xét nào: