Dân biểu Christ Smith chủ trì buổi điều trần về việc các cộng đồng Thiên chúa giáo thiểu số bị đàn áp trên thế giới, ngày 11 tháng 2, 2014. RFA |
Ngày 11/2/2014 tại Quốc hội Hoa Kỳ dân biểu Christ Smith chủ trì một buổi điều trần về việc các cộng đồng Thiên chúa giáo thiểu số bị đàn áp trên thế giới. Có mặt tại buổi điều trần, Kính Hòa có bài tường trình sau đây,
Chúng tôi có mặt tại nhà Quốc hội Hoa Kỳ để tham dự buổi điều trần về vấn đề tự do tôn giáo mà trong đó đặc biệt là vấn đề đối xử với các cộng đồng thiểu số Thiên chúa giáo trên toàn thế giới. Nhưng trong buổi điều trần này không chỉ có những vấn đề liên quan đến người Thiên chúa giáo mà những vấn đề đàn áp những cộng đồng tôn giáo thiểu số khác, những vấn đề ở Việt Nam như là Phật giáo Hòa hảo, các cộng đồng tôn giáo thiểu số của người H’mong hay những người thiểu số ở miền Trung cũng được nêu lên.
Điều trần ngày 11/2 về người Thiên chúa giáo bị ngược đãi
Tại buổi điều trần dân biểu Christ Smith của tiểu bang New Jersey là chủ tịch buổi điều trần có nêu lên các vấn đề nhà nước Việt nam không công nhận quyền tự do thờ cúng của các giáo hội khác nhau. Ông cũng nêu trường hợp đàn áp tôn giáo tại giáo xứ Cồn Dầu nơi có ít nhất ba người chết hồi năm 2010.
Trả lời chúng tôi trong hành lang Quốc hội Hoa Kỳ ông Christ Smith nói:
“Đáng tiếc là chính quyền Việt Nam lại đi những bước lùi, không theo một hướng đúng đắn về tự do tôn giáo. Do vậy mà hôm nay có nhiều người sẽ trình bày vấn đề ngược đãi người Thiên chúa giáo tại Việt Nam. Việt nam cũng cố chứng tỏ rằng đang tiến bước từ chế độ độc tài sang nền dân chủ, nhưng điều đó không xảy ra, dù là với người Thiên chúa giáo hay là với Giáo hội Phật giáo Việt nam thống nhất và những giáo hội khác. Chuyện đàn áp là tăng lên chứ không giảm đi. Điều đó đe dọa những chuyện như đàm phán TPP, điều mà Việt Nam mong muốn. Vì chúng ta không thể đi đến những thõa thuận thương mại vô điều kiện khi mà chưa có tự do tôn giáo.
Chuyện TPP của Việt nam thì nhiều người trong chúng tôi không ủng hộ nếu như không có những tiến bộ đáng kể. Có một lộ trình đã hình thành ở hạ viện về nhân quyền của Việt Nam và đang chuyển qua thượng viện trong đó nhấn mạnh đến vấn đề dân chủ hóa và tự do tôn giáo của Việt Nam. Việt Nam phải trả tự do cho các tù nhân chính trị, các nhà hoạt động dân chủ, các bloggers, nếu Việt Nam muốn đi lại trên con đường đúng đắn với sự mong đợi của cộng đồng thế giới.”
Một báo cáo khác của ông Elliott Abrams, ủy viên Ủy ban tự do Tôn giáo quốc tế của Hoa Kỳ có đề cập cụ thể đến trường hợp Linh Mục Nguyễn Văn Lý, hiện vẫn đang bị cầm tù vì thực thi quyền tự do tín ngưỡng, cũng như trường hợp Mục sư Nguyễn Trung Tôn và giáo hội Tin lành Mennonite.
Sau buổi điều trần, trả lời chúng tôi câu hỏi là liệu có phải do quan hệ Việt Mỹ ngày càng phát triển mà vấn đề tự do tong giáo ở Việt Nam bị bỏ qua hay không, ông Elliott Abrams nói,
“Tôi cho rằng một khi Hoa Kỳ thực sự thúc đẩy vấn đề tự do tôn giáo thì Việt Nam phải đáp lại. Tự do tôn giáo ở Việt Nam không có dừng một chổ. Nó cứ lên rồi xuống. Tôi cho là nó phản ảnh một phần sức ép của Hoa Kỳ. Chúng ta thấy sự khác biệt khi mà chính phủ Hoa Kỳ ứng xử một cách thoãi mái để Việt Nam cải thiện những quan hệ hai bên bao gồm cả kinh tế tài chính. Tôi chắc là sẽ có tác động khi mà chúng ta thúc đẩy mạnh mẽ hơn.”
Kính Hòa đài Á châu Tự do tường trình từ Quốc hội Hoa Kỳ.
Chúng tôi có mặt tại nhà Quốc hội Hoa Kỳ để tham dự buổi điều trần về vấn đề tự do tôn giáo mà trong đó đặc biệt là vấn đề đối xử với các cộng đồng thiểu số Thiên chúa giáo trên toàn thế giới. Nhưng trong buổi điều trần này không chỉ có những vấn đề liên quan đến người Thiên chúa giáo mà những vấn đề đàn áp những cộng đồng tôn giáo thiểu số khác, những vấn đề ở Việt Nam như là Phật giáo Hòa hảo, các cộng đồng tôn giáo thiểu số của người H’mong hay những người thiểu số ở miền Trung cũng được nêu lên.
Điều trần ngày 11/2 về người Thiên chúa giáo bị ngược đãi
Tại buổi điều trần dân biểu Christ Smith của tiểu bang New Jersey là chủ tịch buổi điều trần có nêu lên các vấn đề nhà nước Việt nam không công nhận quyền tự do thờ cúng của các giáo hội khác nhau. Ông cũng nêu trường hợp đàn áp tôn giáo tại giáo xứ Cồn Dầu nơi có ít nhất ba người chết hồi năm 2010.
Trả lời chúng tôi trong hành lang Quốc hội Hoa Kỳ ông Christ Smith nói:
“Đáng tiếc là chính quyền Việt Nam lại đi những bước lùi, không theo một hướng đúng đắn về tự do tôn giáo. Do vậy mà hôm nay có nhiều người sẽ trình bày vấn đề ngược đãi người Thiên chúa giáo tại Việt Nam. Việt nam cũng cố chứng tỏ rằng đang tiến bước từ chế độ độc tài sang nền dân chủ, nhưng điều đó không xảy ra, dù là với người Thiên chúa giáo hay là với Giáo hội Phật giáo Việt nam thống nhất và những giáo hội khác. Chuyện đàn áp là tăng lên chứ không giảm đi. Điều đó đe dọa những chuyện như đàm phán TPP, điều mà Việt Nam mong muốn. Vì chúng ta không thể đi đến những thõa thuận thương mại vô điều kiện khi mà chưa có tự do tôn giáo.
Chuyện TPP của Việt nam thì nhiều người trong chúng tôi không ủng hộ nếu như không có những tiến bộ đáng kể. Có một lộ trình đã hình thành ở hạ viện về nhân quyền của Việt Nam và đang chuyển qua thượng viện trong đó nhấn mạnh đến vấn đề dân chủ hóa và tự do tôn giáo của Việt Nam. Việt Nam phải trả tự do cho các tù nhân chính trị, các nhà hoạt động dân chủ, các bloggers, nếu Việt Nam muốn đi lại trên con đường đúng đắn với sự mong đợi của cộng đồng thế giới.”
Một báo cáo khác của ông Elliott Abrams, ủy viên Ủy ban tự do Tôn giáo quốc tế của Hoa Kỳ có đề cập cụ thể đến trường hợp Linh Mục Nguyễn Văn Lý, hiện vẫn đang bị cầm tù vì thực thi quyền tự do tín ngưỡng, cũng như trường hợp Mục sư Nguyễn Trung Tôn và giáo hội Tin lành Mennonite.
Sau buổi điều trần, trả lời chúng tôi câu hỏi là liệu có phải do quan hệ Việt Mỹ ngày càng phát triển mà vấn đề tự do tong giáo ở Việt Nam bị bỏ qua hay không, ông Elliott Abrams nói,
“Tôi cho rằng một khi Hoa Kỳ thực sự thúc đẩy vấn đề tự do tôn giáo thì Việt Nam phải đáp lại. Tự do tôn giáo ở Việt Nam không có dừng một chổ. Nó cứ lên rồi xuống. Tôi cho là nó phản ảnh một phần sức ép của Hoa Kỳ. Chúng ta thấy sự khác biệt khi mà chính phủ Hoa Kỳ ứng xử một cách thoãi mái để Việt Nam cải thiện những quan hệ hai bên bao gồm cả kinh tế tài chính. Tôi chắc là sẽ có tác động khi mà chúng ta thúc đẩy mạnh mẽ hơn.”
Kính Hòa đài Á châu Tự do tường trình từ Quốc hội Hoa Kỳ.
Không có nhận xét nào: