Nguyễn Ngọc Long Blackmoon (Blogger Truyền thông Xã hội)
Hình ảnh "cúi đầu" xin lỗi sẽ phát đi một thông điệp: Việt Nam là "một dân tộc không chấp nhận cúi đầu" trước kẻ thù xâm lược, nhưng người Việt biết cúi đầu trước nỗi đau đớn, mất mát của đồng bào.
Tôi đã bỏ cả buổi tối để đọc hết 60 bài về vụ sập cầu ở Lai Châu trên các báo Thanh Niên, Tuổi Trẻ, Infonet, VnExpress, Lao Động, Nhân Dân, Chính Phủ, Giao Thông Vận Tải, Xây Dựng, Tin Tức, TTXVN, VTV, VOV, VTC, Thể Thao Văn Hóa, Pháp Luật, VietnamNet, v.v. Tức là đọc hết đủ các báo lớn, báo nhỏ, báo trung ương và báo địa phương đưa tin về tai nạn khủng khiếp này.
Tôi thấy các báo mô tả những hình ảnh tang thương, rùng rợn; sự đau đớn, mất mát vật vã của người dân; sự có mặt chỉ đạo khắc phục sự cố, động viên và hỗ trợ kịp thời của chính quyền địa phương; sự mẫn cán và quyết liệt của Bộ trưởng GTVT Đinh La Thăng, sự phối hợp nhịp nhàng của các ban ngành trong việc giải quyết hậu quả vụ sập cầu.
Báo Giao Thông Vận Tải còn có một bài rất dài mô tả việc Bộ trưởng Đinh La Thăng đã hủy bỏ chuyến thị sát tại cầu Đông Trù, Vĩnh Thịnh theo kế hoạch để lập tức cùng đoàn công tác bay chuyến sớm nhất lên Điện Biên.
Từ đây, Bộ trưởng đã đi ô tô hơn 5 tiếng đồng hồ tới Lai Châu và 9 giờ tối có mặt tại Bệnh viên Đa khoa Lai Châu để thăm hỏi, hỗ trợ các gia đình nạn nhân. Ngay sau đó, Bộ trưởng Đinh La Thăng đã gọi điện trực tiếp cho Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thị Kim Tiến đề nghị điều ngay những cán bộ giỏi nhất ở bệnh viện Đa khoa Lào Cai và các tuyến Trung ương lên hỗ trợ các bác sỹ tại đây nhằm cấp cứu kịp thời cho các nạn nhân.
Bộ trưởng Thăng cũng đề nghị Phó Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc điều trực thăng để chở các bác sỹ của Bệnh viện Trung ương lên cấp cứu phẫu thuật kịp thời cho các bệnh nhân đang trong tình trạng nguy kịch. Đọc những dòng chữ báo viết mà thấy ấm lòng.
Vì tôi nghĩ, chuyện một Bộ trưởng Bộ này rút điện thoại ra để "đề nghị" Bộ trưởng bộ khác và đề nghị luôn cả Phó Thủ tướng Chính phủ hỗ trợ công việc cấp cứu nhân dân nó rất... cơ động, không nghi thức giáo điều, không rườm rà phức tạp.
Chỉ tiếc là, trong 60 bài báo tôi đã đọc, chưa thấy xuất hiện bất cứ một lời xin lỗi nào từ Chính quyền địa phương cũng như Trung ương. Sợ mình đọc nhiều hoa mắt, tôi phải dùng tính năng tìm kiếm của trình duyệt và tìm trong 60 bài báo đó thì luôn luôn nhận được... lời xin lỗi của trình duyệt vì không tìm thấy câu "xin lỗi" trong bài!
Không nản chí, tôi mở rộng phạm vi tìm kiếm ở Google với từ khóa "sập cầu" "xin lỗi" thì chỉ thu được những kết quả từ năm 2007. "Bất luận vì nguyên nhân gì, tôi cũng xin lỗi toàn thể nhân dân, những người bị nạn và gia đình họ".
Đó là lời xin lỗi của Bộ trưởng GTVT Hồ Nghĩa Dũng (lúc còn tại chức) trong cuộc họp báo ngay tại hiện trường, 5 ngày sau thảm họa sập Cầu Thơ làm 50 người chết. Trong cuộc họp báo này, hình ảnh các quan chức cao cấp của liên danh TKN (Nhật Bản, nhà thầu thi công) đứng lên, cúi rạp người xin lỗi những người bị nạn cùng gia đình của họ, xin lỗi nhân dân Việt Nam và Chính phủ Việt Nam là một hình ảnh giúp an ủi nhiều người trong cơn đau đớn tột cùng vì mất đi người thân ruột thịt.
Đáng tiếc là một số quan chức Việt Nam đã ngồi yên trên ghế, ngay cạnh những người dân Nhật Bản trong tấm hình "lịch sử" đáng nhớ này. Để rồi sáng ngày 19/2/2014, Đại sứ Nhật Bản Hiroshi Fukada cùng đại diện Nhà thầu đã đến thăm cầu Cần Thơ và tưởng niệm 55 nạn nhân tử nạn trong sự cố sập hai nhịp dẫn cầu 7 năm về trước. Họ đặt vòng hoa, thắp hương tại đài tưởng niệm các nạn nhân tử nạn và thêm một lần nữa cúi rạp đầu để nói câu xin lỗi.
"Với tư cách là Đại sứ Nhật Bản tại Việt Nam, tôi thay mặt Chính phủ Nhật Bản xin gửi lời chia buồn sâu sắc đến các gia đình nạn nhân. Trong tương lai, tôi sẽ cố gắng và nỗ lực không để sự cố như vậy xảy ra", Đại sứ Hiroshi Fukada chia sẻ với phóng viên tờ VnExpress. Và trong bức hình tiếp theo này, vẫn không thấy có mặt một quan chức nào từ phía Việt Nam.
Vậy nên trong sự cố đau thương đang diễn ra ở Lai Châu, tôi cho rằng không chỉ cá nhân tôi mà rất nhiều người dân chờ mong được thấy hình ảnh Bộ trưởng Đinh La Thăng và đại diện chính quyền địa phương cúi đầu xin lỗi nhân dân. Để phát đi một thông điệp rằng Việt Nam là "một dân tộc không chấp nhận cúi đầu" trước kẻ thù xâm lược, nhưng người Việt biết cúi đầu trước nỗi đau đớn, mất mát của đồng bào mình.
N. N. L.
Nguồn: infonet.vn
Hình ảnh "cúi đầu" xin lỗi sẽ phát đi một thông điệp: Việt Nam là "một dân tộc không chấp nhận cúi đầu" trước kẻ thù xâm lược, nhưng người Việt biết cúi đầu trước nỗi đau đớn, mất mát của đồng bào.
Tôi đã bỏ cả buổi tối để đọc hết 60 bài về vụ sập cầu ở Lai Châu trên các báo Thanh Niên, Tuổi Trẻ, Infonet, VnExpress, Lao Động, Nhân Dân, Chính Phủ, Giao Thông Vận Tải, Xây Dựng, Tin Tức, TTXVN, VTV, VOV, VTC, Thể Thao Văn Hóa, Pháp Luật, VietnamNet, v.v. Tức là đọc hết đủ các báo lớn, báo nhỏ, báo trung ương và báo địa phương đưa tin về tai nạn khủng khiếp này.
Tôi thấy các báo mô tả những hình ảnh tang thương, rùng rợn; sự đau đớn, mất mát vật vã của người dân; sự có mặt chỉ đạo khắc phục sự cố, động viên và hỗ trợ kịp thời của chính quyền địa phương; sự mẫn cán và quyết liệt của Bộ trưởng GTVT Đinh La Thăng, sự phối hợp nhịp nhàng của các ban ngành trong việc giải quyết hậu quả vụ sập cầu.
Từ Bệnh viện đa khoa Lai Châu, Bộ trưởng Đinh La Thăng báo cáo qua điện thoại đề nghị Phó Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc - Chủ tịch UB ATGT Quốc gia điều trực thăng chở bác sỹ giỏi tăng cường cho bệnh viện tỉnh đang quá tải, thiếu bác sỹ phẫu thuật - Ảnh Giao thông Vận tải
Báo Giao Thông Vận Tải còn có một bài rất dài mô tả việc Bộ trưởng Đinh La Thăng đã hủy bỏ chuyến thị sát tại cầu Đông Trù, Vĩnh Thịnh theo kế hoạch để lập tức cùng đoàn công tác bay chuyến sớm nhất lên Điện Biên.
Từ đây, Bộ trưởng đã đi ô tô hơn 5 tiếng đồng hồ tới Lai Châu và 9 giờ tối có mặt tại Bệnh viên Đa khoa Lai Châu để thăm hỏi, hỗ trợ các gia đình nạn nhân. Ngay sau đó, Bộ trưởng Đinh La Thăng đã gọi điện trực tiếp cho Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thị Kim Tiến đề nghị điều ngay những cán bộ giỏi nhất ở bệnh viện Đa khoa Lào Cai và các tuyến Trung ương lên hỗ trợ các bác sỹ tại đây nhằm cấp cứu kịp thời cho các nạn nhân.
Bộ trưởng Thăng cũng đề nghị Phó Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc điều trực thăng để chở các bác sỹ của Bệnh viện Trung ương lên cấp cứu phẫu thuật kịp thời cho các bệnh nhân đang trong tình trạng nguy kịch. Đọc những dòng chữ báo viết mà thấy ấm lòng.
Vì tôi nghĩ, chuyện một Bộ trưởng Bộ này rút điện thoại ra để "đề nghị" Bộ trưởng bộ khác và đề nghị luôn cả Phó Thủ tướng Chính phủ hỗ trợ công việc cấp cứu nhân dân nó rất... cơ động, không nghi thức giáo điều, không rườm rà phức tạp.
Chỉ tiếc là, trong 60 bài báo tôi đã đọc, chưa thấy xuất hiện bất cứ một lời xin lỗi nào từ Chính quyền địa phương cũng như Trung ương. Sợ mình đọc nhiều hoa mắt, tôi phải dùng tính năng tìm kiếm của trình duyệt và tìm trong 60 bài báo đó thì luôn luôn nhận được... lời xin lỗi của trình duyệt vì không tìm thấy câu "xin lỗi" trong bài!
Không nản chí, tôi mở rộng phạm vi tìm kiếm ở Google với từ khóa "sập cầu" "xin lỗi" thì chỉ thu được những kết quả từ năm 2007. "Bất luận vì nguyên nhân gì, tôi cũng xin lỗi toàn thể nhân dân, những người bị nạn và gia đình họ".
Đó là lời xin lỗi của Bộ trưởng GTVT Hồ Nghĩa Dũng (lúc còn tại chức) trong cuộc họp báo ngay tại hiện trường, 5 ngày sau thảm họa sập Cầu Thơ làm 50 người chết. Trong cuộc họp báo này, hình ảnh các quan chức cao cấp của liên danh TKN (Nhật Bản, nhà thầu thi công) đứng lên, cúi rạp người xin lỗi những người bị nạn cùng gia đình của họ, xin lỗi nhân dân Việt Nam và Chính phủ Việt Nam là một hình ảnh giúp an ủi nhiều người trong cơn đau đớn tột cùng vì mất đi người thân ruột thịt.
Lãnh đạo công ty nhà thầu Nhật Bản đã cúi đầu xin lỗi vụ sập cầu Cần Thơ
Đáng tiếc là một số quan chức Việt Nam đã ngồi yên trên ghế, ngay cạnh những người dân Nhật Bản trong tấm hình "lịch sử" đáng nhớ này. Để rồi sáng ngày 19/2/2014, Đại sứ Nhật Bản Hiroshi Fukada cùng đại diện Nhà thầu đã đến thăm cầu Cần Thơ và tưởng niệm 55 nạn nhân tử nạn trong sự cố sập hai nhịp dẫn cầu 7 năm về trước. Họ đặt vòng hoa, thắp hương tại đài tưởng niệm các nạn nhân tử nạn và thêm một lần nữa cúi rạp đầu để nói câu xin lỗi.
"Với tư cách là Đại sứ Nhật Bản tại Việt Nam, tôi thay mặt Chính phủ Nhật Bản xin gửi lời chia buồn sâu sắc đến các gia đình nạn nhân. Trong tương lai, tôi sẽ cố gắng và nỗ lực không để sự cố như vậy xảy ra", Đại sứ Hiroshi Fukada chia sẻ với phóng viên tờ VnExpress. Và trong bức hình tiếp theo này, vẫn không thấy có mặt một quan chức nào từ phía Việt Nam.
Vậy nên trong sự cố đau thương đang diễn ra ở Lai Châu, tôi cho rằng không chỉ cá nhân tôi mà rất nhiều người dân chờ mong được thấy hình ảnh Bộ trưởng Đinh La Thăng và đại diện chính quyền địa phương cúi đầu xin lỗi nhân dân. Để phát đi một thông điệp rằng Việt Nam là "một dân tộc không chấp nhận cúi đầu" trước kẻ thù xâm lược, nhưng người Việt biết cúi đầu trước nỗi đau đớn, mất mát của đồng bào mình.
N. N. L.
Nguồn: infonet.vn
Không có nhận xét nào: